Tập tính học được không có đặc điểm nào sau đây?
A. Hình thành trong đời sống cá thể
B. Bao gồm những phản xạ có điều kiện
C. Dễ bị mất đi
D. Đặc trưng cho loài
Xét các đặc điểm sau:
(1) Có sự thay đổi linh hoạt trong đời sống cá thể
(2) Rất bền vững và không thay đổi
(3) Là tập hợp các phản xạ không điều kiện
(4) Do kiểu gen quy định
Trong các đặc điểm trên, những đặc điểm của tập tính bẩm sinh gồm?
A. (1) và (2)
B. (2) và (3)
C. (2), (3) và (4)
D. (1), (2) và (4)
Xác định những nội dung sai trong bảng dưới đây
Loại tập tính | Khái niệm | Cơ sở thần kinh | Tính chất | Ví dụ |
---|---|---|---|---|
Tập tính bẩm sinh | 1.là những hoạt động cơ bản sinh ra đã có | 3.phản xạ có điều kiện | 5.bẩm sinh di truyền | 8.nhện giăng tơ 9.hổ rình mồi |
Tập tính học được | 2.là tập tính được hình thành trong quá trình sống thông qua học tập và rút kinh nghiệm | 4.phản xạ không điều kiện | 6.không bền vững 7.đặc trưng cho loài do gen quy định |
10.khỉ dùng gậy hái quả |
A. 3-4-7-9
B. 3-5-6-7
C. 3-4-6-7
D. 3-4-9-10
Đặc điểm nào không phản của phản xạ có điều kiện:
A.Bền vững .
B.Hình thành trong đời sống cá thể .
C.Vốn học được .
D.Không di truyền .
Trong các đặc điểm sau:
(1) Thường do tủy sống điều khiển
(2) Di truyền được, đặc trưng cho loài
(3) Có số lượng không hạn chế
(4) Mang tính bẩm sinh và bền vững
Có bao nhiêu đặc điểm trên đúng với phản xạ không điều kiện?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Về quá trình hình thành tập tính ở các loài động vật, một học sinh đưa ra các phát biểu dưới đây:
(1) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron bền vững.
(2) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron nên có thể thay đổi.
(3) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện và không điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa nơron nên có thể thay đổi.
(4) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron và được di truyền.
Những phát biểu nào không đúng với sự hình thành tập tính học được là:
A. (1), (3) và (4)
B. (2), (3) và (4)
C. (1), (2) và (3)
D. (1), (2) và (4)
Đáp án A
(1) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron bền vững. à sai, phản xạ có điều kiện hình thành mối liên hệ ít bền vững giữa các nơron.
(2) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron nên có thể thay đổi. à đúng
(3) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện và không điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa nơron nên có thể thay đổi. à sai, các phản xạ không điều kiện không thay đổi được.
(4) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron và được di truyền. à sai, các phản xạ có điều kiện không di truyền.
Khi nói về phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Phản xạ không điều kiện thường trả lời lại cách kích thích đơn lẻ.
(2) Phản xạ có điều kiện có số lượng tế bào thần kinh tham gia nhiều hơn phản xạ không điều kiện.
(3) Số lượng phản xạ có điều kiện ở cá thể động vật là không hạn chế.
(4) Động vật bậc thấp không có hoặc có rất ít phản xạ có điều kiện.
(5) Phản xạ không điều kiện có tính bền vững cao còn phản xạ có điều kiện thường dễ thị mất đi.
A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. 1.
Cả 5 phát biểu đúng. ¦ Đáp án A.
(1) đúng.
(2) đúng. Vì phản xạ có điều kiện thường trả lời lại nhiều kích thích đồng thời nên cần sự phối hợp nhiều bộ phận thần kinh để xử lý thông tin, phối hợp các cơ quan để cùng trả lời.
(3) đúng. Vì phản xạ có điều kiện được hình thành do học tập và rèn luyện nên số lượng tùy thuộc vào khả năng học tập.
