Những câu hỏi liên quan
ph@m tLJấn tLJ
Xem chi tiết
Dark_Hole
25 tháng 2 2022 lúc 14:17

Tham khảo: (Mãi mới thấy được câu hỏi hay =)

- Những suy nghĩ của em về câu danh ngôn trên: 

 Trên đường thành công không có dấu chân của người lười biếng (Lỗ Tấn).

Câu danh ngôn của Lỗ Tấn đã khẳng định rằng, muốn có thành công thì cần phải có sự cố gắng, nỗ lực, siêng năng và kiên trì với mục tiêu của mình. Ngược lại, những kẻ lười biếng sẽ không bao giờ thành công được vì thành công không tự nhiên đến mà phải cố gắng đi tìm.

Nghị lực và kiên trì sẽ chiến thắng tất cả (Benjamin Franklin)

Câu danh ngôn cho chúng ta thấy khi con người có đủ sự tự tin, siêng năng, kiên trì và đủ sự dũng cảm thì những khó khăn nào cũng có thể vượt qua. Nghị lực và kiên trì sẽ đánh bại tất cả những gì cản đường nó, câu nói là lời quyết tâm không lùi bước của tác giả.

Bình luận (4)
Ly Nguyenn
Xem chi tiết
Khánh Vân Phạm Bùi
Xem chi tiết
☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
3 tháng 1 2022 lúc 21:31

A

Bình luận (0)
๖ۣۜHả๖ۣۜI
3 tháng 1 2022 lúc 21:31

A

Bình luận (0)
Nguyễn Lê Phước Thịnh
3 tháng 1 2022 lúc 21:31

Chọn A

Bình luận (0)
Trịnh Thị Thu	Hậu
Xem chi tiết
Tung Duong
27 tháng 11 2021 lúc 21:51

* dù sao thì đây cũng là đề cương hoặc đề thi, mình nghĩ bạn nên tự làm, không nên ỷ lại nhiều nhé !

II. NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA:

A. TRẮC NGHIỆM: (3,5 điểm)   

Khoanh tròn vào một chữ cái A,B,C,D mà em cho là đúng (mỗi câu được 0,25 điểm)

Câu 1: Truyền thống là những giá trị tốt đẹp của gia đình, dòng họ được

A. truyền từ đời này sang đời khác.​

B. mua bán, trao đổi trên thị trường.

C. nhà nước ban hành và thực hiện.​

D. đời sau bảo vệ nguyên trạng.

Câu 2: Trong cuộc sống, việc phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm và

A. sức mạnh.​

B. tiền bạc.​

C. của cải.​

D. tuổi thọ.

Câu 3: Trong cuộc sống, việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào?

A. Có nhiều tiền bạc và quyền lực.

​B. Có thêm kinh nghiệm và sức mạnh.

C. Giữ gìn các tập tục mê tín dị đoan.​

D. Thể hiện tính chuyên quyền, độc đoán.

Câu 4: Cá nhân có tính cách làm việc tự giác, cần cù, chịu khó thường xuyên hoàn thành tốt các công việc là biểu hiện của người có đức tính

A. siêng năng.​

B. tự ti.​

C. tự ái.​

D. lam lũ.

Câu 5: Trái với siêng năng, kiên trì là

A.  lười biếng, ỷ nại.​

B.  trung thực, thẳng thắn.

C.  Cẩu thả, hời hợt.​

D.  qua loa, đại khái.

Câu 6: Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở thái độ làm việc một cách

A. Hời hợt.​

B. Nông nổi.

C. Cần cù.​

D. Lười biếng.

Câu 7: Cá nhân thực hiện tốt phẩm chất siêng năng kiên trì sẽ vượt qua

A. khó khăn, thử thách.​

B. cám dỗ vật chất.

C. cám dỗ tinh thần.​

D. công danh, sự nghiệp.

Câu 8: Người có phẩm chất siêng năng, kiên trì sẽ có nhiều cơ hội

A.  thành công trong cuộc sống.​

B.  vụ lợi cho bản thân.

C.  đánh bóng tên tuổi .​

D.  tự tin trong công việc.

Câu 9: Hành vi nào dưới đây góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ?

