Những câu hỏi liên quan
Lý thế toàn
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Yến Nhi
4 tháng 11 2021 lúc 13:33

Tham khảo:

Ở cái làng này, cái đói đã làm cho mọi người thay đổi hẳn từ tính nết cho đến con người. Ấy thế mà cũng còn một người có tấm lòng đáng quý lắm đấy, bác Hạc đó con à. Bác ấy tuy già, yếu nhưng là một người có nhân cách, biết liêm sỉ, dù đói rách cũng không xin xỏ hay trộm cắp gì của ai. 

Một ngày nọ, bác Hạc qua gửi gắm cho ba tôi những lời thống thiết, giống như một lời trăn trối của người sắp đi xa. Bác Hạc nói rằng: “Tôi già yếu lắm rồi, không biết sống chết lúc nào: con không có nhà, lỡ chết không biết ai đứng ra lo cho được; để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt: Tôi còn được hăm nhăm đồng bạc với năm đồng vừa bán chó là ba mươi đồng bạc, muốn gửi cho ông để lỡ có chết thì ông đem ra, nói với hàng xóm giúp, gọi là của tôi có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm” vậy. À mà không phải, hình như là bác ấy sợ mình tiêu hết tiền của con nên gửi ba tôi giữ hộ 30 đồng bạc, chứ bác ấy còn khoẻ, còn mạnh mà, đâu có thể ra đi trong nay mai được. Tôi nghĩ thế rồi ra bếp nấu nước chè cho ba tôi.

Chiều hôm đó trời mưa lâm thâm, như thường lệ tôi đem qua cho bác Hạc ít khoai luộc còn nóng nổi. Vừa đến hiên nhà bỗng nghe tiếng ọ ẹ, nôn ói, tôi liên chạy vào trong thì thấy bác Hạc đang vật vã trên gường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Bác tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái. Tôi sợ quá làm rơi cả dĩa khoai, ba chân, bốn cẳng chạy như bay về nhà báo cho ba tôi biết. Ba tôi hô hoán mọi người đến cấp cứu cho bác. Thoáng chốc mọi người tập trung đông đảo trước sân. Tôi lẻn vào trong thì thấy ba tôi và chú Tư đang đè bác Hạc ra để đổ nước đường vào miệng bác, nhưng bác ấy không nuốt vào mà phun ra tung toé, làm ướt hết cả quần áo của ba tôi và chú Tư. Loay hoay một lúc lâu có lẽ bác Hạc đã thấm mệt nên mặc cho ba tôi và chú Tư làm gì thì làm. Chú Tư khoẻ hơn nên kéo ngược người bác Hạc lên, hai chân hướng lên trời đầu thòng xuống đất để cho bác ấy nôn ra. Mẹ tôi tưởng là bác Hạc bị trúng gió nên lấy dầu thoa lên khắp người bác, rồi làm than lửa xông sả, khói bay mù mịt, cả căn nhà toàn mùi nồng của sả, ai nấy cũng ho sặc sụa. 

Sau khoảng hai canh giờ vật lộn, vã mồ hôi nhưng cũng đành bất lực, không thể cứu được, bác ấy đã ra đi mãi mãi. Một cái chết thật là dữ dội, mãnh liệt, giống như là chết oan vậy. Mọi người trong làng, kẻ đoán già, người đoán non rằng bác Hạc chết vì bị ma nhập, có người nói bị chó điên cắn, có người nói bác ăn phải trái dại, … chẳng ai biết bác ấy chết vì bệnh gì mà đau đớn, bất thình lình đến như vậy. 

Tang lễ cho bác Hạc xong ba tôi về nhà tắm rửa, rồi ngồi châm điếu thuốc lào khói ra nghi ngút, mắt lim dim một nỗi buồn khó tả. Hình như ba tôi đang khóc, tôi bạo dạn hỏi: Vì sao bác Hạc chết vậy ba? Ba nói với tôi rằng: Bác ấy tự tử đó con à! Tự tử? Nhưng sao lại tự tử ạ? Bác ấy có bệnh nan y gì hay nợ nần ai sao ba? Không phải đâu con à, bác ấy tự tử vì không muốn cái thân già của bác ấy tiêu hết tiền, sợ phải bán mảnh vườn, sau này con bác ấy về không có chỗ ở, không có tiền để cưới vợ và cũng một phần bác ấy tự vấn lương tâm vì đã lừa “cậu Vàng” – con chó mà bác ấy đối xử như người thân. Bác Hạc là một người đáng kính trọng, có lúc ba đã hiểu lầm bác ấy nhưng bây giờ thì ba mới biết, bác Hạc rất đáng thương, nhân hậu, tình nghĩa, trung thực và giàu lòng vị tha. Nói xong ba tôi càng sụt sùi thương cảm!

Hôm nay, tôi thắp nén nhang cầu khấn cho bác về miền cực lạc được thanh thản. Trên mái tranh mục nát và tấm phên đất cũ kỹ lủng thủng nhiều lỗ của nhà bác Hạc khói hương đang bay nghi ngút. Bác có linh thiêng phù hộ cho con bác sớm về nhà chịu tang cha, để con có thể kể lại câu chuyện đau lòng này cho anh ấy và cũng là giúp anh ấy chuộc lại phần nào lỗi lầm khi bỏ đi biệt xứ không phụng dưỡng người cha già, đói khổ nhưng giàu tình thương này.

Đỗ Thị Thu Hiền
Xem chi tiết
Diệu Anh
14 tháng 10 2018 lúc 10:44

Nghe ba kể rằng: Ở cái làng này, cái đói đã làm cho mọi người thay đổi hẳn từ tính nết cho đến con người. Ấy thế mà cũng còn một người có tấm lòng đáng quý lắm đấy, bác Hạc đó con à. Bác ấy tuy già, yếu nhưng là một người có nhân cách, biết liêm sỉ, dù đói rách cũng không xin xỏ hay trộm cắp gì của ai. 

Một ngày nọ, bác Hạc qua gửi gắm cho ba tôi những lời thống thiết, giống như một lời trăn trối của người sắp đi xa. Bác Hạc nói rằng: “Tôi già yếu lắm rồi, không biết sống chết lúc nào: con không có nhà, lỡ chết không biết ai đứng ra lo cho được; để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt: Tôi còn được hăm nhăm đồng bạc với năm đồng vừa bán chó là ba mươi đồng bạc, muốn gửi cho ông để lỡ có chết thì ông đem ra, nói với hàng xóm giúp, gọi là của tôi có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm” vậy. À mà không phải, hình như là bác ấy sợ mình tiêu hết tiền của con nên gửi ba tôi giữ hộ 30 đồng bạc, chứ bác ấy còn khoẻ, còn mạnh mà, đâu có thể ra đi trong nay mai được. Tôi nghĩ thế rồi ra bếp nấu nước chè cho ba tôi.

Chiều hôm đó trời mưa lâm thâm, như thường lệ tôi đem qua cho bác Hạc ít khoai luộc còn nóng nổi. Vừa đến hiên nhà bỗng nghe tiếng ọ ẹ, nôn ói, tôi liên chạy vào trong thì thấy bác Hạc đang vật vã trên gường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Bác tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái. Tôi sợ quá làm rơi cả dĩa khoai, ba chân, bốn cẳng chạy như bay về nhà báo cho ba tôi biết. Ba tôi hô hoán mọi người đến cấp cứu cho bác. Thoáng chốc mọi người tập trung đông đảo trước sân. Tôi lẻn vào trong thì thấy ba tôi và chú Tư đang đè bác Hạc ra để đổ nước đường vào miệng bác, nhưng bác ấy không nuốt vào mà phun ra tung toé, làm ướt hết cả quần áo của ba tôi và chú Tư. Loay hoay một lúc lâu có lẽ bác Hạc đã thấm mệt nên mặc cho ba tôi và chú Tư làm gì thì làm. Chú Tư khoẻ hơn nên kéo ngược người bác Hạc lên, hai chân hướng lên trời đầu thòng xuống đất để cho bác ấy nôn ra. Mẹ tôi tưởng là bác Hạc bị trúng gió nên lấy dầu thoa lên khắp người bác, rồi làm than lửa xông sả, khói bay mù mịt, cả căn nhà toàn mùi nồng của sả, ai nấy cũng ho sặc sụa. 

