Vì sao nói tục ngữ là túi khôn của nhân dân ta?
Nhanh nha mình đang cần gấp ai đúng mình tick cho !
Các bạn ghi ngắn thôi nhé ko cần phải là đoạn văn đâu
Vì sao nói tục ngữ là "túi khôn" của nhân dân? ( Đoạn văn đấy, khoảng 7 dòng)
https://h.vn/hoi-dap/question/166836.html#tab_1
tham khảo ở đây nhé!
Tả ngôi nhà thân yêu của em (bài văn chứ ko phải là đoạn văn đâu nha) ko đc chép văn mẫu ko có lf mình ko chi tk đâu nha. Mà các bạn làm nhanh mình đang cần gấp.
Mỗi người đều có một mái ấm của riêng mình, một căn nhà nhỏ ấm cúng lưu giữ những tuổi thơ của mình. Em cũng vậy. Căn nhà của gia đình em là một căn nhà rất đẹp và khang trang.
Ngôi nhà của em là một căn nhà ba tầng thoáng mát và rộng rãi. Nhìn từ xa là có thể thấy tường nhà màu vàng ấm áp cùng giàn hoa giấy nở rộ trên tường nhà.. Chiếc cổng sắt lớn màu xanh đã bảo vệ an toàn cho ngôi nhà này suốt bao nhiêu năm qua. Tiến qua cánh cổng là một cái sân nhỏ được lát gạch đỏ. Ở hai bên sân là những chậu cây cảnh, những chậu hoa với đủ màu sắc và đủ loại luôn được mẹ em chăm sóc cẩn thận. Đi qua sân là đến căn nhà lớn. Đi qua cánh cửa gỗ là phòng khách rộng rãi với bộ bàn ghế và chiếc ti vi. Ở bàn luôn được trang trí bởi một lọ hoa do mẹ em cắm. Mỗi ngày mẹ đều hái hoa trong vườn rồi đem về cắm trong lọ. Trên tường là những bức ảnh chụp của gia đình em qua thời gian, những chiếc giấy khen của em được đóng khung treo lên cẩn thận. Đi sâu vào bên trong là phòng bếp – nơi mà mẹ nấu những món ăn ngon cho bố con em thưởng thức mỗi ngày. Căn phòng đầy đủ đồ dùng, lúc nào cũng được mẹ em lau dọn sạch sẽ và sáng bóng. Đi lên cầu thang chính là phòng ngủ của bố mẹ em, phòng ngủ của em và phòng thờ. Phòng ngủ của bố mẹ em khá lớn, bên trong không chỉ có chiếc giường mà còn có tủ quần áo, bàn làm việc của bố em và bàn trang điểm của mẹ em nữa. Phòng của bố mẹ em còn có cửa kính lớn, mở ra là sẽ ra ban công, đứng ở đó là có thể dễ dàng nhìn thấy khu vườn nhỏ tràn ngập hương thơm và sắc màu của mẹ con em. Phòng ngủ của em thì lại bé hơn vì chỉ có một mình em thôi. Ở góc phòng có một chiếc bàn học xinh in hình Hello Kitty, một chiếc cửa sổ lớn hướng ra ngoài đường phố đông đúc nhộn nhịp. Cuối cùng chính là phòng thờ. Căn phòng này luôn tràn ngập mùi hương trầm, mang không khí trang trọng cổ kính bởi đây là nơi nhà em thờ tổ tiên cùng các vị thần. Mỗi ngày chủ nhật cuối tuần, em đều phụ giúp mẹ dọn dẹp căn nhà cho sạch sẽ. Khi rảnh rỗi, hai mẹ con lại thay đổi vài vật dụng trong nhà để thay đổi cách bài trí cho đẹp hơn
Em rất yêu căn nhà của mình. Bởi đó là mái ấm, là nơi em lớn lên. Căn nhà không chỉ có ác dụng che mưa che nắng mà còn là nơi cất giữ tình yêu và kỷ niệm gia đình của em, là nơi đón em sau mỗi lần đi xa trở về.
https://olm.vn/hoi-dap/detail/265426474828.html
viết đoạn văn nói về 1 trong những truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta
các bạn làm nhanh nha mình đang cần gấp
Tham khảo:
Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Từ xa xưa, những tinh thần yêu nước được được bộc lộ rõ nhất ở các tấm gương anh hùng như hai bà Trưng, bà triệu, Trần Hưng Đạo v.v... Nhưng đó là ở thời chiến tranh. Cũng bây giờ – thời bình - thời kì hiện đại hóa với những máy móc, dụng cụ đang ngày càng hữu dụng, thiết thực. Xã hội ngày một tiến lên, mọi thứ đã thay đổi nhiều, chỉ riêng tấm lòng yêu nước của mỗi cá nhân vẫn không bị mờ phai. Trong cuộc sống những tư tưởng, việc làm giúp phát triển kinh tế nước nhà phần nào là tinh thần yêu nước.
THAM KHẢO:
Tôn sư trọng đạo không chỉ còn là vấn đề đạo đức mà còn tả một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Đó cũng là yếu tố quan trọng làm nên nền tàng đạo đức của xã hội văn minh. Tôn sư trọng đạo là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của loài người trẻ em là tờ giấy trắng thì người cầm cây bút viết lên những tờ giấy trắng ấy những trang thẳng hàng, rõ nét, rõ chữ nhất chính là thầy cô giáo. Tôn trọng những người giữ vai trò truyền đạt tri thức nhân loại cho thế hệ sau là thể hiện của tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng miềm tin cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế "tôn sư" không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, biểu hiện của văn minh, tiến bộ. "Đạo" cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, là những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn để đạo đức xã hội. Đó là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết coi trọng tinh thần ham học hỏi, để cao truyền thông ham họcTôn sư trọng đạo là một truyền thông đạo đức vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy.