A. Giữ gìn mọi hủ tục của gia đình.​    

B. Chê bai nghề truyền thống gia đình.

C. Tự ti vì nghề truyền thống của gia đình.​    

D. Quảng bá nghề truyền thống của gia đình.

Câu 10: Hành vi nào dưới đây không góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ?

A. Xóa bỏ các thói quen xấu của gia đình.​      

B. Tự ti về thanh danh của gia đình mình.

C. Tự hào về nghề truyền thống của gia đình.

D. Không coi thường danh dự của gia đình.

Câu 11: Hành vi nào dưới đây góp phần rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì?

A. Làm việc theo sở thích cá nhân.

B. Từ bỏ mọi việc khi gặp khó khăn.

C. Chăm chỉ, quyết tâm đạt mục tiêu.

D. Ỷ nại vào người khác khi làm việc.

Câu 12: Câu ca dao tục ngữ nào dưới đây nói về siêng năng, kiên trì ?

A.  Kiến tha lâu ngày đầy tổ.

​B.  Há mồm chờ sung rụng.

C.  Đục nước béo cò.​

D.  Chị ngã em nâng.

Câu 13: Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của siêng năng, kiên trì?

A.  Luôn học bài trước khi đến lớp.​

B.  Thường xuyên không học bài cũ.

C.  Bỏ học chơi game.​

D.  Đua xe trái phép.

Câu 14: Cá nhân không rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì trong cuộc sống và lao động sẽ có kết quả như thế nào dưới đây?

A. Dễ dàng thành công trong cuộc sống

​B. Có cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn

C. Trở thành người có ích cho xã hội​

D. Có cuộc sống hạnh phúc, ý nghĩ

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Vương Diệu Linh
27 tháng 11 2021 lúc 21:52

CÁCH TỪNG CÂU RA ĐI KHÓ NHÌN QUÁ

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
nguyễn đỗ bảo long
Xem chi tiết
sky12
6 tháng 1 2022 lúc 13:34

C

Bình luận (0)
Nguyễn Lê Phước Thịnh
6 tháng 1 2022 lúc 13:34

Chọn C

Bình luận (0)
Đỗ Thành Trung
6 tháng 1 2022 lúc 13:34

C

Bình luận (0)
Handy
Xem chi tiết
NTDK
Xem chi tiết
Diệu Hân
20 tháng 5 2022 lúc 19:22

Tk

 Ý nghĩa cả câu nóiTrên đường đến với những thành quả tốt đẹp, những niềm hạnh phúc, chạm đến ước mơ  khát khao không thể  dấu chân người lười biếng, dấu chân của những người không tự mình tìm tòi, học hỏi mà chỉ dựa dẫm, ỷ lại vào người khác…..

Bình luận (0)
animepham
20 tháng 5 2022 lúc 19:22

 tham khảo

Ý nghĩa cả câu nóiTrên đường đến với những thành quả tốt đẹp, những niềm hạnh phúc, chạm đến ước mơ  khát khao không thể  dấu chân người lười biếng, dấu chân của những người không tự mình tìm tòi, học hỏi mà chỉ dựa dẫm, ỷ lại vào người khác…..

Bình luận (2)
Huỳnh Kim Ngân
20 tháng 5 2022 lúc 19:24

Tham khảo

Trong cuộc sống, không có bất cứ thứ gì tự nhiên đến với chúng ta. Niềm vui, hạnh phúc, hay thành công đều như vậy. Không ai có thể đứng yên một chỗ chờ đợi thành công đến với mình. Thành công là thành quả của cả quá trình phấn đấu và nỗ lực không ngừng. Giống như nhà văn Lỗ Tấn từng khẳng định: "Trên bước đường thành công không có dấu chân của người lười biếng” 

Thành công là gì? Thành công là đạt được những điều mong ước, kì vọng, hoàn thành ước mơ, khát vọng về những giá trị vật chất hoặc tinh thần, là đạt được những gì mình muốn về công việc, cuộc sống. Thành công là kết quả sau quãng thời gian phấn đấu, cũng có thể là mục đích của mỗi người trong cuộc đời. Còn lười biếng là thói quen, tật xấu của con người thể hiện thái độ sống, làm việc thiếu tinh thần, trì trệ, ỷ lại, không có tính chủ động. Người lười biếng là những người ngại suy nghĩ, ngại hành động, không muốn học tập, không muốn lao động, dễ dàng lùi bước trước những khó khăn, và dễ dàng từ bỏ. 

