Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Ngân Giang
26 tháng 2 2023 lúc 19:48

TK:

- Khi ăn cơm, thức ăn đi qua khoang miệng và xuống các phần khác của hệ tiêu hóa (dạ dày, ruột).

- Mối quan hệ giữa các hoạt động: Hoạt động thu nhận và tiêu hóa thức ăn sẽ cung cấp nguyên liệu cho quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp cơ thể thực hiện các hoạt động sống khác như lớn lên, sinh trưởng, phát triển,… Thức ăn là tác nhân giúp kích thích cơ thể ăn nhiều/ ít, tạo yếu tố thuận lợi cho tiêu hóa, hỗ trợ quá trình chuyển hóa vật chất diễn ra tốt hơn.

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
3 tháng 8 2017 lúc 14:42

Đáp án B

Hệ nội tiết và hệ thần kinh có vai trò điều khiển và điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan khác trong cơ thể.

Ng KimAnhh
Xem chi tiết
Minh Phương
29 tháng 10 2023 lúc 21:11

*Tham khảo:

1. Khi chúng ta ngủ, các cơ quan như tim, phổi, gan, thận hoạt động ở mức thấp nhất. Trong khi đó, não và hệ thần kinh hoạt động ở mức mạnh nhất để điều hòa các hoạt động của cơ thể. Ví dụ, khi chúng ta ngủ, hệ thần kinh sẽ điều hòa hoạt động của hệ tiêu hóa để giảm thiểu sự tiêu hóa và tránh gây ra cảm giác buồn nôn hoặc đầy hơi.

2. Căng thẳng thần kinh kéo dài có thể gây ra bệnh đau dạ dày, viêm đại tràng hoặc táo bón. Điều này xảy ra vì khi cơ thể bị căng thẳng, hệ thần kinh thông qua các tín hiệu điện truyền đến các cơ quan tiêu hóa, gây ra sự co thắt và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, căng thẳng cũng có thể làm tăng sản xuất axit dạ dày, gây ra đau và khó chịu.

Minh Lệ
Xem chi tiết

Vai trò của các hệ cơ quan:

- Hệ tuần hoàn: Bơm và dẫn truyền máu đi lại giữa cơ thể (vòng tuần hoàn lớn) và phổi (vòng tuần hoàn nhỏ)

- Hệ tiêu hóa: tiêu hoá và xử lý thức ăn thành các chất dinh dưỡng dễ hấp thu.

- Hệ hô hấp: Giúp cơ thể lấy O2 từ bên ngoài vào để cung cấp cho quá trình oxy hóa các chất trong tế bào, đồng thời thải CO2 ra bên ngoài.

- Hệ bài tiết: Thải chất dư thừa, chất độc sinh ra do chuyển hóa và duy trì cân bằng nội môi.

- Hệ thần kinh: Điều khiển, điều hòa, phối hợp hoạt động các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể.

- Hệ vận động: nâng đỡ, bảo vệ kết cấu cơ thể người, vận động hay giữ nguyên tư thế và sinh ra nhiệt.

- Hệ nội tiết: liên lạc thông tin bên trong cơ thể bằng các nội tiết tố tạo ra bởi các tuyến nội tiết.

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
5 tháng 3 2017 lúc 4:25

Đáp án D

Hệ thần kinh có vai trò tiếp nhận và trả lời kích thích của môi trường, điều hoà hoạt động các cơ quan.

bé mèo
Xem chi tiết
Lấp La Lấp Lánh
28 tháng 9 2021 lúc 23:59

Tham khảo:

Bài 1:

- Cơ thể người gồm 3 phần: phần đầu, phần thân và phần chi (tay, chân).

 - Phần thân gồm khoang ngực và khoang bụng được ngăn cách bởi cơ hoành.

    + Khoang ngực chứa tim, phổi.

    + Khoang bụng chứa gan, ruột, dạ dày, thận, bóng đái và cơ quan sinh sản.

Bài 2:

Ví dụ về vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể như sau:

  Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Cùng lúc đó các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động: nhịp tim tăng, mạch máu giãn, thở nhanh và sâu, mồ hôi tiết nhiều… Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.

 

 

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
4 tháng 3 2019 lúc 6:37

Đáp án A

Hệ nội tiết và hệ thần kinh có vai trò điều khiển và điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan khác trong cơ thể.

Châu Hiền
Xem chi tiết

Tham khảo:

Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh cơ tim cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Nhưng một trong số các yếu tố nguy  dưới đây  thể là nguyên nhân phát triển bệnh bao gồm: Di truyền. Tăng huyết áp kéo dài.

Khi tim co bóp, các van sẽ thực hiện chức năng đóng và mở để kiểm soát dòng chảy của máu qua tim bởi sự chênh lệch áp suất giữa các buồng tim và một số cơ nằm trong tim.

Bên trái tim

Khi tâm nhĩ co lại, van hai lá mở ra giúp máu chảy từ tâm nhĩ trái vào tâm thất trái. Sau khi tâm thất đã đầy, van hai lá đóng lại, ngăn không cho máu chảy ngược vào tâm nhĩ trong lúc tâm thất co lại. Sau khi tâm thất đã co lại, van động mạch chủ sẽ đưa máu ra khỏi tim để đến khắp các bộ phận của cơ thể.

Minh Hồng
17 tháng 1 2022 lúc 19:58

Tham khảo

Nguyên nhân bệnh Cơ tim

Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh cơ tim cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Nhưng một trong số các yếu tố nguy cơ dưới đây có thể là nguyên nhân phát triển bệnh bao gồm: Di truyền. Tăng huyết áp kéo dài.

Khi tim co bóp, các van sẽ thực hiện chức năng đóng và mở để kiểm soát dòng chảy của máu qua tim bởi sự chênh lệch áp suất giữa các buồng tim và một số cơ nằm trong tim.

 

 

scotty
17 tháng 1 2022 lúc 20:01

Tham khảo : 

- Cơ tim co được là do cơ tim được điều khiển bởi hệ thống thần kinh tự động (autonomic nervous system), các hormone và một phần có thể co giãn tự nhiên

-  Van đóng mở đc là do sự chênh lệch áp suất giữa các buồng tim và một số cơ nằm trong tim

- Mối quan hệ :  Khi tim co bóp, các van sẽ thực hiện chức năng đóng và mở để kiểm soát dòng chảy của máu qua tim

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
2 tháng 8 2018 lúc 4:33

Chọn đáp án: B

Giải thích: Hệ nội tiết và hệ thần kinh có vai trò điều khiển và điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể