so sánh các nguyên tố F, Cl, Br,I
So sánh đúng về độ âm điện của các nguyên tố sau * 4 điểm F> Br > I > Cl F < Cl < Br < I F > Cl >Br > I F < Cl < I < Br
Các nguyên tố halogen được sắp xếp theo chiều bán kính nguyên tử giảm dần (từ
A. I, Br, Cl, F.
B. F, Cl, Br, I.
C. I, Br, F, Cl.
D. Br, I, Cl, F.
Theo chiều từ F → Cl → Br → I, bán kính nguyên tử của các nguyên tố
A. tăng dần
B. giảm dần
C. không đổi
D. không có quy luật
Theo định luật tuần hoàn, trong một nhóm theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân bán kính nguyên tử của các nguyên tố tăng dần.
Có các nguyên tố hoá học sau: H, F, Cl, Br, I.
a) Hãy viết công thức phân tử tất cả các chất được tạo ra từ các nguyên tố đó.
b) Các phân tử đó được tạo ra từ loại liên kết hoá học nào? Tại sao?
c) So sánh và giải thích tóm tắt về độ bền liên kết, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, tính khử và tính axit của các hợp chất với hiđro?
a) Công thức phân tử các hợp chất gồm: H2, X2, HX, XX’ (X: F, Cl, Br, I và X’ là halogen có độ âm điện lớn hơn). Tổng 15 chất.
b) H2, X2 là liên kết cộng hóa trị không có cực; HX và XX’ là liên kết cộng hóa trị có cực
c)- Độ bền liên kết: HF >HCl >HBr >HI do độ dài liên kết tăng, năng lượng liên kết giảm.
- Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi: HF > HCl do HF có liên kết hidro liên phân tử.
- Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi: HCl < HBr < HI do phân tử khối tăng.
- Tính khử HF < HCl < HBr < HI và tính axit HF < HCl < HBr < HI do độ dài liên kết tăng, năng lượng liên kết giảm.
Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của các nguyên tố halogen (F, Cl, Br, I)?
A. Có số oxi hoá -1 trong mọi hợp chất.
B. Tạo ra hợp chất liên kết cộng hoá trị có cực với hiđro.
C. Nguyên tử có khả năng thu thêm 1e.
D. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử có 7 electron.
Ngoài số oxi hóa -1, Cl, Br, I còn có các số oxi hóa +1; +3; +5; +7 trong hợp chất.
Chọn đáp án A.
Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của các nguyên tố nhóm halogen (F, Cl, Br, I)
A. Nguyên tử chỉ có khả năng thu thêm 1e
B. Tạo ra hợp chất liên kết cộng hóa trị có cực với hiđro
C. Có số oxi hóa -1 trong mọi hợp chất
D. Lớp e ngoài cùng của nguyên tử có 7e
Cl, Br, I ngoài số oxi hóa -1 còn các số oxi hóa +1, +3, +5, +7 trong các hợp chất
Cho các nguyên tố sau: Cl (Z = 17); F (Z = 9); Br (Z = 35) và I (Z = 53) đều thuộc nhóm VIIA. Thứ tự các nguyên tố trên sắp xếp theo chiều bán kính nguyên tử tăng dần là
A. I < Cl < F < Br.
B. I < Cl < Br < F.
C. F < Cl < Br < I.
D. Br < F < Cl < I.
Viết cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố thuộc . nhóm VIIA : flo (F), clo (Cl), brom (Br), iot (I), atatin (At).
Hãy cho biết đặc điểm về cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử trên và từ đó cho biết đặc điểm về tính chất của các nguyên tố tương ứng.
F: 2 s 2 2 p 5 ; Cl: 3 s 2 3 p 5 ; Br: 4 s 2 4 p 5 ; I: 5 s 2 5 p 5 ; At: 6 s 2 6 p 5
Nguyên tử của các nguyên tố thuộc nhóm VIIA có 7 electron ở lớp ngoài cùng với cấu hình ns 2 np 5
Vì chỉ kém khí hiếm đứng sau 1 electron nên trong các phản ứng hoá học, các nguyên tử có khuynh hướng thu thêm 1 electron để đạt được cấu hình vững bền của các khí hiếm đứng sau. Do đó, trong các hợp chất với nguyên tố kim loại, các nguyên tố thuộc nhóm VIIA có hoá trị 1.
So sánh tính phi kim của các nguyên tố :
a) C, Si và N
b) S, P và O
c) Cl, S và F
d) Si, S, P và Cl
a) C, Si thuộc nhóm IVA, C thuộc chu kì 2, Si thuộc chu kì 3
=> C > Si
C,N thuộc chu kì 2, C thuộc nhóm IVA, N thuộc nhóm VA
=> N > C
KL: N > C > Si
b) O, S thuộc nhóm VIA, O thuộc chu kì 2, S thuộc chu kì 3
=> O > S
S,P thuộc chu kì 3, S thuộc nhóm VIA, P thuộc nhóm VA
=> S > P
KL: O > S > P
c) F, Cl thuộc nhóm VIIA, F thuộc chu kì 2, Cl thuộc chu kì 3
=> F > Cl
S,Cl thuộc chu kì 3, S thuộc nhóm VIA, Cl thuộc nhóm VIIA
=> Cl > S
KL: F > Cl > S
d) Si, S, P, Cl thuộc chu kì 3, Si thuộc nhóm IVA, P thuộc nhóm VA, S thuộc nhóm VIA, Cl thuộc nhóm VIIA
=> Cl > S>P>Si