Lỗ Tấn đã gửi gắm ý nghĩa vô cùng sâu sắc qua câu nói: "Trên bước đường thành công không có dấu chân của người lười biếng”. Ông khẳng định những người lươi biếng sẽ không bao giờ có thể thành công, con đường dẫn đến thành công - những thành quả tốt đẹp, những niềm hạnh phúc không có dấu chân người lười biếng, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác mà không cố gắng nỗ lực, không dựa vào chính mình. 

Câu nói của Lỗ Tấn thể hiện một cách nhìn nhận vô cùng đúng đắn về cuộc sống và sự thành công trong cuộc sống. Thực tế đã chứng minh, những con đường bình thường đã chứa đựng đầy chông gai và trắc trở. Con đường dẫn đến thành công càng gian nan và khó nhọc hơn thế. Nó không bao giờ trải đầy hoa tươi mà ẩn chứa biết bao gian khổ. Không ai có thể dễ dàng thành công mà không phải đổ mồ hôi, công sức, thậm chí chịu đựng những hi sinh, thất bại. Trong suốt quá trình đó, con người phải cần cù, miệt mài, chịu khó và có ý chí quyết tâm cao mới thành.

Người nông dân làm ra hạt gạo phải một nắng hai sương, bán mặt cho đất bán lưng cho trời, gieo mạ rồi cấy lúa, chăm sóc cây lúa đến khi trổ bông. Thóc sẽ chẳng bao giờ tự nảy mầm thành mạ non nếu không có bàn tay người nông dân gieo trồng, lúa cũng sẽ chẳng bao giờ nảy ra hạt thóc nếu để mặc nó lớn lên cùng đất trời. Thóc chín rồi cũng sẽ không tự biến thành hạt gạo trắng ngần. Học sinh muốn đạt danh hiệu giỏi, xuất sắc, muốn khẳng định bản thân cũng phải nỗ lực vươn lên không ngừng, học tập tri thức, rèn luyện đạo đức mới có thể đạt được ý nguyện. 

Trong lịch sử văn minh dân tộc và nhân loại, có rất nhiều tấm gương về sự chăm chỉ cần cù được lưu danh từ thời đại này sang thời đại khác. Nhà bác học Ê – đi – sơn phải hơn 10.000 lần thất bại mới chế tạo thành công dây tóc bóng đèn, mang lại ánh sáng cho nhân loại. Hay thầy Nguyễn Ngọc Ký với đôi tay tật nguyền đã phải cố gắng nỗ lực bao nhiêu để vượt qua khó khăn, trở thành người thầy mà bao thế hệ kính phục. Họ đều là những người thành công trong cuộc sống và là những minh chứng cho sự kiên trì, chăm chỉ mới có thể thành công.

Nếu lười biếng, ỷ lại, sống mà không dựa vào chính mình, không những chúng ta không thể thành công mà còn sớm bị đào thải khỏi xã hội. Cha mẹ, thầy cô không thể mãi mãi ở bên, làm chỗ dựa cho mỗi cá nhân suốt cuộc đời, lười biếng đồng nghĩa với ngại nghĩ, ngại làm. Người lười biếng sẽ trở thành kẻ vô tích sự, ăn bám vào người khác, vào xã hội, dần dần trở nên bần cùng và đi đến nhiều thói hư tật xấu khác.

