Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thành Đức
Xem chi tiết
Nguyễn Kim Phúc
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
7 tháng 9 2017 lúc 13:43

Kỉ niệm sâu sắc nhất của em về mẹ

Em hãy viết một bức thư gửi cho mẹ của em
Em hãy nêu cảm nghĩ của em về mẹ
Hãy tả về mẹ yêu quý của em

Trong gia đình, ai cũng yêu thương, chăm sóc cho em rất chu đáo. Tuy vậy, người em yêu quý, kính trọng nhất đó là mẹ của em.

Mẹ em năm nay đã gần bốn mươi tuổi. Dáng người mẹ cân đối. Mái tóc màu đen dài ngang lưng, mẹ thường búi tóc lên khi làm việc, trông lúc đó mẹ thật trẻ trung, đi cùng với mái tóc là khuôn mặt dịu hiền nhưng nghiêm khắc của mẹ. Đôi mắt mẹ đen thăm thẳm như có thể nhìn thấu mọi thứ. Làn da rám nằng càng khiến cho nụ cười mẹ thêm tỏa sáng. Mỗi lần thấy mẹ cười, lòng em lại thấy rộn ràng.

PROMOTED CONTENT by Mgid Sau lần dùng thử đêm nay, bạn sẽ không cần đến viagra nữa Bệnh trĩ có thể được chữa trong 5 ngày với mẹo này Hemorrhostop Lấy lại đường cong quyến rũ tự nhiên! Bằng cách này green-coffee.in Bí quyết giúp chồng tăng cường sinh lực ! Bí quyết của tôi !

Mẹ em là thợ may nên hôm nào tối mịt mẹ mới về. Dù đã muộn nhưng mẹ vẫn cố gặt giũ, cơm nước cho bố con em. Ôi! lúc này em thấy mẹ thật vất ả, em muốn phi đến ngay để giúp đỡ mẹ một tay nhưng toàn bị đuổi ra chỗ khác vì sợ em sẽ mệt nên chỉ thi thoảng, cần lắm em mới được mẹ cho giúp.

Tuy rất chu đáo và dịu dàng nhưng thi thoảng em thấy mẹ thật ... quá nghiêm khắc. Chỉ một vài lỗi nhưng mẹ cũng mắng em. Những lúc như thế em sẽ chạy về phòng và khóc, khóc. Không phải vì hối hận mà vì giận dỗi mẹ, em có tật là một khi đã giận ai là giận rất dai. Vậy nên nhwgx úc mẹ mắng xong, người xin lỗi và đề nghị giản hòa luôn luôn là mẹ.

Bề ngoài mẹ xin lỗi nhưng bên trong em cũng đã tự ý thức lại lỗi của mình và tự nhủ bản thân không bao giờ tái phạm. Cách giáo dục của mẹ tuy nghiêm khắc những cũng rất mềm dẻo. Nó luôn khiến em thoải mái khi nhìn nhận lỗi lầm của mình.

Thời gian bên mẹ trong ngày tuy không nhiều nhưng kỉ niệm của em và mẹ thì không ít đâu nhé:
Những lúc em buồn thì mẹ ngồi tâm sự, vui thì mẹ cùng em chia sẻ, khi được điểm cao mẹ lại tặng em một món quà nho nhỏ như chiếc bút chì, quyể vở hay là cục tẩy... Đó mới chỉ là chuyện hằng ngày, chuyện mà em nhớ mãi chính là câu chuyện vào giữa năm học lớp ba..

Chiều một hôm, em đi học về, bước vào phòng thì thấy mẹ đang đọc trộm nhật kí của mình. Em khó hiểu không biết sao mẹ mở được mật mã sổ tay nhật kí của mình. Chẳng cần suy nghĩ, em lao ngay ào phòng chộp lấy quyển nhật kí và kéo mẹ ra ngoài, đóng cửa phòng lại. Em hét lớn từ trong phòng ra: "sao mẹ lại đọc nhật kí của con?" dù là mẹ thì cũng không có quyền tự ý đọc trộm nó, nó là quyền riêng tư của con cơ mà!"

Một giọng nói run run, có chút ngập ngừng:"mẹ ... mẹ xin lỗi con! con ... con tha lỗi cho... cho mẹ nhé!"

Nghe đến thế em giật mình, biết là mình đã quá lời và làm mẹ buồn, em đinh ra xin lỗi mẹ nhưng nghĩ đến hành động của mẹ, em lại đứng chôn chân lại đó. Tối hôm đấy em không ra ăn cơm, em nằm lì trong phòng mặc cho bố ra sức gọi. Sáng dậy, không thấy mẹ đâu, em hỏi bố thì bố bảo bà ngoại bị ốm nên mẹ phải lên chăm sóc bà, khoảng tầm mười ngày mới về. Sau chứng ấy ngày, lúc nào em cũng buồn vì thiếu đi giọng nói của mẹ. Hôm mẹ về, em là người đầu tiên ra đón mẹ.

Em vui sướng ôm lấy mẹ, kể với mẹ những việc ở nhà trong mười ngày vắng mẹ. Mẹ cũng rất vui vì thấy em hạnh phúc. Hôm đó, mẹ nấu rất nhiều món ngon mà em thích. Mẹ đã xua tan không khí yên lặng trong nhà bằng những tiếng cười giàn tan. Bây giờ, em mới thật sự thấy mẹ quan trọng thế nào trong cuộc sống của mình.

Nguyễn Linh
7 tháng 9 2017 lúc 13:49

Chiều một hôm, em đi học về, bước vào phòng thì thấy mẹ đang đọc trộm nhật kí của mình. Em khó hiểu không biết sao mẹ mở được mật mã sổ tay nhật kí của mình. Chẳng cần suy nghĩ, em lao ngay ào phòng chộp lấy quyển nhật kí và kéo mẹ ra ngoài, đóng cửa phòng lại. Em hét lớn từ trong phòng ra: "sao mẹ lại đọc nhật kí của con?" dù là mẹ thì cũng không có quyền tự ý đọc trộm nó, nó là quyền riêng tư của con cơ mà!"

Một giọng nói run run, có chút ngập ngừng:"mẹ ... mẹ xin lỗi con! con ... con tha lỗi cho... cho mẹ nhé!"

Nghe đến thế em giật mình, biết là mình đã quá lời và làm mẹ buồn, em đinh ra xin lỗi mẹ nhưng nghĩ đến hành động của mẹ, em lại đứng chôn chân lại đó. Tối hôm đấy em không ra ăn cơm, em nằm lì trong phòng mặc cho bố ra sức gọi. Sáng dậy, không thấy mẹ đâu, em hỏi bố thì bố bảo bà ngoại bị ốm nên mẹ phải lên chăm sóc bà, khoảng tầm mười ngày mới về. Sau chứng ấy ngày, lúc nào em cũng buồn vì thiếu đi giọng nói của mẹ. Hôm mẹ về, em là người đầu tiên ra đón mẹ.

Em vui sướng ôm lấy mẹ, kể với mẹ những việc ở nhà trong mười ngày vắng mẹ. Mẹ cũng rất vui vì thấy em hạnh phúc. Hôm đó, mẹ nấu rất nhiều món ngon mà em thích. Mẹ đã xua tan không khí yên lặng trong nhà bằng những tiếng cười giàn tan. Bây giờ, em mới thật sự thấy mẹ quan trọng thế nào trong cuộc sống của mình.

Miinh Thư
Xem chi tiết
noname:)
20 tháng 12 2021 lúc 15:29

En-ri-cô "xúc động vô cùng" khi đọc thư của bố vì:

- Bố gợi lại những kỉ niệm sâu sắc giữa En–ri–cô và mẹ

- Thái độ nghiêm khắc và kiên quyết của bố

- Vì những lời nói rất chân thành và sâu sắc của bố

- Sự xấu hổ và nhận ra lỗi lầm của En-ri–cô

- Vì En–ri–cô nhận ra tình thương yêu của bố và đặc biệt xúc động khi nghĩ đến tình cảm thiêng liêng của mẹ đã dành cho mình.

phương thảo
Xem chi tiết
Trịnh Thiên Mỹ
26 tháng 9 2021 lúc 21:28

Bn kể ngắn gọn 1 kỉ niệm nhỏ vs mẹ mình là đc r

VD: Ngày đầu tiên đi học chẳng hạn:>

Phát
Xem chi tiết
Diệu Huyền
4 tháng 9 2019 lúc 7:52
Tham khảo: “Mẹ thương con có hay chăng
Thương từ khi thai nghén trong lòng
Mấy nắng sớm chiều mưa ròng
Chín tháng so chín năm, gian khó tính khôn cùng
A á ru hời ơ hời ru…”

Cho đến tận bây giờ, lời ru ầu ơ thuở thơ bé của mẹ vẫn còn mãi vang trong tâm hồn tôi. Lúc nào cũng vậy, mẹ luôn là người thương yêu, săn sóc các con của mình. Mẹ tôi còn hi sinh bao điều để nuôi nấng, dưỡng dục tôi khôn lớn.
Mẹ tôi đã rất vất vả để sinh ra tôi. Nghe bà tôi kể, hồi có mang tôi, mẹ tôi gầy yếu lắm. Bà bảo chắc do tôi ở trong bụng quá nghịch ngợm nên mẹ luôn ốm nghén, chẳng ăn được nhiều. Sau chín tháng mười ngày, mẹ sinh đón cậu con trai đầu lòng với tất cả niềm hạnh phúc nhất. Mẹ đã thức hằng đêm để trông nom tôi có giấc ngủ tròn. Từ bé tới giờ, tôi chẳng thể nhớ nổi mình ốm sốt bao nhiều lần, chỉ hình dung được gương mặt lo lắng của mẹ.
Mẹ luôn yêu thương tôi và dành cho tôi những điều tốt đẹp nhất. Sáng sớm, mẹ thức dậy nấu cho tôi những món ăn hấp dẫn. Chiều tan học, tôi lại được sà vào vòng tay đầy thương yêu của mẹ. Mẹ tôi là một cô giáo. Với tôi, mẹ là cô giáo đầu tiên và vĩ đại nhất cuộc đời. Hồi bốn tuổi, tôi đã bắt đầu học cách cầm bút. Nhưng tôi lại thuận tay trái. Mẹ đã cầm tay tôi, đưa từng nét chữ đầu tiền, rèn cho tôi cách cầm bút bằng tay phải. Những ngày đầu, tôi vô cùng nản chí. Cầm bút không thuận tay nên tay tôi mỏi rã rời, những dòng chữ cứ nguệch ngoạc. Tôi vẫn gắng viết nhưng trong lòng cảm thấy ấm ức. Mắt tôi ứa đầy nước. Mẹ lại gần, nhẹ nhàng cầm lấy chiếc bút chì và ôm tôi vào lòng. Mẹ thủ thỉ những lời động viên ấm áp. Từ hôm đó, tôi học được cách kiên nhẫn, viết từng nét, từng nét thật chậm.
Dù đã mười tuổi, tôi vẫn thích được nằm ngủ trong vòng tay mẹ, được nghe những ru ầu ơ ngọt ngào thuở nhỏ. Bởi tôi biết, vòng tay ấy, lời ru ấy là những gì yêu thương nhất, tình cảm nhất mẹ dành cho tôi. Đứa con nghịch ngợm này nhất định sẽ không làm đôi mắt mẹ buồn, sẽ chăm ngoan và sẽ khôn lớn trưởng thành

Diệu Huyền
4 tháng 9 2019 lúc 7:54

Tham khảo:

Một trong những điều tôi cảm thấy mình may mắn trong cuộc đời là có gia đình tôi yêu thương và yêu thương tôi. Nơi đó có bố mẹ, anh em và có cả người bà luôn chăm sóc và nuôi dưỡng để tôi trưởng thành như ngày hôm nay. Mỗi ký ức với bà đều là một mảnh ghép đáng trân quý và tự nhiên trở nên vô cùng sâu sắc trong trái tim đó. Tôi nhớ về lần bà đã truyền dạy cho tôi những tình cảm cao đẹp mà tôi luôn mang theo trên mọi hành trình.
Bà tôi thuở nhỏ đã được cha mình dạy chữ, cho đọc sách nên bà rất tinh thông và am hiểu văn chương. Trong những năm tham gia kháng chiến, bà vẫn sáng tác thơ ca, những bài thơ tuổi mười tám mãi sau này bà mới đọc cho con cháu nghe. Những năm sau này, bà cũng trở về nơi bục giảng của ngôi trường làng đơn sơ để làm cô giáo dạy văn. Bởi vậy, bà là một người chữ nghĩa, sâu sắc nên bố mẹ rất tin tưởng để anh em tôi lớn lên trong sự dạy dỗ của bà.
Khi tôi lên lớp ba, lúc đó đọc chữ đã thành thạo, bà bảo tôi học thuộc một vài bài thơ. Lúc đầu tôi rất chăm chỉ học nhưng cho đến khi học truyện Kiều thì tôi chỉ muốn vất quyển sách đi mà vơ lấy đống truyện tranh. Đỉnh điểm là khi tôi nói trong giận dỗi với bà:

Tại sao con phải học thuộc mấy cái này? Học để làm gì chứ?

Rồi tôi bỏ vào phòng, trùm chăn kín mít rồi thiếp vào giấc ngủ. Tối hôm đó, tôi không xuống ăn cơm với cả nhà mà xem hết phim này đến phim khác. Đến 9 giờ tối, có tiếng gõ cửa phòng, đi kèm với đó là giọng nói nhỏ nhẹ:

Bống, bà vào được không?

Tôi miễn cưỡng chạy ra mở cửa. Bà đón tôi bằng một nụ cười ấm áp, hiền dịu làm nỗi giận trong tôi cũng nguôi bớt đi. Bà mang vào cho tôi một ly sữa, ân cần đưa cho tôi:

Cháu chưa ăn tối nên uống tạm đi. Cháu đang xem phim đấy hả?

Tôi chỉ gật nhẹ rồi cầm lấy ly sữa rồi uống liền một hơi bởi vì tôi cũng hơi đói. Bà tắt ti vi đây rồi quay qua nói chuyện với tôi. Bà đọc Kiều cho tôi nghe. Tôi tròn xoe mắt ngạc nhiên vì bà có thể thuộc vanh vách, không vấp váp một chỗ nào. Sau đó, bà bảo tôi:

Cha bà, tức cụ của cháu cũng bắt bà học Kiều khi bà còn rất nhỏ. Cháu biết tại sao vậy không?

Tôi lắc đầu. Bà xoa đầu tôi:

Bởi vì, truyện Kiều là một phần không thể thiếu của con người Việt Nam. Nó không chỉ là những câu thơ mà còn là nét đẹp của đất nước mình. Người hiểu truyện Kiều sẽ biết sống chừng mực, đạo lý. Mà muốn hiểu trước hết phải thuộc!

Tôi thắc mắc:

Nó có giá trị như thế sao ạ? Ừ, cháu ạ! Sau này cháu dần dần sẽ hiểu ý nghĩa của nó. Còn giờ, cháu cứ chăm chỉ học thuộc cho bà, được không?

Mặc dù vẫn chưa thỏa mãn với lời giải thích của bà lắm nhưng vì sự chân thành của bà, tôi đồng ý.
Nhưng sự thực thì, chính nhờ bà, nhờ câu chuyện đó mà tôi đã tìm thấy tình yêu văn chương, yêu tiếng Việt và yêu những cuốn sách. Và giờ đây học lớp 9, khi tiếp xúc lại với truyện Kiều tôi càng thấm thía lời bà hơn.
Giờ đây, bà cũng đã già yếu, cũng không còn minh mẫn để đọc thơ hay giảng giải mọi điều cho tôi nghe. Ngược lại, mỗi chiều, đứa cháu nhỏ này sẽ lại đọc Kiều hay ngâm đôi câu thơ cho người bà yêu quý của mình.
Mỗi người sẽ có những kỉ niệm sâu sắc với người thân thương của mình theo cách cảm nhận của bạn. Với tôi, những điều giản dị thường ngày cũng đã quá đỗi thiêng liêng.

Xin Lỗi 1 Tình Yêu
4 tháng 9 2019 lúc 8:15

Trong ngôi nhà nhỏ bé và xinh xinh của gia đình em. Em yêu tất cả mọi thành viên trong gia đình. Nhưng người mà em yêu quý nhất đó chính là mẹ, mẹ là người gắn bó với em, yêu thương em nhất và là người sống mãi trong lòng em.

Từ khi mới sinh ra em đã được mẹ chăm sóc và nuông chiều như một bông hoa nhỏ. Mỗi lần em bị điểm kém mẹ không la rầy mà chỉ nhẹ nhàng khuyên bảo. Khi em được điểm cao, mẹ nhẹ nhàng vuốt tóc và khen:” Con gái của mẹ giỏi lắm, mẹ rất tự hào về con”. Đôi mắt mẹ ánh lên niềm vui và niềm hạnh phúc.

Mẹ là một người phụ nữ đảm đang và hết lòng vì gia đình, mẹ không quản ngại chuyện thức khuya dậy sớm để lo cho con cái. Em vẫn nhớ như in tuổi thơ của mình với mẹ, những ngày đầu chập chững tập đi mỗi lần em ngã mẹ lại ôm em vào lòng. Như một chú chim non tập bay, mẹ khích lệ em:” Con giỏi lắm”. Rồi những trưa hè nắng nôi bên chiếc võng đung đưa mẹ ru em ngủ, câu hát ngày nào sao mà trầm ấm và ngọt ngào như thế. Mẹ tranh thủ những buổi chiều giúp em luyện chữ và dạy em học, mẹ thường ra những câu đố để hai mẹ con cùng giải. Để em dễ thuộc bài mẹ đọc thơ:” O tròn như quả trứng gà, Ô thì đội nón, Ơ thì mang râu” cách học của mẹ đã giúp em dễ thuộc bài. Khi em lớn lên và bước vào lớp một mẹ vẫn luôn sát cánh bên em, dù ngày mưa hay ngày nắng mẹ vẫn đưa em đến trường.

Mặc dù được cưng chiều nhưng mẹ vẫn rèn cho em nếp sống tự giác, gọn gàng, ngăn nắp. Mẹ bảo con gái phải biết giữ ý giữ tứ, phải biết trông trước trông sau, mẹ còn dạy em phải biết yeu thương người khác, biết giúp đỡ nhưng người có hoàn cảnh khó khăn. Lời mẹ dạy em luôn ghi nhớ và không bao giờ quên. Mẹ dạy em rất nhiều việc: rửa được chén, quét được nhà, nấu được cơm. Nếu ai đã được thưởng thức những món ăn mẹ nấu thì phải thốt lên rằng:” Thật tuyệt vời!”. Nhưng những món ăn đó không chỉ ngon đơn thuần mà nó còn chứa đựng những tình cảm mà mẹ đã dành cho em và cho gia đình.

Em đã từng thắc mắc tại sao mẹ lại giỏi như vậy. Một đêm em đã hỏi bố điều đó, bố nói rằng mẹ đã từng là một học sinh giỏi của trường. Nhưng vì công việc của bố tiến triển nên mọi việc do bố đảm nhiệm còn mẹ thì ở nhà để lo cho gia đình. Em xúc động khi nghe thấy điều đó, mẹ đã từ bỏ ước mơ của mình để lo cho gia đình êm ấm. Em thấy thương mẹ quá.

Em nhớ nhất là kỉ niệm mẹ chăm sóc em những ngày đau ốm. Một buổi chiều em đi học về, mưa ào ào đổ xuống làm người em ướt hết tối hôm đó cơn sốt ập đến, người em thì nóng bừng bừng còn chân tay thì lạnh run. Em nói với mẹ:” Mẹ ơi con lạnh lắm”. Mẹ sờ trán em và bảo:” Không sao đâu con bị sốt đấy”. Rồi mẹ lấy nước mát đắp vào chiếc khăn bông và đắp lên trán em. Mẹ ghé ly nước vào miệng và cho em uống thuốc:” Ngày mai con sẽ khỏi ngay ấy mà”. Ngày hôm sau, em thấy mẹ vẫn ngồi cạnh và nắm chặt lấy tay em, em thấy thương mẹ quá.

Em rất yêu quý mẹ, em xin hứa sẽ học thật tốt để làm mẹ vui và không phụ lòng của mẹ. Mẹ kính yêu ơi! Con rất cảm ơn mẹ vì đã sinh ra con và nuôi nấng con thành người. Con sẽ nhớ hình ảnh và nụ cười dịu dàng của mẹ. Mẹ là người sống mãi trong lòng con

Nguyễn Chi Lan
Xem chi tiết
Toán học is my best:))
15 tháng 8 2019 lúc 20:09

Trong đời mỗi người, ai ai cũng mong muốn tìm cho mình một điểm tựa. Đó là gia đình, cha mẹ. Tuy nhiên những ai đã bước qua tuổi học trò "nhất quỷ nhì ma  thứ ba học trò thứ tư là ngày trong tuần:))   " với những kỉ niệm vô cùng đáng nhớ: là sân trường, hàng ghế đá, bục giảng ... thầy cô và bè bạn. Nơi ấy có một điểm tựa thật bình yên, nơi ấy những con thuyền đã cập bến rồi đi. 

Đúng vậy, tôi đã đi trên rất nhiều con thuyền để đến bến đỗ cuối cùng. Và tôi cũng đã được đi trên con thuyền trở đầy tình yêu và học vấn của thầy Tuấn - thầy giáo dạy văn của tôi.

Tôi vẫn còn nhớ như in ngày đầu tiên thầy bước vào lớp tôi. Cả lớp đang ngồi im lặng học bài thì Hoàng reo ầm lên:

- Các bạn ơi, lớp mình có thành viên mới này!

Cả lớp ngước lên ồ ồ như chợ vỡ. Tôi mạnh dạn đứng lên kéo "bạn mới" vào ngồi chỗ trống bên cạnh tôi. Cả lớp xúm lại hỏi han ầm ĩ. "Bạn mới" bắt đầu giới thiệu về bạn thân mình. Cho đến khi giới thiệu đến tuổi và nghề nghiệp thì cả lớp tôi ú ớ, mặt đứa nào đứa nấy ngơ ngác như nai. Thầy rời chỗ bước lên bục giảng:

- Thầy là thầy Tuấn. Từ hôm nay thầy sẽ là thầy giáo dạy văn của lớp này.

Thầy khẽ cười một cái. Tôi ngỡ ngàng bởi vẻ ngoài khá trẻ con của thầy. Thầy là thầy giáo mới chăng? Trường tôi đâu có thầy giáo trẻ thế này. Tiết học hôm ấy, thầy chưa dạy bài cho bọn tôi mà nói về những quy định trong học tập của thầy. Tôi nhớ, mấy đứa trong nhóm "Hội con 🐄  của tôi hồi ấy rất bướng và nghịch ngợm. Vì thấy thầy trẻ con nên bọn tôi nghĩ cách chọc thầy. Tiết học sau của thầy Tuấn, tôi và đám bạn kiếm vỏ chuối rải đầy bục giảng chọc tức thầy. Vừa bước vào lớp thấy cảnh tượng ấy, đôi mắt thầy mở to, trán nhăn lại. Thầy quay lại nhìn chúng tôi. Bọn tôi vui sướng khi thấy vẻ mặt của thầy, tôi biết chắc là thầy sẽ mắng. Nhưng vui lắm đây khi thầy mắng mà vẫn cứ tức giận vì không biết rõ ai làm trò này. Nhưng không, chẳng có tiếng quát mắng nào cả. Thầy từ từ tránh những vỏ chuối rồi đi xuống cuối lớp. Tôi sững người, thầy cầm cây chổi bước lên bục giảng quét dọn hết những thứ rác rưởi ô uế kia đi. Rồi thầy bắt đầu bài giảng một cách say sưa.

Càng thấy như vậy, bọn tôi càng muốn bày trò chọc phá để thầy phải chuyển lớp. Hôm thì đổ đầy nước lên ghế thầy ngồi, hôm nháy máy thầy trong giờ học, hôm lại ném máy bay giấy khi thầy quay đi,... Không biết hồi đó bọn tôi đã dùng bao nhiêu trò để chọc thầy nhưng thầy luôn xử lí bằng những cách điềm đạm nhất. Tôi đã nhầm, thầy không trẻ con mà chính bọn tôi mới là những đứa con nít. Thầy chững chạc và hiểu mọi chân lí. Bao nhiêu thầy cô giáo đã từng dạy lớp tôi đều không thể chịu đựng được những trò chọc phá ma quái của nhóm " HỘI CON 🐄" nên đều xin chuyển lớp. Bọn tôi đã bị thầy "hạ gục".

Nhóm tôi đành dừng những trò trêu đùa lại. Tôi đã thử chú tâm nghe thầy giảng một lần. Tôi bất ngờ quá! Thầy giảng bài thật hay, giọng thầy trầm và ấm lạ thường. Khuôn mặt "trẻ con" của thầy đã nghiêm nghị hẳn lên. Giờ tôi mới để ý thấy. Tự dưng tôi thấy tội thầy quá. Bất ngờ, cuối buổi học thầy gọi tôi lên. Thầy nhìn tôi trìu mến:

- Em à, cuộc đời con người là bản nhạc lúc thăng lúc trầm. Không có bản nhạc nào là chỉ có những nốt thăng đẹp đẽ, phải có những khoảng lặng sâu lắn thỳ ta mới cảm nhận đựợc cuộc sống này ý nghĩa.

Tôi nhớ mãi câu nói này của thầy và nhớ cả khuôn mặt xấu hổ của tôi lúc đấy nữa. Tôi thấy trách bản thân mình quá.

Từ hôm đó trở đi, tôi rời nhóm "HỘI CON 🐄". Lớp cũng đi vào trật tự hơn. Thầy đã làm nên lịch sử của trường tôi. Thầy nhẹ nhàng, không quá khắt khe mà khiến cho lớp tôi thay đổi. Còn những thầy cô hết sức nghiêm khắc lại đành vắt tay xin hàng.

- Cả lớp ơi, thầy Tuấn sắp phải đi rồi.

Tiếng trống vang lên làm tôi điếng người. Mới có ba tháng thôi, thầy mới ở bên bọn tôi ba tháng thôi mà. Thầy bước vào lớp, gương mặt thoáng buồn:

- Thầy xin lỗi vì thầy không thể ở bên các em thật lâu. Thầy cảm ơn vì khi dạy các em thầy đã nhận được những món quà thật tuyệt vời.

- Em xin lỗi thầy! - Tôi đứng lên rồi bật khóc ngon lành như một đứa trẻ lạc mẹ.

- Thầy sẽ quay trở lại và thầy mong chờ một em trưởng thành hơn.

Thầy khẽ mỉm cười bước đi để lại sau lưng những gương mặt buồn rầu, đôi mắt đỏ hoe. Lớp tôi ngồi lặng suốt tiết ấy.

Đúng, thầy đã nói không sai. Cuộc đời như bản nhạc, không có những khoảng lặng thì sao thấy được ý nghĩa của nó. Tôi sẽ chờ ngày thầy quay lại - để thấy một tôi mới trưởng thành hơn.

Nguyễn Ý Nhi
15 tháng 8 2019 lúc 20:33

Kỷ niệm, cũng giống như những phím đàn - khi chạm tay vào, âm thanh sẽ ngân lên, nhưng không phải lúc nào cũng tuyệt vời, mà có cái hay, cái dở, cái muốn nhớ, cái lại thích xóa đi. Với em điều đáng nhớ nhất trong đời học sinh là chút kỷ niệm về thầy.

Cô nhỏ nhướn mày lên, nhìn xuống đồng hồ đeo tay, rồi dõi mắt ra ngoài cửa lớp. Nơi dãy hành lang dài đang im ắng, chờ đợi, lắng nghe tiếng giày gõ nhịp để thầm đoán: thầy hay cô? Giờ Toán của lớp 8/1 hôm nay thay đổi giáo viên. Cô giáo cũ nghỉ hộ sản. Thầy giám thị thông báo sẽ có giáo viên mới đến thay. Mười lăm phút trôi qua nhanh chóng trong sự sốt ruột của học trò. Phía cuối lớp có ai nghịch ngợm ngân nga: "Mười lăm phút đồng hồ, buồn nhớ Toán thấy mồ, buồn như con cá rô... đang trôi... vào tô..."

- Nghiêm!

Giọng trưởng lớp vang to, khá oai (nhờ to con). Thầy giám thị xuất hiện. Gần một trăm con mắt học trò đen láy đổ dồn về phía cửa. Thấp thoáng phiá sau thầy là một bóng dáng lạ, chắc "ông" thầy Toán mới ?!!. Ô, nhưng sao mà... giống học trò quá đỗi!!!

Thầy giám thị cười khá tươi:

- Xin giới thiệu với các em, đây là thầy T sẽ phụ trách môn Toán lớp 8/1 thay cho cô N...

Một tràng pháo tay ngưỡng mộ (?) vang lên như mưa rào tháng sáu. Thầy T mỉm cười gật nhẹ đầu "chào các em thân mến!". Ôi chao, hai má thầy sao mà đỏ như màu xác pháo, cặp kính cận suýt chút nữa rơi khỏi sóng mũi. Chắc vì cảm động trước "thịnh tình" của lũ học trò cỡ... hoa khôi đến hai phần ba lớp, dành cho!

Trước khi trở về văn phòng, thầy Giám thị còn "ân cần dặn dò":

- Các em phải học cho ngoan. Nhớ là không được phá thầy!

Ôi! Lời "đe nẹt" ấy không phải là không có duyên cớ. Bởi vì, con gái 8/1 có truyền thống mấy mùa tuy thông minh, học giỏi, đẹp người, tốt hạnh kiểm nhưng... chuyên nghịch ngợm cũng đứng vào hàng... quái chiêu! Thầy cô thương cũng lắm, mà dở khóc, dở cười cũng nhiều. Không biết trước khi vào lớp, thầy T đã "nghiên cứu lý lịch" học trò chưa mà... ngó bộ thầy "bình tĩnh rồi ... run" thấy rõ.

Sau màn tự giới thiệu rất "dễ sương" - Sinh viên năm cuối Đại Học Khoa học tự nhiên (bằng cái giọng mà phong thái điệu đà như con gái). Thầy vui vẻ đòi ... kiểm tra bài cũ. Bốn mươi mấy cái miệng than trời cùng lúc vẫn không làm thay đổi được quyết định "sắt đá" của thầy. Thầy cầm quyển sổ điểm dò tên (sao thầy không chịu nhìn vào sơ đồ lớp nhỉ?!) rất lâu, hai bàn tay run run (chắc do bị học trò "chiếu tướng" khá kỹ). Khi cây viết đỏ hạ xuống gần giữa sổ, một cái tên được xướng lên:

- Trần Thị L.N.

Cả lớp im phăng phắc theo từng bước đi "dịu dàng" của N., để rồi sau đó hai phút, bổng nổ ra một trận cười bom dội - N là một cô gái có dáng dấp "oai phong" của một vận động viên bóng rỗ. Cao 1m65, học trễ hai năm nên rất đáng mặt đàn chị so với cả lớp: Trong khi thầy T ốm nhom, chiều cao chỉ khoảng 1m60 hay 1m62 gì đó (cộng luôn bề dày đế của đôi giày da mũi nhọn rộng quá khổ chân). Một sự tương phản khá hài hước. Thầy T điếng người, mặt đỏ như người say nắng biển, vội vã hỏi dăm ba câu lấy lệ rồi "mời" em N về chỗ. Quyển sổ điểm được gấp lại vội vàng và bài học mới bắt đầu cũng rất nhanh chóng...

Cái sự khởi đầu nan ấy rồi cũng qua mau, rồi mọi chuyện cũng biến thành kỷ niệm. Mà kỷ niệm lại bắt đầu từ sự nhiệt tình khá ngây ngô của cả thầy lẫn trò, lúc hai bên biết "hợp đồng tác chiến" trong những giờ học Toán.

Em còn nhớ một lần, thầy T có hứa sẽ dựng mô hình cho một bài toán hình học không gian khó nuốt, để học trò dễ hình dung hơn là nhìn vào hình vẽ. Vậy mà, hai lần, ba lượt thầy ... cứ quên. Lúc thì... thầy bận... học, lúc lại bận soạn bài cho môn dạy, lúc làm xong rồi nhưng... để quên ở... Ninh Hòa!!! Lần cuối cùng, thầy nhớ đem theo, mà xe đò đông quá, thiên hạ chen nhau làm hỏng mất mô hình của thầy!! Học trò đâu chịu tin! Học trò đòi thầy dựng mô hình ngay tại lớp. Thầy bối rối "huy động" thước kẻ với số lượng tối đa, "chấm" các em bé bỏng ở hai dãy bàn đầu (trong đó có cô nhỏ dễ thương) lên giúp thầy ... dựng mô hình. Trời đất! Năm bảy mái tóc thề, hơn một chục bàn tay nho nhỏ, cộng thêm thầy đứng vây quanh chiếc bàn thầy giáo thì... còn ai nhìn thấy được gì! Vậy là... thầy cho học trò xếp hàng một, theo từng dãy bàn có trong lớp, từ từ tiến về phía "mô hình sinh động" tham gia theo kiểu "cưỡi trực thăng... xem hoa". Vậy mà vui ghê gớm, vậy mà rất hoà bình. Cả thầy lẫn trò không ai thấy được nét ngây ngô, khờ khạo trong hành động của mình, mà còn xem như đó là một "kỳ tích" của thứ chỉ số IQ thuộc vào loại thông minh?

Nhưng không phái lúc nào cũng hòa bình. Rồi cũng có lần, thầy nổi giận hét to như ... "Trương Phi" chỉ vì chút nghịch ngợm đi quá đà của lũ học trò thơ dại, tinh nghịch. Khiến học trò rơm rớm nước mắt tủi hờn. Còn thầy bất chợt dịu xuống như ... giọt nắng cuối thu để hỏi một câu thật dễ "Ký kết hiệp ước hoà bình":

- Ôi, sao bỗng dưng các em ngoan quá vậy?

Vâng, thầy T của em là vậy đó - người không biết giận lâu, người rất dễ quên hờn, dễ nhập cuộc với áo trắng ngu ngơ. Thầy như một chiếc lá, vô tình vờ rơi xuống mặt nước hồ đang dao động của tuổi học trò, góp thêm một con sóng giao thoa nhỏ bé, rồi lại theo gió cuốn bay đi ... Thầy dạy chưa hay, giảng bài chưa hấp dẫn. Chúng em biết vậy, nhưng học trò không chê, mà mặc nhiên chấp nhận như một thứ kỷ niệm, xếp bên cạnh những tầng lớp kỷ niệm phải có trong tuổi ngây thơ, đáng quý của tuối học trò. Thầy T rất hẳn nhiệt tình (dẫu rằng thầy càng nhiệt tình giảng giải, học trò càng... nhiệt tình ngơ ngác!). Bởi đối với thầy T, tất cả những gương mặt trong sáng ngồi bên dãy bàn học bằng gỗ dưới kia, đều được thầy xếp đồng đẳng bằng một cái "mác" học trò đơn giản. Chúng như một quần thể tập hợp từ những cá thể lạ lẫm mà thầy đang có nhu cầu khám phá và ghi nhớ. Nhu cầu hòa nhập để vô tư yêu mến, bỏ qua những cái mà thiên hạ âu yếm gọi là danh vị, tiền tài của mẹ cha chúng bên ngoài xã hội ...

Nếu có ai bảo học trò 8/1 ngày ấy - Hãy chọn ra một nhân vật kỳ lạ nhất trường. Cô nhỏ năm xưa tin chắc, cả lớp sẽ đồng lòng bỏ phiếu cho thầy - Thầy T, thầy Toán lớp em.

Ai bảo học trò ngày xưa khác với ngày nay? Đâu có, khá giống nhau đấy chứ (khi nhìn theo một khía cạnh muốn nhìn!). Họ cũng thích cóp nhặt kỷ niệm, hình thành từ những mảnh pha lê rơi rớt (dẫu không tròn trịa) trong suốt khoảng đời còn làm... "Cái thứ ba... danh tiếng..."

#Châu's ngốc

Nương Dương
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Huyền
10 tháng 3 2022 lúc 17:56

Tham khảo:

Tôi đã đến với cuộc đời này, yên tĩnh và lặng lẽ, chỉ có gia đình và người thân biết về sự ra đời đó. Nhưng dường như vì cái sự quá ư là nhẹ nhàng đó mà tôi đã không biết quý trọng cái giây phút mà mình đã được sinh ra như thế nào. Mẹ tôi, 1 người phụ nữ, nuôi dạy, chăm sóc con cái, lo việc nội trợ và thiêng liêng hơn là sinh ra và nuôi dưỡng các anh chị em chúng tôi nên người. Tôi biết điều đó vì chị gái tôi luôn nói với tôi như thế: “Mẹ đã vất vả rất nhiều để sinh ra mấy chị em mình,…”.
Tôi luôn nhớ, và không quên. Tôi dám khẳng định là như thế!
Nhưng dường như việc đi ra đời, tiếp xúc và bương chải với nó quá nhiều mà khiến tôi phần nào quên đi cái câu nhắc nhở ấy. Quên đi cái sự vất vả ấy. Và 1 đứa học sinh cấp 3 như tôi, đủ lớn, đủ suy nghĩ để có thể biết được công ơn của ba mẹ. Nhưng tôi đã quên, trong giây phút ấy.
Tôi được học thế nào là trung thực ở trường, trung thực giúp cho con người ta tiến bộ hơn, có được rất nhiều thứ tốt đẹp trong cuộc sống. Nhưng phần nào tôi cũng đã hiểu được, nó được nhiều và cũng mất nhiều lắm qua những lời mà hôm đó tôi đã nói với mẹ. Mẹ là người tôi nghĩ là người phụ nữ trung hậu nhưng quá “ngang”. Tôi muốn mẹ hiểu được rằng, con cái và cha mẹ cần phải hiểu nhau, chứ không phải là mẹ nói gì, con cái nghe ấy.
Với cái suy nghĩ đó mà tôi đã ngang miệng cãi lại mẹ khi mẹ nói những điều mà tôi cho là mẹ sai hoàn toàn. Đừng vội cho là tôi sai khi cho rằng mẹ sai, trong tình huống ấy, tôi không thể nào nghĩ rằng mẹ đúng. Sai và thật sự sai!. Rồi sau cái ngày ấy, mẹ và tôi dường như cách biệt nhau 1 khoảng cách, xa vời vô cùng mặc dù đang chung 1 nhà.
Tôi không hề nghĩ rằng mình sẽ xin lỗi mẹ, vì mình đã sai. Có thể đó là ngang bướng, nhưng mẹ ạ, con không muốn mẹ con mình cứ mãi không hiểu nhau, nếu như không có cái ngày ấy.
Nhưng bây giờ, con muốn xin lỗi mẹ, vì … con đã ngang bưỡng cãi lại mẹ. Con xin lỗi mẹ vì mẹ là mẹ của con, con đã sai vì con cãi mẹ, nhưng mẹ ạ, con mong mẹ cũng sẽ hiểu cho con.

Trần Hải Việt シ)
10 tháng 3 2022 lúc 17:58

refer

 

Mẹ là người luôn yêu thương và bảo vệ chúng ta ngay cả khi chúng ta đã trưởng thành. Tuy vậy, trong quá trình trưởng thành ấy, ai cũng từng có lúc làm cho mẹ buồn, và với tôi cũng vậy.

Tôi sinh ra ở một làng quê nghèo. Thời tôi học mẫu giáo, mọi người vẫn tiêu những đồng tiền một, hai trăm đồng. Một trăm đồng có thể mua hai viên kẹo, khi được cho một, hai trăm đồng ấy cũng đủ để làm một đứa con nít như tôi vui sướng cả ngày. Chính vì cuộc sống khó khăn nên những thứ đồ chơi đối với tôi là niềm mơ ước.

Ấy vậy mà, cô bạn ngay cạnh nhà tôi lại có một con búp bê thật đẹp với mái tóc vàng óng ánh, mặc một bộ váy công chúa thật xinh và độ vương miện đính ngọc. Tôi thèm thuồng nhìn con búp bê không chớp mắt, thấy vậy, cô bạn quay sang nói: "Mày thích lắm phải không? Còn lâu tao mới cho mày mượn." Tôi buồn lắm nhưng lại cảm thấy ghét cô bạn ấy hơn, cảm giác ghen tị như trỗi dậy.

Thế là mấy hôm sau, khi tôi đi qua nhà cô bạn, tôi tình cờ thấy con búp bê để trên giá sách, không thấy ai ở nhà, tôi len lén bước vào và ngắm nghía con búp bê. Không kìm được, tôi cầm con búp bê lên và ngắm nhìn thật kỹ, nó đẹp biết bao! Tôi đã thật sự ao ước có được nó. Đột nhiên nhớ tới câu nói của cô bạn hôm trước, tôi chợt muốn giấu nhẹm con búp bê đi. Nghĩ là làm, tôi mang con búp bê về và giấu dưới gối.

Buổi tối, lúc chuẩn bị đi ngủ, mẹ tối thấy chiếc gối hơi cộm mới lật lên xem và phát hiện ra con búp bê. Mẹ hỏi tôi: "Con lấy con búp bê này ở đâu?" Tôi bối rối nói rằng mình nhặt được trên đường đi học về. Mẹ tôi đột nhiên tức giận, gắt lên: "Tại sao con lại nói dối?" Tôi cuống quýt nhưng vẫn khăng khăng: "Con nhặt được mà!". Mẹ tôi kéo tay tôi lại và phát cho mấy roi vào mông.

Tôi òa khóc vì mặc dù mẹ tôi khá nóng tính nhưng đây là lần đầu mẹ đánh tôi. Mặt mẹ đỏ gay, giọng nói đầy vẻ thất vọng: "Mẹ dạy con lấy cắp đồ của người khác à? Con búp bê này của Trang, mẹ đã thấy nó khoe với con rồi."

Tôi lúc đó chỉ nghĩ rất đơn giản và cảm giác như mẹ không thương tôi. Tôi gắt lên với mẹ: "Vì mẹ không mua búp bê cho con, bạn con ai cũng có đồ chơi đẹp nên con lấy của nó đấy. Mẹ không thương con gì cả!". Tôi thấy lúc đó mẹ khóc, đôi mắt mẹ đỏ hoe, trong suy nghĩ non nớt, tôi không hiểu vì sao mẹ lại khóc cho tới khi lớn hơn một chút.

Bố tôi đi làm xa nên chỉ có ba mẹ con ở nhà, cuộc sống khó khăn hơn khi em trai tôi rất hay bệnh. Mẹ vừa phải làm việc vừa phải chăm sóc tôi và cậu em trai một tuổi nên rất vất vả. Mẹ gầy gò và mảnh dẻ cảm giác một cơn gió có thể thổi bay. Có lẽ mẹ khóc vì sự bất lực của mình.

Thế rồi mẹ vừa khóc vừa kêu tôi đứng úp mặt vào tường và tự kiểm điểm. Lúc đó, tôi chỉ thấy oán trách và ấm ức nhưng cũng không dám cãi lời mẹ. Tôi mơ màng tỉnh dậy bởi tiếng cậu em trai khóc toáng lên. Tôi chỉ thấy mẹ vội vàng đặt thứ gì xuống và chạy đến vỗ về: "Ngoan, ngoan, ngủ đi! Mẹ thương, mẹ thương nào!" Tôi bỗng cảm thấy ghen tỵ với cả cậu em, mẹ dường như chỉ quan tâm mỗi em trai thôi. Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi thấy mẹ đang bế em, trên tay cầm ly thuốc, thì ra em tôi bị ốm quấy cả đêm. Tôi ngơ ngác khi mình nằm trên giường, có lẽ hôm qua đứng lâu quá nên tôi ngủ gật, mẹ đã bế tôi lên giường. Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên là một con búp bê bằng vải đặt bên gối. Không phải bộ váy màu sắc xa hoa, không phải mái tóc vàng óng ánh, mà là bộ váy trắng tinh, mái tóc đen tết bằng những sợi chỉ.

Tôi nhìn kỹ thì phát hiện con búp bê làm từ chiếc áo trắng bố mua cho mẹ mà chỉ những dịp đi chơi mẹ mới dám mặc. Mẹ thấy tôi ngơ ngác liền nói: "Chúc mừng sinh nhật con gái! Giờ mẹ chưa đủ tiền mua búp bê đẹp cho con, nhưng mẹ hứa sẽ mua bù cho con vào dịp khác!"

Lúc này, tôi mới nhìn mẹ kỹ hơn, đôi mắt lõm sâu, làn da sạm lại, đôi tay run run có lẽ vì bế em cả đêm và có lẽ cũng là vì khâu con búp bê cả đêm đến đêm cả vào ngón tay bởi tôi thấy ngón tay mẹ sưng lên. Thấy tôi kinh ngạc, mẹ

nói: "Nhưng con lấy đồ của bạn là sai, hôm qua mẹ đã phạt con rồi. Con chỉ có thể có đồ chơi khi con xứng đáng. Hãy mang búp bê sang và xin lỗi bạn đi!". Nhìn vẻ mệt mỏi nhưng kiên quyết của mẹ, tôi nhận ra, mẹ vẫn yêu thương tôi theo cách riêng của mình. Tôi rén rén đến bên mẹ thì thầm: "Con xin lỗi mẹ! Con sai rồi!" Thế là tôi ba chân bốn cẳng mang con búp bê sang trả bạn và xin lỗi nó. Sau này, nhờ học hành chăm chỉ, mẹ giữ đúng lời hứa mua cho tôi con búp bê mới, nhưng không bao giờ nó tốt bằng con búp bê mẹ tự tay tặng tôi.

Một kỷ niệm có chút xấu hổ về lỗi lầm của mình, nhưng chính nó đã giúp tôi hiểu hơn về tình yêu thương của mẹ dành cho mình.

Nương Dương
Xem chi tiết
Đỗ Hiền Diệu
Xem chi tiết
Angel of the eternal lig...
13 tháng 12 2018 lúc 20:55

1. Em đã từng có lúc ốm, đau được mẹ dỗ dành, chăm sóc. hãy viết một đoạn văn tả mẹ em lúc đó

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con.”


Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình, suốt đời vỗ mãi vào lòng con, dành cho con những gì đẹp đẽ, chân quý nhất từ tấm lòng. Mỗi khi ta ốm đau hay khỏe mạnh, mẹ lúc nào cũng lo lắng, quan tâm giành cho ta tất cả yêu thương từ tận đáy lòng bao la ấy. Và với em, hình ảnh mẹ khi chăm sóc em bị ốm đã để lại những dấu ấn khó phai.

Mẹ em có dáng người dong dỏng, thanh thoát. Khuôn mặt mẹ hiền từ, phúc hậu với nụ cười rạng rỡ. Nắng mưa, sóng gió cuộc đời mẹ kinh qua đã in dấu vào làn da nâu rám nắng rất chân quê, mộc mạc của người.

Có những lúc em cảm thấy mình thật ngốc vì dù mẹ có mắng mỏ hay trách móc em thì suy cho cùng cũng là để em nên người chứ đâu có phải vì ghét bỏ gì em. Có ai lại ghét bỏ đứa con mình dứt ruột chín tháng mười ngày sinh ra cơ chứ. Ấy vậy mà, thỉnh thoảng em vẫn cáu gắt, hờn dỗi và cãi lại mẹ. Rồi cho đến một ngày, khi em bị ốm nhìn thấy mẹ chăm sóc em mệt mỏi, vất vả như thế em mới càng thấm thía hơn về giá trị của tình mẫu tử.

Hôm đấy là vào buổi chiều, đã có dự báo thời tiết trời sẽ mưa to, mẹ dặn em rõ ràng là phải mang áo mưa đi cẩn thận vậy mà em mải chơi quên lời mẹ dặn. Kết quả là hôm ấy em bị dính mưa và đêm đến sốt cao. Nằm trên giường, em miên man chìm vào giấc ngủ say, đầu óc quay cuồng trống rỗng. Thỉnh thoảng em cảm nhận có bàn tay rất ấm của ai đó vuốt nhẹ mái tóc và khuôn mặt của mình. Hơi ấm ấy rất quen thuộc thân thương và chắc chắn đó chính là mẹ, cảm nhận của ta về tình mẫu tử không bao giờ là sai cả. Ánh đèn mờ mờ trong đêm, em lim dim mắt thấy thấp thoáng bóng mẹ đổ dài trên chiếc giường, thi thoảng lại sấp khăn lau trán cho em. Một hồi sau mẹ bón từng thìa cháo nhỏ cho em ăn. Ánh mắt mẹ nhuốm đầy ưu tư lo lắng. Một đêm dài, mệt mỏi và khó chịu đã qua đi, nhờ có bàn tay kì diệu và tình yêu thương của mẹ em đã đỡ sốt hơn. Sáng hôm sau tỉnh dậy, em thấy mẹ nằm gục bên cạnh giường, tay vẫn nắm lấy bàn tay non nớt của em. Đôi mắt mẹ thâm quầng, có lẽ vì do đêm qua thức khuya chăm sóc em nên không ngủ được. Mái tóc dài mượt mọi khi thay vào đó rối bời vì lăn lộn chạy qua chạy lại săn sóc cho em nên cũng chẳng có thời gian để chỉnh chu. Tự nhiên, lòng em dấy lên một cảm xúc bồi hồi khó tả, trong miên man xa xăm, vọng về trong em là những lần em nói hỗn với mẹ, những lời lẽ khó nghe mẹ nhường nhịn em, em bỗng thấy mình thật là một đứa trẻ hư. Đúng lúc ấy, mẹ tỉnh dậy, vội vàng ôm em vào lòng, hỏi han xem em đỡ chưa, ánh mắt đầy lo lắng đợi chờ. em bật khóc nức nở, ôm mẹ và ngập ngừng vài tiếng lí nhí không thành lời. Mẹ xoa đầu em mỉm cười đầy trìu mến.

Mẹ là vầng trăng, làm dịu mát tâm hồn thơ ngây trong trẻo của em, mẹ cũng là ánh mặt trời tỏa nắng tâm hồn em. Mẹ là tất cả những gì thiêng liêng, cao quý nhất. Cảm giác mỗi khi bị ốm được bàn tay mẹ chăm sóc như có liều thuốc tiên khỏi bệnh rất nhanh. Phải chăng đó chính là sức mạnh của tình mẫu tử.

Angel of the eternal lig...
13 tháng 12 2018 lúc 20:59

Tôi đã đến với cuộc đời này, yên tĩnh và lặng lẽ, chỉ có gia đình và người thân biết về sự ra đời đó. Nhưng dường như vì cái sự quá ư là nhẹ nhàng đó mà tôi đã không biết quý trọng cái giây phút mà mình đã được sinh ra như thế nào. Mẹ tôi, 1 người phụ nữ, nuôi dạy, chăm sóc con cái, lo việc nội trợ và thiêng liêng hơn là sinh ra và nuôi dưỡng các anh chị em chúng tôi nên người. Tôi biết điều đó vì chị gái tôi luôn nói với tôi như thế: “Mẹ đã vất vả rất nhiều để sinh ra mấy chị em mình,…”.

Tôi luôn nhớ, và không quên. Tôi dám khẳng định là như thế!

Nhưng dường như việc đi ra đời, tiếp xúc và bương chải với nó quá nhiều mà khiến tôi phần nào quên đi cái câu nhắc nhở ấy. Quên đi cái sự vất vả ấy. Và 1 đứa học sinh cấp 3 như tôi, đủ lớn, đủ suy nghĩ để có thể biết được công ơn của ba mẹ. Nhưng tôi đã quên, trong giây phút ấy.

Tôi được học thế nào là trung thực ở trường, trung thực giúp cho con người ta tiến bộ hơn, có được rất nhiều thứ tốt đẹp trong cuộc sống. Nhưng phần nào tôi cũng đã hiểu được, nó được nhiều và cũng mất nhiều lắm qua những lời mà hôm đó tôi đã nói với mẹ. Mẹ là người tôi nghĩ là người phụ nữ trung hậu nhưng quá “ngang”. Tôi muốn mẹ hiểu được rằng, con cái và cha mẹ cần phải hiểu nhau, chứ không phải là mẹ nói gì, con cái nghe ấy.

Với cái suy nghĩ đó mà tôi đã ngang miệng cãi lại mẹ khi mẹ nói những điều mà tôi cho là mẹ sai hoàn toàn. Đừng vội cho là tôi sai khi cho rằng mẹ sai, trong tình huống ấy, tôi không thể nào nghĩ rằng mẹ đúng. Sai và thật sự sai!. Rồi sau cái ngày ấy, mẹ và tôi dường như cách biệt nhau 1 khoảng cách, xa vời vô cùng mặc dù đang chung 1 nhà.

Tôi không hề nghĩ rằng mình sẽ xin lỗi mẹ, vì mình đã sai. Có thể đó là ngang bướng, nhưng mẹ ạ, con không muốn mẹ con mình cứ mãi không hiểu nhau, nếu như không có cái ngày ấy.

Nhưng bây giờ, con muốn xin lỗi mẹ, vì … con đã ngang bưỡng cãi lại mẹ. Con xin lỗi mẹ vì mẹ là mẹ của con, con đã sai vì con cãi mẹ, nhưng mẹ ạ, con mong mẹ cũng sẽ hiểu cho con.