Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
2 tháng 11 2019 lúc 11:32

Ý nghĩa nhan đề “Buổi học cuối cùng”:

- Kết thúc những ngày sống trong độc lập tự do

- Báo hiệu những ngày đen tối dưới ách phát xít Đức

- Sự tiếc nuối đối với việc không được học tiếng mẹ đẻ

Bình luận (0)
Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Smile
14 tháng 4 2021 lúc 20:53

Nhan đề tác phẩm " Buổi học cuối cùng " phần nào hé lộ cho đọc giả biết nội dung chính của tác phẩm . Đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng của người dân Pháp , chính vì thế mà xuyên suốt tác phẩm là những lời tâm sự của người dân vốn là xứ sở rượu vang nổi tiếng này .

Bình luận (2)

Ý nghĩa nhan đề “Buổi học cuối cùng”:

- Kết thúc những ngày sống trong độc lập tự do

- Báo hiệu những ngày đen tối dưới ách phát xít Đức

- Sự tiếc nuối đối với việc không được học tiếng mẹ đẻ

Bình luận (0)
Kim An
14 tháng 4 2021 lúc 20:55

Ý nghĩa là buổi học tiếng Pháp cuối cùng của học sinh ở một trường thuộc vùng quê An-dát , là buổi học quan trọng của cậu bé Phrăng và dân làng , thầy giáo của cậu

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
8 tháng 7 2018 lúc 11:44

Đáp án: B

→ Buổi học cuối cùng này chính là buổi học cuối cùng môn tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh cảm động của thầy Ha-men

Bình luận (0)
Cure Beauty
Xem chi tiết
bùi thị diệu hương
4 tháng 2 2018 lúc 19:36

Tiếng nói là một giá trị cao quý của dân tộc. Tình yêu tiếng nói là yêu văn hóa của dân tộc. Tình yêu tiếng nói dân tộc là 1 biểu hiện của lòng yêu nước. Sức mạnh của tiếng nói dân tộc là sức mạnh của văn hóa, không 1 thế lực nào có thể tiêu diệt. Tự do của dân tộc gắn liền với việc giữ gìn và phát triển tiếng nói của dân tộc mình.

Câu chuyện cho ta thấy được tác giả là người yêu nước, yêu tiếng nói của dân tộc, ham hiểu sâu sắc về tiếng nói mẹ .

Bình luận (0)
Bui Đưc Trong
4 tháng 2 2018 lúc 19:34

phần ghi nhớ trong sgk .

Bình luận (0)

Dân tộc, tiếng nói của dân tộc nhiều khi chỉ như những khái niệm trừu tượng, mơ hồ trong cuộc sống bình thường ít được để ý. Nó giống như bát cơm ta ăn, không khí ta hít thở hằng ngày. Nhưng ở vào một hoàn cảnh nào đó : không khí không còn, bát cơm đã mất, ta mới hiểu hết ý nghĩa sống còn của nó ! Chủ quyền của nước Pháp, tiếng Pháp đối với nhân dân hai vùng An-dát và Lo-ren, một lần đã đặt ra như thế. Và dù chỉ một lần, đối với người đọc chúng ta, nó mãi mãi không quên. 1. Nhân vật cậu bé Phrăng vừa là nhân vật trung tâm vừa đóng vai kể chuyện là rất thích hợp. Một mặt, khi nhân vật tự kể chuyện mình, tác phẩm sẽ có được sự gần gũi, chân thành, nó đảm bảo tính trung thực đối với người nghe. Một mặt, dụng ý của tác giả phải chăng là đem đến cho bạn đọc một bài học sâu sắc, bài học vỡ lòng về những tư tưởng lớn từ những rung động đầu đời, của một cách cảm, cách nhìn, một tâm lí trẻ thơ. Chính là với ý nghĩa thứ hai này mà câu chuyện trở nên cảm động sâu sắc, thấm thìa vì bao nhiêu vấn đề nghiêm trọng của lịch sử, của nhân dân đặt lên đôi vai nhỏ bé, thơ ngây của một em bé vừa cắp sách đến trường. Vấn đề "điểm nhìn" ấy là một sáng tạo độc đáo của nhà văn. - Nếu chỉ là một đứa trẻ lười học, mải chơi, bé Phrăng chẳng có gì đáng nói. Cùng với "đứa trẻ", Phrăng còn là một "cậu học trò". Chính ý thức được như thế, em đã tự vượt lên những cám dỗ, cả sự sợ hãi để "ba chân bốn cẳng chạy đến trường" vì lúc đó "đã quá trễ giờ lên lớp". Để có được quyết định dứt khoát này, bé Phrăng đã khước từ lời mời mọc của các cuộc trốn học và rong chơi, nhất là có cớ để rong chơi : bài học về phân từ em chưa thuộc. Buổi sáng hôm nay lại là một buổi sáng đẹp trời, có nhiều thứ để nghe và để xem không chán mắt, hấp dẫn hơn nhiều quy tắc về phân từ tiếng sáo hót ven rừng, trên cánh đồng cỏ sau xưởng cưa, lính Phổ đang tập. Không bị cuốn vào những sức hút bản năng ấy, ý thức về bổn phận trỗi dậy, dù thế nào (kể cả sự quở mắng và trách phạt của thầy giáo), em không thể không có mặt ở trường. Chính với quyết định dứt khoát ấy, Phrăng không tò mò dừng lại trước bảng dán cáo thị mà nhiều người đứng xem mặc dù thâm tâm thắc mắc : "Lại có chuyện gì nữa đây ?". Cũng như thế, em đã bó ngoài tai câu nói đầy ẩn ý của bác phó rèn : "Đừng vội vã thế cháu ơi, đến trường lúc nào cũng vẫn còn là sớm !". - Cảm giác ngạc nhiên của Phrăng trước không khí lớp học khác thường mà đầu óc ngây thơ chưa cho phép em hiểu nổi bắt đầu từ cái im ắng chưa từng có ở đây : sự hỗn độn, ồn ào thường xảy ra vào lúc đầu buổi học tự nhiên biến mất, một ngày học bình thường mà y như một buổi sáng chủ nhật. Phrăng dường như không tin ở mắt mình vì lớp học vẫn là lớp học ấy, bạn ấy, thầy ấy, nhất là thầy Ha-men đáng sợ đang "đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách". Cái không khí lớp học chưa thể gọi thành tên thì chính tên em đã bị gọi. Vì tội đi học muộn, lẽ ra Phrăng phải chịu một sự trừng phạt nghiêm khắc (chính Phrăng cũng cảm thấy tội lỗi của mình, khi bước chân vào lớp học đã "đỏ mặt tía tai"). Nhưng sự trừng phạt đã không diễn ra, thay thế vào đó là một giọng nói dịu dàng, và gương mặt thầy Ha-men không hề giận dữ. Cảm giác ngạc nhiên còn được tăng cường sau đó bới Phrăng đột ngột nhận ra cách ăn mặc "trang trọng" của thầy. Còn cái ngạc nhiên cuối cùng thì gần như khó hiểu : dân làng cũng có mặt (chắc không phải là khách mời vì ai nấy đều buồn rầu), riêng cụ Hô-de thì mang theo quyển tập đánh vần đã cũ. Bao nhiêu dấu hói xuất hiện trong đầu Phrăng. Thế mà chỉ một câu nói của thầy Ha-men, em đã hiểu ra tất cả. Câu nói ấy như một lời trăng trối, lời từ biệt cuối cùng : "Các con ơi, đây là lẩn cuối cùng thầy dạy các con...". Sự "choáng váng", phản ứng tức thời trước thông báo của thầy giáo về tình hình lúc đó đồng thời với Phrăng, em còn hiểu rộng ra vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều mà tờ cáo thị ở trụ sở xã loan tin, cậu học trò nhỏ ấy bước vào giờ học với một tâm thế "người lớn" đến ngạc nhiên. - Tính chất "người lớn" trong nhận thức của Phrăng đã giúp em bàng hoàng hiểu ra tất cả. Trước hết đó là những day dứt, ăn năn. Cái đầu rỗng tuếch của em trước đó không có chỗ cho những cuốn sách, giờ đây những cuốn sách trở nên thân thiết như người bạn cố tri. Còn thầy giáo dù có lúc trừng phạt học trò nghiêm khắc thì đâu có phải là độc ác, nhẫn tâm đáng để mình oán giận. Sự ân hận của Phrăng gặp được sự đồng cảm không lời của những người tưởng như chẳng liên quan gì đến lớp học. Sự hiện diện của các cụ già trong giờ học hôm nay phải chăng cũng là hành vi lặng thầm của những người nhận lỗi "đã không lui tới ngôi trường này thường xuyên hơn". Sự ân hận, xót xa mỏi người một cách : ở Phrăng, phải dừng lại một môn học chỉ "mới biết viết tập toạng", còn các cụ già biết quý trọng tiếng nói của Tổ quốc thì : "Tổ quốc đang ra đi...". Trong bối cảnh tinh thần ăn năn sám hối ngưng đọng cả không gian lớp học ấy, nếu được chuộc lỗi dù chỉ một lần, một lần tỏ ra không phụ công thầy giáo là "đọc thật to, thật dõng dạc, không phạm một lỗi nào" cái quy tắc về phân từ khi thầy gọi đến thì dù "có phải đánh đổi gì cũng cam". Cơ hội ấy bất ngờ đã đến, nhưng vì trót lười học, Phrăng đã "không dám ngẩng đầu lên". Cái ngượng ngùng đáng xấu hổ vì không thuộc bài ở câu học trò nhỏ, qua lời phân tích đơn giản mà sâu xa của thầy Ha-men, đã trở thành tội lỗi. Lòng tự trọng dân tộc, lương tâm dân tộc nghe văng vẳng bên tai vừa là tiếng nói của người nói, vừa là tiếng nói của người nghe còn đau hơn khi bị "vụt thước kẻ" nhiều lần : "Thế nào ! Các người tự nhận là dân Pháp, vậy mà các người chẳng biết đọc, biết viết tiếng của các người !...". Bỗng lớn lên như một kẻ đã trưởng thành, trong giờ ngữ pháp hôm nay, chính Phrăng đã kinh ngạc thấy mình sao lại hiểu nhanh đến thế, thầy giáo kiên nhẫn giảng bài đến thế ! Phải chăng có một sức thôi thúc ghê gớm bên trong ở người thầy "muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay một lúc tri thức ấy vào đầu óc chúng tôi". Ý thức đối với Tổ quốc ở Phrăng cũng theo đó mà lớn dần lên trong con người nhỏ bé. Lúc đầu là sự tức giận quân thù : "A ! Quân khốn nạn...". Sự uất ức ngấm ngầm từ cảm tính nâng dần lên lí tính : bắt người Pháp học tiếng Đức. Sự uất ức này khiến Phrăng liên tưởng đến những chú bồ câu "Liệu người ta có bắt cả chúng nó cũng phải hát bằng tiếng Đức không nhỉ ?". Còn đối với những cụ già như cụ Hô-de, tâm hồn ngây thơ của Phrăng cũng rưng rưng thương cảm. Nghe tiếng cụ đánh vần giọng run run với cách phát âm kì cục "tất cả chúng tôi muốn cười và cũng muốn khóc". Và dĩ nhiên, thầy giáo Ha-men lúc này như đại diện cho lương tâm nước Pháp, cho tiếng Pháp, đẹp đẽ biết chừng nào trước con mắt của Phrăng "Chưa bao giờ tôi cảm thấy lớn lao đến thế".

 

Bình luận (0)
Phạm Ngọc Hiền
Xem chi tiết
Minh Chương
28 tháng 1 2018 lúc 20:36

Trong buổi học cuối cùng, hình ảnh thầy Ha-men (văn bản Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê) hiện lên thật khác với những ngày thường.

Thầy mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. Đó là bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng. Mái tóc đã lốm đốm hoa râm của thầy được chải gọn gàng. Thầy đi đôi giày đen rất hợp với sự trang trọng của bộ lễ phục.

Thầy chuẩn bị bài học rất chu đáo. Giáo án được viết bằng thứ mực đắt tiền; những dòng chữ nghiêng nghiêng, rõ ràng, nắn nót, kẻ tiêu đề cẩn thận nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Thầy giảng bài bằng giọng nói dịu dàng; lời nhắc nhở của thầy cũng hết sức nhã nhặn, trong suốt buổi học người không giận dữ quát mắng học sinh một lời nào. Ngay cả với cậu bé đến muộn Phrăng, thầy cũng chỉ nhẹ nhàng mời vào lớp. Tất cả học sinh trong lớp đều thấy rằng: Chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài như vậy.

Trong bài giảng của mình, thầy luôn ca ngợi tiếng Pháp – tiếng nói dân tộc - và tự phê bình mình cũng như mọi người có lúc đã sao nhãng việc học lập và dạy tiếng Pháp. Mỗi lúc thầy nói đến những điều đó, giọng thầy như nghẹn lại, lạc đi và gương mặt hằn lên những nếp nhăn đau đớn. Thầy còn nhấn mạnh rằng, chính tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa trong chốn lao tù, giúp mỗi người tù vượt tù "vượt ngục tinh thần", nuôi dưỡng lòng yêu nước.

Buổi học kết thúc, những tiếng kèn hiệu khiến thầy Ha-men xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm".

Những thay đổi của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng đã khẳng định một điều chắc chắn: Thầy là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và là người yêu nước sâu sắc.Kết quả hình ảnh cho hinh bố thí cái

Bình luận (0)
Munn ._.
28 tháng 1 2018 lúc 21:03

Chép mạng 

Bình luận (0)
super saiyan god
Xem chi tiết
Ơ Ơ BUỒN CƯỜI
28 tháng 5 2018 lúc 9:44

Câu 1 : Sau cuộc chiến tranh giữa Pháp và Phổ , nước Pháp thua trận, hai vùng An-dat và Loren giáp nước Phổ nên bị nhập vào Phổ.Cho nên hai vùng An-dat và Loren buộc phải học tiếng Phổ . Truyện được đặt tên là "Buổi học cuối cùng" không phải là nhân vật "tôi" không được đi học nữa mà đó là tiết học tiếng Pháp cuối cùng của nhân vật "tôi" , là lần cuối cùng thầy Ha-men dạy tiếng Pháp 

Câu 2 :                         "Đêm nay bác ngồi đó

                                    Đêm nay Bác không ngủ 

                                    Vì một lẽ thường tình 

                                    Bác là Hồ Chí Minh 

Ý nghĩa khổ thơ : Khẳng định việc Bác không ngủ là một lẽ thường tình . Bác dành cả cuộc đời mình vì dân vì nước . Khổ thơ cuối kết thúc đã nêu ý nghĩa câu chuyện của sự việc lên tấm khái quát làm cho người đọc thêm hiểu vì một chân lí đơn giản mà lớn lao . Bác không ngủ vì Bác là Hồ Chí Minh . Cái đêm không ngủ của Bác trong bài thơ chỉ là một trong nhiều đêm không ngủ của Bác . Một ngày đất nước chưa thống nhất đồng bảo Miền Nam chưa được tự do là một ngày Bác không ngủ yên 

Bình luận (0)
nguyen duc thang
28 tháng 5 2018 lúc 9:37

Câu 1 :

Được đặt tên "Buổi học cuối cùng" không phải vì nhân vật "tôi" không được đi học nữa
Bởi đó là tiết học cuối cùng nhân vật "tôi" được học bằng tiếng Pháp, là lần cuối cùng thầy Ha-men dạy tiếng Pháp. 
Và là lần cuối cùng được người thầy đáng kính truyền tình yêu quê hương đất nước vào trái tim nhân vật "tôi".

Câu 2 :

Khổ thơ cuối đã nâng cao ý nghĩa của câu truyện lên mootjj tầm khái quát lớn, làm cho người đọc thấu hiểu mọi chân lý đơn giản mà lớn lao, cái đêm không ngủ đc miêu tả trong bài thơ chỉ là 1 trong vô vàng những đêm Bác k ngủ . Bác k ngủ vì lo cho việc nc là lẽ thường tình của Bác Hồ vì Bác là 1 vị lãnh tụ, người cha chung thân yêu của đân tộc, cuộc đời của người gắn vs đân vs nc. Đó chính là lẽ sống nưng nui tất cả chỉ quên minh của Bác mà mọi người đều thấu hiểu

Bình luận (0)
Dương Lam Hàng
28 tháng 5 2018 lúc 9:41

Câu 1: Được đặt tên "Buổi học cuối cùng" không phải vì nhân vật "tôi" không được đi học nữa
Bởi đó là tiết học cuối cùng nhân vật "tôi" được học bằng tiếng Pháp, là lần cuối cùng thầy Ha-men dạy tiếng Pháp.
Và là lần cuối cùng được người thầy đáng kính truyền tình yêu quê hương đất nước vào trái tim nhân vật "tôi".

Câu 2: Đêm nay Bác ngồi đó
            Đêm nay Bác không ngủ
            Vì một lẽ thường tình
            Bác là Hồ Chí Minh.

Ý nghĩa: Đoạn thơ cuối khiến lòng ta gợi lên câu hỏi: "Tại sao Bác lại không ngủ?" Có thể nói, trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh... hai canh... lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành..."; rồi giữa rừng Việt Bắc trong chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" bởi Bác đã trở thành một biểu tượng, một "định nghĩa" về đức hi sinh, lo lắng cho dân, cho nước. Bác dành tình yêu thương hết mực lo nghĩ, vì dân vì nước, dành tình yêu hết mực cho quần chúng nhân dân và bộ đội.

Bình luận (0)
Lưu Tiến Long
Xem chi tiết
nguyễn đình nguyên
Xem chi tiết
Linh đã trở lại và tái x...
5 tháng 4 2018 lúc 21:17

Hướng dẫn trả lời câu hỏi:

a)  Thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng rất hiền từ, nhẹ nhàng với học sinh từ thái độ, lời nói, cử chỉ đến hành động, một số cử chỉ, hành động khác hẳn ngày thường.

b) Trang phục:

Thầy vận y phục đẹp khác hẳn so với những ngày bình thường.Thầy mặc chiếc áo rơ–đanh–gốt mà xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng cho những hôm nào có thanh tra hoặc phát thưởng.

c)

Lời nói: Thấy trò đến lớp muộn, thầy không giận dữ mà bộc lộ rõ cử chỉ yêu thương, trìu mến.Thái độ: ân cần, âu yếm, vị tha đối với học sinh. Cử chỉ:Không giống với những giờ học bình thường: "đi đi lại lại với cây thước sắt cặt dưới nách" mà hôm nay "trong lúc giảng bài, chốc chốc thầy lại đứng lặng im, mắt đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình như muốn mang theo ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy"... thầy thấy tan nát lòng vì chỉ ngày mai thôi, thầy phải từ gãi tất cả những vật ấy, những khung cảnh ấy.Nghe tiếng chuông đồng hồ nhà thờ điểm 12 giờ và tiếng kèn của bọn lính phổ xâm lước, người thầy Ha-men tái nhợt, thầy nghẹn ngào không nói được thành lời.Việc làm của thầy trong buổi học cũng lạ hơn so với ngày thường: thầy để cho các dân làng vào dự lớp.

d)

Buổi lên lớp cuối cùng này, thầy nói nhiều về tiếng Pháp, thầy dạy bằng tất cả trái tim yêu nước cháy bỏng và tình yêu tha thiết vô bờ đối với tiếng mẹ đẻ. Bởi thế, giờ học có sức tác động lớn đến tâm hồn trẻ thơ. "Hôm nay ... hết sức chú ý". Thầy giảng giải "Khi một dân tộc ... chốn lao tù". "Tất cả những điều thầy nói ... kiên nhẫn giảng giải đến thế".Hành động cuối cùng trong buổi học của thầy: "cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to: "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM !" là hành động biểu hiện tập trung nhất lòng yêu nước, yêu tiếng mẹ đẻ của thầy.

Bài nói tham khảo:

Vào một buổi sáng ấm áp, trong trẻo, ven rừng vẳng lên tiếng chim hót thánh thót khi gần khi xa, người dân Pháp bàng hoàng trước lệnh từ Béc-lin truyền xuống: các trường học vùng An-dát và Lo-ren của Pháp buộc phải chuyển sang học tiếng Đức (do nước Pháp bị thất thủ trong trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ). Thầy Ha-men - một giáo viên dạy Pháp văn, gần như cả đời gắn bó với miền quê An-dát đã dạy buổi học cuối cùng cho học sinh thân yêu trước lúc rời khỏi xứ sở này mãi mãi.

Có rất nhiều người làng đến dự buổi học ấy, trong đó có cả những cụ già cao tuổi như cụ Hô-de. Bằng sự thành kính, họ muốn tạ ơn người thầy đã bốn mươi năm tận tụy đem ánh sáng tri thức đến cho con em mình.

Hôm ấy, thầy vận chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, viền lá sen gấp nếp mịn và cái mũ lụa đen thêu. (Thầy chỉ mặc bộ lễ phục này vào những dịp long trọng như khi đón quan thanh tra hay phát phần thưởng cho học sinh). Mặc nó vào giờ phút ấy, thầy đã bộc lộ sự tôn vinh buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp một cách cảm động.

Thái độ của thầy với học sinh cũng khác với mọi ngày. Bình thường, thầy nổi tiếng nghiêm khắc. Không bao giờ thầy nhân nhượng với những học trò biếng lười, thích trốn học câu cá, bắn chim. Do đó, với cậu học sinh cá biệt như Phrăng, cây thước sắt khủng khiếp mà thầy kẹp dưới nách đã thành nỗi ám ảnh. Đi học muộn, Phrăng đã sợ hãi nghĩ đến lúc bị thầy quở mắng, bị kiểm tra bài cũ và bị vụt bằng thước kẻ. Nhưng, hôm nay, thay vì giận dữ, thầy lại dịu dàng giục cậu vào lớp. Nhìn mọi người bằng đôi mắt xanh buồn sâu thẳm, thầy xúc động nói:

   Đây là lần cuối cùng thầy dạy các con... Kẻ thù xâm lược buộc chúng ta phải học bằng thứ tiếng của chúng. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con. Thầy mong các con hết sức chú ý.

Phrăng choáng váng khi nghe thầy nói vậy. Cậu giận mình đã ham chơi hơn ham học để đến nỗi mới biết viết tập toạng. Đáng trách hơn nữa là trong buổi học này, cậu còn không đọc được trót lọt các quy tắc về phân từ. Thầy Ha-men đã không quở mắng cậu như mọi lần. Thầy chỉ ra những lầm lỗi của tất cả mọi người trong việc lần nữa, không tích cực học tiếng Pháp nên bây giờ vẫn không nắm vững ngôn ngữ của chính dân tộc mình. Thầy đau đớn thốt lên:

Ôi! Tai hoạ lớn của xứ An-dát chúng ta là bao giờ cũng hoãn việc học đến ngày mai. Giờ đây, kẻ thù của dân tộc có quyền bảo chúng ta rằng: “Thế nào! Các người tự nhận là dân Pháp, vậy mà các người chẳng biết đọc, biết viết tiếng của các người!”...

Trước lúc ra đi, thầy đã truyền tất cả tâm hồn và trí tuệ của mình vào bài học cuối cùng, kiên nhẫn giảng giải cho mọi người hiểu được điều kì diệu của ngôn ngữ dân tộc. Thầy khẳng định: Tiếng Pháp là thứ tiếng hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất. Mọi người phải bảo vệ nó, đừng bao giờ được phép quên lãng. Bởi, khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù!

