Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
21 tháng 7 2023 lúc 13:51

Tham khảo!

- Địa hình và đất:

+ Khu vực nội địa với địa hình cao nguyên tương đối bằng phẳng nhưng đất chủ yếu là đất xám hoang mạc và bán hoang mạc, đất xa van khô cằn ít dinh dưỡng.

+ Khu vực ven biển và thung lũng các sông có địa hình đồng bằng, đất màu mỡ.

+ Địa hình núi dãy Đrê-ken-béc dài hơn 1000km, ranh giới ngăn cách giữa các coa nguyên rộng lớn trong nội địa với các đồng bằng và vùng thấp ven Ấn Độ Dương.

- Khí hậu:

+ Vùng nội địa có khí hậu nhiệt đới lục địa khô, lượng mưa ít, cảnh quan chủ yếu là xa van, hoang mạc, cây bụi.

+ Vùng duyên hải đông nam có khí hậu nhiệt đới ẩm, lượng mưa hàng năm khá cao.

+ Vùng ven biển phía nam có khí hậu cận nhiệt địa trung hải.

- Sông, hồ:

+ Có nhiều sông nhưng ngắn và dốc, 2 con sông lớn là O-ran-giơ và Lim-pô-pô. Nguồn cung cấp nước chủ yếu là nước mưa nên mùa lũ trùng mùa mưa.

+ Có ít hồ tự nhiên, chủ yếu là các hồ nhân tạo.

- Sinh vật: Đa dạng và độc đáo về tài nguyên sinh vật, hệ sinh thái xa van là điển hình, hệ động thực vật phong phú, đa dạng với nhiều loài đặc hữu.

- Khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn như: khoáng sản kim loại, khoáng sản năng lượng.

- Biển: Tài nguyên sinh vật biển phong phú, trữ lượng thủy sản lớn có giá trị kinh tế cao. Vùng biển có nhiều cảng nước sâu.

Nguyễn Thu Ngà
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Hoài Thư
21 tháng 12 2016 lúc 23:54

bạn tham khảo ở đây nhé :

Bài 32 : Các khu vực Châu Phi | Học trực tuyến

Bài 33 : Các khu vực Châu Phi (tiếp theo) | Học trực tuyến

 

duyên
22 tháng 12 2016 lúc 15:18

bạn tham khảo ở dây nhé

Bài 32 : Các khu vực Châu Phi

Bài 31 : Kinh tế Châu Phi (tiếp theo)

Trần Thùy Dương
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
12 tháng 12 2016 lúc 19:27

Bắc Phi - Chủ yếu dựa vào khai thác - xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt, phốt phát và phát triển du lịch. - Các cây trồng chủ yếu: lúa mì, ô liu, cây ăn quả cận nhiệt đới,... (các nước ven Địa Trung Hải); lạc, bông, ngô,... (các nước phía nam Xa-ha-ra).

Trung Phi - Chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn nuôi theo lối cổ truyền, khai thác lâm sản và khoáng sản, trồng cây công nghiệp xuất khẩu. - Nạn đói diễn ra thường xuyên do thiên tai nặng nề; nền kinh tế nhiều nước thường xuyên rơi vào khủng hoảng do giá cả nông sản và khoáng sản không ổn định,

Nam Phi - Trình độ phát triển kinh tế rất chênh lệch nhau giữa các nước, phát triển nhất là Cộng hòa Nam Phi.

 

Vũ Tuyết Nga
Xem chi tiết
hải toàn lê
7 tháng 1 2021 lúc 20:39

.

 

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 13:08

Tham khảo!

- Ảnh hưởng thuận lợi:

+ Vị trí địa lý đã tạo điều kiện thuận lợi cho Cộng hoà Nam Phi giao lưu, phát triển với các nước trong khu vực. Đường bờ biển kéo dài thuận lợi cho việc xây dựng các cảng biển và hoạt động kinh tế biển.

+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho Cộng hoà Nam Phi phát triển các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.

+ Dân cư đông tạo ra nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.