Sau khoảng hai canh giờ vật lộn, vã mồ hôi nhưng cũng đành bất lực, không thể cứu được, bác ấy đã ra đi mãi mãi. Một cái chết thật là dữ dội, mãnh liệt, giống như là chết oan vậy. Mọi người trong làng, kẻ đoán già, người đoán non rằng bác Hạc chết vì bị ma nhập, có người nói bị chó điên cắn, có người nói bác ăn phải trái dại, … chẳng ai biết bác ấy chết vì bệnh gì mà đau đớn, bất thình lình đến như vậy. 

Tang lễ cho bác Hạc xong ba tôi về nhà tắm rửa, rồi ngồi châm điếu thuốc lào khói ra nghi ngút, mắt lim dim một nỗi buồn khó tả. Hình như ba tôi đang khóc, tôi bạo dạn hỏi: Vì sao bác Hạc chết vậy ba? Ba nói với tôi rằng: Bác ấy tự tử đó con à! Tự tử? Nhưng sao lại tự tử ạ? Bác ấy có bệnh nan y gì hay nợ nần ai sao ba? Không phải đâu con à, bác ấy tự tử vì không muốn cái thân già của bác ấy tiêu hết tiền, sợ phải bán mảnh vườn, sau này con bác ấy về không có chỗ ở, không có tiền để cưới vợ và cũng một phần bác ấy tự vấn lương tâm vì đã lừa “cậu Vàng” – con chó mà bác ấy đối xử như người thân. Bác Hạc là một người đáng kính trọng, có lúc ba đã hiểu lầm bác ấy nhưng bây giờ thì ba mới biết, bác Hạc rất đáng thương, nhân hậu, tình nghĩa, trung thực và giàu lòng vị tha. Nói xong ba tôi càng sụt sùi thương cảm!

Hôm nay, tôi thắp nén nhang cầu khấn cho bác về miền cực lạc được thanh thản. Trên mái tranh mục nát và tấm phên đất cũ kỹ lủng thủng nhiều lỗ của nhà bác Hạc khói hương đang bay nghi ngút. Bác có linh thiêng phù hộ cho con bác sớm về nhà chịu tang cha, để con có thể kể lại câu chuyện đau lòng này cho anh ấy và cũng là giúp anh ấy chuộc lại phần nào lỗi lầm khi bỏ đi biệt xứ không phụng dưỡng người cha già, đói khổ nhưng giàu tình thương này.

k mk nhé

Phương Dung
Xem chi tiết
Thảo Phương
24 tháng 10 2016 lúc 12:41

Lão Hạc là truyện ngắn phản ánh chân thực nhất cảnh đời cơ cực, nhiều cay đắng nhất của người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Có thể nói là xã hội này đầy rẫy những bất công, đẩy người nông dân vào bế tắc, tuyệt vọng, không lối thoát. Nam Cao đã xây dựng thành công hình ảnh Lão hạc với đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân nhưng cuối cùng số phận bi thảm. Cái chết của Lão Hạc cuối truyện luôn ám ảnh người đọc, bởi giá trị mà nó muốn nhắn gửi sâu xa như thế nào.

Không phải bỗng nhiên lão Hạc muốn tìm đến cái chết, bởi chẳng ai muốn chết cả. Chỉ khi túng quá, quẫn quá, và không còn con đường nào khác để đi thì cái chết là sự giải thoát nhẹ nhàng nhất. Lão Hạc sau khi bán cậu Vàng được 5 đồng, thấy day dứt, thấy mình thật tệ bạc với nó quá. Lão tính đi tính lại, cuối cùng cũng tích được 30 đồng gửi ông Giáo, bao giờ con trai ông về thì nhờ ông Giáo gửi lại con trai.

Suy nghĩ về cái chết của lão Hạc – văn lớp 8

Ngay từ đầu câu chuyện, Nam Cao đã giới thiệu hoàn cảnh vô cùng khó khăn, cùng cực và cô độc của Lão Hạc. Con trai thì đi cao su biền biệt chưa thấy về, lão già yếu, chỉ sống với cậu Vàng và mảnh vườn nhỏ. Lão thương con trai và mong muốn nó quay trở về đây. Tấm lòng đó của Lão thực sự đáng trân trọng và cảm phục.

 

Tuy nhiên cuộc sống càng ngày càng thiếu thốn, bệnh tật triền miên, lão không muốn cậy nhờ ông giáo và không muốn làm phiền đến hàng xóm nên đã xin Binh Tư ít bả chó. Lão bảo lão xin bả chó để bẫy ***** đi lạc nhưng thực ra để giải thoát bản thân mình, cũng là để tiền lại cho con, không làm gánh nặng cho bất kì ai.

Cái chết của lão Hạc để lại trong lòng người đọc nhiều ám ảnh. Lão chết, cái chết đó giàu giá trị nhân văn, cũng như phản ánh chân thực hiện trạng xã hội Việt Nam lúc bấy giờ đang rơi vào bế tắc như thế nào.

Vì bế tắc, vì nghèo đói, vì lòng tự trọng nên cái chết là sự lựa chọn cuối cùng, dù là bất đắc dĩ thì nó cũng có thể kết thúc trong êm đẹp. Xã hội Việt Nam bất giờ cái nghèo đói tràn lan, thực dân phong kiến đã đẩy những người nông dân đến bước đường cùng như thế này.

Vốn dĩ lão Hạc là người có lòng tự trọng rất cao, nên dù khó khăn thế nào, lão cũng không muốn cậy nhờ bất cứ ái. Chính lòng tự trọng “hác dịch” đó đã buộc lão phải nghĩ đến cái chết, dù thực tâm lão vẫn muốn sống và khát sống một cách mãnh liệt. Một sự đối lập đến chua xót như vậy.

Lão chết, cái chết bộc lộ cao nhất tình yêu thương con vô bờ bến. Ông không muốn làm gánh nặng cho con sau này, ông muốn giành dụm hết tiền cho con, mình không dùng đến đồng nào. Tình cảm ấy thật vĩ đại và vượt khỏi sức tưởng tượng của con người.

Cái chết của Lão Hạc vừa phản ánh sự bế tắc của thời đại, của con người; đồng thời giải phóng chính lão hạc khi muốn mang đến những điều tốt đẹp cho đứa con của mình.

Thật vậy, truyện ngắn “Lão Hạc” kết thúc với cái chết đầy bi kịch và bế tắc của lão đã khiến người đọc suy nghĩ rất nhiều về con người, tình người, về cái đói, cái nghèo và về lòng tự trọng.

