hãy chứng minh chim bồ câu tiến hóa hơn lớp bồ sát ( nêu so sánh từng cơ quan và nêu ý nghĩa của sự tiến hóa hơn của từng cơ quan )
Lưu ý : các cơ quan là tiêu hóa, hô hấp, cấu tạo xương, sinh sản, di chuyển
Bạn tham khảo nhé:
- Cấu tạo bộ xương:
+ Xương chim bồ câu nhẹ, xốp, mỏng, vững chắc thích nghi với sự bay
+ Bao gồm xương đầu, cột sống và xương chi: chi trước biến đổi thành cánh, xương mỏ ác phát triển, là nơi bám của cơ ngực vận động cánh, các đốt sống lưng, đốt sống hông gắn chặt với xương đai hông làm thành khối vững chắc
- Cơ quan tiêu hóa:
+ Hệ tiêu hóa có cấu tạo hoàn chỉnh hơn so với bò sát nên chim bồ câu có tốc độ tiêu hóa nhanh hơn. Sau miệng là thực quản, diều, dạ dày tuyến, dạy dày cơ, ruột, huyệt. Gan lớn, tụy bám vào phần trước của ruột.
- Cấu tạo hô hấp:
+ Gồm khí quản, phổi, các úi khí bụng và các túi khí ngực
+ Phổi là mạng ống khí có bề mặt trao đổi khí rất rộng. Sự thông khi qua phổi nhờ hệ thống túi khí phân nhánh => Làm giảm khối lượng riêng của chim, giảm ma sát khi bay. Tì (lá lách) nằm gần với dạ dày.
- Sinh sản: Chim trống có đôi tinh hoàn và đôi ống dẫn tinh, chim mái chỉ có buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái phát triển.
- Di chuyển: Chim bồ câu bay theo kiểu vỗ cánh, khác với chim hải âu bay theo kiểu bay lượn (cánh đập chậm, có lúc cánh chỉ dang rộng mà không đập).
Vẽ và nêu chú thích đối với cấu tạo trong của giun ( chỉ cần chú thích chỗ nào là cơ quan sinh sản, hầu, cơ quan tiêu hóa và cơ quan dây thần kinh )
Các bạn giúp mk nhé!
1. a/ nêu cơ chế hoạt động, vai trò riêng, chức năng của tim, hệ mạch
b/ nêu cấu tạo của hệ hô hấp
2. a/ hệ tiêu hóa, tuyến tiêu hóa dồm những bộ phận nào, chức năng chính của từng bộ phận
b/ nêu đặc điểm cấu tạo chức năng, vai trò các cơ quan trong hệ tiêu hóa
3. các hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa đã tham gia vào hoạt động trao đổi chất và chyển hóa như thế nào
mong các bạn giúp mình với vì lý do thứ năm tuần này mình thi học kì rồi
XIN CÁM ƠN RẤT NHIỀU!.....
2b/ Cấu tạo hệ hô hấp:
Gồm : Ống dẫn khí và hai buồng phổi
Ống dẫn khí gồm : Mũi, hầu họng, thanh quản, khí quản => Dẫn, lọc, làm ấm không khí từ bên ngoài vào phổi để thực hiện trao đổi khí, ngoài ra thanh quản còn có chức năng phát âm.
Phổi, là bộ phận quan trọng nhất trong hệ hô hấp gồm hai lá phổi, bên trong có các phế quản, phế nang có hệ thống mao mạch máu chằng chịt => Chức năng trao đổi khí với hồng cầu, chức năng cơ bản của hệ hô hấp.
3.
- Hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất:
+ Mang 02 từ hệ hô hấp và chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa tới các tế bào.
+ Mang các sản phẩm thải từ các tế bào đi tới hệ hô hấp và hệ bài tiết.
- Hệ hô hấp giúp các tế bào trao đổi khí;
+ Lấy 02 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải C02 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.
+ Hệ hô hấp lấy 02 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải C02 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.
+ Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chât dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các hệ thông qua hệ cơ quan tuần hoàn.
+ Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn.
2a/
Ống tiêu hóa gồm 3 phần có nguồn gốc khác nhau: phần trước ( khoang miệng, thực quản, dạ dày) có nguồn gốc nội bì, chức năng lấy, nghiền, chuyển thức ăn. Phần giữa là ruột non( gồm các đoạn tá tràng, hồi tràng, gan , tụy) bắt nguồn từ nội bì, có chức năng biến đổi hóa học và hấp thụ thức ăn. Phần cuối ( manh tràng, ruột già, trực tràng) có nguồn gốc ngoại bì, chức năng thải các chất cặn bả.
Thành ống tiêu hóa có cấu tạo như sau :
1. Lớp niêm mạc ( tunica mucosa ) lót ở mặt trong của ống tiêu hóa
Ở mỗi phần của ống , thượng mô có hình dạng khác nhau . Ở miệng , thượng mô có nhiều tầng . Ở dạ dày và ruột là thượng mô có một tầng . Hình thái của các tế bào thượng mô cũng khác nhau . Ở ổ miệng là thượng mô dẹt , ở ruột non là thượng mô trụ để thích ứng với các chức năng tương ứng .
2. Tấm dưới niêm mạc ( tele submucosa ) là tổ chức liên kết xơ , trong đó có các mạch máu , các sợi thần kinh và các mạch bạch huyết .
Giữa lớp niêm mạc và tấm dưới niêm mạc là một lớp mỏng các sợi cơ trơn tạo thành mảnh cơ niêm mạc ( lamina muscularis mucosae ) . Khi co rút , cơ niêm mạc có thể làm cho lớp niêm mạc gấp lại thành các nếp .
Trong các tế bào thượng mô của niêm mạc còn có thượng mô biệt hóa thành các tuyến tiết ra dịch tiêu hóa đổ vào lòng ruột qua các ống tiết . Có các tuyến đơn giản là tuyến một tế bào , có các tuyến phức tạp hơn gồm có nhiều tế bào hoặc có phân nhánh thành nhiều ống tuyến .
Các đám tổ chức lympho nằm trong lớp niêm mạc gồm một tổ chức lưới mà trong các mắt lưới có tế bào lympho sinh sản tại chỗ . Ở một số nơi , tổ chức này hợp thành các hạch gọi là nang thường nằm trong tấm dưới niêm mạc , hoặc các nang tụ lại thành đám gọi là mảng tổ chức lympho ( có nhiều ở hồi tràng )
3. Lớp cơ trơn ( tunica muscularis ) chia thành hai tầng , tầng ngoài gồm các sợi cơ dọc và tầng trong là các sợi cơ vòng . Trong phần trên của thực quản có các sợi cơ vân phù hợp với chức năng co thắt thật nhanh ở phần trên của thực quản khi nuốt . Từ dạ dày đến ruột non , tầng cơ vòng và cơ trơn là một lớp liên tục . Ở ruột già , các sợi cơ dọc tập trung thành ba dải có thể nhìn thấy khi quan sát đại thể . Ngoài ra , trong dạ dày còn có lớp cơ trơn thứ ba là lớp cơ chéo .
4. Tấm dưới thanh mạc (tela subserosa):
Là tổ chức liên kết thưa nằm giữa lớp cơ bên trong và lớp thanh mạc bên ngoài. Nhờ lớp này mà có thể bóc thanh mạc dễ dàng ra khỏi các cấu trúc bên dưới.
5. Lớp thanh mạc (tunica serosa):
Tạo bởi thượng mô dẹt của phúc mạc. Mặt tự do của thanh mạc có chất thanh dịch làm cho các tạng trượt lên nhau dễ dàng. Thanh mạc có hai phần: lá phủ thành ổ bụng gọi là phúc mạc thành, lá phủ các tạng gọi là phúc mạc tạng.
Nêu sự khác nhau cơ bản về cấu tạo ống tiêu hóa và quá trình tiêu hóa thức ăn của thú ăn thịt và ăn thực vật.
1cấu tạo các cơ quan trong hệ tiêu hóa
2, cấu tạo, chức năng các cơ quan trong hệ hô hấp
Câu 1:
Cấu tạo cơ quan trong hệ tiêu hóa:
Từ trên xuống: Gồm có miệng -> thực quản -> phần phình dạ dày, sang trái là gan, ruột non, ruột già, hậu môn và các tuyến tiêu hóa.
Hoạt động của hệ tiêu hóa làm thức ăn biến đổi thành các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và thải chất bã ra ngoài.
Câu 2:
Cấu tạo cơ quan trong hệ hô hấp
Gồm có mũi, thanh quản, khí quản, phế quản và phổi, có nhiệm vụ đưa oxy trong không khí vào phổi và thải khí cacbonic ra môi trường ngoài.
Chức năng trao đổi không khí diễn ra trên toàn bộ các bộ phận của cơ thểnêu sự khác nhau cơ bản về cấu tạo ống tiêu hóa và quá trình tiêu hóa thức ăn của thú ăn thịt và thú ăn thực vật
1) Động vật ăn thịt: thức ăn (thịt) mềm, giàu chất dinh dưỡng
- Răng: sắc nhọn, dùng để cắn, xé thức ăn. Do thức ăn đã mềm nên chúng không cần phải nhai mà chỉ cần nuốt
- Dạ dạy đơn to
- Ruột non dài nhưng ngắn hơn động vật ăn thực vật
- Manh tràng không phát triển, không có tác dụng cho việc tiêu hóa
- Không có tiêu hóa sinh học
2) Động vật ăn thực vật: thức ăn là thực vật, nghèo chất dinh dưỡng, khó tiêu
- Răng: có nhiều gờ cứng, có tấm sừng để giữ và giật cỏ
- Đối với động vật nhai lại (trâu bò):
+ Có 4 dạ dày: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế
+ Có hệ thống vi sinh vật sống trong dạ cỏ, các vi sinh vật này tiết ra enzim xenlulaza để phân giải thành xenlulozơ có trong thực vật
- Đối với động vật ăn thực vật khác: thỏ
+ Manh tràng rất phát triển, có hệ thống vi sinh vật sống trong đó để tiêu hóa xenlulozơ
+ Ruột non rất dài
=> Động vật ăn thực vật có quá trình tiêu hóa sinh học; còn ở động vật ăn thịt không có
Phân tích đặc điểm cấu tạo của các cơ quan tiêu hóa phù hợp với chức năng đảm nhận. (KẺ BẢNG)
| Cấu tạo | Chức năng |
Khoang miệng | - Răng đc phân hóa thành 3 loại phù hợp với các hoạt động của nó : + Răng cửa : cắn , xé thức ăn . + Răng nanh : xé thức ăn . + Răng hàm : nhai , nghiền nát thức ăn - Lưỡi : được cấu tạo bởi hệ cơ khỏe , linh hoạt phù hợp với chức năng đảo trộn thức ăn . - Má , môi : tham gia giữ thức ăn trong khoang miệng . - Các tuyến nước bọt : lượng nước bọt tiết ra nhiều khi ăn để thấm đều thức ăn ( đặc biệt là thức ăn thô ) . Trong nước bọt có enzim amilaza tham gia biến đổi tinh bột chín thành đường đôi .
| Cắn , xé , nhai , nghiền , đảo , trộn thức ăn thấm đều nước bọt và tạo viên thức ăn |
Ruột non | - Lớp niêm mạc ruột non có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tích bề mặt bên trong của nó tăng gấp khoảng 600 lần so với diện tích mặt ngoài. - Ruột non rất dài (tới 2,8 - 3m ở người trưởng thành), dài nhất trong các cơ quan của ống tiêu hóa. - Mạng mao mạch máu và mạng bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột. | - Biến đổi lý học: + Tiết dịch tiêu hóa của tuyến gan, tuyến tụy, tuyến ruột làm hòa loãng thức ăn + Sự co bóp cơ thành ruột giúp thức ăn thấm đều dịch tiêu hóa + Dịch mật phân cắt khối lipit thành các giọt lipit nhỏ - Biến dổi hóa học: sự phân cắt các đại phân tử thức ăn thành các phân tử chất dinh dưỡng + Các thức ăn là protein, lipid, glucid được tiêu hóa thành những sản phẩm cuối cùng có thể hấp thu được là các acid amin, monosaccarid, acid béo và các glycerol. Các chất dinh dưỡng được hấp thu qua thành ruột, theo các đường tĩnh mạch về gan, sau đó theo tĩnh mạch chủ dưới về tim. |
Dạ dày | + Có lớp cơ rất dày và khoẻ (gồm 3 lớp là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo) + Có lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị. | + Biến đổi cơ học: Co bóp để trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị và tiếp tục nghiền, bóp nhuyễn nhờ các tuyến vị tiết ra dịch vị. + Biến đổi hóa học: Biến đổi prôtêin nhờ enzim pepsin và dịch HCl để biến đổi prôtêin thành các axit amin. |
Ruột già | - Ruột già không có enzyme tiêu hóa mà chứa chất nhầy có tính kiềm giúp làm trơn thành ruột khiến phân được di chuyển dễ dàng hơn. Chất nhầy còn có tác dụng bảo vệ niêm mạc ruột già, chúng sẽ được tiết ra nhiều hơn khi bị viêm ruột già hoặc ruột già bị những tổn thương khác. - Hậu môn được cấu tạo bởi hai cơ thắt: Cơ thắt trong chính là cơ trơn, được điều khiển bởi hệ thần kinh trung ương. Cơ thắt ngoài chính là cơ vân, chịu sự điều khiển của vỏ não. Được thực hiện theo quy trình như sau:
| - Nhận thức ăn đã được tiêu hóa và hấp thu từ ruột non. Nó hấp thụ nước và muối khoáng từ thức ăn và cùng với sự phân hủy cùng các vi khuẩn tạo bã thức ăn thành phân, khi đủ lượng đại tràng sẽ co bóp tạo nhu động và bài tiết phân qua trực tràng, phần cuối cùng của đại tràng gần hậu môn. |
Đặc điểm cấu tạo của cơ quan tiêu hóa? Các bạn giúp mình nhé
Cơ quan tiêu hoá gồm:
Các ống tiêu hoá | Các tuyến tiêu hoá |
Miệng | Tuyến nước bọt |
Hầu | Tuyến gan |
Thực quản | Tuyến tuỵ |
Dạ dày | Tuyến vị |
Ruột (non, già) | Tuyến ruột |
Các cơ quan trong ống tiêu hoá . ( Xếp theo thứ tự ) | Các tuyến tiêu hoá . |
Khoang miệng | Tuyến ruột |
Họng | Tuyến vị |
Thực quản | Tuyến nước bọt |
Dạ dày | Tuyến tuỵ |
Ruột non | Túi mật . |
Ruột già | |
Hậu môn |
Giải thích được sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của các cơ quan tiêu hóa ở các nhóm đông vật
Tham khảo nha
--Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa: quá trình tiêu hóa chủ yếu là tiêu hóa nội bào.
– Ở động vật có túi tiêu hóa: quá trình tiêu hóa chủ yếu là tiêu hóa ngoại bào nhờ các tuyến tiết dịch tiêu hóa có chứa các enzim.
– Ở động vật đã hình thành ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa: quá trình tiêu hóa diễn ra trong ống tiêu hóa với sự tham gia của các enzim chủ yếu là tiêu hóa ngoại bào.