Khử hoàn toàn 10,23g hỗn hợp Cu và PbO bằng khí CO ở nhiệt độ cao. Khí sinh ra sau phản ứng được dẫn vào bình đựng dd Ca(OH)2 thu được 11g kết tủa. a. Viết pthh b. Tính thành phần 5% theo khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp
Sửa đề: 10,23g CuO và PbO
Bảo toàn Cacbon: \(n_{CO_2}=n_{CaCO_3}=\dfrac{11}{100}=0,11\left(mol\right)\)
PTHH: \(CuO+CO\xrightarrow[]{t^o}Cu+CO_2\)
a_________________a (mol)
\(PbO+CO\xrightarrow[]{t^o}Pb+CO_2\)
b_________________b (mol)
Ta lập HPT: \(\left\{{}\begin{matrix}80a+223b=10,23\\a+b=0,11\end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=0,1\\b=0,01\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}\%m_{CuO}=\dfrac{0,1\cdot80}{10,23}\cdot100\%\approx78,2\%\\\%m_{PbO}=21,8\%\end{matrix}\right.\)
a) \(PbO+CO-^{t^o}\rightarrow Pb+CO_2\)
\(CO_2+Ca\left(OH\right)_2\rightarrow CaCO_3+H_2O\)
b) \(n_{kt}=n_{CO_2}=0,11\left(mol\right)\)
\(n_{PbO}=n_{CO_2}=0,11\left(mol\right)\)
=> \(\%m_{PbO}=\dfrac{0,11.223}{10,23}.100=239,78\)%
Đề sai :D
Cho 24,3 g ZnO tác dụng vừa đủ với 200 gam dung dịch H2 SO4 A, viết phương trình hóa học B tính thể tích khí H2O thu được ở điều kiện tiêu chuẩn C Tính nồng độ phần trăm của dung dịch muối thu được sau phản ứng
Cho 8,3 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe pu với 100g dd HCl C% thu được dd A và 5,6 lít khí ( đktc). Cho toàn bộ dd A td với dd NaOH dư thu đc m gam kết tủa. Nung toàn bộ kết tủa đến khối lượng không đổi thu đc a gam rắn. Câu a/ Viết các ptpu xảy ra. Câu b/ tính C% biết HCl dùng dư 10% so với lượng pu. Câu c/ Tính nồng độ % các chất trong dd A. Câu d/ tính m và a
a) Đặt : nAl=a(mol); nFe=b(mol)
PTHH: 2Al + 6 HCl -> 2 AlCl3 + 3 H2 (1)
a_________3a______a______1,5a(mol)
Fe +2 HCl -> FeCl2 + H2 (2)
b_____2b_____b____b(mol)
Ta lập hpt:
\(\left\{{}\begin{matrix}27a+56b=8,3\\1,5a+b=\dfrac{5,6}{22,4}=0,25\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=0,1\\b=0,1\end{matrix}\right.\)
b) nHCl(p.ứ)=3a+2b=0,5(mol) => nHCl(lấy)=0,55(mol)
=>mHCl(lấy)=0,55.36,5=20,075(g)
=>C%ddHCl(lấy)=(20,075/100).100=20,075%
c) mddsau= mhh + mddHCl - mH2= 8,3+ 100 - 0,25.2= 107,8(g)
mAlCl3=0,1.133,5=13,35(g); mFeCl2= 0,1.127=12,7(g)
=>C%ddAlCl3= (13,35/107,8).100=12,384%
C%ddFeCl2=(12,7/107,8).100=11,781%
d) AlCl3 + 3 NaOH -> Al(OH)3 + 3 NaCl
0,1_____0,3______0,1______0,3(mol)
FeCl2 + 2 NaOH -> Fe(OH)2 + 2 NaCl
0,1____0,2_______0,1______0,2(mol)
2 Al(OH)3 -to-> Al2O3 + 3 H2O
0,1________0,05(mol)
Fe(OH)2 -to-> FeO + H2O
0,1_______0,1(mol)
m=m(ket tua)= mFe(OH)2+ mAl(OH)3= 0,1. 90+ 0,1.78= 16,8(g)
a=m(rắn)= mFeO + mAl2O3= 0,1.72+ 0,05.102= 12,3(g)
Chúc em học tốt!
Câu 2: Cho câu chủ đề: Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn. Dựa vào văn bản chứa đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn tổng phân hợp khoảng 12 câu để làm sáng tỏ ý chủ đề. Trong đoạn văn có sử dung một câu phủ định (gạch chân, chú thích rõ). giúp mình với, mai mình thi rồi
Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn. Quả đúng như vậy! Người anh hùng Nguyễn Trãi đã tự tin khẳng định truyền thống văn hiến lâu đời của nước Việt ta. Và quả thực chúng ta rất tự hào bởi trên thực tế:
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Nhân dân ta có chủ quyền, có thuần phong mỹ tục riêng làm nên hai phương Bắc - Nam khác biệt. Ta có nền độc lập vững vàng được xây bằng những trang sử vẻ vang. Hùng cứ cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên ở phương Bắc là các triều Triệu, Đinh, Lý, Trần ở phương Nam. Hơn thế nữa, bao đời nay:
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có
So với Nam quốc sơn hà, khái niệm quốc gia dân tộc của Nguyễn Trãi hoàn thiện hơn nhiều. Vậy là sức mạnh của nhân nghĩa, một khái niệm chung chung trừu tượng đã được người anh hùng dân tộc làm cho sinh động bằng chính thực tiễn lịch sử oai hùng của dân tộc.
Tham Khảo:
Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn. Quả đúng như vậy! Người anh hùng Nguyễn Trãi đã tự tin khẳng định truyền thống văn hiến lâu đời của nước Việt ta. Và quả thực chúng ta rất tự hào bởi trên thực tế:
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Nhân dân ta có chủ quyền, có thuần phong mỹ tục riêng làm nên hai phương Bắc - Nam khác biệt. Ta có nền độc lập vững vàng được xây bằng những trang sử vẻ vang. Hùng cứ cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên ở phương Bắc là các triều Triệu, Đinh, Lý, Trần ở phương Nam. Hơn thế nữa, bao đời nay:
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có
So với Nam quốc sơn hà, khái niệm quốc gia dân tộc của Nguyễn Trãi hoàn thiện hơn nhiều. Vậy là sức mạnh của nhân nghĩa, một khái niệm chung chung trừu tượng đã được người anh hùng dân tộc làm cho sinh động bằng chính thực tiễn lịch sử oai hùng của dân tộc.
Giúp gấp mai nộp r ạ: a) Có ý cho rằng: “Chỉ có các nước lớn, nước giàu mới ngăn chặn được chiến tranh”. Em có tán thành ý kiến đó không? vì sao? b) Hôm đó, ở trường em xảy ra một sự việc đáng buồn. Mấy bạn nữ lớp 9B đánh hội đồng bạn T chỉ vì lí do “trông thấy ghét”. Đáng buồn hơn nữa là một số bạn chứng kiến cảnh đó chỉ đứng xem, không ai can ngăn hay có ý kiến gì. Nếu chứng kiến sự việc đó, em sẽ có thái độ như thế nào và sẽ làm gì ?
a) Em không tán thành với ý kiến này. Vì dù là đất nước nào đi chăng nữa cũng ưa chuộng sự hòa bình, ghét sự đổ máu vì chiến tranh gây nên, chiến tranh ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng và kinh tế của đất nước đó.
b) Nếu chứng kiến sự việc đó em sẽ vào ngăn cản các bạn nữ lớp 9B, bảo vệ bạn T. Sau đó em sẽ đưa T xuống phòng y tế để kiểm tra và báo cáo sự việc với thầy cô cùng ban giám hiệu nhà trường.
Khử hoàn toàn 0,8gam CuO bằng khí H2. Em hãy tính a. Số gam đồng thu được b. Thể tích khí H2 cần dùng ở (đktc)
\(n_{CuO}=\dfrac{0,8}{80}=0,01mol\)
\(CuO+H_2\rightarrow\left(t^o\right)Cu+H_2O\)
0,01 0,01 0,01 ( mol )
\(m_{Cu}=0,01.64=0,64g\)
\(V_{H_2}=0,01.22,4=0,224l\)
Cho kẽm phản ứng hoàn toàn với dung dịch axit clohidric thu được 5,6 lit khí hidro ở điều kiện tính chất a)viết phương trình hoá học b)tính khối lượng axit đã dùng c)nếu dùng toàn bộ lượng hidro thu được ở trên đem khử 12g bột CuO ở nhiệt độ cao,thì sau khi phản ứng kết thúc thu được bao nhiêu gam Cu? Giúp với mai thi rồi😿
\(n_{H_2}=\dfrac{5.6}{22.4}=0.25\left(mol\right)\)
\(Zn+2HCl\rightarrow ZnCl_2+H_2\)
\(.........0.5............0.25\)
\(m_{HCl}=0.5\cdot36.5=18.25\left(g\right)\)
\(n_{CuO}=\dfrac{12}{80}=0.15\left(mol\right)\)
\(CuO+H_2\underrightarrow{^{t^0}}Cu+H_2O\)
\(1...........1\)
\(0.15.........0.25\)
\(LTL:\dfrac{0.15}{1}< \dfrac{0.25}{1}\Rightarrow H_2dư\)
\(n_{Cu}=n_{CuO}=0.15\left(mol\right)\)
\(m_{Cu}=0.15\cdot64=9.6\left(g\right)\)
a) Zn + 2HCl $\to$ ZnCl2 + H2
b) n H2 = 5,6/22,4 = 0,25(mol)
Theo PTHH :
n HCl = 2n H2 = 0,5(mol)
m HCl = 0,5.36,5 = 18,25(gam)
c) CuO + H2 $\xrightarrow{t^o}$ Cu + H2O
Ta có :
n CuO = 12/80 = 0,15 < n H2 = 0,25 => H2 dư
Theo PTHH :
n Cu = n CuO = 0,15 mol
=> m Cu = 0,15.64 = 9,6 gam
Trình bày các cải cách của Việt Nam ở cuối thế kỷ 19 Cho biết nguyên nhân thất bại của các cải cách trên
Giả sử trong buổi sinh hoạt ngoại khóa của lớp vào tuần tới, nhóm em đăng kí trình bày về một vấn đề của văn bản “Đổi tên cho xã” (trích từ vở hài kịch “Bệnh sĩ” của Lữu Quang Vũ), em sẽ trình bày bài giới thiệu của nhóm em như thế nào?
Gợi ý:
MB: Đoạn trích “Đổi tên cho xã” của tác giả Lưu Quang Vũ đã cho người đọc thấy được tác hại của bệnh sĩ diện và ảnh hưởng của nó đến cộng đồng, xã hội chỉ thông qua sự việc đổi tên của xã Hùng Tâm.
TB:
Tình huống của đoạn trích là gì? Có những nhân vật nào?
+ Xã Hùng Tâm mở cuộc họp thông báo những đổi mới của xã Hùng Tâm từ tên xã đến chức vụ của một số người.
+ Nhân vật: Ông Nha, Văn Sửu, ông Độp, bà Độp, ông Thìn.
- Các nhân vật có đặc điểm gì, đại diện cho kiểu người nào?
+ Nhân vật ông Chủ tịch xã Toàn Nha tiêu biểu cho kiểu người thích sống giả dối trong xã hội. Ông Nha là một người sống giả dối và tham vọng một cách mù quáng. Ông mong ước xây dựng và phát triển một xã khoa học để ông vẻ vang với các xã khác và với cấp trên. Ông tìm hiểu những nơi khác nhưng chỉ tìm hiểu một cách hời hợt, chưa có sự phân tích tình hình thực tế của xã mình đã vội vàng đổi mới. Ông muốn phát triển kinh tế nhưng lại vứt bỏ những thứ vốn là cần câu cơm của người dân nơi đây. Ông nói những từ ngữ khoa chương, lố bịch như " Bây giờ làm ăn mới rồi, quy mô khoa học....Đâu muốn hoạn phải mang lợn đến tận trụ sở". Ông nói rất cao siêu nhưng thực tế thì phũ phàng bởi những lời ông nói chỉ là sáo rỗng, ông phong chức một cách tràn lan nhưng thực tế thì chẳng ra đâu vào đâu, chính những người giữ chức đó còn chẳng hiểu mình sẽ làm gì.
+ ...
- Hành động và lời thoại của các nhân vật được khắc họa ra sao?
+ Nhân vật trong đoạn trích có sự không tương xứng giữa thực chất bên trong và hình thức bên ngoài, giữa suy nghĩ và hành động khiến việc làm trở nên lố bịch hài hước. Ví dụ: Ông Đốp một tên hoạn lợn lại được phong cho làm chức Chủ nhiệm Trung tâm Triệt sản gia súc xã Hùng Tâm; Ông Thình vốn là đội trưởng đội làm những nghề phụ của xã lại được phong làm Chủ nhiệm Trung tâm Công nghệ...
- Có những chi tiết vô lí, gây cười nào thể hiện tính hài kịch của đoạn trích?
+ Ngôn ngữ của ông không phù hợp với một cuộc họp mang tính chất trang nghiêm. Lời nói có nhiều từ ngữ không rõ nghĩa như: ta bung ra, ta bung ra pháo. Điều buồn cười nữa là ở chỗ ông muốn phát triển kinh tế nhưng những công việc vốn là lợi thế ở xã lại triệt để vứt bỏ, chuyển sang sản xuất pháo, thứ mà chính những người nhận nhiệm vụ quản lí cũng không hiểu rõ. Ông Nha càng cố nói những từ khoa học, thì càng lộ ra nhiều sự thiếu hiểu biết của mình như Trung tâm Công nghệ mà chỉ sản xuất có pháo.
+ ....
- Có những xung đột nào trong đoạn trích? Kết quả giải quyết là gì?
+ Văn bản có sự mâu thuẫn giữa cái xấu và cái tốt. Ông Nha vẽ ra một viễn tưởng cao đẹp về một xã phát triển, giàu mạnh nhưng thực tế thì những gì ông làm đều chỉ đẩy người dân vào cái nghèo đói. Đó là sự tương phản giữa áo tưởng và thực tế.
+ Kết quả là một loạt các chức danh mới được tạo ra nhưng không khoa học và rối loạn.
KB:
+ Văn bản Đổi tên cho xã đã nêu lên và phê phán một hiện tượng nhức nhối trong xã hội Việt Nam, đó là thích sĩ diện.
+ Đoạn trích cũng sử dụng thủ pháp trào phúng, phóng đại. Ví dụ: Ông Nha vẽ lên những viễn tưởng cao đẹp về một xã phát triển khoa học, giàu mạnh những thực tế nhưng thực tế chỉ là những lời nói sáo rỗng, giả dối, lố bịch.