Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
linh nguyen
Xem chi tiết
Hoàng Thanh Mai
7 tháng 12 2016 lúc 23:27

Dù là biểu tượng cho mùa xuân của phương nam nhưng hoa mai không mang dáng vẻ uy nghi, bề thế như một số loài cây quý khác. Mai mộc mạc, nhẹ nhàng, có chút đổi phóng khoáng như chính con người miền Nam vậy. Cây mai vốn là một loại cây rừng. Ngày xưa, khi đi khai khẩn đất phương nam, ông cha ta tìm thấy một loại hoa rừng cũng có năm cánh, cũng nở vào dịp Tết như hoa đào nên đem về nhà chưng để tưởng nhớ về cái Tết nơi quê nhà. Từ đó, chưng hoa mai đã trở thành phong tục ngày Tết của mỗi gia đình miền Nam. Cây mai có rất nhiều loại. Mai vàng là loài thường thấy nhất. Mai vàng thuộc họ hoàng mai. Cành mai có phần uyển chuyển, mềm mại hơn cành đào. Loài cây này thường rụng lá vào mùa đông, đến mùa xuân thì bắt đầu nở hoa. Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào. Khi sắp nở, nụ mai mới phô màu vàng tươi thắm. Hoa mai mang một vẻ đẹp nồng nàn, ấm áp của khí hậu miền Nam. Cánh mai tỏa hương thơm thoang thoảng, kín đáo. Hoa mai mọc thành chùm và có cuống dài treo lơ lửng bên cành. Sau khi nở hoa, cây lại còn cho quả màu đỏ nhạt, bóng như ngọc. Ngoài ra, còn có nhiều loại mai được các gia đình Việt Nam rất ưa chuộng, dùng làm cây kiểng trong vườn. Đầu tiên phải kể đến là loài mai tứ quý có thể ra hoa cả bốn mùa. Điều đặc biệt là hoa mai tứ quý nở lần đầu có năm cánh màu vàng nhưng sau đó, các cánh hoa rơi rụng dần rồi năm đài hoa đổi thành màu đỏ, trông như một bông hoa mai màu đỏ, rất đẹp. Đó là lý do vì sao mai tứ quý còn có tên gọi là nhị độ mai, nghĩa là hoa mai nở hai lần, trước vàng sau đỏ. Còn có loài mai chiếu thủy thân hình bé nhỏ, cho những chùm hoa màu trắng bé xinh xinh, tỏa hương thơm dịu dàng. Chúng thường được người ta trồng trên các hòn non bộ. Dù họ nhà mai đa dạng và phong phú, nhưng hoa mai nào cũng được con người xem như biểu trưng của sự tinh khiết, thanh bạch, của tấm lòng tri ân, tri kỷ. Hơn nữa, hoa mai còn được cho là mang đến sự may mắn nếu cây mai bắt đầu nở hoa vào đúng thời khắc giao thừa. Vào dịp Tết, trong mỗi nhà người dân Nam bộ, cây mai hay cành mai luôn được đặt ở vị trí trang trọng nhất. Nếu thiếu sắc mai vàng thì có lẽ cái Tết miền Nam sẽ không thể trọn vẹn được. Người ta có thể trồng mai trong bồn, trong chậu hay ngoài vườn đều được. Cây mai rất ưa ánh sáng và đất ẩm. Thế nên, mỗi khi gần đến dịp Tết, chỉ cần khí hậu ấm áp, ẩm ướt là hoa mai nở rộ. Nhưng chưa đến giao thừa mà hoa mai đã nở sớm thì trong ba ngày Tết hoa mai rụng sẽ bị cho là điềm xui và cây mai sẽ trông không đẹp nữa. Vì thế, các nghệ nhân trồng mai trong dịp cận Tết luôn bận rộn chăm sóc cho vườn mai của mình, dùng mọi cách để giữ sao cho hoa mai nở rộ vào đúng ba ngày Tết, mang đến may mắn cho mọi nhà. Ngoài ra, các nghệ nhân còn dùng kỹ thuật ghép để tạo ra những cây mai cho hoa rất nhiều cánh. Thậm chí còn có nhiều hoa mai màu khác nhau nở trên cùng một cây. Quả thật, bàn tay kỳ diệu của con người đã góp phần giúp họ nhà mai thêm đa dạng, phong phú và hấp dẫn. Mai vàng không những đẹp mà còn tượng trưng cho nếp sống văn hóa lâu đời của nhân dân ta. Hoa mai đối với miền Nam cũng như hoa đào đối với miền Bắc, đều là những loài hoa gắn liền với truyền thống dân tộc. Có lẽ vì thế, dù đi đến bất cứ phương trời nào, chỉ cần nhìn thấy sắc mai vàng là những người con miền Nam chợt cảm thấy ấm lòng như đang ở chính quê hương của mình.

 

Flora My ☀️
Xem chi tiết
Amee
31 tháng 3 2021 lúc 21:43

tham khảo

Phá Tam Giang - Thừa Thiên Huế không chỉ hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp của sự hòa quyện giữa sông nước với mây trời mà còn bởi chỉnh những con người nơi mảnh đất miền trung nắng gió này.

Phá Tam Giang là một phá nằm trong hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai. Diện tích phá Tam Giang khoảng 52 km², trải dài khoảng 24 km theo hướng tây tây bắc-đông đông nam từ cửa sông Ô Lâu đến cửa sông Hương, thuộc địa phận của ba huyện là Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế. Phá Tam Giang có độ sâu từ 2m đến 4m, có nơi sâu tới 7m, là nơi hội tụ của 3 con sông lớn là sông Ô Lâu, sông Hương và sông Bồ trước khi đổ ra biển qua cửa Thuận An.

Để đến Phá Tam Giang, bạn có thể đi bằng đường bộ qua quốc lộ 49 hoặc len lỏi qua các làng cổ từ kinh thành Huế. Nhưng thú vị hơn cả là đi đò từ bến đò Vĩnh Tu để khám phá vẻ đẹp của đầm phá và nét sinh hoạt của các làng chài.

Trái ngược với vẻ đẹp u tịch, cổ kính, man mác buồn của xứ Huế mộng mơ, phá Tam Giang lại mang trong mình một vẻ đẹp hoang sơ, thanh bình, gió nồng nàn và nắng chứa chan.

Với chiều dài khoảng 24km, khởi nguồn từ cửa sông Ô Lâu, hòa mình với dòng sông Hương hiền hòa trước khi đổ ra cửa biển Thuận An, Tam Giang là một trong những con phá lớn nhất Đông Nam Á. Nơi đây tập trung nhiều cò, vạc, sâm cầm, ngỗng trời, vịt trời... bơi trắng mặt nước, vẽ nên khung cảnh  nên thơ mà cũng hết sức sống động. Du khách có thể xuôi dòng nước trên con thuyền nhỏ, thả hồn mình vào giữa khung cảnh thiên nhiên để cảm nhận một vùng trời nước đã từng đi vào thơ, ca, nhạc, hoạ.

Đến với đàm phá Tam Giang bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỷ ảo của đầm phá rộng lớn mênh mông trong ánh bình minh hay lúc chiều tà, khi những tia nắng cuối cùng của một ngày còn sót lại trên mặt nước lung linh. Những cung bậc màu sắc của thiên nhiên đã tạo cho đầm phá Tam Giang một vẻ đẹp muôn màu.

Đầm phá đẹp khi khoác lên mình màu áo của ánh chiều tà như ôm cả bầu trời mây tím thẫm vào lòng nước. Sẽ tuyệt vời hơn nếu bạn ngồi trên những con thuyền nhỏ trôi lững thững trên mặt nước và đắm mình trong mênh mang trời nước.

Ngay từ đầu bến là một khu chợ nhộn nhịp về chiều khi các đoàn ghe thuyền đánh bắt thuỷ hải sản trở về, tôm, cá, mực tươi  được chuyển lên chợ rồi từ đó đi khắp các vùng.

Những người dân nơi đây đa phần  sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản. Đêm xuống cũng là lúc họ đi thuyền ra đầm, buông lưới, thả lừ đánh bắt thủy sản và mang ra chợ bán vào sáng hôm sau. Người dân nơi đây hiền hòa, chất phác và cũng rất hiếu khách. Nếu bạn ngỏ lời họ có thể mời bạn cùng du ngoạn sông nước vào buổi đêm và chiêu đãi đặc sản nơi đây.

Sẽ là một trải nghiệm đầy thú vị nếu bạn được một lần ngủ lại trên con phá này, cảm nhận bầu không khí trong lành và thưởng thức những sản vật thiên nhiên ban tặng.

Khung cảnh đẹp nhất khi đến phá Tam Giang mùa này có lẽ là lúc bình minh và hoàng hôn. Mặt trời đỏ rực như hòn son khuất dần trên mặt nước mênh mông. Tất cả trở nên vàng óng ả tạo nên một bức tranh thanh bình và thơ mộng.

 

Chiều trên phá Tam Giang là một khung cảnh thiên nhiên ngoạn mục đã đi vào văn thơ và hội họa bởi sụ hiền hoà, thơ mộng trữ tình với cảnh nước biếc và  xa xa là từng hàng phi lao chắn cát rì rào trong từng cơn gió.

Chắc chắn Phá Tam Giang sẽ hấp dẫn bạn ngay khi đặt chân đến nơi đây. Tất cả những gì bạn cảm nhận được ở nơi con nước mênh mông này là cuộc sống thật thanh bình, yên cả, người dân thân thiện, chất phác và cảnh vật say đắm lòng người.

Tri Le
Xem chi tiết
linh phạm
15 tháng 12 2021 lúc 20:25

Bạn tham khảo dàn ý

1. Mở bài

- Giới thiệu về kính đeo mắt

2. Thân bài

2.1. Kính đeo mắt có xuất xứ như thế nào, có từ bao giờ

- Kính đeo mắt có từ thời gian nào, do ai tạo ra

- Tại sao kính đeo mắt từ khi xuất hiện lại ngày càng trở nên phổ biến

2.2. Kính đeo mắt có những loại kính gì

- Những loại kính mắt đa dạng

- Những loại kính đeo mắt phục vụ nhu cầu gì của người sử dụng

2.3. Kính đeo mắt có cấu tạo như thế nào

- Cấu tạo kính đeo mắt được chia thành mấy phần

- Mỗi phần kính đeo mắt làm bằng chất liệu gì và kiểu mẫu như thế nào

2.4. Giá trị mà kính đeo mắt mang lại cho người sử dụng, cho xã hội

- Công dụng kính đeo mắt với người sử dụng

- Vai trò của kính đeo mắt với xã hội ngày nay

3. Kết bài

- Khẳng định tương lai của kính đeo mắt

Nguyễn Hoàng Linh
Xem chi tiết
nguyễn lê yến linh
21 tháng 12 2016 lúc 19:23

MB:giới thiệu tác giả tác phẩm

+trình bày cảm nghĩ về bài thơ

TB:a) hai câu đầu:

+trăng:lồng lộng

+sông xuân , trời xuân , nước xuân

+điệp ngữ " xuân" suy ra gợi tả k gian bao la rộng lớn , tràn đầy sức xuân

-hai câu cuối

+câu thơ t3 dịch k sát nghĩa với bản phiên âm , k thấy rõ khó khăn gian nan của uân và nhân dân ta

+ câu thơ thứ 4: trạng thái ung dung , lạc quan của tác giả

KB:bạn nên ghi những điều trong ghi nhớ sẽ tốt hơn đó'

hoàn toàn k copy trên mạng nhe vuihaha

 

 

Diệu Hương
22 tháng 12 2016 lúc 21:44

Toàn mạng hết đấy

Thời Sênh
7 tháng 12 2018 lúc 21:15

“Nguyên tiêu” nằm trong chùm thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh viết trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc: “Nguyên tiêu”, “Báo Tiệp”, “Thu dạ”,…Sau chiến thắng Việt Bắc, thu đông năm 1947, sang xuân hè 1948, quân ta lại thắng lớn trên đường số bốn. Niềm vui thắng trận tràn ngập tiền tuyến hậu phương. Trong không khi sôi động và phấn chấn ấy, bài thơ “Nguyên tiêu” của Bác Hồ xuất hiện trên báo “Cứu quốc” như một đoá hoa xuân ngào ngạt và rực rỡ sắc hương. Xuân Thuỷ đã dịch khá hay bài thơ này. Nguyên tắc bằng chữ Hán, viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt:
“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lại nguyệt mãn thuyền”.
Đêm nguyên tiêu trăng sáng ngời trên một không gian bao la. Bài thơ nói lên cảm xúc và niềm vui dào đạt trong tâm hồn lãnh tụ đêm nguyên tiêu lịch sử.
Hai câu đầu vẽ lên cảnh đẹp tuyệt vời đêm nguyên tiêu. Trên bầu trời, vầng trăng vừa tròn (nguyệt chính viên). Trăng rằm tháng giêng mang vẻ đẹp tươi xinh khác thường vì mùa xuân làm cho trăng thêm đẹp. Và trăng cũng làm cho cảnh vật mang vẻ đẹp hữu tình. Đất nước quê hương bao la một màu xanh bát ngát. Màu xanh lấp lánh của “xuân giang”. Màu xanh ngọc bích của “xuân thuỷ” tiếp nối với màu xanh thanh thiên của “xuân thiên”. Ba từ “xuân” trong câu thơ thứ hai là những nét vẽ đặc sắc làm nổi bật cái “thần” của cảnh vật sông, nước và bầu trời.
“Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên”.
(Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân)
“Xuân” trong câu thơ chữ Hán của Bác là mùa xuân, là tuổi trẻ, là vẻ đẹp xinh tươi. Nó còn gợi tả mùa xuân, của sông nước, đất trời vào xuân. Nó thể hiện vẻ đẹp và sức sống mãnh liệt của đất nước ta: trong lửa đạn vẫn dạt dào một sức sống trẻ trung, tiềm tàng. Ngoài giá trị miêu tả cảnh đẹp đêm nguyên tiêu, vần thơ còn biểu hiện tinh tế cảm xúc tự hào, niềm vui sướng mênh mông của một hồn thơ đang rung động giữa một đêm xuân đẹp, một đêm xuân lịch sử, đất nước đang anh dũng kháng chiến.
Với Bác Hồ, yêu vẻ đẹp đêm nguyên tiêu, yêu thiên nhiên cũng là yêu đời tha thiết. Bác yêu thiên nhiên nên sông, núi, cỏ cây, hoa lá, tạo vật trong thơ Bác rất hữu tình. Có “Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”. Có “Trăng vào cửa sổ đòi thơ” trong niềm vui thắng trận. Bác yêu hoa núi, chim rừng Việt Bắc: “Xem sách, chim rừng vào cửa đậu – Phê văn hoá núi ghé nghiên soi”; yêu ngọn núi, chim rừng báo mùa thu chợt đến… Thiên nhiên trong thơ Hồ chí Minh là một trong những yếu tố tạo nên sắc điệu trữ tình và màu sắc cổ điển.
Hai câu thơ cuối nói về dòng sông, khói sóng và con thuyền trăng:
“Yêu ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”.
Ánh trăng ngày trước (1942-1943) chiếu vào ngục lạnh nơi đất khách quê người, thì đêm nguyên tiêu này là (1948), trăng lại soi xuống con thuyền trong đó Bác đang “đàm quân sự” (bàn bạc việc quân). Trăng nguyên tiêu là trăng ước hẹn, báo trước những mùa trăng trong năm, được nhân dân đón đợi với bao hy vọng, bao tình cảm nồng hậu. Lại nữa, trường hợp thưởng trăng không phải là trường hợp bình thường diễn ra trên sân nhà, ngõ xóm, hay “đăng lâu vọng nguyệt”, … mà là thưởng trăng trên khói sóng, nơi “yên ba thâm xứ” – cõi sâu kín, bí mật trên dòng sông, giữa núi rừng chiến khu bao la! Người đang thưởng trăng nguyên tiêu không chỉ mang cốt cách như các tao nhân mặc khách ngày xưa, mà còn là con người hành động, người chiến sĩ đánh giặc, vị lãnh tụ đang “bàn bạc việc quân” để lãnh đạo nhân dân kháng chiến, bảo vệ non sông đất nước. Quả thật, đây là một trường hợp thưởng trăng rất đặc biệt: “Yên ba thâm xứ đàm quân sự”. “Yên ba” là khói sóng, một thi liệu cổ được Bác vận dụng rất sáng tạo làm hco bài thơ “Nguyên tiêu” mang phong vị Đường thi. Ba chữ đàm quân sự” đã khu biệt thơ Bác với thơ của người xưa, làm cho vần thơ mang màu sắc hiện đại và không khí lịch sử của thời đại.
Sau những canh dài bàn bạc việc quân căng thẳng nơi khói sóng sâu kín, trời đã về khuya. Nửa đêm (dạ bán), Bác trở về bến, tâm hồn sảng khoái vô cùng. Con thuyền của vị thống soái, con thuyền kháng chiến trở thành con thuyền trăng của thi nhân nhẹ bơi trên sông nước mênh mông, chở đầy ánh trăng vàng:
“Dạ bán quy lai, nguyệt mãn thuyền”.
(Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền).
“Nguyệt mãn thuyền” là một hình ảnh rất đẹp và trữ tình, nó làm ta nhớ đến nhưng vần thơ hoa lệ:
“Bạn chơi năm ngoái nào đâu tá?
Trăng nước như xưa chín với mười”.
(Triệu Hỗ – Đường thi)
“Thuyền mấy là đông, tây lặng ngắt,
Một vầng trăng trong vắt lòng sông…”
(Bạch Cư Dị)
“Nước biếc non xanh thuyền gối bãi,
Đêm thanh nguyệt bạc, khách lên lầu”
(Nguyễn Trãi)
.v.v….
Trở lại bài thơ Hồ Chí Minh, ta thấy con thuyền đang trôi nhẹ trên sông, ẩn hiện trong màn khói sóng, mang theo bao ánh trăng, hiện lên một thủ lĩnh quân sự giàu hồn thơ đang lãnh đạo quân dân ta kháng chiến để giành lại độc lập, tự do, để giữ mãi những đêm nguyên tiêu trăng đầy trời của đất nước quê hương thanh bình. Hình ảnh con thuyền trăng trong bài thơ này cho thấy tâm hồn Bác giàu tình yêu thiên nhiên, trong kháng chiến gian khổ vẫn lạc quan yêu đời.
Qua bài thơ “Nguyên tiêu”, ta có thể nói, trăng nước trong thơ Bác rất đẹp. Chính vầng trăng ấy đã thể hiện phong thái ung dung, tâm hồn thanh cao của vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc mang cốt cách nghệ sĩ, nhà hiền triết phương Đông.
“Nguyên tiêu” được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, man mác phong vị Đường thi. Bài thơ có đầy đủ những yếu tố của bài thơ cổ: một con thuyền, một vầng trăng, có sông xuân, nước xuân, trời xuân, có khói sóng. Điệu thơ thanh nhẹ. Không gian bao la, yên tĩnh… Chỉ khác một điều, ở giữa khung cảnh thiên nhiên hữu tình ấy, nhà thơ không có rượu và hoa để thưởng trăng, không đàm đạo thi phú từ chương, mà chỉ “đàm quân sự”. Bài thơ như một đoá hoa xuân đẹp trong vườn hoa dân tộc, là tinh hoa kết tụ từ tâm hồn, trí tuệ, đạo đức của Hồ Chí Minh.
Văn tức là người. Thơ là tấm lòng, là tiếng lòng cộng hưởng từ một người đến với muôn người. Thơ Bác Hồ tuy nói đến “trăng, hoa, tuyết, nguyệt…” nhưng đã phản ánh tâm tư, tình cảm, lẽ sống cao đẹp của Bác. Bác yêu nước, thương dân tha thiết nên Bác càng yêu đêm nguyên tiêu với vầng trăng xuân thơ mộng. Trong kháng chiến gian khổ, Bác đã hướng tới vầng trăng rằm tháng giêng, hướng tới bầu trời xuân với tâm hồn trong sáng và phong thái ung dung. Cuộc đời không thể thiếu vầng trăng. Biết yêu trăng cũng là biết sống đẹp.
“Nguyên tiêu” là một bài thơ trăng tuyệt tác của nhà thơ Hồ Chí Minh. Con thuyền chở đầy ánh trăng cũng là con thuyền kháng chiến đang hướng tới chiến công và niềm vui thắng trận …



Hoang the anh
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Huyền
Xem chi tiết
nguyen thị thuy nga
22 tháng 1 2018 lúc 19:36

    Bài làm

         Trong các môn nghệ thuật, em yêu thích nhất là âm nhạc. Mỗi khi giai điệu của những bài hát yêu thích vang lên, em cảm thấy cuộc sống của mình thật tươi vui và tràn ngập sắc màu. Trong các ca sĩ, người em yêu thích nhất là chị Hương Tràm. Em đã được xem chị hát trong chương trình Giọng hát Việt tối hôm qua và buổi biểu diễn đã để lại cho em thật nhiều cảm xúc.

