Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
29 tháng 11 2018 lúc 3:00

Chọn đáp án: C

Thảo Phương
Xem chi tiết

Một số câu văn kể chuyện, miêu tả và biểu cảm được sử dụng trong văn bản:

Kia kìa! Con diều hâu bay tít lên cao, nó có cái mũi khoằm, đánh hơi tinh lắm: Đâu có xác chết. Đâu có gà con… Khi tiến nó rú lên, tất cả gà chui vào cánh mẹ.

Người ta nói chèo bẻo là kẻ cặp. Kẻ cắp hôm nay gặp bà già! Nhưng từ đây tôi lại quý chèo bẻo/ Ngày mùa, chúng thức suốt đêm. Mới tờ mờ đất đã cất tiếng gọi người” “Chè cheo chét” Chèo bẻo trị kẻ ác. Thì ra, người có tội khi trở thành người tốt thì tốt lắm!…..

Việc kết hợp miêu tả, biểu cảm khi kể chuyện đã giúp cho việc thể hiện không khí ngày hè trở nên sôi động hơn.

datcoder
Xem chi tiết
datcoder
28 tháng 12 2023 lúc 19:51

Một số câu văn kể chuyện, miêu tả và biểu cảm được sử dụng trong văn bản:

Kia kìa! Con diều hâu bay tít lên cao, nó có cái mũi khoằm, đánh hơi tinh lắm: Đâu có xác chết. Đâu có gà con… Khi tiến nó rú lên, tất cả gà chui vào cánh mẹ.

Người ta nói chèo bẻo là kẻ cặp. Kẻ cắp hôm nay gặp bà già! Nhưng từ đây tôi lại quý chèo bẻo/ Ngày mùa, chúng thức suốt đêm. Mới tờ mờ đất đã cất tiếng gọi người” “Chè cheo chét” Chèo bẻo trị kẻ ác. Thì ra, người có tội khi trở thành người tốt thì tốt lắm!.....

Việc kết hợp miêu tả, biểu cảm khi kể chuyện đã giúp cho việc thể hiện không khí ngày hè trở nên sôi động hơn.

YếnChâu HP
Xem chi tiết
Hà Phương
Xem chi tiết

 Chuyện xưa kể rằng Hùng Vương thứ mười tám sinh được một cô công chúa đẹp người đẹp nết tên là Mị Nương. Nàng được vua cha hết mực yêu thương, chiều chuộng. Khi Mị Nương đã đến tuổi trưởng thành, Hùng Vương có ý kén chọn cho con gái một người chồng xứng đáng.

   Tin Hùng Vương muốn kén rể liền loan truyền khắp trong thiên hạ. Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn. Chàng thứ nhất người vùng núi Tản Viên, vẻ mặt khôi ngô tuấn tú, sức khỏe phi thường. Đó là Sơn Tinh. Sơn Tinh có tài lạ : vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Chàng thứ hai sống ở miền biển, hình dạng cổ quái tên là Thủy Tinh. Thủy Tinh có phép gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng. Điều đó làm cho nhà vua phân vân khó xử, không biết chọn ai.

   Sau khi bàn bạc và hỏi ý kiến các Lạc hầu, Lạc tướng, Hùng Vương bèn phán rằng:

   - Hai người đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một cô con gái. Thôi thì ngày mai ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới Mị Nương.

   Sơn Tinh, Thủy Tinh tâu hỏi đồ sính lễ gồm những gì, vua phán:

   - Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

   Hôm sau, Sơn Tinh đem đầy đủ lễ vật đến từ lúc mặt trời chưa mọc. Hùng Vương vui lòng gả con gái cho chàng. Sơn Tinh rước Mị Nương về núi Tản Viên. Hai người thật xứng đôi vừa lứa.

   Thủy Tinh đến trễ, không cưới được Mị Nương liền đùng đùng nổi giận đuổi theo. Thủy Tinh làm mưa to gió lớn, sấm chớp đùng đùng, dâng nước sông lên cuồn cuộn ngập đồi ngập núi để đánh Sơn Tinh.

   Với bản lĩnh cao cường, Sơn Tinh không hề nao núng. Chàng dùng phép lạ và tài năng của mình nâng cao đồi núi. Nước dâng tới đâu, núi cao lên tới đó. Suốt mấy tháng ròng, cuộc chiến xảy ra ác liệt. Quân lính của Sơn Tinh từ trên cao lao cây, ném đá xuống sông, tiêu diệt quân của Thủy Tinh. Cuối cùng, Thủy Tinh thua trận đành rút chạy.

   Từ đó trở đi, năm nào cũng vậy, cứ vào khoảng tháng bảy, tháng tám là Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh hòng cướp lại Mị Nương. Nhưng chưa bao giờ Thủy Tinh thắng nổi Sơn Tinh. Cho đến nay, vợ chồng Sơn Tinh - Mị Nương vẫn sống vui vẻ, hạnh phúc bên nhau trên đỉnh núi Tản Viên hùng vĩ

P/s tham khảo nha

Hot Girl
20 tháng 11 2017 lúc 15:54
 

Vua Hùng đời thứ 18 có 1 cô công chúa đã tới tuổi lấy chồng, nàng có một khuân mặt rất xinh xắn, làn da trắng mịn, dáng người cao ráo. Cô công chúa này tên là Mỵ Nương. Thấy con gái đến tuổi gả chồng, Vua ban truyền rằng ở trong nhân gian tìm nhân kiệt để vua kén làm phò mã. Vua của nước Tây Âu đem rất nhiều vàng bạc châu báu gồm cau vàng và trầu bạc đến dạm hỏi cưới Mị Nương. Vua Hùng cho hội ý các Lạc Hầu lại để hỏi ý kiến. Các Lạc Hầu góp ý: “Vua bên nước Tây Âu là con người cường bạo, lại tuổi đã khá cao, hình dáng kì quái, không thể xứng được với công chúa Mỵ Nương”. Vua Hùng nghe theo lời các Lạc Hầu nên không chấp nhận gả con gái mình cho Vua Tây Vương, chính vì đó nước Văn Lang và nước Tây Âu có mối hiềm khích từ đó.

Một thời gian sau có 2 người con trai đến xin hỏi cưới công chúa Mị Nương. Cả 2 người đều rất chi là xuất sắc. 1 người tên là Sơn Tinh (Thần Núi Tản Viên – Thánh Tản), còn người kia tên là Thủy Tinh (Thần Nước – Thần biển cả).

Vua truyền cho 2 người con trai này cùng nhau trổ tài, ai tài hơn sẽ được Vua gả Mị Nương cho.

Sơn Tinh ra phép chỉ tay đến đâu thì rừng núi mọc lên tới đó, chim muông đầy đàn. Thủy Tinh vẫy tay ra phép thì nước ào ào dâng lên cao, thuồng luồng, ba ba, nổi lên đầy trên mặt nước.

Vua Hùng khó biết nên lựa chọn ai vì cả hai đều ngang tài ngang sức. Nhà Vua phải đưa thêm một thử thách nữa để có thể lựa chọn được một người trong 2 chàng trai.

Nhà vua nói:

– Cả 2 ngươi đều ngang tài ngang sức, ta không biết chọn ai trong số 2 ngươi. Nếu như ngày mai một trong 2 ngươi, ai mang được sính lễ gồm 100 ván cơm nếp, 100 tệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ 1 đôi thì ta sẽ gả con cái cho người đấy.

Những lễ vật Vua Hùng đưa ra tất cả đều là sản vật trên đất liền cho thấy nhà Vua đã ngầm ý gả con gái mình cho Sơn Tinh.

Hôm sau, bầu trời vừa hửng sáng, Sơn Tinh vì dễ chuẩn bị lễ vật hơn nên đã có mặt trước nhà Vua với toàn bộ sính lễ để xin Vua Hùng gả công chúa Mị Nương. Vua Hùng rất hài lòng nên đã gả công chúa cho Sơn Tinh. Thủy Tinh vì chuẩn bị lễ vật khó hơn nên đã đến trễ, và rất hoảng hốt khi biết được tin công chúa Mỵ Nương đã đi theo phu quân là Sơn Tinh. Thủy Tinh ngay tức khắc đuổi theo và kêu gọi binh tướng để đánh Sơn Tinh quyết chiếm lại công chúa Mỵ Nương.

Sơn Tinh và Thủy Tinh chiến đấu với nhau một trận chiến vô cùng dữ dội và ác liệt. Hai bên đều dùng phép khiến trời long đất lở. Thủy Tinh dùng phép dâng nước lũ lên cao để hòng nhấn chìm Sơn Tinh trong biển nước. Nhưng Sơn Tinh không hề thua kém, nước cứ dâng lên tới đâu thì Sơn Tinh dùng phép làm núi cao lên tới đó chặn đứng dòng nước dữ dội của Thủy Tinh. Cuối cùng đánh không lại Thủy Tinh đành phải chịu thua và rút lui quân. Kể từ đó, Sơn Tinh và Mỵ Nương sống với nhau vui vẻ và hạnh phúc.

Tuy nhiên vì trong lòng vẫn ngậm một nỗi tức giận nên hàng năm cứ đến tháng 7 âm lịch, Thủy Tinh lại trỗi dậy trả thù xưa dâng nước lên cao đánh Sơn Tinh.

Chính vì vậy mà hàng năm cứ đến thời gian này, nước ta lại sảy ra lũ lụt và người dân phải ra sức chống bão lũ.

 tk mình nha

oOo Ngốk Thảo oOo
20 tháng 11 2017 lúc 16:25

Câu chuyện xảy ra từ rất lâu rồi, từ thời Hùng Vương thứ mười Tám. Đời ấy vua Hùng không có con trai. Người chỉ sinh được một người con gái tên gọi Mỵ Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha rất yêu thương con, mong kén cho con một tấm chồng ưng ý.

Một ngày kia có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên, tên gọi Sơn Tinh. Chàng có tài: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên những dãy núi đồi. Chàng trai còn lại tên gọi là Thủy Tinh đến từ miền biển. Chàng cũng có tài năng không kém: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Hai chàng đều tài giỏi, đều xứng làm rể của vua Hùng, làm chồng của Mỵ Nương. Vua Hùng rất băn khoăn, vua cho mời các Lạc hầu vào bàn bạc, xong rồi nói:

– Hai chàng trai đều hợp ý ta nhưng ngặt ta chỉ có một người con gái nên ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ gả con gái cho.

Rồi Hùng Vương phán tiếp, sính lễ phải có đủ: một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao mỗi thứ một đôi".

Hôm sau, Sơn Tinh đem đầy đủ lễ vật đến trước rồi rước Mỵ Nương về núi. Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ bèn hô mưa gọi gió làm thành dông bão đánh Sơn Tinh. Nước tràn ngập ruộng đồng, nhà cửa, ngập cả thành Phong Châu.

Sơn Tinh không nao núng, thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi ngăn dòng nước lũ. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời. Cuối cùng Thủy Tinh sức yếu bèn chịu thua. Nhưng oán thù sâu nặng, hàng năm Thủy Tinh lại dâng nước lũ đánh Sơn Tinh. Nhưng thương thay cho Thần nước, năm nào cũng bị thần núi đánh cho thất bại, phải ngậm ngùi nhục nhã rút quân về.

27- Huỳnh Nhi
Xem chi tiết
Sino Gaming
Xem chi tiết
Trang Trần Vũ Yên
6 tháng 1 2022 lúc 18:06

Tham khảo:

Hôm nay, một ngày đông đẹp trời, dịu lạnh như bao ngày khác. Tan học, tôi rảo bước trên con đường thân quen về nhà. Đang thả hồn theo làn gió man mát, tôi bỗng vô tình dừng chân bên công viên- nơi chúng tôi thường nô đùa ngày bé. Trên vòng quay ngựa gỗ góc phải là mấy đứa trẻ đang nhốn nháo í ới gọi nhau, có cả vài em bé thích thú leo trèo ở cầu trượt phía xa kia nữa. Dường như bọn trẻ thích những trò chơi này lắm, tôi chăm chú theo dõi hồi tưởng lại kí ức tuổi thơ. Nhưng nhìn kìa, ngay tại hàng ghế cạnh bờ hồ sao lại có đứa nhóc với ánh mắt mong muốn trông về phía này thế kia? Tôi bước đến, hỏi: "Sao em không đến chơi cùng các bạn?". Đứa bé trai có vẻ rụt rè nói: "Mẹ em bệnh nặng, em đi bán báo để kiếm tiền mua thuốc cho mẹ, nếu vui chơi thì làm sao bán hết báo ạ.". "Ôi, thật tội nghiệp cho mảnh đời nghèo khó, em ấy vẫn còn đang tuổi ăn tuổi học cơ mà" Tôi thầm nghĩ trong lòng, mắt cũng cay, nhớ khi bé, tôi toàn được chăm lo, biết thế nào là mưu sinh đâu, vậy mà em, mới từng ấy tuổi... Tôi mua giúp đứa bé tờ báo, dặn dò: "Em chăm ngoan và cố gắng học để mẹ vui lòng, khỏi bệnh nhé." Mắt thằng bé bỗng sáng hẳn lên, tự tin: "Tất nhiên rồi ạ, ước mơ của em là trở thành một bác sĩ chữa bệnh cho mẹ và người nghèo mà." Tôi thấy cuộc đời đẹp hẳn lên, dù trong hoàn cảnh nghèo khó, vẫn còn những người có tấm lòng nhân ái đến thế. Tôi về đến nhà lúc nào không hay, chỉ còn biết... hôm nay tôi học được bài học về chữ hiếu, lòng thương người từ một đứa trẻ.

27- Huỳnh Nhi
Xem chi tiết
le hong thuy
Xem chi tiết
Nguyễn Dương
27 tháng 10 2019 lúc 13:05

Tôi là một ông giáo làm nghề dạy chữ cho lũ trẻ con trong làng. Mọi người thường gọi tên với cái tên thân mật là "ông giáo". Tôi sống với vợ và hai người con một trai, một gái. Nhà tôi tuy không khá giả gì nhưng so với với nhiều hộ bần nông trong làng thì cũng đỡ hơn phần nào. Những năm 40 của thế kỉ XX, cuộc sống của những người nông dân, người trí thức nghèo như chúng tôi vô cùng vất vả, gánh nặng cơm áo gạo tiền đè nặng hai vai, cường hào thì tăng cường áp bức khiến cuộc sống vốn khó khăn càng thêm thống khổ. Bao kiếp người lầm than khốn khổ ngày ngày chật vật với bát cơm, manh áo mà xót xa vô cùng. Cạnh nhà tôi có lão Hạc, lão nghèo lại già yếu, quanh năm làm thuê cuốc mướn kiếm cái ăn. Lão sống một mình cô đơn lắm, ai cũng thương cảm nhưng lại không đủ điều kiện để giúp đỡ. Anh con trai lão bỏ nhà đi đồn điền cao su mấy năm biệt tăm chẳng tin tức gì, lão sống bầu bạn với cậu Vàng qua ngày, xem con chó như vật quý chăm sóc và cưu mang nó như thành viên trong nhà vậy. Lão yêu và quý trọng cậu Vàng như tôi trân trọng những cuốn sách của mình vậy. Tình cảm của lão dành cho cậu Vàng rất lớn, bởi vậy mà dù có đói khổ thế nào lão cũng chẳng chịu bán cậu Vàng đi.

Bỗng dưng một hôm, khi tôi đang lúi húi dở với nồi khoai trong bếp, lão chạy sang hớt hải, nhìn thấy tôi , lão nghẹn ngào báo với tôi tin bán cậu Vàng:

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông Giáo ạ! Tôi giật mình, bởi tôi hiểu tính lão, dù có phải nhịn ăn thì lão cũng sẽ không bao giờ chịu bán cậu Vàng đâu. Chắc chắn phải có lý do gì khác.

Dù lòng phân vân nhưng tôi vẫn tiếp lời hỏi lão:

- Cậu Vàng sao đi vậy? Cụ bán à?

Lão gật gật, chẳng nói nên lời, giọng khàn hẳn:

- Bán rồi ông ạ, họ vừa bắt xong.

Chao ôi, khốn khổ quá, nhìn khuôn mặt tội nghiệp của lão mà lòng nghẹn đắng. Có bao giờ người ta mất đi thứ quý giá gắn bó với mình mà không đau không tiếc cơ chứ? Lão cố tỏ ra vui vẻ, mặt gượng cười mà như mếu, nước mắt ầng ậc chực chờ chảy. Xót xa quá, tôi vòng tay ôm lấy lão như ôm lấy một đứa trẻ đáng thương đang bởi bỏ rơi giữa trời đông lạnh giá. Hơn ai hết tôi hiểu nỗi đau của lão lúc này, lão cô đơn lại càng cô đơn hơn. Những cuốn sách tôi xót xa kia làm sao mà sánh được với nỗi đau của lão lúc này. Thật đáng thương, đáng thương làm sao, tôi buồn cho lão, buồn cho cuộc đời éo le của lão.

Nhìn lão hồi lâu rồi tôi cố trấn an lão rồi hỏi:

- Vậy lão để cho chúng bắt á?

Vừa dứt lời, mặt lão bỗng có rúm lại, những nếp nhằn hằn trên khuôn mặt già nua tội nghiệp kia xô ép vào nhau, dòng nước mắt chảy ra trong đau đớn. Lão nghẹo đầu về một bên, cái miệng méo mó bật ra tiếng khóc thương tâm, lão khóc hu hu, trong tiếng khóc ấy là nỗi đau xé lòng của lão:

- Ông giáo ơi ... Cậu Vàng có biết gì đâu, nghe tiếng tôi gọi nó chạy vào ngay, còn vẫy đuôi mừng rỡ. Nó nào ngờ tôi nhẫn tâm lừa bán nó...

Lão sụt sùi trong tiếng khóc, tôi gắng an ủi lão:

- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó có hiểu gì đâu? Tình cảnh khó khăn như này cụ cũng đâu thể nuôi mãi nó được. Cụ bán nó âu cũng là số kiếp của nó.

Tôi cố nói thế cho cụ đỡ bận lòng nhưng tôi biết làm gì có thể nguôi được nỗi buồn của lão. Cụ ngồi thất thần, tiếp lời tôi:

- Ông giáo nói cũng phải. Kiếp làm chó nó khổ quá may mắn ra kiếp sau nó được làm người sẽ sung sướng hơn. Như tôi chẳng hạn. Lão vừa dứt lời tôi thấy lòng mình nghẹn đắng. Tại sao có bao số kiếp đớn đau, tủi nhục, hẩm hiu quá vậy. Bùi ngùi nhìn lão, nặng lòng thêm, tôi bảo:

- Kiếp ai cũng vậy thôi cụ. Đời tôi đây cũng chả sung sướng gì. Cái xã hội tàn bạo này đâu cho ai cái quyền làm người sung sướng ngoài bọn ngang tàng, bạo ngược.

Lão gật đầu, khuôn mặt tê dại đi, mắt nhìn xa xăm một cõi, lão nghĩ gì tôi cũng không biết nữa. Tiếng thở dài nặng nề lan toả cả bầu không gian.

Lão bảo:

- Kiếp người mà cũng khổ nốt thì nên làm kiếp gì cho sướng nhỉ? Đó là câu nói của một người đã trải đời mấy mươi năm. Người ta đau đớn cho kiếp làm người ngang trái, chua chát nhận ra những đắng cay cuối đời. Một câu hỏi của lão khiến tôi nặng lòng, não nề và ám ảnh: "Rốt cuộc thì làm kiếp gì cho sướng?" .

Lạ lùng thay, kiếp người có khổ cực ngang trái, có quá bao kiếp nạn thì người ta vẫn khát khao được làm người và làm người lương thiện. Tôi cố gợi chuyện khác để lão quên đi nỗi buồn thực tại. Định xuống bếp lấy vài củ khoai lang mời lão uống chén trà thì lão gọi lại nhờ tới hai việc.Việc thứ nhất gửi gắm mảnh vườn nhờ tôi trông coi giúp đặng khi còn trải lão về thì trao cho nó. Việc thứ hai là lão giáo cho tôi ba mươi đồng bạc nhờ tôi cầm hộ phòng khi chết nhờ hàng xóm lộ ma chay. Dặn dò tôi xong, lão lặng lẽ ra về.

Sau cuộc trò chuyện hôm ấy, tôi càng quý càng thương lão nhiều hơn. Những người đồng bào tôi, những người nông dân nghèo khổ ây họ tuy đói rách mà nhân cách cao cả tuyệt vời. Trong mọi hoàn cảnh vẫn giữ một tấm lòng thiện lương, một trái tim vô vàn yêu thương và giàu lòng nhân ái.

#Trang

Khách vãng lai đã xóa