Những câu hỏi liên quan
Phan Nguyễn Tùng Anh
Xem chi tiết
Vô Danh
26 tháng 6 2017 lúc 9:53

Dàn ý :

- Giới thiệu khái quát vấn đề cần nghị luận, trích dẫn câu nói.

- Tiền ( của cải và tiền bạc ) : có thể mua được rất nhiều thứ ( vật chất ) để ta chi tiêu, phục vụ cuộc sống. Hạnh phúc là trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được trọn ý nguyện. Hạnh phúc được xây dựng trên từng giá trị mang lại ý nghĩa xã hội và tinh thần chân chính.

- Ý nghĩa câu nói trên : Tiền mua được tất cả- giá trị vật chất, nhưng không thể nào mua được hạnh phúc- giá trị tinh thần.

- Hầu hết các sản phẩm vật chất được tạo ra đều có giá trị sử dụng. Căn cứ vào giá trị sử dụng của các sản phẩm thì người ta định ra sẵn số tiền cần bán, cần trao đổi. Bởi như thế, có tiền ta sẽ mua được tất cả sản phẩm vật chất ta cần ( nêu trên dẫn chứng ).

- Hạnh phúc là một trạng thái tinh thần, không phải là vật chất, không có giá trị sử dụng của sản phẩm vật chất, nên dù có nhiều tiền bao nhiêu cũng không bao giờ mua được ( nêu trên dẫn chứng ).

- Tiền đối với cuộc sống vô cùng quan trọng, nhưng không phải có tiền mà đã có được hạnh phúc. Tiền bạc tự nó không đem lại hạnh phúc hay bất hạnh, mà là tùy thuộc hết vào con người có mục đích gì, và sử dụng như thế nào.

- Hạnh phúc không thể mua được nên chúng ta cần phải biết trân trọng nó. Phải biết quí những gì ta đang có và tạo thêm nhiều hạnh phúc cho đời sống này.

- Bác bỏ quan điểm coi tiền bạc là nhất, là tất cả. Vì nó dễ dàng dẫn sai lối cho xã hội…

- Tiền bạc chỉ đem lại hạnh phúc khi người nào biết gắn hạnh phúc của bản thân với hạnh phúc của người khác, vun đắp cho mọi người…

- Khẳng định giá trị ý nghĩa câu nói, rút ra bài học cho bản thân : Tạo sự hài hòa giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần…

Bình luận (0)
hà huy
Xem chi tiết
Ngọc Hiếu
Xem chi tiết
Amee
29 tháng 3 2021 lúc 14:27
Trình bày suy nghĩ về vấn đề  từ bỏ tất cả những thứ thôi miên mình bằng một ý chí mạnh mẽ. 
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn:  Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. 
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vấn đề từ bỏ tất cả những thứ thôi miên mình bằng một ý chí mạnh mẽ. 
c. Triển khai vấn đề nghị luận:  Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách,  nhưng phải làm rõ vấn đề từ bỏ tất cả những thứ thôi miên mình bằng một ý chí mạnh mẽ. Có thể theo hướng sau: 
* Giải thích: Dùng ý chí mạnh mẽ để từ bỏ những thứ có khả năng “thôi miên”, điều khiển tâm trí của bản thân.

 

* Bàn luận:

– Tác hại nhiều mặt của những thứ có khả năng “thôi miên”.

   –  Cách thức từ bỏ những thứ có khả năng “thôi miên”.

* Bài học nhận thức và hành động:

Nhận ra tác hại của những thứ có khả năng điều khiển tâm trí của bản thân, hiểu rõ sức mạnh của ý chí. Bản thân chủ động kiểm soát mọi thứ có thể gây ảnh hưởng đến bản thân.

 
d. Chính tả, ngữ pháp:        Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 
e. Sáng tạo:  Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Bình luận (0)
Ngọc Khánh
Xem chi tiết
hà huy
Xem chi tiết
minh nguyet
8 tháng 9 2021 lúc 22:42

Bạn tham khảo nhé:

Một trong những điều cần thiết nhất mà con người phải làm, đó là nhận ra giá trị của mình trong cuộc đời. Giá trị của bản thân chính là ý nghĩa của sự tồn tại của mỗi con người, là nội lực riêng trong mỗi con người. Điều đó làm nên sự khác biệt, khẳng định vị trí của mỗi người giữa thế giới hơn 7 tỉ người này. Ai cũng có những ưu khuyết điểm riêng, bởi vậy mỗi người lại có giá trị khác nhau, không thể đem so sánh giữa người này với người khác bởi đó là sự so sánh khập khiễng. Đồng thời, giá trị không chỉ tồn tại ở cá nhân mà nó còn hướng đến tập thể, là những gì mà con người cống hiến, mang lại cho xã hội. Điều gì mà con người đóng góp cho xã hội sẽ tạo nên giá trị cho người đó. Ai sinh ra cũng mang trong mình những giá trị riêng biệt, vì vậy không nên tự ti khi mình không giỏi bằng người khác ở mặt này hay mặt khác. Điều quan trọng là biết được điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để hạn chế, như vậy sẽ đạt nhiều thành công trong cuộc sống.

Bình luận (0)
Bùi Thùy Trang
Xem chi tiết
Amee
24 tháng 3 2021 lúc 14:38
Trình bày suy nghĩ về vấn đề  từ bỏ tất cả những thứ thôi miên mình bằng một ý chí mạnh mẽ. 
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn:  Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. 
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vấn đề từ bỏ tất cả những thứ thôi miên mình bằng một ý chí mạnh mẽ. 
c. Triển khai vấn đề nghị luận:  Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách,  nhưng phải làm rõ vấn đề từ bỏ tất cả những thứ thôi miên mình bằng một ý chí mạnh mẽ. Có thể theo hướng sau: 
* Giải thích: Dùng ý chí mạnh mẽ để từ bỏ những thứ có khả năng “thôi miên”, điều khiển tâm trí của bản thân.

 

* Bàn luận:

– Tác hại nhiều mặt của những thứ có khả năng “thôi miên”.

   –  Cách thức từ bỏ những thứ có khả năng “thôi miên”.

* Bài học nhận thức và hành động:

Nhận ra tác hại của những thứ có khả năng điều khiển tâm trí của bản thân, hiểu rõ sức mạnh của ý chí. Bản thân chủ động kiểm soát mọi thứ có thể gây ảnh hưởng đến bản thân.

 
d. Chính tả, ngữ pháp:        Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 
e. Sáng tạo:  Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Bình luận (0)
Phúc Huỳnh
Xem chi tiết
Minh Nhân
5 tháng 6 2021 lúc 10:00

Em tham khảo dàn ý này nhé !

 

- Giải thích: Hạnh phúc là niềm vui, sự sung sướng khi được thỏa mãn nhu cầu nào đó về vật chất, về tinh thần. Có những niềm hạnh phúc lớn lao, cao cả, cũng có những niềm hạnh phúc bình dị, đơn sơ. (Dẫn chứng)

- Quan niệm về hạnh phúc: Từ niềm hạnh phúc của nhân vật anh thanh niên học sinh có thể nêu quan niệm của bản thân về hạnh phúc. Chấp nhận những quan niệm khác nhau về hạnh phúc, miễn là có cách lí giải phù hợp và đặt quan niệm đó trong hoàn cảnh hiện tại, đối với lứa tuổi học sinh. Ví dụ: Hạnh phúc là được học tập, được theo đuổi những khát vọng chân chính; được thực hiện những ước mơ đem lại cuộc sống tốt đẹp cho bản thân, góp phần đem lại lợi ích chung cho xã hội; hạnh phúc là được sống trong một gia đình êm ấm, thương yêu…

- Bàn luận:

+ Phê phán những người không biết trân trọng hạnh phúc mà mình đang có, không có ý thức vun đắp cho hạnh phúc, chỉ biết tận hưởng hạnh phúc một cách ích kỉ.

+ Hạnh phúc không tự đến. Con người cần phải biết tự mình tạo nên hạnh phúc, phấn đấu hết mình cho hạnh phúc của bản thân, gia đình và góp vào phần chung cho cộng đồng, xã hội. Khi gặp phải những bất hạnh, khổ đau trong cuộc đời không nên bi quan, chán nản mà cố gắng vượt qua, xem đó như cái giá của hạnh phúc, càng thấy hạnh phúc đáng quý hơn. (Dẫn chứng)

- Rút ra bài học nhận thức và hành động: Biết trân trọng hạnh phúc, biết tạo nên hạnh phúc chân chính bằng những cố gắng của bản thân.  

 

Bình luận (0)
Hiền Thu
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Gia Hưng
Xem chi tiết