Thành công sẽ không bao giờ đến nếu bạn còn lười biếng, ỷ lại giống như một bài toán khó sẽ mãi mãi không có đáp án nếu bạn không cố gắng tìm cách giải. Đặc biệt, ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy cố gắng học hỏi, chăm chỉ, chủ động đương đầu với khó khăn, thử thách để rèn luyện ý chí, bản lĩnh. Chăm chỉ đồng thời cũng cần sáng tạo và đam mê hết mình, tránh những thói hư tật xấu, thành công nhất định sẽ đến.

Dàn ý Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng 

I. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề

Trích dẫn câu nói: “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”

II. Thân bài

1. Giải thích

Thành công? Thành công là đạt được ước mơ, hoài bão, khát vọng, là sống đầy đủ về tinh thần và vật chất, là nhận được những gì mình muốn về công việc, cuộc sống; là được sống hạnh phúc, vui vẻ, mở lòng với thế giới, có ích với mọi người; là mục đích cao quý, đích đến cuối cùng của con người trong đời…

Lười biếng là thói quen xấu làm suy giảm khả năng suy nghĩ, tư duy, làm việc, là ỷ lại vào người khác, không tự thân vận động … → Người lười biếng là người ngại suy nghĩ, không muốn học tập, không muốn lao động, ngại vận động.

→ Ý nghĩa cả câu nói: Trên đường đến với những thành quả tốt đẹp, những niềm hạnh phúc, chạm đến ước mơ và khát khao không thể có dấu chân người lười biếng, dấu chân của những người không tự mình tìm tòi, học hỏi mà chỉ dựa dẫm, ỷ lại vào người khác…..

2. Bàn luận

Câu nói trên là một cách nhìn nhận đúng đắn về cuộc sống, về bước đường đến thành công

Con đường dẫn tới thành công là con đường đầy khó nhọc, thử thách, không phải con đường bằng nhung lụa.

Không có một thành quả, thành công nào mà không phải đổI bằng mồ hôi và công sức, trong suốt quá trình đó con người phải cần cù, miệt mài, chịu khó và có ý chí quyết tâm cao mới thành.

Chứng minh câu nói bằng dẫn chứng thực tế (Dẫn chứng: Người nông dân làm ra hạt gạo phải một nắng hai sương, một học sinh giỏi có ước mơ hoài bão cao đẹp không thể là một người lười nhác, thụ động,…)

Tác hại của thói lười biếng: dần dần làm cho con người trở thành kẻ ăn bám, vô tích sự, trì trệ, … dẫn con người đến sự bần cùng, đói nghèo và là nguyên nhân của mọi thói xấu khác.

Câu nói của Lỗ Tấn đã phê phán thói lười biếng, đưa ra một cách nhìn nhận đúng đắn để con người đến với thành công. Không một thành quả nào lại không có sự nỗ lực cố gắng, không một kết quả tốt đẹp nào lại chỉ có những bước chân lười biếng. Bất cứ sự thành công nào cũng cần có sự cần cù, chăm chỉ, kiên trì, chịu khó. Lười biếng, ỷ lại sẽ chẳng bao giờ làm được điều gì có ý nghĩa.

 

Trên bước đường thành công, đôi khi không chỉ cần sự cần cù, chăm chỉ… mà còn cần cả những ý tưởng sáng tạo, sự thách thức của cuộc sống để con người vượt qua bằng nghị lực và bản lĩnh, niềm đam mê và khát khao cháy bỏng giữa cuộc đời.

3. Bài học về nhận thức và hành động

Cần phải cố gắng học hỏi, chăm chỉ, cần cù để vượt qua mọi thử thách của cuộc sống vươn đến sự thành công.

Tránh những thói hư tật xấu làm đình đốn trì trệ con đường đến với sự thành công: lười biếng, ỷ lại, tự thỏa mãn với bản thân,…

III. Kết bài

Bài học cho mỗi cá nhân về nhận thức và hạnh động bằng suy nghĩ chân thực.

Mở rộng vấn đề bằng cách nghĩ của mỗi cá nhân về câu nói ấy trong cuộc đời.

Bình luận (0)
Phạm Nguyễn Hưng Phát
Xem chi tiết
Thư Phan
20 tháng 11 2021 lúc 22:31

Đúng.

Bình luận (0)
Rin•Jinツ
20 tháng 11 2021 lúc 22:31

Đúng.

Bình luận (0)
Cao Tùng Lâm
20 tháng 11 2021 lúc 22:31

đúng 

Bình luận (0)
Admin (a@olm.vn)
Xem chi tiết
Đỗ Thanh Tùng
16 tháng 6 2021 lúc 9:19

"Trên bước đường của thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng" .

Lười biếng là gì ? Tại sao chúng ta có lười biếng .Lười biếng là một thói xấu của con người, cần phải sửa đổi. Lười biếng là có thể xem là thói hư tật xấu của rất nhiều người, không chịu hoạt động, không chịu suy nghĩ, nhanh bỏ cuộc và không có khả năng phấn đấu và cố gắng.

Lười biếng tạo thành thói quen và thành “căn bệnh” nan y rất khó chữa. Bởi vậy, đối với nhiều người thì lười biếng có tác hại rất lớn đối với công việc cũng như quá trình hoàn thành nhân cách của cá nhân. Lười biếng thực ra ban đầu cũng chỉ là những cử chỉ nhỏ nhặt như lười làm bài tập về nhà, lười tư duy, động não những bài toán khó. Nhưng dần dần nó sẽ tích tụ thành thói quen không tốt và ảnh hưởng rất lớn đến bản thân người đó. Lười biếng có thể là bản chất nhưng trong số một trường hợp thì nó không phải là bản chất, mà là do chính bản thân mình tạo nên. Khi lười biếng thì bản thân sẽ không chịu cố gắng, gặp khó là nản lòng, không có quyết tâm để thực hiện công việc đến cùng. Gắn với sự lười biếng chính là thiếu kiên trì, kiên nhẫn, không có ý chí để cố gắng.

Trong cuộc sống chúng ta phải đối mặt với rất nhiều thứ, để trưởng thành, để làm người tốt, ngoài khả năng thì còn cần đến sự chăm chỉ, kiên trì. Đây là đức tính tốt giúp bản thân giành được thắng lợi nhanh nhất.

Lười biếng để lại hậu quả xấu đối với mỗi người, không những làm giảm đi ý chí cố gắng, phấn đấu của con người mà còn khiến cho họ ngày càng nhu nhược, không cố gắng nữa. Có một số người vì lười biếng nên ỷ lại, sống dựa dẫm vào người khác. Điều này thật đáng buồn.

Hiện nay sự phát triển của mạng lưới Internet khiến cho mọi người lười đi. Người ta vẫn nói đã làm lười đi nhiều bạn học sinh. Các bạn ngang nhiên chép văn mẫu, chép đáp số ở ngay trên các trang mạng. Thực tế này đã xảy ra suốt bao nhiêu năm ở đất nước ta.

Cha ông ta có câu “Cần cù bù thông minh” chính là việc nhấn mạnh đức tính cần cù, chăm chỉ là điều mà mỗi người cần phải có. Khi có được sự chăm chỉ thì mọi việc dù có khó đến đâu vẫn cố gắng được. N là học sinh lớp 12, sắp thi tốt nghiệp và đại học, nhưng gia đình N không có điều kiện, và N không có thời gian để đi học thêm. Nhưng cô bạn rất chăm chỉ, kiên trì. Cô tranh thủ thời gian để học mọi lúc, mọi nơi để có thể chạm tới ước mơ của mình.

Như vậy, bên cạnh đức tính lười biếng thì vẫn còn có rất nhiều người chăm chỉ, kiên trì, không ngừng cố gắng. Và tất nhiên kết quả mà họ đạt được sẽ khiến nhiều người ngưỡng mộ. Khi chúng ta không đủ năng lực thực hiện thì hãy dùng sự kiên nhẫn, chăm chỉ, chắc chắn thành công sẽ đến.

Thật vậy, đừng để sự lười biếng của bản thân khiến cho tương lai của bạn rơi vào vũng bùn. Hãy tự biết cách hoàn thiện bản thân bằng cách trở thành con người chăm chỉ mỗi ngày.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa