Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Thị Hường
Xem chi tiết
Tran An
18 tháng 7 2017 lúc 17:44

- Thương người như thể thương thân.

- Lá lành đùm lá rách

- Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

- Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
29 tháng 7 2017 lúc 15:42

+ Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng

     + Đường đi hay tối, nói dối hay cùng

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Hiiiii~
3 tháng 4 2017 lúc 14:57

+ Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng

+ Đường đi hay tối, nói dối hay cùng

- Ca dao:

Nhà nghèo yêu kẻ thật thà

Nhà quan yêu kẻ vào ra nịnh thần.


Linh nguyen thuy
3 tháng 9 2019 lúc 16:39

Thuở xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi và ai không có thóc sẽ bị trừng phạt.

Ở làng nọ có chú bé tên là Chôm mồ côi cha mẹ. Cậu cũng đi nhận thóc về và cố chăm sóc mà không một hạt thóc nào nảy mầm. Đến vụ thu hoạch, mọi người chở thóc về kinh đô thu nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng, đến trước vua quỳ tâu:

– Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc của người nảy mầm được.

Mọi người sững sờ trước lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé dậy, ôn tồn nói:

– Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào chúng còn nảy mầm được. Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta.

Rồi nhà vua dõng dạc tuyên bố:

– Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.

Chôm được truyền ngôi và trở thành một ông vua đức trí hiền tài.

Hào Phạm
18 tháng 12 2019 lúc 21:29

sự việc chưa biết chắc mười mươi thì chưa nên nói. Đã biết chắc mười mươi rồi nhưng lúc chưa đáng nói cũng không nên nói

Khách vãng lai đã xóa
Linzz Williams
Xem chi tiết
Linh Phương
9 tháng 9 2016 lúc 12:32

- Người gian thì sợ người ngay 
Người ngay chẳng sợ đường cày cong queo. 
- Chớ nghe lời phỉnh tiếng phờ 
Thò tay vào lờ mắc kẹt cái hom. 
- Khôn ngoan chẳng lọ thật thà 
Lường thưng tráo đấu chẳng qua đong đầy. 
- Bề ngoài thơn thớt nói cười 
Mà trong gian hiểm giết người không đao. 
- Đời loạn mới biết tôi trung 
Tuế hàn mới biết bá tùng kiên tâm. 
- Nhà nghèo yêu kẻ thật thà 
Nhà quan yêu kẻ giàu ra nịnh thần. 
- Những người tính nết thật thà 
Đi đâu cũng được người ta tin dùng. 
- Tu thân rồi mới tề gia 
Lòng ngay nói thật gian tà mặc ai. 
- Đừng bảo rằng trời không tai 
Nói đơm nói đặt cậy tài mà chi.

Chúc bạn học tốt!

Thế giới của tôi gọi tắt...
10 tháng 9 2016 lúc 16:21

Câu ca dao tục ngữ:

"Thẳng như ruột ngựa"

"Ăn ngay nói thẳng"

"Vàng thật không sợ lửa"

"Thuốc đắng giã tật sự thật mất lòng"

"Cây ngay không sợ chết đứng"

Danh ngôn:

"Phải thành thật với mình, có thế mới không dối trá với người khác"

 

Võ Đông Anh Tuấn
9 tháng 9 2016 lúc 9:10

Ko bik chuyện này bạn nghe chưa nhưng mà nói về 1 cậu bé bán diêm hay sao ấy, cậu mồ côi cha mẹ, hôm ấy người đàn ông vừa ra ngoài thì gặp cậu bé xin ông mua dùm bao diêm nhưng ông hk có tiền lẻ, cậu nói rằng sẽ chạy về lấy tiền thối, ông ái ngại nhưng vân thử tin cậu, thế rồi cậu cầm tiền chạy đi, ông đưng 1 hồi lâu sau thì cho rằng thằng bé đã lấy luôn tiền mình nên bỏ đi, lát có thằng bé chạy lại đưa ông tiền thối, thì ra là cậu bé hồi nãy vì chạy quá nhanh để thối ông tiền nên đã bị tai nạn nhưng vẫn cố gắng nhờ e mình đi trả tiền thôi cho ông.... 

 Đói cho sạch, rách cho thơm 
Cây ngay không sợ chết đứng 
Thẳng như ruột ngựa 

Nguyễn Hạnh Trang
Xem chi tiết
Kẹo dẻo
28 tháng 11 2016 lúc 12:48

- Có chí thì nên
- Hữu chí cánh thành.
- Có chí làm quan, có có gan làm giàu.
- Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững.
- Mưu cao chẳng bằng chí dày.
- Thua keo này bày keo khác.
- Trời sinh voi, trời sinh cỏ.
- Hết cơn bĩ cực, đến kì thái lai.
- Ai đội đá mà sống ở đời.
- Ba cái vui thì trẻ, ba cái bẽ thì già.
- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
- Chớ vì nghẹn một miếng mà bỏ bữa bỏ ăn, chớ vì ngã một lần mà chân không bước.
- Có cứng mới đứng được đầu gió.
- Không vào hang hổ, sao bắt được hổ.
- Mảng lo khó, bó không chặt.
- Trăm bó đuốc cũng vớ được con ếch.
- Kiến tha lâu đầy tổ.
- Có công mài sắt có ngày nên kim.
CA DAO:
- Ngọc kia chuốt mãi cũng tròn,
Sắt kia mài mãi cũng còn nên kim.
- Dẫu rằng chí thiễn tài hèn
Chịu khó nhẫn nại làm nên cơ đồ.
- Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.
- Hãy cho bền chí câu cua,
Dù ai câu chạch câu rùa mặc ai.
- Người đời ai khỏi gian nan
Gian nan có thuở thanh nhàn có khi.
- Có bột mới gột nên hồ
Tay không mà dựng cơ đồ mới ngoan.
- Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai đổi hướng xoay chiều mặc ai.
- Trời nào có phụ ai đâu
Hay làm thì giàu, có chí thì nên.
- Non cao cũng có đường trèo
Đường dù hiểm nghèo cũng có lối đi.
- Non cao cũng có đường trèo
Những bệnh hiểm nghèo có thuốc thần tiên.

Kẹo dẻo
28 tháng 11 2016 lúc 12:49

- Năng nhặt chặt bị
- Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện
- Kến tha lâu cũng đầy tổ
- Tích tiểu thành đại
- Ăn ít no lâu, ăn nhiều chóng đói
- Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm
- Ít chắt chiu hơn nhiều ăn phí
- Ăn chắc ,mặc bền
- Ăn phải dành. có phải kiệm
góp gió thành bão
của bền tại người
khi lành để dành khi đau
Được mùa chớ phụ ngô khoai
Đến khi thất bát lấy ai bạn cùng
- Năng nhặt - chặt túi
- Ăn giả làm thật
- Con nhà Lính , tính nhà quan
- Đàn ông rộng miệng thì Sang, đàn bà rộng miệng tan hoang cửa nhà
Một miếng khi đói, bằng một gói khi no
Tích cốc phòng cơ , tích y phòng hàn

Kẹo dẻo
28 tháng 11 2016 lúc 12:49

- Đường mòn ân nghĩa không mòn.
-Bền người hơn bền của.
- Ăn tám lạng trả nửa cân.
-Ăn quả phải vun cây.
- Ăn ở như bát nước đầy.
- Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy.
- Ơn ai một chút chớ quên, oán ai một chút để bên dạ này.
-Nhờ phèn nước mới trong.
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
- Muốn ăn quả chín, nhớ ơn người trồng.
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
- Ăn nắm xôi dẻo, nhớ nẻo nhà hàng.
- Ăn bát cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi.
- Uống nước nhớ nguồn.
- Uống nước, nhớ kẻ đào giếng.
- Sống tết, chết giỗ.
- Một ngày nên nghĩa, chuyến đò nên quen.
- Một chữ nên thầy, một ngày nên nghĩa.
- Uống nước chớ quên người đào mạch.
- Tiền là gạch, ngãi là vàng.
- Chanh chua chớ phụ, ngọt bòng chớ ham.

Đinh Thị Hường
Xem chi tiết
Tran An
29 tháng 12 2017 lúc 8:56

- Hay làm thì giàu, hay cầu thì nghèo.

- Hay lam hay làm, quanh năm chẳng lo đói.

- Trẻ muối cà, già muối dưa.

Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
2 tháng 6 2018 lúc 8:57

1. Ca dao, tục ngữ:

   “Công cha như núi Thái Sơn

   Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

   Một lòng thờ mẹ kính cha

   Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

   Quy tắc đạo đức này đã được nâng lên thành quy phạm pháp luật tại điều 70 khoản 2, luật Hôn nhân và gia đình 2014: Con cái “Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình”.

 “Anh em như thể tay chân

   Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”

   Quy tắc đạo đức này đã được nâng lên thành quy phạm pháp luật tại điều 105, luật Hôn nhân và gia đình 2014: “Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con”

   “Pháp bất vị thân”

   Quy tắc này được nâng lên thành quy phạm pháp luật tại điều 16, Hiến pháp 2013:

 “1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

    2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.”

   2. Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức.

   + Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

   + Trong hàng loạt các quy phạm pháp luật luôn thể hiện các quan niệm về đạo đức, nhất là pháp luật trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, văn hóa, xã hội, giáo dục. Khi đó, các giá trị đạo đức đã được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh quyền lực nhà nước. Do đó, có thể nói, pháp luật là một phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.

   + Pháp luật là khuôn mẫu chung cho cách xử sự của mọi người trong hoàn cảnh, điều kiện như nhau, là thể hiện cụ thể của công lí, công bằng và giới hạn tự do của mỗi người trong việc thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Chính những giá trị cơ bản nhất của pháp luật – công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải, cũng là những giá trị đạo đức cao cả mà con người luôn hướng tới.

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Phùng Tuệ Minh
6 tháng 11 2018 lúc 11:54

Câu 1: “Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”

Quy tắc đạo đức này đã được nâng lên thành quy phạm pháp luật tại điều 105, luật Hôn nhân và gia đình 2014: “Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con”

Câu 2:“Pháp bất vị thân”

Quy tắc này được nâng lên thành quy phạm pháp luật tại điều 16, Hiến pháp 2013:

Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.”

Câu 3:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Quy tắc đạo đức này đã được nâng lên thành quy phạm pháp luật tại điều 70 khoản 2, luật Hôn nhân và gia đình 2014: Con cái “Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình”.

Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức.

Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong hàng loạt các quy phạm pháp luật luôn thể hiện các quan niệm về đạo đức, nhất là pháp luật trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, văn hóa, xã hội, giáo dục. Khi đó, các giá trị đạo đức đã được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh quyền lực nhà nước. Do đó, có thể nói, pháp luật là một phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.
Lưu Hạ Vy
31 tháng 3 2017 lúc 13:11

1. Ca dao, tục ngữ:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Quy tắc đạo đức này đã được nâng lên thành quy phạm pháp luật tại điều 70 khoản 2, luật Hôn nhân và gia đình 2014: Con cái “Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình”.

“Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”

Quy tắc đạo đức này đã được nâng lên thành quy phạm pháp luật tại điều 105, luật Hôn nhân và gia đình 2014: “Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con”

“Pháp bất vị thân”

Quy tắc này được nâng lên thành quy phạm pháp luật tại điều 16, Hiến pháp 2013:

“1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.”

2. Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức.

+ Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

+ Trong hàng loạt các quy phạm pháp luật luôn thể hiện các quan niệm về đạo đức, nhất là pháp luật trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, văn hóa, xã hội, giáo dục. Khi đó, các giá trị đạo đức đã được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh quyền lực nhà nước. Do đó, có thể nói, pháp luật là một phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.

+ Pháp luật là khuôn mẫu chung cho cách xử sự của mọi người trong hoàn cảnh, điều kiện như nhau, là thể hiện cụ thể của công lí, công bằng và giới hạn tự do của mỗi người trong việc thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Chính những giá trị cơ bản nhất của pháp luật – công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải, cũng là những giá trị đạo đức cao cả mà con người luôn hướng tới.


CÔNG CHÚA THẤT LẠC
13 tháng 4 2017 lúc 17:29

1. Ca dao, tục ngữ:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Quy tắc đạo đức này đã được nâng lên thành quy phạm pháp luật tại điều 70 khoản 2, luật Hôn nhân và gia đình 2014: Con cái “Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình”.

“Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”

Quy tắc đạo đức này đã được nâng lên thành quy phạm pháp luật tại điều 105, luật Hôn nhân và gia đình 2014: “Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con”

“Pháp bất vị thân”

Quy tắc này được nâng lên thành quy phạm pháp luật tại điều 16, Hiến pháp 2013:

“1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.”

2. Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức.

+ Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

+ Trong hàng loạt các quy phạm pháp luật luôn thể hiện các quan niệm về đạo đức, nhất là pháp luật trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, văn hóa, xã hội, giáo dục. Khi đó, các giá trị đạo đức đã được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh quyền lực nhà nước. Do đó, có thể nói, pháp luật là một phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.

+ Pháp luật là khuôn mẫu chung cho cách xử sự của mọi người trong hoàn cảnh, điều kiện như nhau, là thể hiện cụ thể của công lí, công bằng và giới hạn tự do của mỗi người trong việc thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Chính những giá trị cơ bản nhất của pháp luật – công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải, cũng là những giá trị đạo đức cao cả mà con người luôn hướng tới.


Tu Nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Tâm Như
5 tháng 5 2016 lúc 17:42

Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tục ngữ?

Lê Như
5 tháng 5 2016 lúc 17:42

mk hok hỉu bạn đg hỏi j`! nói rõ xíu nữa nhé

tinhyeucuanguoikhac
5 tháng 5 2016 lúc 17:43

sao lại như z mk hổng có hiểu ak