Nhân dân ta thường nói :" người không học như ngọc hông mài " . Em hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ ấy
Ko chép mạng nha bạn nhanh lên mình cần gấp !
Chiều nay mình thi rồi
Con người ta ai cũng muốn thành đạt .Nhưng con đường dẫn đến thành công thường quanh co khúc khuỷu và lắm chông gai .Để động viên con người vững chí , bền gan phấn đấu và tin tưởng ở thắng lợi ,cha ông ta dặn dò con cháu qua câu tục ngữ :
" Có công mài sắt có ngày nên kim "
Ai cũng biết cây kim bé nhỏ tới mức nào nhưng cũng hoàn hảo tới mức nào . Thân kim bằng sắt tròn ,mảnh ,nhỏ xíu .Đầu kim nhọn sắt .Trôn kim cũng có một lỗ nhỏ xíu để luồn chỉ qua .Có thể kim mới trở thành một vật có ích cho cuộc đời .Còn sắt là vật liệu làm nên kim . Chỉ có điều ,làm từ sắt nên kim là cả một quá trình tôi luyện , mài dũa công phu bền bỉ . Nhưng có đi có lại .Ai có công mài sắt bền bỉ ,kiên trì sẽ có ngày nên kim .Đức kiên trì ,chí bền bỉ chính là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công .
Thực tế cuộc sống đã cho thấy điều đó là hoàn toàn có cơ sở .Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta , chúng ta phải thực hiện chiến lược trường kì kháng chiến ,nhất định thắng lợi .Từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê đén cuộc kháng chiến chông Pháp ,chống Mĩ của nhân dân ta trong những năm vừa qua ,tát cả đều thử thách ý chí kiên trì ,bền gan vững chí của cả dân tộc .Và cuối cùng chúng ta đã giành được thắng lợi ,đã giành được độc lập
cho dân tộc ,tự do cho nhân dân .Nhờ kiên trì kháng chiến ,nhân dân ta thành công .
Trong đời sống lao động sản xuất ,nhân dân ta cũng nhiều lần thể hiện đức kiên nhẫn dáng khâm phục .Nhìn những con đê sừng sững đôi bờ sông Cầu , sông Hồng ,sông Đáy ,sông Thương ,chúng ta hiểu được cha ông ta đã kiên trì ,bền bỉ tới mức nào để ngăn dòng nước lũ ,bảo vệ mùa màng trên đồng bằng Bắc Bộ .Chỉ với đôi bàn tay cầm mai , đôi vai vác đất ,hoàn toàn là sức lao động thủ công ,không có máy xúc ,máy ủi ,máy gạt ,máy đầm như ngày nay ,cha ông ta đã kiên trì ,quyết tâm lao động và thành công .
Trong học tập ,đức kiên trì lại càng cần thiết dể có được thành công .Từ một em bé mẫu giáo vào lớp một ,bắt đầu cầm phấn viết chữ O đầu tiên đến khi biết đọc ,biết viết ,biết làm toán rồi lần lượt mỗi năm một lớp ,phải mất 12 năm mới hoàn thành những kiến thức phổ thông .Trong quá trình lâu dài ấy ,nếu không có lòng kiên trì luyện tập ,cố gắng học hành ,làm sao có ngày cầm được bằng tốt nghiệp .Người bình thường đã vậy ,với những người như Nguyẽn Ngọc Kí ,lòng kiên trì bền bỉ lại càng cần thiết để vượt qua khó khăn .Vốn bị liệt hai tay từ nhỏ ,anh đã kiên trì luyện viết bằng chân để có thể đến lớp cùng bạn bè .Đức kiên trì đã giúp anh chiến thắng số phận .anh đã học xong phổ thông ,học xong đại học và trở thành thầy giáo ,một nhà giáo ưu tú .
Thế mới biết ý chí ,nghị lực ,lòng kiên nhẫn ,sự bền bỉ đóng vai trò quan trọng tới mức nào trong việc quyết định thành bại của mỗi công việc nói riêng và cả sự nghiệp của mỗi con người nói chung .Có mục đích ban đầu dung đắn - chưa đủ ; phải có lòng kiên trì ,nhẫn nại cọng với một phương pháp làm việc năng động và sáng tạo thì chúng ta mới có thể biến ước mơ thành hiện thực .
Bàn luận về một vấn đề có tầm cỡ lớn lao là sự nghiệp mà lại lấy hình ảnh của một sự vật thật bé nhỏ là một cây kim để nói ,ông cha ta phải có chủ ý rõ ràng và sâu sắc ,gửi gắm trong lời khuyên giản dị như một triết lí : có công mài sắt có ngày nên kim .caau tục ngữ không chỉ là một bài học về ý chí mà còn là lời động viên chân tình : hãy lạc quan ,tin tưởng .