(4) đúng. Vì phản xạ có điều kiện được hình thành do học tập vè rèn luyện, cần sự phối hợp nhiều bộ phận thần kinh để xử lý thông tin. Động vật bậc thấp có hệ thần kinh kém phát triển, tuổi thọ thấp không có nhiều thời gian để học tập.
(5) đúng. Vì phản xạ không điều kiện có tính di truyền, bẩm sinh nên rất bền vững còn phản xạ có điều kiện được hình thành do học tập nên dễ mất đi nếu không rèn luyện.
Trong các đặc điểm sau đây, kiểu phân bố ngẫu nhiên có bao nhiêu đặc điểm?
I. Thường gặp khi môi trường có điều kiện sống phân bố đồng đều.
II. Có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
III. Giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng có trong môi trường.
IV. Thường gặp ở những loài sinh vật có tính lãnh thổ cao.
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Đáp án A
Phân bố ngẫu nhiên :
Gặp trong trường hợp khi môi trường đồng nhất, hoặc các cá thể không có tính lãnh thổ cao, cũng không có xu hướng hợp lại với nhau thành nhóm.
Ý nghĩa: Sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
Ví dụ: Các loài sâu sống trên tản lá cây, các loài sò sống trong phù sa vùng triều, các loài cây gỗ sống trong rừng mưa nhiệt đới...
→ Các phát biểu I, III đúng
II – Sai vì phân bố ngẫu nhiên không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
Trong các đặc điểm sau đây, kiểu phân bố ngẫu nhiên có bao nhiêu đặc điểm?
I. Thường gặp khi môi trường có điều kiện sống phân bố đồng đều.
II. Có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
III. Giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng có trong môi trường.
IV. Thường gặp ở những loài sinh vật có tính lãnh thổ cao.
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Đáp án A
Phân bố ngẫu nhiên :
Gặp trong trường hợp khi môi trường đồng nhất, hoặc các cá thể không có tính lãnh thổ cao, cũng không có xu hướng hợp lại với nhau thành nhóm.
Ý nghĩa: Sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
Ví dụ: Các loài sâu sống trên tản lá cây, các loài sò sống trong phù sa vùng triều, các loài cây gỗ sống trong rừng mưa nhiệt đới...
→ Các phát biểu I, III đúng
II – Sai vì phân bố ngẫu nhiên không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể
Cho các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Mật độ cá thể của quần thể là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể.
(2) Trong điều kiện môi trường không giới hạn, quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học.
(3) Phát tán chỉ bao gồm sự xuất cư của các cá thể.
(4) Mức độ tử vong là số lượng cá thể của quần thể bị chết đi trong một đơn vị thời gian.
A. 0.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Đáp án D.
(1) Đúng. Cùng với tỉ lệ giới tính, nhóm tuổi. Sự phân bố cá thể, kích thước, sự tăng trưởng thì mật độ quần thể là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể.
(2) Đúng. Trên lí thuyết, quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học nếu điều kiện môi trường không giới hạn.
(3) Sai. Phát tán còn bao gồm cả sự nhập cư của các cá thể.
(4) Đúng
Cho các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Mật độ cá thể của quần thể là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể.
(2) Trong điều kiện môi trường không giới hạn, quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học.
(3) Phát tán chỉ bao gồm sự xuất cư của các cá thể.
(4) Mức độ tử vong là số lượng cá thể của quần thể bị chết đi trong một đơn vị thời gian.
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3.
Đáp án D.
(1) Đúng. Cùng với tỉ lệ giới tính, nhóm tuổi. Sự phân bố cá thể, kích thước, sự tăng trưởng thì mật độ quần thể là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể.
(2) Đúng. Trên lí thuyết, quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học nếu điều kiện môi trường không giới hạn.
(3) Sai. Phát tán còn bao gồm cả sự nhập cư của các cá thể.
(4) Đúng