Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
3 tháng 3 2017 lúc 14:00

Đáp án C

Sở dĩ Ngô Quyền quyết định chọn sông Bạch Đằng làm nơi diễn ra trận quyết chiến chiến lược vì

Do vị trí địa lý của sông Bạch Đằng: Sông Bạch Đằng nằm ở phía Đông Bắc nước ta. Đây là con đường biển ngắn nhất từ phía đông nam trung quốc tiến xuống nước ta. Do đó nhà Nam Hán đã lựa chọn con đường này

- Do đặc điểm tự nhiên của sông Bạch Đằng:

+ Sông Bạch Đằng có tên nôm là sông Rừng vì hai bên bờ là rừng rậm => thuận lợi cho việc đặt phục binh mai phục

+ Sông có hải lưu thấp, độ dốc không lớn nên chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều. Mực nước sông lúc triều lên xuống chênh lệch nhau đến 3m => thuận lợi để xây dựng trận địa cọc ngầm

tuyen nguyễn
Xem chi tiết
Lê Đắc Hải Phong
4 tháng 5 2023 lúc 21:04

Ngô Quyền chọn sông Bạch Đằng làm nơi đánh quân Nam Hán vào năm 938 vì quân của ông đã đóng cọc lớn có bịt sắt dưới lòng sông. Khi thủy triều lên, những chiếc cọc vót nhọn bị nước bao phủ. Khi quân Nam Hán đi thuyền vào cửa biển, người Việt với các thủ công nhỏ hơn đã đi xuống và quấy rối các thuyền chiến của Nam Hán, dụ họ đi ngược dòng. Khi nước triều rút, quân của Ngô Quyền phản công đẩy lui hạm đội địch ra biển. Chiến thuyền Nam Hán án binh bất động.

Lan Đỗ
Xem chi tiết
9- Thành Danh.9a8
19 tháng 4 2022 lúc 20:53

1Năm 938, Ngô quyền là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng, chính thức kết thúc gần một ngàn năm Bắc thuộc, mở ra một thời kì độc lập lâu dài của Việt Nam

9- Thành Danh.9a8
19 tháng 4 2022 lúc 20:54

2.Câu 1 Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi dã nói lên : - Nhân dân ta thương tiếc, kính trọng, ghi nhớ công ơn Hai Bà Trưng và những người đã hi sinh vì độc lập, tự do của đất nước. - Khẳng định tinh thần không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ của nhân dân ta.

9- Thành Danh.9a8
19 tháng 4 2022 lúc 20:57

3.

- Do chính sách cai trị tàn bạo của nhà Minh và hậu quả của những chính sách đó đã dẫn đến sự bất mãn, căm thù của nhân dân ta.

- Với lòng yêu nước bất khuất, nhân dân ta ở nhiều nơi đã đứng lên khởi nghĩa.

Lịnh
Xem chi tiết
Dũng Nguyễn Đình
17 tháng 4 2016 lúc 10:27

a) Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.

Kết quả : Cuộc kháng chiến chống Nam Hán lần thứ hai này kết thúc thắng lợi nhanh gọn. Chỉ trong vòng một ngày, toàn bộ đạo quân xâm lược hung hăng ngạo mạn với đoàn thuyền chiến lớn đã bị tiêu diệt ở ngay tại vùng cửa biển Bạch Đằng, nghĩa là tại địa đầu sông nước của Tổ quốc, khi chúng chưa kịp đặt chân lên mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc ta.

Ý nghĩa : Có thể nói trận Bạch Đằng năm 938 là trận quyết chiến chiến lược lớn nhất, có ý nghĩa to lớn nhất trong lịch sử quân sự Việt Nam từ thế kỉ X về trước. Thế trận Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 có ý nghĩa mở ra truyền thống đánh giặc trên sông nước Bạch Đằng. Nghệ thuật thủy chiến của Ngô Quyền đã để lại những bài học kinh nghiệm lớn mà tổ tiên ta trong các thế kỷ kế tiếp đã vận dụng thành công.

Dũng Nguyễn Đình
17 tháng 4 2016 lúc 10:28

b) Chủ động: Đón đánh quân xâm lược 
Độc Đáo: Bố trí trận địa cọc ngầm trên sông Bạch Đằng và dựa vào hiện tượng thiên nhiênChủ động: Đón đánh quân xâm lược 
Độc Đáo: Bố trí trận địa cọc ngầm trên sông Bạch Đằng và dựa vào hiện tượng thiên nhiên

Dũng Nguyễn Đình
17 tháng 4 2016 lúc 10:29

c) Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì:
Đây là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, tiêu diệt được nhiều quân thù, đánh bại ý chí xâm lăng của nhà Nam Hán, khiến cho chúng không dám tấn công xâm lược nước ta lần thứ ba, mặc dù nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian dài nữa.
 

nguyễn hoàng khánh chi
Xem chi tiết
Đặng Kim Ngọc Hoàng Tiên...
8 tháng 4 2016 lúc 18:20

Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là trận chiến mở đầu thời kì độc lập cho nước ta, thoát khỏi ách đo hộ của triều đại phương Bắc.

Ngô Quyền là người lãnh đạo quân tướng giết Kiều Công Tiễn nhằm mục đích làm mất tướng giặc giỏi và làm quân lính của giặc sợ. Lưu Hoằng Tháo là con trai thứ chín của vua( bên phía muốn xâm lược) lập quân qua đánh. Ngô Quyền thấy trên sông Bạch Đằng thủy triều lên xuống nên chọn nơi đó là nơi đánh giặc( vì giặc qua xâm lược bằng đường thủy). Ông cho cắm cọc trên sông Bạch Đằng, chờ thùy triều lên xuống rồi giết quân xâm lược.

Kết quả trận chiến:

Lưu Hoằng Tháo bị giết, quân Nam Hán chết đuối quá nửa, số còn lại chạy về nước. Quân ta toàn thắng.

cô bé nghịch ngợm
8 tháng 4 2016 lúc 20:15

Ý NGHĨA:

-Chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc

-Mở ra thời kì độc lập lâu dài cho tổ quốc.

-Khẳng định quyền làm chủ của nhân dân ta.

Ngô Quyền có công:

-Ngô quyền cho thuyền ra Khiêu chiến nhữ địch vào trận địa bãi cọc ngầm lúc Triều dâng.

-Nước Triều rút, Ngô Quyền dốc tràn lực phản công→Quân Nam Hán bị tiêu diệt.

ân
11 tháng 4 2016 lúc 17:53

Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì:
Đây là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, tiêu diệt được nhiều quân thù, đánh bại ý chí xâm lăng của nhà Nam Hán, khiến cho chúng không dám tấn công xâm lược nước ta lần thứ ba, mặc dù nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian dài nữa.

 

Hunghs Hoang
Xem chi tiết
Nguyễn Trang Như
25 tháng 4 2016 lúc 14:28

Vì sông Bạch Đằng là nơi có địa hình hiểm trở, hai bên toàn là rừng rậm, hải lưu thấp, thủy triều lên xuống mạnh, lòng sông rộng và sâu. Nếu biết tận dụng thiên thời, địa lợi, nhân hòa này thì có thể thắng địch

Phạm Tuấn Kiệt
25 tháng 4 2016 lúc 14:29

      Ngô Quyền chọn sông Bạch Đằng làm trận địa tiêu diệt quân Nam Hán vì: 

Sông Bạch Đằng là cửa ngõ phía đông bắc và là giao thông quan trọng từ biển Đông vào đất Việt. Theo cửa Nam Triệu vào Bạch Đằng, địch có thể ngược lên và tiến đến thành Cổ Loa hoặc thành Đại La hoàn toàn bằng đường sông.

Sông Bạch Đằng chảy qua một vùng núi non hiểm trở, có nhiều nhánh sông phụ đổ vào. Hạ lưu sông thấp, chịu ảnh hưởng của nước triều khá mạnh. Triều lên từ nửa đêm về sáng, cửa biển rộng mênh mông, nước trải rộng ra hai bên bờ đến hơn 2km. Đến gần trưa thì triều rút mạnh, chảy rất nhanh

Bấy giờ vào cuối năm 938. Trời rét, gió đông bắc tràn về, mưa dầm lê thê kéo dài hàng nửa tháng. Chính trong những ngày ấy, theo kế hoạch của Ngô Quyền, quân và dân ta lặn lội mưa rét, ngày đêm vận chuyển gỗ, dựng cọc.

banhqua

Phạm Ngọc Anh
4 tháng 4 2017 lúc 20:10

Vì sông Bạch Đằng là nơi nguy hiểm với địa hình hiểm trở, hai bên sông toàn là rừng rậm, hải lưu thấp, thủy chiều lên- xuống mạnh, lòng sâu rộng và sâu. Nếu biết sử dụng thiên thời, địa lợi, nhân hòa này thì có thể dễ dàng thắng quân địchok

thao nguyen phuong hien
Xem chi tiết
Nguyễn Thúy Mai
15 tháng 5 2016 lúc 7:40
Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo là: Sử dụng trận địa cọc ngầm, dụ quân địch lọt vào trận địa và chờ thủy triều rút đã giúp dân ta giành thắng lợi.Trận Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của nhân dân ta chấm dứt hơn 1000 năm đô hộ Bắc Thuộc, mở ra một thời kì độc lập lâu dài cho nước ta.Công của Ngô Quyền là: Đã mưu trí nghĩ ra cách đánh đuổi quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng độc đáo giúp nhân dân ta giành được đọc lập lâu dài cho nước ta.
Đặng Thị Bích Thủy
8 tháng 5 lúc 21:22

Về kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động, độc đáo ở chỗ:

- Chủ động: khi giặc còn ngấp nghé, ông khẩn trương tổ chức kháng chiến. Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền bàn với các tướng cách đánh giặc.

- Độc đáo:

+ Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ở bãi cọc. 

+ Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống...


Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/ke-hoach-danh-giac-cua-ngo-quyen-chu-dong-va-doc-dao-o-diem-nao-c81a14263.html

Lê Hoài Diễm My
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
1 tháng 11 2018 lúc 11:34

Đáp án A

NGUYỄN THỊ HẢI YẾN
Xem chi tiết
︵✰Ah
17 tháng 2 2021 lúc 21:20

- Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta. Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.

- Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục của ta mà không biết.

- Nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển.

- Quân giặc thiệt hại quá nửa, tướng giặc Lưu Hoằng Tháo bị chết. Vua Nam Hán được tin bại trận đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.

- Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc hoàn toàn thắng lợi.

︵✰Ah
17 tháng 2 2021 lúc 21:20
2)Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì: ... Đây là lần thứ hai nhà Nam Hán đem quân sang xâm lược nước ta, mặc dù sau chiến thắng này, nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian nữa nhưng không dám đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ ba.
Minh Nhân
17 tháng 2 2021 lúc 21:20

TK

Câu 1:Trận chiến trên sông Bạch Đằng của quân ta chống quân Nam Hán xâm lược năm 938 diễn ra như thế nào?

- Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta. Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.

- Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục của ta mà không biết.

- Nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển.

- Quân giặc thiệt hại quá nửa, tướng giặc Lưu Hoằng Tháo bị chết. Vua Nam Hán được tin bại trận đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.

- Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc hoàn toàn thắng lợi.

Câu 2:Vì sao lại nói: trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là 1 trận chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta?

- Đây là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.

- Đánh bại ý chí xâm lược của nhà Nam Hán. Đây là lần thứ hai nhà Nam Hán đem quân sang xâm lược nước ta, mặc dù sau chiến thắng này, nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian nữa nhưng không dám đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ ba.

- Với chiến thắng này, nhân dân ta đã đạp tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc. Khẳng định nền độc lập của dân tộc, chiến thắng Bạch Đằng mở ra thời kì độc lập lâu dài của Tổ quốc.

Câu 3: Đánh giá được công lao của Ngô Quyền đối với lịch sử dân tộc.

Công lao của Ngô Quyền đối với đất nước ta:

- Đánh tan âm mưu xâm lược của quân Nam Hán .

- Kết thúc hơn 1000 Bắc thuộc.

- Đặt nền móng cho việc xây dựng chính quyền độc lập.- Giành lại quyền độc lập cho nước nhà.

- Nếu cao tinh thần đấu tranh bất khuất, quật cường của nhân dân ta,

Câu 4:Rút ra bài học lịch sử gì cho công cuộc bảo vệ đất nước hiện nay.

- Bài học về việc kiên quyết tiêu diệt nội phản: Kiều Công Tiễn

- Bài học về khai thác điểm yếu- điểm mạnh của ta và địch:

+ Về phía địch: có sức mạnh ở chiến thuyền lớn, quân đông; nhưng tướng Hoằng Tháo còn trẻ, chủ quan, khinh địch, quân Nam Hán yếu về thủy chiến, nội ứng là Kiều Công Tiễn đã bị giết

+ Về phía ta: nhân dân đoàn kết, đồng lòng, có sự chuẩn bị chu đáo

- Bài học về việc khai thác yếu tố địa hình địa vật: lợi dụng sự lên xuống của con nước thủy triều và rừng rậm ở hai bên bờ sông Bạch Đằng.