Kế thừa và phát huy quan niệm của ông cha ,với những kinh nghiện trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình ,Bác Hồ đã khuyên thanh niên:
" Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyet chí ắt làm nên"
Việc tu dưỡng ,rèn luyện của mỗi con người phải được tiến hành thường xuyên ,liên tuc .Kinh nghiện của thế hệ trước là lời khuyên quí báu ,lời cổ vũ thanh thiếu niên trên con đường phấn đấu xây dựng cuộc sống tốt đẹp
viết 1 đoạn văn ngắn nói về tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Chỉ ra các trạng ngữ và giải thích vì sao cần thêm trạng ngữ cho các trường hợp ấy
viết ngắn thôi đừng viết dài
Tham khảo:
Trước kia, khi giặc ngoại xâm lấn, yêu nước là đứng lên đấu tranh để bảo vệ lãnh thổ nước nhà. Ngày nay, bờ cõi yên bình, lòng yêu nước được thể hiện trên nhiều phương diện. Với em, em thể hiện tình yêu đất nước của mình bằng cách yêu quê hương, yêu những người làng xóm, yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh. Em yêu cả cánh đồng lúa quê hương, yêu đồng cỏ xanh biếc, yêu gốc đa già, yêu cả những chú chim non. Em còn thể hiện tình yêu đất nước của mình bằng lối sống sẻ chia, thương người như thể thương thân, biết xót thương người khốn khó, giúp đỡ các bạn còn nghèo khó, vất vả. Em hiểu được rằng yêu đất nước là góp sức mình dựng xây đời, vì vậy, ngày ngày em luôn nỗ lực học tập để mở rộng, trau dồi kiến thức. Sau này khi trưởng thành, sẽ góp sức mình xây dựng quê hương, nước nhà giàu đẹp, sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Hy vọng rằng, ai trong chúng ta cũng phải phát huy lòng yêu nước để tạo nên một dân tộc Việt Nam đoàn kết, vững mạnh và trường tồn với thời gian.
Trạng ngữ chỉ thời gian: Trước kia, (cho thấy tinh thần yêu nước của nhân dân ta đã có từ lâu rồi)
Mong tất cả các bạn thứ tha cho mình vì mình mình không chịu được nữa rồi. Theo suy nghĩ của mình thì mình thấy :
1. Nhận xét thật:
- Nói ra khuyết điểm, chúng nó Dislike ngay, không chịu thừa nhận rồi còn chửi ( WHAT ? )
- Nói : " Bạn dễ thương quá / Tick mình đi bạn / Yêu bạn quá /.... " Chúng nó tick liền rồi nói : " Cảm ơn bạn nhé, chúng mình kết bạn đi. Dính vào bọn trẩu thì I LOVE U ( Ai lớp du =.0 ) Yêu nhau liền nhất là bọn tiểu học
2. Đăng linh tinh :
- Đăng tỏ tình đủ thể loại. Chửi cho ko nhục, đúng hơn là dậy dỗ chưa đúng. Chúng ta nói vậy thì làm được gì? Vẫn sẽ như vậy thôi, thử đặt mình vào hoàn cảnh đi!
- Kết bạn : Mình thấy cũng ok vì đây là cộng đồng các bạn học sinh từ khắp miền trên đất nước nhưng mình nghĩ nên đăng ở học bài thì hơn. Nói đến đây mình lại thấy liên quan đến câu 1 : Chúng ta ghi : " Kb nhé nhưng đừng đăng linh tinh , đọc nội quy nha " và một đứa ghi :" Kb nhé bạn ưi ^.^ ! " . Bạn biết người đó sẽ tick ai. Phải đến 2/3 tick cho cái 2 ( theo quan sát của mình )
3. Nói đến cộng tác viên :
- CTV giúp đỡ : Không phải CTV nào cũng giỏi hết đâu. Mỗi người một điểm mạnh . Mình thấy rằng Cứ ai đăng câu hỏi lên cũng phải có câu đừng chép mạng nhé, nhất là văn. Các bạn nói vậy thì không phải chính các bạn đang chép bài à? Các cộng tác viên tìm bài văn trên mạng cop vào rùi cho chúng ta tham khảo , đấy ko phải sai, ko phải phạm nội quy của bạn, ko phải vì vậy mà ko tick. Cũng chính mình là từng làm như vậy ( mình đã hiểu ^.^ )
Đến đây, thì xin cảm ơn và cũng xin lỗi CTV cũng như các bạn vì làm mất thời gian và đăng linh tinh. Chúc buổi tối tốt lành ~.~
Tiện thì nếu các bạn muốn tick có thể viết một đoạn văn bằng tiếng anh tùy chủ đề bạn thích nhé
Bạn nói rất đúng cho 10 điểm
và đoạn văn Tiếng Anh ưa thích của mk:
FAMILY
I cannot imagine living my life without my family by my side. Family is very important and valuable to me and is something that should never be taken for granted. Without my family, a large part of my life and culture would be missing.
Whether it’s my grandparent, my two sisters, my mom, or my dad, I know I can always count on someone to help me feel better. In fact, I think that this is probably the most important thing that my family has taught me; a family is made up of people who you can trust and who you can count on.
Too many times today, we read in the papers about families where parents abuse their children, verbally and physically. What these parents don’t realize is that they are either beginning or involving themselves in a vicious circle of hate in families. When parents abuse their children, they are telling their children that that is the way to raise children, and this is what their children learn. I was lucky, I have learned differently, because my family cares about me, and I care about them.
In this world of doubt, insecurity, and fear, my family is always there for me, holding their arms open to me with love. On the first day of first grade, I didn’t want to go to school, I had butterflies in my stomach and I found it difficult to walk because I was so nervous. The only reason that I finally went into the classroom is because my mom walked in with me, and promised me that as soon as school was out, she’d be there waiting for me, ready to bring me back to where I felt most comfortable, my family.
Luckily, I’m a little more grown up now; I can go into school by myself, and in a couple of years, when I go away to college, I’ll really have to go to school by myself. There will be no one who I will know at college. Of course I know I’ll make friends, but none of them will mean as much to me as my family does.
tk cho mk nhá
Bạn nói rất đúng.Mình cũng cảm thấy như bạn nhưng ko dám nói vì sợ báo cáo và cảm ơn bạn đã nói hộ tiếng lòng của mình
Bàn về tục ngữ có ý kiến cho rằng: "Tục ngữ là túi khôn của nhân dân". Bằng vốn hiểu biết của mình về tục ngữ, em hãy làm sáng tỏ điều trên. Ai làm nhanh và hay nhất mình sẽ tick cho. 🙃🙃🙃🙃🙃🙃
Ca dao là những bài hát từ trái tim người Việt bình dân xa xưa. Nó là lời tâm sự, là tiếng than, là nỗi lòng thầm kín của những con người Việt Nam vô danh sống thầm lặng đó đây. Bên cạnh đó, có ý kiến rằng Tục ngữ là túi khôn của nhân loại. Vậy sau đây, chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa và làm sáng tỏ ý kiến này.
Thông thường “túi” là một cái bọc đựng đồ dùng như “túi tiền, túi trà, túi gạo” nhưng đặc biệt hơn cả là “túi khôn”; tức là cái vật dụng trong đó chứa tất cả trí khôn. Dù ai sinh ra ngu dốt cách mấy, nắm được “túi khôn” trong tay cũng trở nên thông minh sắc sảo và thành công trong đời. Suy rộng ra, “túi khôn của nhân loại” là tất cả những kinh nghiệm hay nhất của toàn bộ những người khôn ngoan ở khắp mọi nơi: trên rừng, dưới biển, ngoài sông, trong núi v.v.. Vì sao vậy? Vì con người hơn các loài khác ở trí tuệ, từ trí tuệ phát sinh ngôn ngữ. Tục ngữ là thành tựu của ngôn ngữ, của trí tuệ và kinh nghiệm sống của loài người. Nó lại được lưu truyền bằng nghệ thuật sử dụng vần, đối cho dễ nhớ, dễ thuộc.
Lý do tiếp theo khiến tục ngữ trở thành trí khôn vì nó là kinh nghiệm của nhiều thế hệ loài người đã từng trải qua lao động sản xuất, đã từng sống trong những hoàn cảnh nghiệt ngâ nhất như thiên tai, bệnh hoạn, đói khát, chiến tranh. Từ đó, cha ông ta đã dùng trí tuệ đề rút ra những kinh nghiệm rồi truyền lại cho thế hệ con cháu để con cháu mình thành công hơn lớp người đi trước. Kho tục ngữ Việt Nam còn lại đến ngày nay là một bằng chứng thể hiện như: đấu tranh thiên nhiên, lao động sản xuất, kinh nghiệm về học tập, cách xử thế… Những câu tục ngữ về đấu tranh thiên nhiên có nhiều câu hay thể hiện trí khôn và lời khuyên nhủ của ông cha ta như: Nước chảy đá mòn, Ở bầu thì tròn ở ống thì dài, họ còn lưu truyền lại cách tiên đoán thời tiết như:
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm
Hoặc: Cơn đàng Đông vừa trồng vừa chạy
Cơn đằng Nam vừa làm vừa chơi
Bên cạnh đó, tục ngữ Việt Nam còn truyền lại những kinh nghiệm sản xuất như:,
Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống
hay:
Gà đen, chân trắng, mẹ mắng cũng mua..
Gà trắng, chân chì, mua chi giống ấy.
Về học tập, cha ông ta đã truyền lại những kinh nghiệm quý như: Học một biết mười, Đi một ngày đàng học một sàng khôn, Học ăn, học nói, học gói, học mở, Học thầy không tày học bạn, Tiền học lễ, hậu học văn, Có học phải có hạnh.. Phong phú hơn cả, quý báu hơn cả là trí khôn của người xưa trong lãnh vực xử thê và rèn luyện nhân cách, đạo đức làm người. Trong lãnh vực này, tục ngữ còn lưu lại những bài học có giá trị như Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, Uống nước nhớ nguồn, Lá rụng về cội… Những lúc thôi chỉ ngã lòng, bên tai nghe những câu: Còn nước còn tát, Có công mài sắt, có ngày nên kim, Lửa thử vàng, gian nan thử sức, chúng ta như được truyền thêm sức mạnh cho mình khi trưởng thành. Bước ra xã hội, ông bà ta lại khuyên nhủ, dạy dỗ con cháu phải có một cách sống đúng đắn đề mọi người yêu thượng. Đó là Nhàn cư vi bất thiện, Giấy rách phái giữ lấy lề, Thương người như thể thương thân..v.v..
Nói tóm lại, ý kiến cho rằng Tục ngữ là trí khôn của nhân loại thật là chính xác. Điều đó đúng cho cả tục ngữ Việt Nam và cả tục ngữ trên thế giới. Chúng em cần ra sức tìm hiểu, sưu tầm và học tập đề làm giàu vốn hiểu biết cho mình và khỏi phụ lòng tiền nhân. Như thế mới là cách đền đáp phần nào công ơn của tổ tiên ta đã đổ bao mồ hôi và xương máu để tô bồi non sông này.