- Khó khăn:

+ Việc gia tăng số lượng lao động không tương ứng với tăng trưởng kinh tế dẫn đến tình trạng thất nghiệp ở quốc gia này vẫn còn cao. Hiện nay, cộng hòa Nam Phi vẫn đang tồn tại một số vấn đề xã hội cần giải quyết như vấn đề phân biệt chủng tộc, sự chênh lệch giàu nghèo, tỷ lệ thất nghiệp…

+ Sự phân cắt địa hình giữa vùng ven biển và nội địa, gây trở ngại lớn cho việc xây dựng các tuyến đường giao thông kết nối đất nước.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
8 tháng 8 2023 lúc 17:11

Tham khảo:
* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
Địa hình, đất: có địa hình đa dạng, với các dạng địa hình như đồi núi, đồng bằng, bờ biển,... Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, phân bố ở Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo, khu vực này có đất fe-ra-lít là chủ yếu.
Địa hình đồng bằng: đồng bằng châu thổ lớn chủ yếu ở Đông Nam Á lục địa: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Mê Công, đồng bằng Sa-lu-en, có đất phù sa màu mỡ.
Địa hình bờ biển rất đa dạng với nhiều vũng, vịnh, đầm, phà, bãi cát,...
Khí hậu: Các địa hình khác nhau cũng mang đến đặc trưng về khí hậu. Khí hậu của Đông Nam Á mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đặc trưng có mùa đông lạnh ở phía Bắc Việt Nam và Myanmar. Đông Nam Á hải đảo có khí hậu nhiệt đới gió mùa và xích đạo.
Sông, hồ: có mạng lưới sông ngòi dày đặc, các sông nhiều nước, hàm lượng phù sa lớn, chế độ nước sông theo mùa. Có một số sông lớn như sông Mê Công, sông Hồng, sông Mê Nam, Xa-lu-en, I-ra-oa-đi,…
Biển: có vùng biển rộng, nhiều như trường lớn, nhiều bãi biển đẹp, có nguồn khoáng sản và sinh vật biển phong phú.
Sinh vật: có tài nguyên sinh vật rất phong phú và đa dạng, có diện tích rừng lớn, tài nguyên sinh vật đa dạng Khoáng sản: có khoáng sản đa dạng như sắt, ni-ken, đồng, thiếc, than, chì, dầu mỏ, khí tự nhiên,...trong đó nhiều khoáng sản có giá trị lớn.
* Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thên nhiên đến sự phát triển kinh tế- xã hộ icủa Đông Nam Á:
- Thuận lợi của điều kiện tự nhiên đối với khu vực Đông Nam Á: Đông Nam Á có vị trí địa lý thuận lợi trong giao lưu, hợp tác với các quốc gia và khu vực khác.
+ Là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây.
+ Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á – Âu và Úc.
+ Là cửa ngõ để vào lục địa Á rộng lớn. T
ất cả các đặc điểm này tạo thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán quốc tế. Tiếp cận và giao lưu, hợp tác với các nền kinh tế phát triển. Các quốc gia trong khu vực, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau để khai thác và tìm kiếm các lợi ích từ bên ngoài. Phát triển toàn diện cũng được thể hiện với các hiệp định, lợi ích chỉ được xác định cho các quốc gia trong khu vực. Từ đất cả các điều kiện này, Giúp cho Đông Nam Á trở thành khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới. Với kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa và một số yếu tố tự nhiên khác. Tất cả được ứng dụng trong hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con người. Giúp cho Đông Nam Á thuận lợi trong phát triển nông nghiệp nhiệt đới. Đặc biệt là ngành nông nghiệp nhiệt đới đa canh, nhiều vụ. Có khả năng xen canh, tăng vụ, gối vụ, xoay vòng đất liên tục. Mang đến các khai thác, ứng dụng để tìm kiếm hiệu quả lao động tốt nhất. Năng suất, chất lượng sản phẩm tăng có thể thúc đẩy xuất khẩu. Khoáng sản Đông Nam Á phong phú, đa dạng. Phải kể đến các loại khoáng sản kim loại, khoáng sản phi kim loại ở cả đất liền và dưới biển tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp. Giúp mang đến tài nguyên, sử dụng trong nhiều ngành khác nhau trong nhu cầu của con người. Tuy nhiên các ngành công nghiệp nặng ở các quốc gia trong khu vực vẫn chưa được phát triển tốt. Rừng nhiều thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp. Điều hòa khí hậu, mang đến chất lượng cuộc sống ổn định cho con người. Các nước ở Đông Nam Á (trừ Lào) đều có biển bao quanh. Nên có điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển, phát triển du lịch biển. Khai thác các tiềm năng dựa trên điều kiện tự nhiên.
- Khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với khu vực Đông Nam Á:
Đông Nam Á cũng thường xuyên phải chịu những ảnh hưởng xấu do điều kiện tự nhiên gây ra như:
+ Sâu bệnh ở cây trồng đối với các quốc gia có nền nông nghiệp đóng góp tỷ trọng cao.
+ Dịch bệnh trong chăn nuôi.
+ Thiên tai như: Bão, lũ lụt, hạn hán, động đất và sóng thần làm ảnh hưởng sinh hoạt, lao động. Đặc biệt tình trạng khai thác rừng và khai thác khoáng sản không hợp lý. Chưa có ý thức bảo vệ, khai thác và trồng rừng cao trong quan điểm của người dân. Đang làm cho hai loại tài nguyên này bị suy giảm nhanh chóng. Do nằm ở vành đai lửa Thái Bình Dương nên Đông Nam Á biển đảo còn thường xuyên chịu ảnh hưởng của động đất, núi lửa, sóng thần. Tác động mạnh và làm ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng, tài sản, các lỗ lực thực hiện trong thành quả kinh tế. Đặc biệt là Indonesia, quốc gia này đã phải hứng chịu những thảm họa động đất, sóng thần trong các năm gần đây. Địa hình Đông Nam Á bị chia cắt mạnh, địa hình không bằng phẳng. Không có những đồng bằng lớn nên khó khăn cho giao thông đường bộ. Từ đó cũng cản trở nhất định đối với di chuyển, vận chuyển và các ngành nghề, lĩnh vực thực tế.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
7 tháng 4 2017 lúc 6:35

- Tình hình kinh tế:

     + Cư dân Phù Nam sản xuất nông nghiệp, kết hợp với làm nghề thủ công, đánh cá và buôn bán.

     + Ngoại thương đường biển rất phát triển.

- Tình hình văn hóa

     + Tập quán phổ biến của cư dân Phù Nam là ở nhà sàn

     + Phật giáo và Ba-la-môn giáo được sùng tín

     + Nghệ thuật ca, múa nhạc phát triển.

- Tình hình xã hội

Có sự phân hóa giàu nghèo hình thành các tầng lớp quý tộc, bình dân, nô lệ.

nguyễn thị mây
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Hoài Thư
24 tháng 12 2016 lúc 11:41

bạn tham khảo ở đây nha :

Bài 32 : Các khu vực Châu Phi | Học trực tuyến

Bài 33 : Các khu vực Châu Phi (tiếp theo) | Học trực tuyến

Nguyen Hoang Kim Ngan
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
30 tháng 10 2023 lúc 22:49

Đặc điểm tự nhiên:

- Khí hậu đa dạng: Châu Phi có khí hậu đa dạng từ sa mạc khô cằn ở Sahara đến rừng mưa nhiệt đới ở Congo. Điều này tạo điều kiện cho sự phát triển của nhiều loại cây trồng và động vật, nhưng cũng đối mặt với khắc nghiệt của hạn hán và biến đổi khí hậu.

- Savannah và thảo nguyên: Châu Phi có nhiều khu vực savannah và thảo nguyên rộng lớn, là nơi phù hợp cho chăn nuôi gia súc và nông nghiệp.

- Mạng lưới sông lớn: Có nhiều sông lớn như sông Nile, sông Congo và sông Niger, tạo điều kiện cho nông nghiệp và giao thông thủy.

- Tài nguyên khoáng sản: Châu Phi có các tài nguyên khoáng sản quan trọng như dầu mỏ, khoáng sản và kim cương, có tiềm năng là nguồn thu nhập lớn.

- Sinh học đa dạng: Châu Phi có động, thực vật và động vật hoang dã phong phú, mang lại tiềm năng cho ngành công nghiệp du lịch và bảo tồn môi trường.

Tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế xã hội:

- Nông nghiệp và chăn nuôi: Tài nguyên đất và khí hậu phù hợp cho nông nghiệp và chăn nuôi, tạo điều kiện cho sản xuất thực phẩm và thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn.

- Năng lượng và khoáng sản: Tài nguyên dầu mỏ và khoáng sản như vàng, kim cương, và titan có thể là nguồn thu nhập quan trọng. Tuy nhiên, việc tận dụng tài nguyên này cần quản lý cẩn thận để đảm bảo rằng lợi ích được phân phối công bằng và bảo vệ môi trường.

- Du lịch và bảo tồn môi trường: Động cơ du lịch có thể tạo cơ hội kinh doanh và thu nguồn tài chính cho bảo tồn môi trường và di sản văn hóa.

- Cơ hội hợp tác quốc tế: Châu Phi có tiềm năng trở thành đối tác kinh tế quan trọng với các quốc gia khác và hưởng lợi từ việc hợp tác kinh tế quốc tế và đầu tư nước ngoài.