        Ca sĩ Hương Tràm năm nay 22 tuổi, chị đã đạt giải quán quân trong chương trình Giọng hát Việt với giọng hát mượt mà và ngọt ngào. Chị có dáng người nhỏ nhắn, nước da trắng hồng và khuôn mặt bầu bĩnh dễ thương. Dưới ánh đèn sân khấu, đôi mắt to đẹp của chị dường như sáng hơn. Nụ cười tươi tắn của chị luôn thường trực trên đôi môi hình trái tim đỏ thắm, với đôi má ửng hồng, làm cho khuôn mặt của chị càng thêm rạng rỡ.

        Trong buổi biểu diễn, chị đã mặc một chiếc váy màu hồng nhẹ nhàng. Khi bước ra đễn giữa sân khấu, chị cúi chào khán giả. Cả hội trường reo vang và vỗ tay, những tấm hình của chị được người hâm mộ giơ cao. Khi tiếng nhạc cất lên, chị khẽ nhún nhảy theo điệu nhạc. Chị đưa tay lên vuốt mái tóc màu hạt dẻ mượt mà và cất cao tiếng hát. Bàn tay với những ngón thay thon dài, nhỏ nhắn, một tay chị cầm micrô, tay kia chị nhẹ nhàng đưa theo điệu nhạc.

          Bài hát chị thể hiện trong buổi biểu diễn là “Chị tôi”. Nội dung bài hát kể về người chị gái và đàn em thơ, mẹ đã đi xa mà chị vẫn chưa yên lòng lập gia đình riêng vì thương những đứa em thơ dại. Chị đã tự mặc định mình là một người mẹ thứ hai, phải lo cho các em đến cả chuyện gia đình. Bài hát về tình cảm gia đình với những câu từ nhẹ nhàng, xúc động đã khiến cả hội trường im lặng lắng nghe tiếng hát của chị. Những đoạn hát mang tình cảm sâu lắng, chị đứng yên một chỗ trên sân khấu, nét mặt và tình cảm của chị tập trung hết cho lời bài hát. Khi bài hát kết thúc, những tràng pháo tay giòn giã của khán giả vang lên như càng khẳng định sự thành công của chị trong tiết mục vừa rồi. Chị cúi chào khán giả với nụ cười thật tươi.  Mọi người đã lên sân khấu và dành tặng chị những bó hoa tươi thắm. Sau đó, chị dừng lại mấy phút để nói lời cảm ơn đến với khán giả đã ngưỡng mộ, dành tình cảm cho mình.

        Giọng hát và hình ảnh của ca sĩ Hương Tràm trong buổi biểu diễn khiến em càng thêm yêu quý chị, không chỉ có giọng hát ngọt ngào mà những cảm xúc của chị thể hiện khiến em thêm hiểu hơn bài hát. Em mong muốn chị sẽ có nhiều bài hát hay hơn nữa để cống hiến cho khán giả và ngày càng thành công trong sự nghiệp âm nhạc của mình.

quách anh thư
22 tháng 1 2018 lúc 19:39

Đài truyền hình Việt Nam mới phát sóng chương trình âm nhạc “Giong hát Việt nhí” rất ý nghĩa với các em nhỏ như em. Các bạn tham gia chương trình hát rất hay. Em đặc biệt ấn tượng với ca sĩ nhí Hồ Văn Cường khi nghe bạn hát bài Về miền Tây.

Hồ Văn Cường bước ra sân khấu, với dáng người nhỏ nhắn, Cường di chuyển từng bước đi nhịp nhàng ra phía giữa sân khấu để thu hút sự chú ý của khán giả. Ánh đèn sân khấu bật lên, tất cả mọi ánh mắt đều dồn vào Hồ Văn Cường. Cậu mặc một bộ quần áo bà ba đặc trưng của miền Tây Nam bộ với chiếc khăn rằn thắt bên ngang lưng như người nông dân giản dị, mộc mạc. 

Ca sĩ nhí cất lên giọng hò với chất giọng trầm ấm, mượt mà: “Hò ơ, miền Tây vùng đất phù sa. Quanh năm mưa nắng, bao la tình người”. Giọng hò thiết tha chưa dứt, dưới khán đài tất cả mọi người đã đứng lên vỗ tay chào mừng sự trở lại của ca sĩ nhí. Sau những chàng pháo tay, cả trường quay lặng im chỉ có tiếng hát của Cường vang lên thiết tha, trìu mến. Với chất giọng truyền cảm, ấm áp tiếng hát của Hồ Văn Cường dễ đi vào lòng người. Khi nghe Cường hát em thấy được khung cảnh của miền Tây sông nước hiện ra trước mắt. Những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay của vùng Nam bộ bên dòng sông Cửu Long, địa danh Tiền Giang, Mĩ Thuận, Sa Đéc, An Giang cũng được nhắc đến trong lời bài hát trữ tình, đằm thắm. Nghe ca sĩ nhí Hồ Văn Cường hát bài Về miền Tây em càng thêm yêu quê hương, đất nước mình. Chỉ với 3 phút ngắn ngủi trên sân khấu, Hồ Văn Cường đã mang đến cho kháng giả những cảm xúc tuyệt vời. Màn trình diễn của Cường kết thúc bằng những chàng pháo tay không ngớt của khán giả. 

Em rất yêu mến ca sĩ nhí Hồ Văn Cường. Tiếng hát của Cường đã cho em những phút giây giải trí tuyệt vời. Cậu không chỉ có chất giọng truyền cảm xúc,mà Hồ Văn Cường còn là tấm gương luôn nỗ lực vượt khó trong học tập rất đáng trân trọng. 

Huỳnh Quang Sang
22 tháng 1 2018 lúc 19:40

Hôm thứ 7 vừa rồi em được xem ca nhạc cùng với bố mẹ, buổi biểu diễn này có rất nhiều ca sỹ nổi tiếng trong đó có Ca sỹ Noo Phước Thịnh – một trong những ca sỹ đang được nhiều bạn trẻ yêu thích.

Khung cảnh phía trước sân khấu rất sôi động, ánh đèn màu lấp lánh soi rọi những bạn trẻ đang tụ tập cùng nhau, cũng có những gia đình đi với nhau. Ca sĩ Noo Phước Thịnh xuất hiện trước sân khấu trong sự chào đón của nhiều người hâm mộ, anh ấy khoảng chừng hai mươi lăm tuổi, ăn mặc trẻ trung đúng phong cách của giới trẻ hiện nay. Khuôn mặt đầy đặn, đôi lông mày thẳng và đen nhánh. Tóc của anh gọn gàng, chải ngược lên trên với lớp keo bên ngoài sáng bóng. Hàm răng trắng sáng, lúc nào cũng nở nụ cười thật tươi với khán giả.

Dưới ánh đèn chiếu sáng soi rọi anh hát rất nhiều bài nổi tiếng và liên tục, mỗi bài hát được cất lên đều được khán giả hát theo, không có gì lạ bởi đây là những bài “hit” được nhiều bạn trẻ biết đến. Mỗi bài hát đều có nhóm nhảy phụ họa và những điệu nhảy trẻ trung cũng xuất hiện, nhất là những bài hát nhạc nhanh động tác vũ đạo càng dứt khoát, mạnh mẽ. Ca sĩ Noo Phước Thịnh cũng giới thiệu đến khán giả những bài hát mới của mình, hi vọng được mọi người đón nhận trong thời gian đến.

Kết thúc buổi biểu diễn nhiều khán giả cũng nán lại để được xin chữ ký và chụp hình cùng thần tượng. Ca sỹ Noo Phước Thịnh dù mệt nhưng rất vui vẻ ký tặng, hôm đó em cũng nhận được chữ ký của ca sỹ mà mình yêu thích.

Đây là buổi biểu diễn rất đáng nhớ khi em đã xin được chữ ký của thần tượng mà mình yêu mến. Mong rằng anh luôn được khán giả và công chúng đón nhận.

Phan Ngọc Hà
Xem chi tiết
Chàng Trai 2_k_7
30 tháng 5 2018 lúc 10:08

"Cuộc đời mỗi con người có vô vàn những kỷ niệm, song những kỷ niệm thơ ấu của thời học sinh bao giờ cũng in đậm trong ký ức, được người ta khắc ghi, nâng niu trân trọng nhất. Nó có buồn, có vui song cũng rất hạnh phúc mỗi khi hồi tưởng lại. Sau 23 năm rời xa ngôi trường thân yêu, tôi mới thấu hiểu tình cảm ấy khi trở về dự lễ hội kỷ niệm 40 năm (1996-2036) thành lập ngôi trường cũ của tôi mang tên tiểu học Trưng Vương.

Tôi là Lê Thái Hà, nhà thiết kế cao cấp ngành thời trang đang làm việc tại Tokyo (Nhật Bản). Xưa kia, tôi là học sinh lớp 6 của trường tiểu học Trưng Vương, TP Vũng Tàu. Từ 23 năm trước, khi còn là học sinh lớp 5 tôi đã rất tự hào với thành tích của trường. Được thành lập từ năm 1996 nhưng bấy giờ cơ sở vật chất vẫn còn đơn sơ, nhiều dãy phòng xuống cấp, chỉ có tình thương của thầy cô, bạn bè cùng môi trường giáo dục thân thiện là không thể chê được.

Chiều ngày 16/11/2036, khi được nhận thư mời qua fax, tôi thu xếp công việc trở về Việt Nam. Từ Tokyo, sau 4 giờ bay thẳng trên máy bay phản lực siêu thanh của hãng hàng không quốc gia Nhật Bản, vượt qua gần 8000 km, tôi hạ cánh xuống sân bay quốc tế Vũng Tàu. Tôi nghỉ ngơi tại khách sạn 6 sao mang tên Cap Saint Jacque để về thăm trường cũ vào sáng hôm sau. Sau 23 năm xa cách, tình cảm năm xưa về ngôi trường, thầy cô, bạn bè dồn dập kéo về, hiện hữu trong suy nghĩ của tôi như thời gian quay ngược.

Vũng Tàu khác xưa nhiều lắm, hiện đại không kém gì Tokyo nhưng nhỏ hơn nhiều. Xe dừng, tôi sững sờ khi nhìn thấy cổng trường nay đồ sộ và hoành tráng ngoài sức tưởng tượng với tấm biển đồng rất lớn ghi dòng chữ : “Trường tiểu học nội trú số 1 Trưng Vương”.

Ngay cả những cổng của các học viện thời trang cao cấp Paris ở Pháp và Milan ở Ý - nơi tôi đã từng học khó có thể đẹp như thế này. Ngỡ ngàng và sung sướng, tôi hồi hộp bước qua cổng trường, nhớ lại câu nói của thầy: “Đằng sau chiếc cổng này là một thế giới kỳ diệu của trẻ thơ đang chờ đợi các con”.

Tôi ngạc nhiên vì sân trường không còn là gạch vương giả đá màu xám đen mà được lát đá hoa cương cao cấp màu sắc đỏ hồng tuyệt đẹp. Những hàng cây phượng, lim cổ thụ, to lớn, xanh mượt đến nao lòng. Tán lá của chúng xòe kín đan chéo vào nhau tạo nên những chiếc dù khổng lồ che mát cả sân trường. Tượng đài Hai Bà Trưng cưỡi voi ra trận, uy nghi nép bên cây vạn tuế - giờ đã cao lớn hơn xưa như dõi theo các thế hệ học trò. Lá cờ Tổ quốc phần phật bay trong gió nhưng tươi hơn trong nắng mới.

Ngắm nhìn sân trường, lòng tôi trào dâng những cảm xúc thật lạ lùng. Sau 23 năm, cảnh vật có đổi khác rất nhiều nhưng không hề xưa cũ, vẫn tràn trề sức sống như chứa đựng mãi niềm tự hào của ngôi trường nổi tiếng ngày nào.

Tuy nhiên, trường Trưng Vương đã được xây mới lại hoàn toàn. Trên khu đất rộng của trường khi xưa, giờ đây đứng sừng sững hai tòa nhà như tòa tháp đôi cao mười ba tầng phủ toàn nhôm và kính sáng choang theo kiến trúc hiện đại và đậm màu sắc dân tộc. Nối liền hai tòa tháp là một chiếc cầu vững chãi ở lưng chừng tầng tám. Đứng trên đây ngắm xuống toàn cảnh sân trường mới thơ mộng làm sao. Mỗi bên tháp có bốn thang máy cảm ứng điều khiển bằng giọng nói và một thang cuốn hiện đại sử dụng nguồn điện mặt trời vĩnh cửu đảm bảo đưa toàn bộ học sinh toàn trường ra vào lớp hay xuống sân chỉ trong vòng 5 phút nếu có sự cố xảy ra.

Thiết kế của ngôi trường thật là đẹp, cứ cách ba tầng lại có một tầng để trống làm sân chơi cho học sinh. Các tầng này đặt đầy bồn hoa như một công viên nên trường lúc nào cũng thoang thoảng mùi hoa. Các lớp học cũng rất khang trang, hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu. Vì là trường nội trú, cuối mỗi tuần, cha mẹ học sinh mới đón về chơi ngày nghỉ nên điều kiện học tập và sinh hoạt của học sinh rất đầy đủ. Trường bao gồm phòng học, phòng ăn, phòng ngủ, khu thể thao, giải trí với bể bơi xanh 18 đường đua, phòng chơi bowling, chơi game, thính phòng hòa nhạc, nơi thi đấu cờ vua và các phòng chức năng như tin học, mỹ thuật.

Đặc biệt, trường sử dụng năng lượng sạch của tương lai, không dùng bóng đèn mà cửa sổ là các tấm pin mặt trời. Tại đây tế bào quang điện sẽ biến đổi ánh sáng thành điện năng và tự điều chỉnh theo thời tiết để chống cận thị cho học sinh.

Việc dạy học ngày nay khác xưa nhiều lắm. Tôi không thể tìm thấy dấu vết gì của thời trước đây. Tấm bảng xanh Hàn Quốc khi xưa thầy viết phấn giờ đã thay bằng màn hình cảm ứng từ xa 143 inch. Dưới chỗ ngồi của học sinh và thầy giáo cũng không còn sách vở lỉnh kỉnh, thay vào đó là máy tính cảm ứng nối mạng không dây, chỉ to bằng tờ A4 nhưng chứa kho dữ liệu khổng lồ. Học sinh không còn phải lên bảng, chỉ ngồi dùng ngón tay lướt trên máy tính bảng. Khi thầy nhấn số của bạn nào là bài làm của bạn ấy hiện lên màn hình lớn cho cả lớp cùng xem và nhận xét. Thầy và trò sử dụng hoàn toàn công nghệ thông tin kỹ thuật cao trong dạy và học. Người thầy ngày nay không còn gân cổ giảng bài như xưa nữa mà là người đứng ra tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh tự mình chiếm lĩnh tri thức.

Học sinh lớp 4 và 5 ngày nay sử dụng thành thạo đồ họa vi tính không gian ba chiều trong giờ học vẽ hay học toán hình. Cách đây hơn hai mươi năm, thời tôi học, đó là công việc của các kỹ sư tin học hay chuyên viên thiết kế. Tôi cứ nghĩ, được học trong một ngôi trường hiện đại và nổi tiếng như thế này - những thế hệ học sinh ngày nay lại không tự hào sao được?

Ở đây, tôi gặp lại rất nhiều bạn bè cũ ngày xưa giờ phần lớn đều đã thành đạt, tay bắt mặt mừng. Nguyễn Đình Hoàng yêu thích môn Toán giờ là tiến sĩ ở viện Toán quốc gia. Trần Lê Hiếu là tổng giám đốc công ty kinh doanh địa ốc. Đỗ Huy Hoàng bệ vệ là phó giám đốc xí nghiệp khoan dầu khí. Đặng Khánh Mai có tố chất lãnh đạo giờ là bí thư Thành đoàn. Nguyễn Hoàng Duy là bếp trưởng tại khách sạn Cap Saint Jacque Vũng Tàu. Ngô Thanh Tâm là bà chủ nhà hàng Vườn treo nổi tiếng. Việt Hà là nghệ sĩ múa ưu tú. Phan Việt Quang là huấn luyện viên trưởng đội tuyển Game thủ quốc gia…

Nhưng ấn tượng nhất chính là tôi gặp lại những thầy cô cũ xưa giảng dạy tại trường giờ đã nghỉ hưu. Từ những thầy cô là hiệu trưởng đầu tiên đến giáo viên từ cũ đến mới. Dù nhiều thầy cô mái tóc đã bạc trắng, lưng còng, dáng đi mệt nhọc của các cụ già lớn tuổi nhưng nụ cười, ánh mắt của các thầy cô giáo vẫn tinh anh rạng rỡ và tràn đầy tâm huyết. Nhìn vào đôi mắt già nua của thầy giáo chủ nhiệm lớp tôi sau 23 năm đã qua đi, tôi vẫn thấy tỏa ra ánh sáng của lòng nhân từ của những ước mơ mà thầy đã chắp cánh cho tôi. Giọng thầy vẫn trầm ấm chậm rãi, vẫn rất chu đáo, đầy quan tâm khi hỏi chúng tôi về con đường sự nghiệp, gia đình. Quả thật tôi như được sống lại trong những năm tháng là học sinh của thầy.

Tôi tự hào khoe với thầy sự trưởng thành của mình. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế thời trang cao cấp tại học viện Thời trang Mod Art Paris, tôi học tiếp sau đại học tại học viện Domus Academy Milan (Italia) - nơi nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường đã từng theo học. Nhận bằng thạc sĩ xuất sắc, tôi về đầu quân cho hãng một hãng thời trang Pháp. Hiện giờ, tôi là giám đốc thiết kế trang phục mùa đông khu vực châu Á của hãng tại Nhật Bản. Tôi có công việc làm phù hợp với sở thích, có một mái ấm gia đình hạnh phúc và tên tôi thỉnh thoảng lại xuất hiện đều đặn trong tạp chí chuyên ngành thời trang thế giới. Vậy có thể coi tôi là một phụ nữ thành đạt.

Thầy vui mừng chúc cho sự thành công của tôi. Tôi xúc động cảm ơn thầy, kính chúc thầy sức khỏe và xin phép thầy bước vào thang máy lên tầng mười ba đi về phía hội trường. Bước ra khỏi thang máy, tôi gặp một phụ nữ lớn tuổi, tóc đã hoa râm nhưng vẫn giữ được nét đẹp của tuổi thanh xuân trông rất quen.

Thấy tôi, bà cười thật tươi và tôi nhận ra đó là cô Nguyễn Thị Thu Thủy, hiệu trưởng khi tôi học lớp 5 tại trường. Tôi đến chào cô rồi tự giới thiệu về mình. Cô ồ lên: “Thái Hà đấy à? Trông sang trọng quá nhỉ? ”. Cô hỏi chuyện tôi rất nhiều và cô còn nhớ cả tiết mục văn nghệ nhảy Gangnam Style mà chúng tôi biểu diễn cách đây 23 năm.

Lễ hội trường sôi nổi và đầy ắp cảm xúc rồi cũng đến lúc kết thúc và chúng tôi chia tay ngôi trường cùng mọi người trong tình cảm lưu luyến.

Một ngày không xa, chúng tôi sẽ trở về thăm lại ngôi trường cũ của mình và chắc chắn sẽ làm một điều gì đó dù bé nhỏ để góp phần tô điểm thêm truyền thống của ngôi trường mà tôi yêu dấu, tôi tự hào về nó trong mỗi bước chân, mỗi ngả đường đi đến thành công.

Bóng ngôi trường mỗi lúc một nhòa dần và tôi giật mình bừng tỉnh – thì ra đó chỉ là một giấc mơ báo trước tương lai, nhưng tôi tin rằng giấc mơ đó sẽ trở thành hiện thực"

Namikaze Minato
30 tháng 5 2018 lúc 10:05

"Cuộc đời mỗi con người có vô vàn những kỷ niệm, song những kỷ niệm thơ ấu của thời học sinh bao giờ cũng in đậm trong ký ức, được người ta khắc ghi, nâng niu trân trọng nhất. Nó có buồn, có vui song cũng rất hạnh phúc mỗi khi hồi tưởng lại. Sau 23 năm rời xa ngôi trường thân yêu, tôi mới thấu hiểu tình cảm ấy khi trở về dự lễ hội kỷ niệm 40 năm (1996-2036) thành lập ngôi trường cũ của tôi mang tên tiểu học Trưng Vương.

Tôi là Lê Thái Hà, nhà thiết kế cao cấp ngành thời trang đang làm việc tại Tokyo (Nhật Bản). Xưa kia, tôi là học sinh lớp 6 của trường tiểu học Trưng Vương, TP Vũng Tàu. Từ 23 năm trước, khi còn là học sinh lớp 5 tôi đã rất tự hào với thành tích của trường. Được thành lập từ năm 1996 nhưng bấy giờ cơ sở vật chất vẫn còn đơn sơ, nhiều dãy phòng xuống cấp, chỉ có tình thương của thầy cô, bạn bè cùng môi trường giáo dục thân thiện là không thể chê được.

Chiều ngày 16/11/2036, khi được nhận thư mời qua fax, tôi thu xếp công việc trở về Việt Nam. Từ Tokyo, sau 4 giờ bay thẳng trên máy bay phản lực siêu thanh của hãng hàng không quốc gia Nhật Bản, vượt qua gần 8000 km, tôi hạ cánh xuống sân bay quốc tế Vũng Tàu. Tôi nghỉ ngơi tại khách sạn 6 sao mang tên Cap Saint Jacque để về thăm trường cũ vào sáng hôm sau. Sau 23 năm xa cách, tình cảm năm xưa về ngôi trường, thầy cô, bạn bè dồn dập kéo về, hiện hữu trong suy nghĩ của tôi như thời gian quay ngược.

Vũng Tàu khác xưa nhiều lắm, hiện đại không kém gì Tokyo nhưng nhỏ hơn nhiều. Xe dừng, tôi sững sờ khi nhìn thấy cổng trường nay đồ sộ và hoành tráng ngoài sức tưởng tượng với tấm biển đồng rất lớn ghi dòng chữ : “Trường tiểu học nội trú số 1 Trưng Vương”.

Ngay cả những cổng của các học viện thời trang cao cấp Paris ở Pháp và Milan ở Ý - nơi tôi đã từng học khó có thể đẹp như thế này. Ngỡ ngàng và sung sướng, tôi hồi hộp bước qua cổng trường, nhớ lại câu nói của thầy: “Đằng sau chiếc cổng này là một thế giới kỳ diệu của trẻ thơ đang chờ đợi các con”.

Tôi ngạc nhiên vì sân trường không còn là gạch vương giả đá màu xám đen mà được lát đá hoa cương cao cấp màu sắc đỏ hồng tuyệt đẹp. Những hàng cây phượng, lim cổ thụ, to lớn, xanh mượt đến nao lòng. Tán lá của chúng xòe kín đan chéo vào nhau tạo nên những chiếc dù khổng lồ che mát cả sân trường. Tượng đài Hai Bà Trưng cưỡi voi ra trận, uy nghi nép bên cây vạn tuế - giờ đã cao lớn hơn xưa như dõi theo các thế hệ học trò. Lá cờ Tổ quốc phần phật bay trong gió nhưng tươi hơn trong nắng mới.

Ngắm nhìn sân trường, lòng tôi trào dâng những cảm xúc thật lạ lùng. Sau 23 năm, cảnh vật có đổi khác rất nhiều nhưng không hề xưa cũ, vẫn tràn trề sức sống như chứa đựng mãi niềm tự hào của ngôi trường nổi tiếng ngày nào.

Tuy nhiên, trường Trưng Vương đã được xây mới lại hoàn toàn. Trên khu đất rộng của trường khi xưa, giờ đây đứng sừng sững hai tòa nhà như tòa tháp đôi cao mười ba tầng phủ toàn nhôm và kính sáng choang theo kiến trúc hiện đại và đậm màu sắc dân tộc. Nối liền hai tòa tháp là một chiếc cầu vững chãi ở lưng chừng tầng tám. Đứng trên đây ngắm xuống toàn cảnh sân trường mới thơ mộng làm sao. Mỗi bên tháp có bốn thang máy cảm ứng điều khiển bằng giọng nói và một thang cuốn hiện đại sử dụng nguồn điện mặt trời vĩnh cửu đảm bảo đưa toàn bộ học sinh toàn trường ra vào lớp hay xuống sân chỉ trong vòng 5 phút nếu có sự cố xảy ra.

Thiết kế của ngôi trường thật là đẹp, cứ cách ba tầng lại có một tầng để trống làm sân chơi cho học sinh. Các tầng này đặt đầy bồn hoa như một công viên nên trường lúc nào cũng thoang thoảng mùi hoa. Các lớp học cũng rất khang trang, hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu. Vì là trường nội trú, cuối mỗi tuần, cha mẹ học sinh mới đón về chơi ngày nghỉ nên điều kiện học tập và sinh hoạt của học sinh rất đầy đủ. Trường bao gồm phòng học, phòng ăn, phòng ngủ, khu thể thao, giải trí với bể bơi xanh 18 đường đua, phòng chơi bowling, chơi game, thính phòng hòa nhạc, nơi thi đấu cờ vua và các phòng chức năng như tin học, mỹ thuật.

Đặc biệt, trường sử dụng năng lượng sạch của tương lai, không dùng bóng đèn mà cửa sổ là các tấm pin mặt trời. Tại đây tế bào quang điện sẽ biến đổi ánh sáng thành điện năng và tự điều chỉnh theo thời tiết để chống cận thị cho học sinh.

Việc dạy học ngày nay khác xưa nhiều lắm. Tôi không thể tìm thấy dấu vết gì của thời trước đây. Tấm bảng xanh Hàn Quốc khi xưa thầy viết phấn giờ đã thay bằng màn hình cảm ứng từ xa 143 inch. Dưới chỗ ngồi của học sinh và thầy giáo cũng không còn sách vở lỉnh kỉnh, thay vào đó là máy tính cảm ứng nối mạng không dây, chỉ to bằng tờ A4 nhưng chứa kho dữ liệu khổng lồ. Học sinh không còn phải lên bảng, chỉ ngồi dùng ngón tay lướt trên máy tính bảng. Khi thầy nhấn số của bạn nào là bài làm của bạn ấy hiện lên màn hình lớn cho cả lớp cùng xem và nhận xét. Thầy và trò sử dụng hoàn toàn công nghệ thông tin kỹ thuật cao trong dạy và học. Người thầy ngày nay không còn gân cổ giảng bài như xưa nữa mà là người đứng ra tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh tự mình chiếm lĩnh tri thức.

Học sinh lớp 4 và 5 ngày nay sử dụng thành thạo đồ họa vi tính không gian ba chiều trong giờ học vẽ hay học toán hình. Cách đây hơn hai mươi năm, thời tôi học, đó là công việc của các kỹ sư tin học hay chuyên viên thiết kế. Tôi cứ nghĩ, được học trong một ngôi trường hiện đại và nổi tiếng như thế này - những thế hệ học sinh ngày nay lại không tự hào sao được?

Ở đây, tôi gặp lại rất nhiều bạn bè cũ ngày xưa giờ phần lớn đều đã thành đạt, tay bắt mặt mừng. Nguyễn Đình Hoàng yêu thích môn Toán giờ là tiến sĩ ở viện Toán quốc gia. Trần Lê Hiếu là tổng giám đốc công ty kinh doanh địa ốc. Đỗ Huy Hoàng bệ vệ là phó giám đốc xí nghiệp khoan dầu khí. Đặng Khánh Mai có tố chất lãnh đạo giờ là bí thư Thành đoàn. Nguyễn Hoàng Duy là bếp trưởng tại khách sạn Cap Saint Jacque Vũng Tàu. Ngô Thanh Tâm là bà chủ nhà hàng Vườn treo nổi tiếng. Việt Hà là nghệ sĩ múa ưu tú. Phan Việt Quang là huấn luyện viên trưởng đội tuyển Game thủ quốc gia…

Nhưng ấn tượng nhất chính là tôi gặp lại những thầy cô cũ xưa giảng dạy tại trường giờ đã nghỉ hưu. Từ những thầy cô là hiệu trưởng đầu tiên đến giáo viên từ cũ đến mới. Dù nhiều thầy cô mái tóc đã bạc trắng, lưng còng, dáng đi mệt nhọc của các cụ già lớn tuổi nhưng nụ cười, ánh mắt của các thầy cô giáo vẫn tinh anh rạng rỡ và tràn đầy tâm huyết. Nhìn vào đôi mắt già nua của thầy giáo chủ nhiệm lớp tôi sau 23 năm đã qua đi, tôi vẫn thấy tỏa ra ánh sáng của lòng nhân từ của những ước mơ mà thầy đã chắp cánh cho tôi. Giọng thầy vẫn trầm ấm chậm rãi, vẫn rất chu đáo, đầy quan tâm khi hỏi chúng tôi về con đường sự nghiệp, gia đình. Quả thật tôi như được sống lại trong những năm tháng là học sinh của thầy.

Tôi tự hào khoe với thầy sự trưởng thành của mình. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế thời trang cao cấp tại học viện Thời trang Mod Art Paris, tôi học tiếp sau đại học tại học viện Domus Academy Milan (Italia) - nơi nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường đã từng theo học. Nhận bằng thạc sĩ xuất sắc, tôi về đầu quân cho hãng một hãng thời trang Pháp. Hiện giờ, tôi là giám đốc thiết kế trang phục mùa đông khu vực châu Á của hãng tại Nhật Bản. Tôi có công việc làm phù hợp với sở thích, có một mái ấm gia đình hạnh phúc và tên tôi thỉnh thoảng lại xuất hiện đều đặn trong tạp chí chuyên ngành thời trang thế giới. Vậy có thể coi tôi là một phụ nữ thành đạt.

Thầy vui mừng chúc cho sự thành công của tôi. Tôi xúc động cảm ơn thầy, kính chúc thầy sức khỏe và xin phép thầy bước vào thang máy lên tầng mười ba đi về phía hội trường. Bước ra khỏi thang máy, tôi gặp một phụ nữ lớn tuổi, tóc đã hoa râm nhưng vẫn giữ được nét đẹp của tuổi thanh xuân trông rất quen.

Thấy tôi, bà cười thật tươi và tôi nhận ra đó là cô Nguyễn Thị Thu Thủy, hiệu trưởng khi tôi học lớp 5 tại trường. Tôi đến chào cô rồi tự giới thiệu về mình. Cô ồ lên: “Thái Hà đấy à? Trông sang trọng quá nhỉ? ”. Cô hỏi chuyện tôi rất nhiều và cô còn nhớ cả tiết mục văn nghệ nhảy Gangnam Style mà chúng tôi biểu diễn cách đây 23 năm.

Lễ hội trường sôi nổi và đầy ắp cảm xúc rồi cũng đến lúc kết thúc và chúng tôi chia tay ngôi trường cùng mọi người trong tình cảm lưu luyến.

Một ngày không xa, chúng tôi sẽ trở về thăm lại ngôi trường cũ của mình và chắc chắn sẽ làm một điều gì đó dù bé nhỏ để góp phần tô điểm thêm truyền thống của ngôi trường mà tôi yêu dấu, tôi tự hào về nó trong mỗi bước chân, mỗi ngả đường đi đến thành công.

Bóng ngôi trường mỗi lúc một nhòa dần và tôi giật mình bừng tỉnh – thì ra đó chỉ là một giấc mơ báo trước tương lai, nhưng tôi tin rằng giấc mơ đó sẽ trở thành hiện thực".

Huỳnh Bá Nhật Minh
30 tháng 5 2018 lúc 11:06

Với thành tích học tập tốt, hè năm ngoái bố mẹ đã thưởng cho tôi một chuyến đi biển Vũng Tàu diễm lệ và tràn đầy sức sống. Tôi không thể nào diễn tả được cảm xúc của mình: vừa vui mừng, vừa tự hào vì đây là phần thưởng tôi đạt được sau một quá trình phấn đấu. 

Ngồi trên xe, ngắm đường phố vào sáng sớm, tôi thấy thành phố nơi tôi ở sao mà đẹp thế! Hai bên đường trồng hai hàng cây xanh mát tươi tốt, thẳng tắp như những chú bộ đội đang đi diễu hành. Vừa đi đường, vừa ngắm cảnh, cuối cùng chúng tôi cũng đến biển. Biển Vũng Tàu mơ mộng nhưng cũng tràn đầy sức sống làm tôi đứng mê mẩn quên cả lời mẹ dặn dò khi xuống tắm. 

Cái mùi mặn mặn của biển trong làn gió thổi nhẹ qua làn tóc tôi khiến tôi cảm thấy rất thích thú. Khi gia đình tôi nhận phòng, nhìn từ cửa sổ tầng năm tôi ngắm được toàn cảnh thành phố Vũng Tàu thân yêu, đây là một thành phố xinh đẹp và phát triển, đúng là một thành phố du lịch.

Hôm nay trời thật đẹp, bầu trời trong vắt một màu xanh, không một gợn mây. Có một vài con chim biển đang bay lượn trên trời như muốn nhập bọn với những trò vui của du khách nơi đây! Mặt trời trông như quả bóng lửa rực rỡ giữa một màu xanh trong veo. Khi bố mẹ bảo tôi có thể xuống bãi rồi, tôi mừng rỡ chạy nhanh như cá được gặp nước, tôi đã mong chờ giây phút này lâu lắm rồi! 

Bờ cát mềm mịn, mát lạnh khiến tôi có cảm giác như mình đang đứng trên một tấm thảm màu vàng nhạt bằng nhung. Bước ra xa một chút là bàn chân tôi đã chạm những ngọn sóng tràn bờ. Những ngọn sóng nghịch ngợm  vỗ đến chân tôi từng đợt, từng đợt một. 

Nước biển mát vô cùng! Biển mênh mông vô tận. Biển như một tấm gương khổng lồ phản chiếu lại hình ảnh của bầu trời. Hình như tôi đạp phải thứ gì đó! A! Là những chiếc vỏ ốc. Nhìn chúng đọng nước biển, lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời đẹp thật! Cái màu trắng ngà, cái màu đỏ, cái màu hồng nhạt,… thật đẹp, tôi sẽ gom chúng lại để về nhà làm vòng đeo hoặc trang trí căn phòng nhỏ. 

Phóng tầm mắt nhìn về bãi biển, những chiếc dù đủ màu nhìn sống động như những cây kẹo mút khổng lồ. Du khách về đây tắm biển rất đông, có cả du khách trong nước và du khách nước ngoài.Tất cả họ đều rất vui vẻ và thân thiện, dường như trở về đây để quên đi những mệt mỏi, để tận hưởng cuộc sống nên gương mặt ai cũng sảng khoái và vui vẻ. 

Trên bãi biển, du khách chơi những trò chơi thể thao, trông rất vui, như: bóng chuyền, bóng nước. Xa xa, nhiều du khách đi thuyền buồm và lướt ván, những đứa trẻ thì xây lâu đài cát hoặc chạy nhảy tung tăng đùa với những con sóng. Cả gia đình tôi cùng nhau tắm biển, cùng nhau vui chơi thật vui vẻ.

Đến biển Vũng Tàu mà không ăn hải sản thì uổng lắm! Bố dẫn tôi và gia đình vào một tiệm bình dân trên bãi để ăn: nghêu, tôm, mực, cua,… Ngon quá! Đã xế chiều, gia đình tôi về khách sạn để nghỉ ngơi và chuẩn bị hành lí đi về. Nhìn ra ngoài, tôi thấy một bầu trời ửng đỏ. Mẹ tôi bảo đấy là trời đang nấu cơm. Khác với buổi sáng, trời vào hoàng hôn trên biển có vài đám mây đủ màu trôi bồng bềnh. Trông chúng như những cây kẹo bông gòn màu sắc mà mẹ mua cho tôi khi tôi còn nhỏ. 

Biển chiều thì phẳng lặng, trầm tính hơn biển vào sáng. Trên bãi cũng ít người tắm vì họ cũng như chúng tôi, đều về nghỉ ngơi cả rồi… Đã đến giờ chúng tôi phải về. Trước khi lên xe, tôi nhìn biển và cảm thấy cảm thấy tiếc nuối. Tôi sẽ cố gắng học tốt để bố mẹ thưởng cho tôi những chuyến du lịch tiếp theo. Hình ảnh bãi biển Vũng Tàu đẹp như tranh và đầy sức sống này sẽ mãi mãi in sâu vào trái tim tôi như một kỉ niệm đẹp.

Minh Cao
Xem chi tiết
LA.Lousia
25 tháng 2 2021 lúc 21:05

           Đất nước Việt Nam vốn đa dạng về địa lý, mỗi một nơi, mỗi một vùng trên Tổ quốc đều tự tạo cho mình những dấu ấn riêng, ghi vào lòng không chỉ là người dân bản xứ mà còn là cả những lữ khách từ khắp mọi miền trong và ngoài nước. Ví như Đà Lạt mộng mơ luôn cho ta thấy cái vẻ đẹp thiên đường, thi vị của nó với những đồi thông bát ngát, những vườn hoa rực rỡ bận khoe sắc quanh năm. Các tỉnh miền Trung ngoài những bờ biển xinh đẹp, thì còn ấn tượng với các cồn cát trắng, cát vàng mênh mông. Xuôi về miền Tây, thì người ta dễ dàng thấy cái cảnh mênh mông sóng nước, với những vựa cây ăn trái xum xuê trĩu quả, phong phú vô cùng. Với các tỉnh vùng đồng bằng nói chung thì có lẽ ấn tượng nhất là cảnh những cánh đồng lúa bạt ngàn cò bay thẳng cánh. Về với Tây Nguyên thì người ta khó có thể quên màu đất đỏ ba dan với những vạt cà phê xanh mượt bạt ngàn, mùa xuân hoa trắng, mùa đông đỏ quả. Và rồi khi ngược về miền Tây Bắc, có lẽ rằng người ta khó có thể bỏ qua một cấu trúc địa hình thuộc dạng kỳ quan như ruộng bậc thang Mù Cang Chải được.

Mù Cang Chải là một huyện thuộc tỉnh Yên Bái, nằm ở dưới chân của dãy Hoàng Liên Sơn, cao hơn so với mực nước biển khoảng 1000m. Với địa hình ba mặt giáp với các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Sơn La. Đặc biệt để đến với Mù Cang Chải, người ta buộc phải vượt qua con đèo ngoạn mục và hung hiểm bậc nhất của vùng Tây Bắc vốn xưa nay nổi danh rừng thiêng nước độc ấy là đèo Khau Phạ, với những đoạn dốc nghiêng từ 40 - 70 độ. Châu Mù Cang Chải được thành lập vào ngày 18/10/1955, thuộc khu tự trị Thái Mèo, với dân số chiếm đa số là người Mông, còn lại là người Thái và một số ít người Kinh. Với bề dày truyền thống văn hóa lâu đời, sự thích nghi và nhu cầu đời sống, canh tác, lao động, những con người nơi đây đã dựa vào kinh nghiệm, sự cần cù chăm chỉ của mình để vượt qua sự khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu để tạo dựng nên một vùng đồi xanh tốt, rộng lớn, với kiểu địa hình chủ yếu là ruộng bậc thang và tiến hành canh tác lúc nước giống như các vùng đồng bằng. Có thể nói rằng việc cải tạo địa hình của dân cư nơi đây là một công việc kỳ công cũng như chính là sự sáng tạo không ngừng nghỉ của con người trong công cuộc lao động nhiều đời, đặc biệt là sự ghi nhớ, tiếp thu và phát triển nền văn minh lúa nước từ thời vua Hùng dựng nước và giữ nước. Càng chứng minh được khả năng làm chủ thiên nhiên, ý chí kiên cường trong công cuộc lao động của con người. Hiện nay ruộng bậc thang tại Mù Cang Chải đã lên tới con số hơn 5000 ha, trải rộng ở hầu hết các xã trong địa bàn, trong đó có khoảng 500 ha thuộc ba xã La Pán Tẩn, Dế Xu Phình, Chế Cu Nha được công nhận là danh lam thắng cảnh, di tích cấp quốc gia, hàng năm thu hút hàng triệu khách du lịch ghé thăm bởi vẻ đẹp địa hình độc đáo và hiếm có.

Có thể nói rằng ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải nói riêng và ở khắp vùng Tây Bắc, Đông Bắc nói chung là một vẻ đẹp hiếm thấy, "là vẻ đẹp tinh tế và hút hồn nhất, và có lẽ độc đáo hơn bất cứ nơi nào trên thế giới", trích theo lời dẫn của trang web When On Earth. Sở dĩ nhận được nhiều lời khen như vậy bởi khi đến với vùng Tây Bắc, đặc biệt là đến với Mù Cang Chải, khách du lịch sẽ lập tức phải ngỡ ngàng với từng mảng ruộng lớn xếp tầng khắp các quả đồi một cách có trật tự và khéo léo, tựa như có bàn tay của các vị thần cần thận xếp thành những mâm xôi lớn để đem dâng lên thượng đế đế vậy. Nếu như đứng ở một đỉnh đồi nào đó cao cao, hướng tầm mắt ra xa người ta sẽ thấy khung cảnh trước mắt chẳng khác nào một bức tranh nghệ thuật kỳ vĩ, hoành tráng, dù cùng mang một kết cấu xếp tầng nhưng mỗi một quả đồi lại mang đến du khách những cảm nhận khác biệt, từ độ rộng của các dải bậc thang, số lượng bậc, độ cao, các đường cong của thảm ruộng ôm theo sườn đồi cũng khác nhau. Tất cả tạo nên một bức tranh với nhiều những nét vẽ tinh tế và thú vị. Thực tế rằng ruộng bậc thang mới chỉ trở thành điểm hấp dẫn du khách tham quan vào khoảng chục năm trở lại đây, còn công dụng chủ yếu của ruộng bậc thang vẫn là để canh tác, phục vụ cuộc sống của cư dân nơi đây. Những chủ nhân đồng bào dân tộc thiểu số rất mực chăm chỉ, cần cù, đẽo gọt núi đồi từ bao thế hệ, để gầy dựng nên những công trình kỳ thú, là nền tảng cho nền nông nghiệp lúa nước trên vùng rừng Tây Bắc. Có lẽ rằng ruộng bậc thang Mù Cang Chải đã chẳng đẹp đến thế, nếu như quanh năm suốt tháng nó chỉ là những lớp đất trơ trọi, khô khốc. Mà vẻ đẹp của nó đến từ chính công việc canh tác của người dân nơi đây. Màu xuân người ta dẫn nước từ những con suối tận trên rừng cao về ruộng bậc thang, để mỗi một thớ đất, một bậc ruộng đều đủ đầy nước non, sau đó người ta tỉ mẩn cấy từng gốc mạ non, lại chăm bón kỹ càng, để đến mùa hạ, sắc lúa xanh mơn mởn đã phủ khắc cả Mù Cang Chải. Cả một vùng ruộng bậc thang bỗng trở nên tươi mát, tuyệt vời và mượt mà hơn nhà màu xanh của những cây lúa đang độ sung sức, phát triển. Năm tháng thoi đưa, chốc chốc lúa trổ đòng đòng, lúa đơm bông, kết hạt, rồi mùa gặt đã tới. Du khách lại càng không khỏi ngỡ ngàng thán phục trước cái cảnh một vùng mâm xôi đang xanh đồng loạt đổ vàng như được ai nhuộm. Cái màu ấy cứ bát ngát, theo từng bậc ruộng tưởng kéo được lên đến tận trời xanh. Có lẽ rằng hiếm ai có thể bình tĩnh trước một bức tranh thiên nhiên vừa tinh tế lại linh hoạt như vậy, mùa hạ thì xanh mơn mởn, mùa thu lại vàng xuộm đậm đà, ấm áp báo trước một mùa gặt no đủ của cả năm. Đặc biệt nếu may mắn, du khách còn có thể thưởng thức cảnh mây mù vờn quanh những thửa ruộng lúc sáng sớm, tạo nên một phong cảnh rất mực nên thơ trữ tình, còn khi buổi hoàng hôn, đứng trên cao tận hưởng cái gió se lạnh và khung cảnh bình yên cuối ngày, người ta cũng không khỏi bâng khuâng trong lòng.

Có thể nói rằng ruộng bậc thang Mù Cang Chải chính là một điểm nhấn đặc sắc nhất cho cả vùng núi rừng Tây Bắc, là dấu ấn văn hóa ngàn đời của những con người vùng rẻo cao. Những con người đã dùng cả cuộc đời, dùng sức lao động của mình để tạo nên bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ đặc sắc, ghi dấu vào lòng du khách những trải nghiệm độc đáo về nét văn hóa riêng biệt của người dân tộc Mông cũng như là các dân tộc đang hiện sinh sống ở vùng núi Tây Bắc của Tổ quốc. Tôi nhớ rằng nhà thơ Y Phương đã viết những câu thơ rất hay khi nói về người dân tộc miền núi rằng "Người đồng mình thô sơ da thịt/chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con/Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương/Còn quê hương thì làm phong tục" có lẽ là những vần thơ thích hợp nhất để nói về con người và ruộng bậc thang Mù Cang Chải. Người Mông và các dân tộc anh em đã đẽo gọt từng quả đồi để làm nên quê hương, làm nên cuộc sống, và chính bản thân Mù Cang Chải đã phô bày hết những vẻ đẹp tuyệt vời của bản thân nó để những ai đã một lần ghé qua đều nhớ về những ruộng bậc thang tuyệt đẹp, kiệt tác của những con người miền núi nhiều đời, đó là một nét truyền thống văn hóa có sự giữ gìn và phát huy mạnh mẽ qua nhiều thế hệ. Không chỉ làm nên nét văn hóa bản địa, phong phú thêm nền văn hóa của cả dân tộc Việt Nam, mà hơn thế nữa cho đến ngày hôm nay ruộng bậc thang Mù Cang Chải còn tham gia cả vào quá trình phát triển kinh tế đất nước, nhờ tiềm năng du lịch rộng lớn, đang được khai thác một cách hợp lý và bài bản. Hằng năm thu hút hàng triệu khách du lịch cả trong và ngoài nước ghé thăm, góp phần quảng bá văn hóa dân tộc, thúc đẩy sự phát triển ngành dịch vụ ở vùng cao, vốn còn nhiều khó khăn này. Đồng thời để lại trong mắt bạn bè quốc tế những ấn tượng sâu đậm về con người và sự đa dạng của nền văn hóa Việt Nam.

Phải nói rằng thật sự tự hào vì tạo hóa đã cho đất nước ta những địa hình khó khăn, thời tiết khắc nghiệt, nhưng đồng thời cũng cho dân tộc ta đôi bàn tay cần cù, khéo léo, sự chịu thương chịu khó nhiều đời để chống đỡ, vượt qua thiên nhiên và làm nên vẻ đẹp của cả một dân tộc, một đất nước. Nếu có cơ hội được một lần lên miền Tây Bắc xa xôi, thì đừng tiếc chi mà hãy ghé đến Mù Cang Chải một lần, để tận mắt chiêm ngưỡng cái vẻ đẹp kỳ thú của thiên nhiên, cũng như hòa mình vào không gian sinh hoạt, văn hóa của những dân tộc anh em vùng cao bạn nhé.

✟şin❖
25 tháng 2 2021 lúc 21:05

 Hồ Thác Bà là một viên ngọc quý của miền Tây Bắc nước ta. Năm 1961, công trình thuỷ điện Thác Bà bắt đầu xây dựng, đến năm 1971 mới hoàn thành, hồ Thác Bà có từ đây. Nó nằm trong lưu vực sông Chảy thuộc hai huyện Yên Bình và Lục Yên tỉnh Yên Bái.

Là một trong ba hồ nước nhân tạo to lớn nhất của Việt Nam, rộng gần 20.000 ha, với trên 80 km chiều dài, chiều rộng từ 8-10 km, có chỗ sâu tới 45m. Hồ Thác Bà có tới 1331 hòn đảo lớn nhỏ, xen kẽ những dãy núi đá vôi xanh thẫm, trong đó có khá nhiều đảo trồng cây ăn quả như bưởi, quýt, hồng,... Cảnh quan thiên nhiên vừa kì vĩ vừa thơ mộng.

Ai đã một lần lên Tây Bắc và ghé chơi hồ Thác Bà? Từ cảng Hương Lý, sau khoảng một giờ ngồi ca nô, du khách đã tới nhà máy thuỷ điện Thác Bà rồi lên tháp hương cầu may tại đền Thác Ong, lần lượt vào thăm các hang động đá vòi như động Thuỷ Tiên, động Xuân Long, động Bạch Xà.

Động Thuỷ Tiên hun hút dài khoàng 100m, nhũ đá lấp lánh muôn hồng nghìn tía, đặc biệt có hình tiên nữ trong bộ xiêm y lộng lẫy thướt tha đang múa hát, mỗi nàng một vẻ, gắn với cổ tích li kì. Động Xuân Long nằm ẩn trong dãy núi đá trập trùng; càng đi sâu vào khách tham quan không khỏi ngỡ ngàng trước nhưng tượng đá, nhũ đá có màu sắc và hình dáng kì lạ. Núi Cao Biền là dãy núi lớn và dài nhất của thăng cảnh hồ Thác Bà. Những buổi sáng sớm hay buổi chiều mùa hè, những đêm trăng thu, du khách leo lên đỉnh núi phóng tầm mắt ngắm cảnh hồ bao la, mênh mông trong màn sương với vẻ đẹp lung linh huyền ảo; càng ngắm càng đắm càng say.

Ngược dòng sông Chảy, du khách tới thăm khu di tích lịch sử đền Đại La, hang Hùm, chùa Lãi, núi Vua áo Đen, nơi đây còn lưu giữ bao dấu vết văn hoá thuộc nền văn hoá Bắc Sơn của người Việt cổ. Câu ca ngày xửa ngày xưa còn vọng theo thời gian làm bồi hồi xao xuyến du khách gần xa:

 

Nhiều tiền chợ Ngọc, chợ Ngà,

Không tiền lơ lửng Thác Bà, Thác Ông.

Xung quanh hồ Thác Bà nhấp nhô những mái nhà lá, nhà sàn của đồng bào Dao, Tày, Nùng, Mông, Mán, Phù Lá, Cao Lan. Tiếng mõ rừng chiều, tiếng cá đớp mồi vẫy trăng, tiếng máy ca nô, tiếng thuỷ điện rì rầm, tiếng gió lồng hang động, tiếng sóng vỗ, tiếng rít của đàn vịt trời, cái hợp âm trầm hùng ấy càng lắng nghe càng thú vị.

Đúng như dân gian đã nhắc:

 Đi một ngày đàng học một sàng khôn

Nguyễn Lê Phương Uyên
25 tháng 2 2021 lúc 21:07

 Mù Cang Chải là một huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái phía bắc giáp huyện Văn Bàn của tỉnh Lào Cai, phía nam giáp huyện Mường La của tỉnh Sơn La, phía tây giáp huyện Than Uyên của tỉnh Lai Châu, phía đông giáp huyện Văn Chấn cùng tỉnh. Huyện nằm dưới chân của dãy núi Hoàng Liên Sơn, ở độ cao 1.000 m so với mặt biển. Muốn đến được huyện Mù Cang Chải phải đi qua đèo Khau Phạ – là một trong tứ đại đỉnh đèo của Tây Bắc.Những ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải ôm viền chân núi - một kiệt tác nghệ thuật đã được xếp hạng di tích quốc gia năm 2007.Mỗi mùa lúa chín, hàng chục nghìn du khách từ khắp các miền tổ quốc đến du lịch Mù Cang Chải để ngắm nhìn sự hùng vĩ của những thửa ruộng bậc thang nơi đây.

mk chỉ viết được 1 đoạn thôibucminh

bn tham khảo nha

Hoa Nguyễn
Xem chi tiết
minh nguyet
14 tháng 2 2021 lúc 13:53

Tham khảo:

Khu danh thắng Bửu Long được Bộ Văn hóa-Thông tin xếp hạng di tích danh thắng cấp quốc gia theo Quyết định số 208/VH-QĐ ngày 13 tháng 3 năm 1990. Danh thắng Bửu Long nằm ở hướng Tây Bắc thành phố Biên Hòa bên tả ngạn sông Đồng Nai, cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 2 km. Trên tỉnh lộ 24 đi Trị An, thuộc phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Danh thắng Bửu Long rộng hơn 84 ha. Độ cao trung bình 100 mét so với mặt biển. Theo các nhà khoa học thì núi Bửu Long có cách nay khoảng từ 100 - 150 triệu năm, do tác động của mưa gió nên bị bào mòn tạo thành dáng hình đẹp. Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức miêu tả núi Bửu Phong phía Tây Nam ngó xuống Đại Giang, hộ vệ phía sau núi Long Ẩn, suối Bàu Tẩm Nhuận, dẫn tưới ruộng nương. Trên núi có chùa Bửu Phong, phía tả có đá long đầu đứng sừng sững, phía hữu có đá thiền sàng la liệt, khói mây man mác, cây cối sum suê. Vân nhân nghiêng Bầu vinh giai tiết, mỹ nữ nối gót đến hành hương, thật là đệ nhất thắng cảnh của trấn thành vậy”. Danh thắng Bửu Long với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, hài hòa với những công trình kiến trúc tôn giáo mang dấu ấn của nhiều thời đại.

Khu danh thắng Bửu Long có hai cụm chính: cụm núi Bình Điện và Long sơn thạch động. Trên ngọn núi Bình Điện có chùa Bửu Phong được khai sơn rất sớm với lối kiến trúc chạm trỗ hoa văn tinh tế, độc đáo là một tuyệt tác hoàn hảo đậm nét dân tộc. Từ dưới chân núi lên đến chùa phải qua 99 bậc tam cấp. Cảnh trí chùa tĩnh mịch, xung quanh chùa có nhiều cây cổ thụ với nhiều tảng đá thiên tạo kỳ thú làm tăng thêm vẻ uy nghiêm nơi thiền lâm. Cho đến nay, vẫn chưa tìm thấy tài liệu nào ghi lại chính xác năm chùa xây dựng. Căn cứ vào hàng chữ Hán khắc trên hai cột ở gian giữa giảng đường thì chùa được xây dựng từ năm Bính Thìn niên ” phía trước đề 1616, nhưng năm 1616 không tương ứng với Bính Thìn niên” âm lịch. Di tích cổ tự đã trải qua nhiều đợt trùng tu. Kiến trúc hiện tồn được xác định là năm Kỷ Sửu (1829) được khắc trên cột đá Tiền Điện do tham tướng Nguyễn Văn Hiệp và hương bảo Nguyễn Văn Tâm phụng cúng. Có lẽ đây là lần trùng tu thứ hai, lần trùng tu đầu tiên theo Biên Hòa sử lược của Lương Văn Lựu thì năm 1679, một nhóm dân binh Trung Quốc thuộc hạ Tổng lãnh binh Trần Thượng Xuyên nhà Minh Chống Thanh triều đến chùa tị nạn đã xây cất lại bằng gạch ngói và thỉnh đại sư Hoàng Long đường thượng hiệu Thành Chí đến trụ trì và tôn làm tổ khai sơn. Chùa Bửu Phong được xem là một trong ba ngôi chùa cổ nhất ở Đồng Nai cùng với chùa Đại Giác và Chùa Long Thiền.

Cụm thứ hai là long Sơn thạch động (chùa Hang) tọa lạc trên núi Long Ẩn là một hang đá tự nhiên ẩn sâu vào lòng một tảng đá khổng lồ. Miệng hang rộng và nhỏ dần vào trong trông như một hàm ếch, trên vách có nhiều nhủ đá hình hài kỳ lạ rủ xuống thật là kỳ ảo. Trên núi Long Ẩn có nhiều kiến trúc tín ngưỡng: chùa, am của các hệ phái Phật giáo, làm phong phú các lễ hội hành hương.

Ngoài hai cụm Bình Điền và Long Sơn danh thắng Bửu Long còn có khu hồ Long Ẩn rất đẹp. Đây là hồ nước do nhân dân trong vùng khai thác đá tạo thành. Hồ rộng gần 20.000m2 nước trong xanh với những cụm đá còn lại tạo nên những hòn đảo giữa hồ nước. Từ những hòn đảo này con người đã tạo dáng thêm làm cho chúng thành những cảnh đẹp ẩn, hiện giữa sóng nhấp nhô, giữa những con đường ngoằn ngoèo quanh khu vực như một bức tranh.

Bên cạnh sự thơ mộng, hùng vĩ của núi cao, hồ rộng, chùa xưa … danh thắng Bửu Long còn thu hút đông đảo du khách bởi sự hiện hữu của khu văn miếu Trấn Biên vừa được khôi phục lại trên khuôn viên hai hecta với đầy đủ các hạng mục công trình: cổng Tam Quan, nhà bia, Khuê Văn Các, Nghiêu Trì, nhà Bái đường, nhà thư khố, văn vật khố, nhà đề danh, hội trường. Tương lai không xa danh thắng Bửu Long sẽ được đầu tư phát triển thành trung tâm văn hóa du lịch phục vụ khách tham quan trong và ngoài nước. 

Phong Y
14 tháng 2 2021 lúc 13:34

Bạn tham khảo!

https://lazi.vn/edu/exercise/thuyet-minh-ve-khu-du-lich-buu-long