Qua bao thăng trầm lịch sử, ông cha ta đã để lại cho nhân dân Việt Nam nhiều tài sản quý giá, trong đó ca dao tục ngữ là những tài sản quan trọng và vô giá. Ca dao là lời bài hát từ trái tim người Việt, là lời tâm sự, là tiếng than thở, là nỗi niềm thầm kín của những con người Việt Nam. Ngược lại, tục ngữ được đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn của cha ông ta để lại cho con cháu. Vì vậy, tục ngữ chính là “túi khôn” của nhân dân.
Trong đời sống lao động hàng ngày, ông cha ta đã đúc kết ra rất nhiều kinh nghiệm, những kinh nghiệm lâu đời đó đã được khẳng định, chứng minh qua thực tiễn hàng ngày và đã được thể hiện dưới những câu nói, những câu hát, những câu thơ mang tính chất đơn giản. Qua thời gian, nhờ sự sáng tạo của nhân dân, những câu nói thường ngày đã ngàng càng phát triển có vần điệu, giàu hình ảnh. Từ đó, trở thành tục ngữ, thành những “túi khôn” của nhân dân. Những “túi khôn” giúp chúng ta vận dụng trong đời sống, thực tiễn ở mọi lúc, mọi nơi. “Túi khôn” tức là cái vật dụng trong đó chứa tất cả trí khôn, những tinh hoa được đúc kết từ thực tiễn được coi là kim chỉ nam trong cuộc sống con người. Tục ngữ dân gian Việt Nam là thành tựu của ngôn ngữ, của trí tuệ và kinh nghiệm sống, phản ánh chung về những kinh nghiệm, luân lí, công lí, phán xét của con người. Ví dụ như: “Bút sa gà chết”, “Có tật giật mình”, “Cơm treo, mèo nhịn đói”, “Việc bé, xé ra to”, “Một điều nhịn, chín điều lành”, hay như “Đi chợ ăn quà, về nhà đánh con”, “Gà cựa dài thì rắn, gà cựa ngắn thì mềm”…
Trong lao động, con người dần dần được tôi luyện, con người học được cách phân biệt cái tốt, điều xấu, thiệc, ác. Những câu tục ngữ thường sâu lắng, là những tư tưởng, quan điểm mà dân gian ta gửi gắm vào đó, chúng chính là những suy nghĩ, những điều thấm thía mà ông cha ta đã tích lũy được. Giữa người với người xuất hiện những câu tục ngữ rút ra ở sinh hoạt, có tính chất nhận xét, giải thích, khuyên răn, theo một luân lí và thế giới quan cảm nhất định. Kho tục ngữ Việt Nam còn lại đến ngày nay là một bằng chứng của sự đấu tranh với thiên nhiên, những kinh nghiệm lao động sản xuất, kinh nghiệm về học tập, cách xử thế… của cha ông.
Qua bao thăng trầm lịch sử, ông cha ta đã để lại cho nhân dân Việt Nam nhiều tài sản quý giá, trong đó ca dao tục ngữ là những tài sản quan trọng và vô giá. Ca dao là lời bài hát từ trái tim người Việt, là lời tâm sự, là tiếng than thở, là nỗi niềm thầm kín của những con người Việt Nam. Ngược lại, tục ngữ được đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn của cha ông ta để lại cho con cháu. Vì vậy, tục ngữ chính là “túi khôn” của nhân dân.
Trong đời sống lao động hàng ngày, ông cha ta đã đúc kết ra rất nhiều kinh nghiệm, những kinh nghiệm lâu đời đó đã được khẳng định, chứng minh qua thực tiễn hàng ngày và đã được thể hiện dưới những câu nói, những câu hát, những câu thơ mang tính chất đơn giản. Qua thời gian, nhờ sự sáng tạo của nhân dân, những câu nói thường ngày đã ngàng càng phát triển có vần điệu, giàu hình ảnh. Từ đó, trở thành tục ngữ, thành những “túi khôn” của nhân dân. Những “túi khôn” giúp chúng ta vận dụng trong đời sống, thực tiễn ở mọi lúc, mọi nơi. “Túi khôn” tức là cái vật dụng trong đó chứa tất cả trí khôn, những tinh hoa được đúc kết từ thực tiễn được coi là kim chỉ nam trong cuộc sống con người. Tục ngữ dân gian Việt Nam là thành tựu của ngôn ngữ, của trí tuệ và kinh nghiệm sống, phản ánh chung về những kinh nghiệm, luân lí, công lí, phán xét của con người. Ví dụ như: “Bút sa gà chết”, “Có tật giật mình”, “Cơm treo, mèo nhịn đói”, “Việc bé, xé ra to”, “Một điều nhịn, chín điều lành”, hay như “Đi chợ ăn quà, về nhà đánh con”, “Gà cựa dài thì rắn, gà cựa ngắn thì mềm”…
Trong lao động, con người dần dần được tôi luyện, con người học được cách phân biệt cái tốt, điều xấu, thiệc, ác. Những câu tục ngữ thường sâu lắng, là những tư tưởng, quan điểm mà dân gian ta gửi gắm vào đó, chúng chính là những suy nghĩ, những điều thấm thía mà ông cha ta đã tích lũy được. Giữa người với người xuất hiện những câu tục ngữ rút ra ở sinh hoạt, có tính chất nhận xét, giải thích, khuyên răn, theo một luân lí và thế giới quan cảm nhất định. Kho tục ngữ Việt Nam còn lại đến ngày nay là một bằng chứng của sự đấu tranh với thiên nhiên, những kinh nghiệm lao động sản xuất, kinh nghiệm về học tập, cách xử thế… của cha ông.
