Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
sesen kinato
Xem chi tiết
Hàn Tiểu Diệp
28 tháng 8 2018 lúc 15:44

Câu 1( trang 12 sgk ngữ văn 6 tập 1)

- Vua Hùng chọn người nối ngôi khi đất nước thanh bình và nhà vua đã già

- Ý định của vua: Người nối ngôi phải nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng

- Hình thức: thử tài (nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý vua sẽ được nối ngôi

Câu 2 (trang 12 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Trong các con vua, chỉ Lang Liêu được giúp đỡ vì:

- Mẹ chàng trước kia bị vua ghẻ lạnh, Lang Liêu chịu nhiều thiệt thòi nhất

- Tuy là hoàng tử nhưng chàng ra khỏi cung vua, sống cuộc đời lương thiện bằng lao động.

- Lang Liêu hiểu được ý của thần, và tự sáng tạo thành hình của bánh.

Câu 3 (trang 12 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Hai thứ bánh của Lang Liêu được chọn tế Trời, Đất, Tiên vương vì:

- Bánh thể hiện sự quý trọng nghề nông, quý trọng sản phẩm lao động

- Bánh mang ý nghĩa tượng trưng cho sự hiện hữu của trời, đất, bao hàm cả cây cỏ, muôn loài

→ Vua hùng chọn Lang Liêu để truyền ngôi chứng tỏ vua trọng người có tài vừa có đạo đức và lòng hiếu thảo, thể hiện sự công bằng của người dân.

Câu 4 (trang 12 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy:

- Giải thích nguồn gốc của bánh chứng, bánh giầy, vừa phản ánh thành tựu

- Phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước

- Đề cao lao động, đề cao nghề nông

- Thể hiện sự thành tâm thờ kính Trời Đất, tổ tiên của nhân dân ta.

Hữu Bạch Tiếu Vấn
28 tháng 8 2018 lúc 15:45

het luon hong 

mk hc roi 

Đào Trần Tuấn Anh
28 tháng 8 2018 lúc 15:46

Soạn bài lớp 6: BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY
(Truyền thuyết)

I. VỀ THỂ LOẠI

(Xem trong bài Con Rồng cháu Tiên).

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. "Tổ tiên ta từ khi dựng nước, đã truyền được sáu đời" – lời nói của Vua Hùng xác định thời gian xảy ra câu chuyện. Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh đất nước thanh bình và nhà vua đã già. Ý định của vua trong việc chọn người nối ngôi tức phải nối được chí của vua, không nhất thiết là con trưởng. Chính vì thế, nhà vua dùng hình thức thử tài để chọn (nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi).

2. Trong số các người con của vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ, vì: Mẹ chàng trước kia bị vua cha ghẻ lạnh, ốm rồi chết. So với anh em, chàng là người thiệt thòi nhất. Mặt khác, tuy là con vua, nhưng "từ khi lớn lên, ra ở riêng" chàng "chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai" – sống cuộc sống như dân thường. Đồng thời, chàng là người hiểu được ý thần: "Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo"; đồng thời chàng có trí sáng tạo để thực hiện được ý đó: lấy gạo làm bánh để lễ Tiên vương.

3. Hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên vương và Lang Liêu được chọn nối ngôi vua vì: hai thứ bánh đó thể hiện công sức lao động chăm chỉ, cần cù và thể hiện sự quý trọng nghề nông, quý trọng sản phẩm do con người làm ra; hai thứ bánh đó thể hiện ý tưởng sáng tạo sâu xa: bánh tròn tượng hình Trời, bánh vuông tượng hình Đất, với cách thức gói "các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài" và "lá bọc ngoài, mĩ vị để trong" thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa con người với thiên nhiên trong lối sống và trong nhận thức truyền thống của người Việt Nam; đồng thời thể hiện truyền thống đoàn kết, gắn bó và tinh thần đùm bọc nhau giữa những người dân đất Việt vốn là anh em sinh từ một bọc trứng Lạc Long - Âu Cơ.

Việc vua Hùng chọn Lang Liêu nối ngôi chứng tỏ vua trọng người vừa có tài có đức vừa có lòng hiếu thảo; đồng thời qua đó cũng đề cao lao động và phẩm chất sáng tạo trong lao động của nhân dân.

4. Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có nhiều ý nghĩa, trong đó nổi bật nhất là: thông qua việc giải thích nguồn gốc sự vật (bánh chưng, bánh giầy – hai thứ bánh tiêu biểu cho truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam trong dịp tết cổ truyền Việt Nam), truyện đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông. Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt:

Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi.

Các lang đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như những lang khác. Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy tế Trời, Đất và lễ Tiên vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu.

Từ đó, việc gói bánh chưng và bánh giầy cúng lễ tổ tiên trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam.

2. Lời kể:

Khi kể cần chú ý thể hiện bằng nhiều giọng điệu khác nhau cho phù hợp với các nhân vật trong truyện. Cụ thể:

Đoạn từ đầu đến "và nói" thể hiện lời người dẫn chuyện chậm rãi.Câu nói "Tổ tiên ta (...) có Tiên vương chứng giám" thể hiện lời của nhà vua tuyên bố ý định truyền ngôi và cách thử tài, cần trình bày bằng giọng trầm tĩnh, uy nghiêm.Đoạn tiếp theo "Người buồn nhất (...) khoai lúa tầm thường quá!" thể hiện sự băn khoăn, trăn trở của Lang Liêu khi nghe lời tuyên bố của vua cha và nghĩ đến cảnh ngộ của mình.Lời của vị thần linh "Trong trời đất (...) mà lễ Tiên vương" trình bày bằng giọng trầm lắng, thiêng liêng.Tiếp theo, "Tỉnh dậy (...) khen ngon" vẫn là lời người dẫn chuyện nhưng điểm nút của câu chuyện đã được mở ra, cần trình bày bằng giọng vui vẻ, trong sáng.Đoạn cuối ("Từ đấy (...) hương vị ngày Tết") cũng là lời dẫn chuyện nhưng là sau khi câu chuyện thử tài đã kết thúc, Lang Liêu lên làm vua nên thể hiện bằng giọng trong sáng, tự hào.

3. Ngày nay, vào dịp Tết, nhân dân ta vẫn còn lưu giữ thói quen làm bánh chưng, bánh giầy (như là một món ăn không thể thiếu trong ngày Tết, cũng như là một phẩm vật không thể thiếu để cúng lễ tổ tiên). Phong tục ấy vừa thể hiện nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá ẩm thực của người Việt ta, vừa thể hiện ý thức tôn kính tổ tiên, tôn kính những giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc. Phong tục ấy cũng đồng thời là lời nhắn nhủ với con cháu đời nay về việc gìn giữ và phát huy những truyền thống đạo lí tốt đẹp của ông cha ta ngày trước.

4*. Truyện có nhiều chi tiết hay và hấp dẫn. Một trong những chi tiết ấy là chuyện Lang Liêu làm bánh. Chi tiết này hấp dẫn người đọc bởi cùng với sự cần cù hiếu thảo, Lang Liêu đã chứng tỏ mình là người xứng đáng được truyền ngôi. Chàng hoàng tử thứ mười tám của vua Hùng đã làm ra một thứ bánh vừa ngon lại vừa sáng tạo bằng sự thông minh và tài trí của mình. Và vì thế, chàng không những làm cho vua cha cảm thấy hài lòng mà các lang khác cũng tỏ ra mến phục.

ArcherJumble
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
15 tháng 9 2021 lúc 21:19

Tách ra đi bạn ơi, dài quá

ArcherJumble
Xem chi tiết
Bùi Thị Minh Tuệ
Xem chi tiết
Bùi Thị Minh Tuệ
23 tháng 12 2023 lúc 20:46

huhu GIÚP IK

 

BÍCH THẢO
23 tháng 12 2023 lúc 20:47

Bạn oi viết cái đề bài rõ vào ah.

Phongg
23 tháng 12 2023 lúc 20:48

Trong gia đình, có rất nhiều người yêu quý em. Nào là chị em, anh em, mẹ em,... nhưng người luôn cần mẫn và luôn nhắc nhở em trong mọi công việc đó chính là ba em


(Siu ngắn gọn)

68-18 Truong Tu Nhu
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
15 tháng 1 2022 lúc 20:03

Có thể chia được nhiều nhất 10 phần thưởng vì UCLN(120;200;50)=10

Khi đó, mỗi phần có 12 sách, 20 vở và 5 bút

Đỗ Đức Hà
Xem chi tiết
Kậu...chủ...nhỏ...!!!
28 tháng 11 2021 lúc 14:13

34200

Bảo Chu Văn An
28 tháng 11 2021 lúc 14:16

Giá 1 gói kẹo : 285000 : 5 = 57000 đ
Giá 6 gói kẹo : 57000 x 6 = 342000 đ
        ĐS :  342000 đ

CHÚC BẠN HỌC TỐT!

 

giá 1 gói kẹo  : 285000 : 5 = 57000 đ

giá 6 gói kẹo : 57000 x 6 = 342000 đ
       Đs: 342000 đ

Quốc Mạnh Nguyễn
Xem chi tiết
Quốc Mạnh Nguyễn
21 tháng 10 2021 lúc 20:45

 .

Quốc Mạnh Nguyễn
21 tháng 10 2021 lúc 21:10

sao không ai trả lời vậy

 

nguyễn quỳnh trân
8 tháng 11 2021 lúc 8:55

Cần bài mẫu nữa ko bạn( mình thấy bạn đặt câu này lâu rồi )

Trần Khánh Chi
Xem chi tiết
Vũ Hoàng Linh Đan
20 tháng 11 2023 lúc 18:45

962

Lê Bảo Yến
Xem chi tiết