Gà con biết trò chuyện với mẹ từ khi nào ?
Em hãy đọc đoạn sau : Từ đầu ... đến nũng nịu đáp lời mẹ.
Nói lại cách gà mẹ báo cho con biết :
Em hãy đọc đoạn sau: Khi gà mẹ thong thả ... đến hết, chú ý những tiếng kêu của gà mẹ khi gọi con.
a) Không có gì nguy hiểm.
Miệng kêu đều đều “ cúc… cúc … cúc”.
b) Có mồi ngon, lại đây !
Gà mẹ vừa bới vừa kêu “cúc, cúc, cúc”.
c) Tại họa, nấp nhanh !
Gà mẹ xù lông, miệng liên tục kêu, gấp gáp “roóc, roóc”
Hãy nêu cảm nghĩ của em về đoạn thơ sau :
"Gió bấc cựa mình làm rơi quả khế
Mèo con ru cái bếp thầm thì
Đêm nũng nịu dụi đầu vào vai mẹ
Mùa đông còn bé tí ti."
(Ấm - Bùi Thị Tuyết Mai)
Vì sao mẹ hỏi : “Con vẽ con gì đây ?”
Em hãy đọc đoạn trò chuyện giữa mẹ và Bin khi bạn ấy mang bức vẽ vào khoe mẹ.
Mẹ hỏi : “Con vẽ con gì đây ?” vì bức tranh mà Bin vẽ không giống con ngựa.
Từ những câu thơ" Mẹ là cơn gió mùa Thu cho con mát mẻ lời ru năm nào mẹ là đêm sáng trăng sao soi đường chạy lối con vào bến mơ" em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu cảm nhận như thế nào về vai trò tình cảm của cha mẹ đối với chúng ta em cần phải có bổn phận trách nhiệm đối với cha mẹ. có sử dụng ít nhất một trạng ngữ
Tham khảo các ý:
- Cha mẹ yêu thương, sẵn sàng hi sinh, chăm sóc quan tâm cho con cái, thông qua các hình ảnh "mẹ là cơn gió mùa thu", "mẹ là đêm sáng trăng sao soi đường chạy lối" cho con có được cuộc sống hạnh phúc.
- Con cái cần biết ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, từ đó phải yêu thương, kính trọng làm trọn hiếu đạo, đền đáp công ơn.
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau
gió bấc cựa mình làm rơi quả khế
mèo con ru cái bếp thầm thì
đêm nũng nịu dụi đầu vào vai mẹ
mùa đông còn bé tí ti
Ấm -Bùi Thị Tuyết Mai
giúp mik nha , đây là bt đội tuyển lớp 6
Bạn giải bài này cho mình với hãy tìm biện pháp so sánh trong khổ thơ sau :
Trăng ơi từ đâu đến
Haylời mẹ ru
Thương cuội không được học
Hú gọi trâu đến giờ
Trong đoạn thơ tác giả đã sd các biện pháp nghệ thuật là :
- Bphap tu từ nhân hóa :gió bấc ''cựa mình '' , mèo con ''ru'', cái bếp''thầm thì'', đêm''nũng nịu dụi đầu vào vai mẹ''.
Bphap tu từ ẩn dụ + sự liên tưởng tưởng tượng độc đáo: Quả khế và mèo con ko có mẹ nên :-quả khế ko chịu dc giá lạnh nên rơi xuống đất vì ko có đủ sự sống để vượt qua mùa đông.
-mèo con cũng ko có mẹ phải vào trong bếp để sưởi ấm.
gió bấc gợi cơn gió lạnh ,khắc nghiệt
-đêm: ví những đứa con có mẹ nên được ấp ủ trong chăn
=> muốn nói lên sự khó khăn vất vả của mọi vật khi đông đến
====> ta phải vượt qua điều kiện khắc nghiệt đó.
còn viết thành đoạn văn hãy dựa vào các ý này để viết nhé!!!
vừa hôm thứ năm mk làm bài này ở trên huyện xong.
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Mẹ ơi, trên mây có người gọi con:
“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà.
Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”.
Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được ?”
Họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”.
“ Mẹ mình đang đợi ở nhà”- Con bảo- “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”.
Thế là họ mỉm cười bay đi .
(Trích ngữ văn 6-tập 2)
Câu 1:Đoạn thơ trên trên được trích từ bài thơ nào? Tác giả là ai ?
Câu 2:Chỉ ra biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn thơ và nêu tác dụng ?
Câu 3: Qua hình dung của người con về trò chơi khác “thú vị” hơn, em nghĩ người con muốn thể hiện tình cảm gì ?
giúp mk vs ạ
C1: mây và sóng
tác giả : Ta- go
C2:
- Ẩn dụ: Trong bài thơ Mây và sóng, “mây” và "sóng" là những hình ảnh ẩn dụ. “Mây”, “sóng” vốn đã là những hình ảnh thiên nhiên thơ mộng, chúng đều tùy thuộc vào trí tưởng tượng của em bé tạo ra nên càng lung linh kì ảo.
C3: tình cảm mà một người con muốn dành cho mẹ .
Câu 1 : Đoạn thơ trên trích từ bài thơ : Mây và Sóng. Tác giả là : Ra-bin-đờ-ra-nát Tago.
Câu 2 : mk kh píc ^^
Câu 3 :Người con muốn thể hiện tình cảm yêu thương mẹ của mình . Lựa chọn không đi chơi mà ở lại với mẹ , rồi lại nghĩ ra trò chơi để mình cùng chơi với mẹ , điều này muốn nói lên niềm hạnh phúc của mình khi có mẹ .Người con tưởng tượng mẹ là vầng trăng ôm ấp con vào lòng , mẹ là bến bờ kì lạ để khi làn sóng lăn vào thì sẽ ôm lấy được mẹ mình . Cậu bé rất yêu thương và quý trọng tình cảm giữa mình với mẹ
Mình biết được nhiu đó thui :))
Chúc bạn hc tốt ^^
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Mẹ ơi, trên mây có người gọi con:
“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà.
Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”.
Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được ?”
Họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”.
“ Mẹ mình đang đợi ở nhà”- Con bảo- “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”.
Thế là họ mỉm cười bay đi .
(Trích ngữ văn 6-tập 2)
Theo em, bạn nhỏ trong bài thơ là người như thế nào?
cậu bé là một người con có hiếu , không bị cám dỗ bởi bất cứ một điều gì , cậu luôn có mẹ trong trái tim của mình , cậu là một đứa con ngoan ngây thơ hồn nhiên và trong sáng.
Tập chép : Gà “tỉ tê” với gà (từ Khi gà mẹ thong thả… đến mồi ngon lắm!)
Khi mẹ gà thong thả dắt bầy con đi kiếm mồi, miệng kêu đều đều “cúc … cúc … cúc”, thế có nghĩa là : “Không có gì nguy hiểm. Các con kiếm mồi đi !” Gà mẹ vừa bới vừa kêu nhanh “cúc, cúc, cúc”, tức là nó gọi: “Lại đây mau các con, mồi ngon lắm !”
? Những câu nào là lời gà mẹ nói với con ?
? Cần dùng những dấu câu nào để ghi lời gà mẹ ?
- Những câu là lời gà mẹ nói với con : “cúc…cúc…cúc”, “Không có gì nguy hiểm, các con kiếm mồi đi !”, "cúc, cúc, cúc", “Lại đây mau các con, mồi ngon lắm !”
- Cần dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để ghi lời gà mẹ.
xác định kiểu câu theo cấu tạo ngữ pháp trong trường hợp sau:
lan vừa trông thấy mẹ về đã nũng nịu
- mẹ ơi !
- ô con ! mẹ đã về đây con .
- đói bụng lắm mẹ ạ. làm thế nào bây giờ hả mẹ ?
- mẹ sẽ nấu cơm ngay.
Nhanh!!!
Mẹ ơi!
→ Câu đặc biệt: dùng để gọi - đáp: "Mẹ ơi!"
- Ô con! Mẹ đã về đây con.
→ Câu đặc biệt: bộc lộ cảm xúc bất ngờ của người mẹ: "Ô con!"
- Đói bụng lắm mẹ ạ. Làm thế nào bây giờ hả mẹ ?
→ Câu rút gọn thành phần CN: "Đói bụng lắm mẹ ạ. Làm thế nào bây giờ hả mẹ?" (ko có CN)
- Mẹ sẽ nấu cơm ngay
→ Câu trần thuật đơn: Mẹ / sẽ nấu cơm ngay.
CN VN