Những câu tục ngữ về thiên nhiên thể hiện rất rõ đó là “túi khôn” và lời khuyên nhủ của ông cha ta muốn truyền đạt tới con cháu đời sau như: “Nước chảy đá mòn”, “Ở bầu thì tròn ở ống thì dài”, “Cầu vồng móng cụt, không lụt thì mưa”, “Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước”…. Hay những câu tục ngữ về cách tiên đoán thời tiết như: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa. Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”, “Đừng giống buồm trong giông bão”, “Kiến đen tha trứng lên cao. Thế nào cũng có mưa rào rất to”….Về học tập, cha ông ta có những kinh nghiệm quý được đúc kết qua các câu tục ngữ như: “Học một biết mười”, “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”, “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, “Học thầy không tày học bạn”, “Tiền học lễ, hậu học văn”, “Học đi đôi với hành”… Phong phú hơn cả, quý báu hơn cả là trí khôn của người xưa trong cách rèn luyện nhân cách, đạo đức làm người. Trong vấn đề này, tục ngữ còn lưu lại những bài học vô giá như: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Lá rụng về cội”… Hay những câu cổ vũ, muốn làm mọi người thêm vững niềm tin vào tương lai như: “Còn nước còn tát”, “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”…
Mọi câu tục ngữ đều đã được chứng thực vào mọi lĩnh vực trong cuộc sống thực tiền của chúng ta. Vấn đề về thiên nhiên, các câu tục ngữ đều được dựa trên những hiện tượng thường xuyên của tự nhiên của gió, của nắng mưa, bão táp, các hiện tượng của ngày, của năm, của tháng, của mùa. Chúng ta như được truyền thêm sức mạnh tri thức cho mình khi dần trưởng thành qua những câu tục ngữ, qua “túi khôn” của nhân dân. Bước ra xã hội, ông bà ta lại khuyên nhủ, dạy dỗ con cháu rất nhiều việc nhưng có những việc thì chính chúng ta khi đã trải qua thì các thấm thía các câu tực ngữ, những lời dạy đúng đắn của cha ông.
Tục ngữ Việt Nam thể hiện những vấn đề trong xã hội, như một hành trang kiến thức, một kiểu thể loại văn học dân gian, ông cha ta để lại giúp chúng ta có thể sử dụng như một công cụ hữu ích trong công việc, cuộc sống. Tục ngữ vừa mang tính chất dân gian, dễ hiểu, gần gũi với đời thường, vừa đúng đắn thiết thực với con người. Có những câu tục ngữ thông qua một số sự vật, hình ảnh, thường là những sự vật tiêu biểu, phổ biến để ẩn ý, làm người nghe phải suy nghĩ, liên tưởng đến một vấn đề nào đó có nghĩa tương tự trong cuộc sống. Tục ngữ còn được sử dụng trong những lối chơi chữ, đối nghĩa, những câu thơ mang tính đối đáp. Vì vậy, tục ngữ càng thâm sâu, đúng đắn và hữu ích hơn trong thực tiễn.
Chính vì vậy, câu “tục ngữ là túi khôn” của nhân dân quả không sai. Tục ngữ như một ngọn đèn chân lí của xã hội bất diệt, song hành cùng thời gian và trí tuệ con người Việt.
Chứng minh tục ngữ là túi khôn, kho báu của cha ông ta – Bài làm 3
Trong đời sống, lao động học tập, ông cha ta – những thế hệ đi trước đã có những kinh nghiệm, những đúc kết lâu đời mà nó đã được khẳng định, liên hệ với thực tế qua nhiều thế hệ. Những đúc kết, kinh nghiệm đó đã được thể hiện dưới những câu nói hằng ngày, mang tính chất đơn giản. Qua thời gian, nhờ sự sáng tạo của nhân dân, những câu nói thường ngày đó đã được thể hiện, bộc lộ dưới những câu từ vần điệu, âm sắc, ngắn gọn, giàu hình ảnh và có tính biểu trưng cao, phổ biến trong nhân gian. Đó chính là những “túi khôn” giúp chúng ta vận dụng trong đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói ở mọi lúc, mọi nơi. Chúng như lời gợi ý, sự trợ giúp giúp chúng ta có thể định hướng được con đường đúng đắn, hợp lí nhất. Tục ngữ dân gian Việt Nam được chia làm nhiều nhóm như tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất ; tục ngữ về con người xã hội… Nó phản ánh chung về những kinh nghiệm, luân lí, công lí, cũng có khi là sự phê phán.
Trong lao động, lí trí của con người đã được tôi luyện, con người đã biết phân biệt cái tốt, điều xấu, ý thức được về thẩm mỹ. Những sáng tác dân gian truyền miệng sâu lắng, những tư tưởng, quan điểm mà dân gian ta gửi gắm vào đó, chúng chính là những suy nghĩ, những điều thấm thía mà ông cha ta đã cảm nhận được. Thời xưa, tuy chưa có khoa học, nhưng bằng kinh nghiệm, tổ tiên chúng ta cũng đã nắm được trong một chừng mực nhất định quy luật của thiên nhiên.
Giữa người với người xuất hiện những câu tục ngữ rút ra ở sinh hoạt, có tính chất nhận xét, giải thích, khuyên răn, theo một luân lí và thế giới quan cảm nhất định.
Trong những việc đối nhân, xử thế, những người có trí thức thời xưa thường mượn những lời lẽ thánh hiền hoặc của những bậc cao nhân được trọng vọng để củng cố, khẳng định ý kiến, đề nghị của mình. Trong trường hợp ấy, những người lao động không có sách vở, họ chỉ biết dựa vào những thực tế, nói lên những câu tục ngữ là người nghe sẽ đồng tình, vì đó là ý kiến tập thể chung đúc lại. Tục ngữ được cấu tạo nên bởi lí trí nhiều hơn là cảm xúc. Tư tưởng trong tục ngữ là những tư tưởng hùng hồn, đanh thép, sắc bén, nhạy cảm nhưng cũng có lúc mềm dẻo, yểu điệu nhưng vẫn thể hiện được tinh thần cương trực biết dựa vào lẽ phải. Thanh điệu trong tục ngữ luôn luôn có, được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và một trong những hình thức thể hiện là vần. Vần trong tục ngữ thường là vần lưng tức vần giữa câu. Ví dụ:
Bút sa gà chết
Có tật giật mình.
Những câu năm chữ:
Cơm treo, mèo nhịn đói
Việc bé, xé ra to.
Những câu sáu chữ:
Một điều nhịn, chín điều lành
Hay những câu nhiều chữ, có vần cách nhau hai ba chữ như:
Đi chợ ăn quà, về nhà đánh con
Gà cựa dài thì rắn, gà cựa ngắn thì mềm.
Đi sâu vào một vấn đề ta mới thấy được ý nghĩa của tục ngữ.
Chẳng hạn trong vấn đề về thiên nhiên, phần nhiều các câu tục ngữ đều được dựa trên những hiện tượng thường xuyên của tự nhiên như sự vận động của Trái đất, của gió, của nắng mưa, bão táp, các hiện tượng xảy ra trong ngày, trong năm, trong tháng, trong mùa.
Ví dụ “Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt”, trong thực tế vào tháng bảy, tháng tám ở Bắc bộ thường xẩy ra những trận bão lụt, kiến là một loài nhạy cảm với thời tiết nên dự cảm trước, chúng bò lên cao, tránh chỗ thấp để không bị lụt cuốn trôi, ổn định được đời sống, và khi lụt xong đất ẩm, dễ đào lại tổ.
Hay câu tục ngữ: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối”. Theo tự nhiên hay sự vận động của Trái Đất quanh mặt trời và quay quanh trục, vào tháng năm, tháng mười, từng bộ phận, toạ độ trên trái đất có góc chiếu từ mặt trời đến lớn hoặc nhỏ, hơn nữa còn phụ thuộc vào nửa cầu nào ngả về phía mặt trời sẽ nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt nên dẫn đến các hệ quả là đêm, ngày, ngắn hoặc dài. Tuy nhiên ngày xưa, ông cha ta chỉ biết dựa theo những quy luật, những điều xảy ra mà mắt thấy, tai nghe mà phát thành lời. Do đó mà mới có câu tục ngữ trên.
Nói chung những câu tục ngữ không mang ý kiến của một riêng ai, nó không mang một tính chất, một đặc điểm của bất cứ một cá nhân nào, nó thể hiện những vấn đề trong xã hội, đề cập về nhiều mặt, nó còn như một hành trang kiến thức, một kiểu thể loại văn học dân gian, công chúng do thế hệ trước hay nói cụ thể hơn là ông cha ta để lại giúp chúng ta có thể sử dụng như một công cụ hữu ích về tinh thần, ý tưởng. Xét cho cùng tục ngữ có hình thức và nội dung cực kì hoàn hảo, vừa cân đối, hài hoà, lại vừa mang tính chất dân gian, dễ hiểu, gần gũi với đời thường. Có những câu tục ngữ chỉ hiểu theo nghĩa đen tức là nghĩa của chúng được cấu thành dựa trên nghĩa của từng từ tạo nên nó. Nhưng cũng có những câu tục ngữ lại được hiểu theo nghĩa bóng tức là thông qua một số sự vật, hình ảnh, thường là những sự vật tiêu biểu, phổ biến để ẩn ý, làm người nghe phải suy nghĩ, liên tưởng đến một vấn đề nào đó có nghĩa tương đồng, nó thể sử dụng vào một số trường hợp tế nhị, khó nói hoặc nhắc khéo để dạy bảo, khuyên răn một vấn đề, lĩnh vực nào đấykhiến người khác không bị tổn thương, xấu mặt, mất danh dự. Tục ngữ còn được sử dụng trong những lối chơi chữ, đối nghĩa, những câu thơ mang tính đối đáp. Có những câu tục ngữ vừa đọc ta có thể cảm nhận được nghĩa chúng ngược nhau nhưng thực chất là chúng bổ sung, nâng đỡ, tôn nhau, làm hoàn chỉnh nhau và mỗi câu tục ngữ đều khẳng định nổi bật, nâng cao tầm quan trọng vấn đề về một mặt, một lĩnh vực nào đó. Ví dụ hai câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên” và câu “Học thầy không tày học bạn”. Câu đầu tiên khẳng định tầm quan trọng của người thầy trong con đường học tập của học sinh nhưng trong thực tế có một số trường hợp chúng ta ngại hỏi thầy mà khi hỏi bạn thì trạng thái sẽ được thoải mái, tự tin, xem xét kĩ mọi vấn đề mà không sợ ảnh hưởng đến những vấn đề tế nhị. Câu thứ hai đã đề cập và giải thích điều đó. Nói chung cả hai câu tục ngữ trên đều khuyên răn sự học hỏi, cần cù, hãy biết kết bạn, mở rộng quan hệ để đạt được mục đích một cách tối ưu nhất. Chính vì vậy có câu “tục ngữ là túi khôn” quả không sai. Khi đọc tục ngữ, chúng ta cần thấm thía, cảm nhận từng từ, từng ý nghĩa mà nó đem lại, hãy biết tổng hợp, phân tích để có thể cảm thụ được câu tục ngữ đó một cách vĩ mô, tổng thể nhất. Có thể nói tục ngữ như một tác phẩm, một ngọn đèn chân lí của xã hội, cộng đồng mà luôn tồn tại, bất diệt, song hành cùng thời gian và trí tuệ con người.
Mong tất cả các bạn thứ tha cho mình vì mình mình không chịu được nữa rồi. Theo suy nghĩ của mình thì mình thấy :
1. Nhận xét thật:
- Nói ra khuyết điểm, chúng nó Dislike ngay, không chịu thừa nhận rồi còn chửi ( WHAT ? )
- Nói : " Bạn dễ thương quá / Tick mình đi bạn / Yêu bạn quá /.... " Chúng nó tick liền rồi nói : " Cảm ơn bạn nhé, chúng mình kết bạn đi. Dính vào bọn trẩu thì I LOVE U ( Ai lớp du =.0 ) Yêu nhau liền nhất là bọn tiểu học
2. Đăng linh tinh :
- Đăng tỏ tình đủ thể loại. Chửi cho ko nhục, đúng hơn là dậy dỗ chưa đúng. Chúng ta nói vậy thì làm được gì? Vẫn sẽ như vậy thôi, thử đặt mình vào hoàn cảnh đi!
- Kết bạn : Mình thấy cũng ok vì đây là cộng đồng các bạn học sinh từ khắp miền trên đất nước nhưng mình nghĩ nên đăng ở học bài thì hơn. Nói đến đây mình lại thấy liên quan đến câu 1 : Chúng ta ghi : " Kb nhé nhưng đừng đăng linh tinh , đọc nội quy nha " và một đứa ghi :" Kb nhé bạn ưi ^.^ ! " . Bạn biết người đó sẽ tick ai. Phải đến 2/3 tick cho cái 2 ( theo quan sát của mình )
3. Nói đến cộng tác viên :
- CTV giúp đỡ : Không phải CTV nào cũng giỏi hết đâu. Mỗi người một điểm mạnh . Mình thấy rằng Cứ ai đăng câu hỏi lên cũng phải có câu đừng chép mạng nhé, nhất là văn. Các bạn nói vậy thì không phải chính các bạn đang chép bài à? Các cộng tác viên tìm bài văn trên mạng cop vào rùi cho chúng ta tham khảo , đấy ko phải sai, ko phải phạm nội quy của bạn, ko phải vì vậy mà ko tick. Cũng chính mình là từng làm như vậy ( mình đã hiểu ^.^ )
Đến đây, thì xin cảm ơn và cũng xin lỗi CTV cũng như các bạn vì làm mất thời gian và đăng linh tinh. Chúc buổi tối tốt lành ~.~
Tuy đây câu linh tinh nhưng có lí nên thôi tạm bỏ qua cho bn lần này
Mong tất cả các bạn thứ tha cho mình vì mình mình không chịu được nữa rồi. Theo suy nghĩ của mình thì mình thấy :
1. Nhận xét thật:
- Nói ra khuyết điểm, chúng nó Dislike ngay, không chịu thừa nhận rồi còn chửi ( WHAT ? )
- Nói : " Bạn dễ thương quá / Tick mình đi bạn / Yêu bạn quá /.... " Chúng nó tick liền rồi nói : " Cảm ơn bạn nhé, chúng mình kết bạn đi. Dính vào bọn trẩu thì I LOVE U ( Ai lớp du =.0 ) Yêu nhau liền nhất là bọn tiểu học
2. Đăng linh tinh :
- Đăng tỏ tình đủ thể loại. Chửi cho ko nhục, đúng hơn là dậy dỗ chưa đúng. Chúng ta nói vậy thì làm được gì? Vẫn sẽ như vậy thôi, thử đặt mình vào hoàn cảnh đi!
- Kết bạn : Mình thấy cũng ok vì đây là cộng đồng các bạn học sinh từ khắp miền trên đất nước nhưng mình nghĩ nên đăng ở học bài thì hơn. Nói đến đây mình lại thấy liên quan đến câu 1 : Chúng ta ghi : " Kb nhé nhưng đừng đăng linh tinh , đọc nội quy nha " và một đứa ghi :" Kb nhé bạn ưi ^.^ ! " . Bạn biết người đó sẽ tick ai. Phải đến 2/3 tick cho cái 2 ( theo quan sát của mình )
3. Nói đến cộng tác viên :
- CTV giúp đỡ : Không phải CTV nào cũng giỏi hết đâu. Mỗi người một điểm mạnh . Mình thấy rằng Cứ ai đăng câu hỏi lên cũng phải có câu đừng chép mạng nhé, nhất là văn. Các bạn nói vậy thì không phải chính các bạn đang chép bài à? Các cộng tác viên tìm bài văn trên mạng cop vào rùi cho chúng ta tham khảo , đấy ko phải sai, ko phải phạm nội quy của bạn, ko phải vì vậy mà ko tick. Cũng chính mình là từng làm như vậy ( mình đã hiểu ^.^ )
Đến đây, thì xin cảm ơn và cũng xin lỗi CTV cũng như các bạn vì làm mất thời gian và đăng linh tinh. Chúc buổi tối tốt lành ~.~
Tiện thì nếu các bạn muốn tick có thể viết một đoạn văn bằng tiếng anh tùy chủ đề bạn thích nhé
1 + 1 = 2 Khi có tớ và các cậu ^.^