Hôm ấy, Phrăng bỗng thấy bài giảng của thầy sao mà giản dị và dễ hiểu đến thế. Với tất cả nhiệt tình sôi sục, thầy Ha-men muốn truyền thụ ngay một lúc, toàn bộ tri thức của mình vào đầu óc non nớt của học trò, bởi đây là cơ hội cuôì cùng thầy dạy cho chúng những tri thức ngôn ngữ thiêng liêng của dân tộc.

Trong giờ viết tập, thầy đã chuẩn bị sẵn những tờ mẫu mới tinh trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới, trên có viết các từ Pháp, An-dát bằng chữ trông thật đẹp. Qua đó, thầy muốn khắc ghi trong tâm tưởng mọi người một chân lí: An-dát vẫn mãi mãi thuộc về nước Pháp, như máu chảy về tim, bất chấp ý muốn ngạo ngược của kẻ thù! Cả lớp im phăng phắc, chăm chú tập viết. Chỉ còn nghe thấy tiếng ngòi bút sột soạt, tiếng bồ câu gù thật khẽ trên mái nhà. Ai nấy đều nhận ra ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng nói dân tộc.

Khi học trò tập viết, thầy Ha-men thầy đăm đăm nhìn ngắm những đồ vật thân thuộc đã gắn bó với thầy suốt bốn mươi năm dạy học. Qua ánh mắt đau đáu ấy, thầy muốn mang theo hình ảnh thân thương của ngôi trường, của các học trò trong suốt phần đời còn lại. Trái tim thầy tan nát khi phải rời xa mái trường thân yêu, xa đám học trò nhiều phen khiến thầy phải phiền lòng nhưng chúng đã là tất cả cuộc đời thầy. Đau lòng nhưng thầy vẫn đủ can đảm để dạy cho đến phút cuối cùng. Khi chuông đồng hồ điểm 12 giờ, thầy đứng lặng trên bục giảng, người tái nhợt, tấm lưng của thầy bỗng còng hẳn xuống bởi một gánh nặng vô hình nào đó. Thầy nghẹn ngào nói không hết câu chào từ biệt. Bất ngờ, thầy quay về phía bảng, lấy hết sức bình sinh, viết thật to dòng khẩu hiệu: “Nước Pháp muôn năm!”.

Thực sự nước Pháp, cũng như các quốc gia khác trên thế giới đã thành bất tử trong tâm hồn của bao thế hệ học trò nhờ sự truyền giảng nhiệt thành về tình yêu Tổ quốc, yêu ngôn ngữ dân tộc của những người thầy đáng kính, giàu tâm huyết như thầy giáo Ha-men trong tác phẩm của nhà văn A. Đô-đê

Bình luận (0)
Tường Vy
Xem chi tiết
Minh Nhân
15 tháng 3 2021 lúc 22:09

   + Nội dung: truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu chân lí: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…”

Bình luận (0)
minh nguyet
15 tháng 3 2021 lúc 22:09

Tham khảo:

Chuyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát qua lời kể của cậu học trò Phrăng. Sáng hôm ấy, cậu bé Phrăng đến lớp hơi muộn và ngạc nhiên khi thấy lớp học có vẻ khác thường. Cậu thực sự choáng váng khi nghe thầy Ha-men nói đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Cậu thấy tiếc nuối và ân hận vì bấy lâu nay đã bỏ phí thời gian, đã trốn học đi chơi và ngay sáng nay cậu cũng phải đấu tranh mãi mới quyết định đến trường. Trong buổi học cuối cùng đó không khí thật trang nghiêm. Thầy Ha-men đã nói những điều sâu sắc về tiếng Pháp, đã giảng bài say sưa cho đến khi đồng hồ điểm 12 giờ. Kết thúc buổi học, thầy nghẹn ngào không nói nên lời, thầy cố viết thật to lên bảng: "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM".

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Diệu Ly
15 tháng 3 2021 lúc 22:10

Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng, Phrăng hiện lên là một chú bé hiếu động, thông minh, nhạy cảm, có tình yêu chân thành với người thầy, yêu nước sâu sắc.

Bình luận (0)