Linh Phương
24 tháng 10 2016 lúc 12:49

Văn học hiện thực phê phán là dòng văn học với những cảnh đời trớ trêu, cay đắng, bất hạnh. Văn học về những con người bị áo cơm ghì sát đất, phải sông tha hóa, sống kiếp sông mòn, của những cảnh đời bị đẩy vào bước đường cùng không lối thoát,... Nước mắt và cái chết có thể coi là những mô tiếp quen thuộc của văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945. Mô tip ấy ám ảnh nhiều trong sáng tác của nhà văn Nam Cao: Chí phèo chết trong vũng máu của chính mình ngay trong khi khát vọng trở về với cuộc đời bị dập tắt; Lang Rận, Mụ Lợi tự tử trong sự ghẻ lạnh, đàm tiếu của người làng; Bà cái Tí chết vì một bữa no duy nhất của cuộc đời,... Có lẽ trong những cái chết ấy thì khó quên nhất chính là cái chết của lão Hạc - một lão nông nghèo khổ, bất hạnh trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao. Ta hãy đọc lại những dòng văn Nam Cao tả lại cái chết của lão Hạc: “Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy”. Những dòng văn này trước hết làm tôi giật mình về một cái chết thật dữ dội và kinh hoàng. Đây không phải là một cái chết bình thường. Đó là cái chết của người do bị trúng độc bả chó. Bất giác tôi có cảm tưởng như không phải cái chết của một người bình thường mà là cái chết như của một con chó. Lão Hạc trong cái chết của mình vô cùng đau đớn, vô cùng vật vã, cùng cực về thể xác. Cả đời đã khổ, đến khi nhắm mát xuôi tay, lão đâu có hề được bình yên về với đất mẹ. Cái chết của lão Hạc thật bất ngờ - bất ngờ với tất cả, cả Binh Tư và người láng giềng thân thiết là ông giáo; cả mọi người trong làng. Sự bất ngờ của cái chết càng làm cho câu chuyện thêm căng thẳng, thêm xúc động. Mâu thuẫn bế tắc được đẩy lên đến đỉnh điểm và kết thúc một cách bi đát và tất yếu. Lão Hạc không thể tìm con đường nào khác để tiếp tục sống mà không ăn vào tiền của con, hoặc bán mảnh vườn. Lão đành chọn cái chết, đành tự chấp nhận đau khổ để nuôi hi vọng cho người con trai. Với một tính cách như lão Hạc thì cái chết là một tất yếu, cách chết mà lão chọn cũng là một tất yếu. Người đọc bao thế hệ trước cái chết của lão Hạc đều xúc động nghẹn ngào khi phát hiện ra những ý nghĩa sâu sắc ẩn sau cái chết đầy đau đớn về thể xác kia của lão. Lão không chọn cách chết nào khác mà chết như cách chết của một ***** ăn phải bả, bởi với lão đến tận lúc chết, ám ảnh về cậu Vàng, về việc mình đã trót lừa một ***** vẫn day dứt lương tâm lão. Lão đã chọn một cách giải thoát đáng sợ nhưng lại như một cách để tạ lỗi cùng cậu Vàng. Lão Hạc yêu thương ***** như con trai nhưng lại nỡ lừa bán nó để cho thằng Mục giết thịt, thì lão cũng phải tự trừng phạt mình, tự chịu hình phạt như một ***** chết vì ăn phải bả. Lão Hạc chết trong đau đớn, vật vã ghê gớm về thể xác nhưng chắc chắn lão lại thanh thản về tâm hồn vì đã hoàn thành nốt công việc cuối cùng với đứa con trai vẫn “bặt vô âm tín” với hàng xóm láng giềng về tang ma của mình. Lão chết để giữ phần ấm cho con, để giữ lại hi vọng cho người con trai duy nhất đang ở nơi xa của mình. Cái chết của lão là biểu hiện cao nhất của tình phụ tử thiêng liêng, của đức hi sinh cao cả. Cái chết của lão Hạc một mặt góp phần bộc lộ tính cách và số phận của lão Hạc, cũng là một điển hình sắc nét của số phận và tính cách của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám: nghèo khổ, bế tắc, nhưng giàu lòng yêu thương và đức hi sinh cao cả, mặt khác, cái chết của lão Hạc cũng có ý nghĩa tố cáo hiện thực xã hội thực dân nửa phong kiến đã đẩy những con người lương thiện vào bước đường cùng, phải chấp nhận cái chết như cách duy nhất kết thúc cuộc đời nhiều đau khổ. Cái chết của lão cũng giúp những người xung quanh lảo hiểu con người lão hơn, quý trọng và thương tiếc lão hơn. Kết thúc câu chuyện bằng cái chết của nhân vật chính, Nam Cao đã tôn trọng cái lô gích của sự thật cuộc đời, đồng thời làm tăng sức ám ảnh, hấp dẫn và khiến người đọc cảm động hơn. Cái chết của lão Hạc tuy mang đậm màu sắc bi thảm nhưng nó cũng khiến người đọc ấm lòng hơn bởi nó mang lại cho họ niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người trước hoàn cảnh nghiệt ngã của cuộc đời. Đó cũng chính là giá trị nhân văn sâu sắc mà nhà văn gửi gắm trong thiên truyện ngắn này.

Bạn tham khảo nha!

Nguyễn Hoàng Vũ
6 tháng 11 2016 lúc 21:50

Lão chết vì bị bét của Cậu Vàng lây sang.

Quyen Nguyen Tran Thuc
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
18 tháng 11 2021 lúc 9:54

Tham khảo!

1.

 

Tôi đã phải " dứt tình" bán con gái đầu lòng cùng đàn chó để nộp sưu cho chồng, nào ngờ còn phải đóng thêm một suất sưu của chú Hợi - em chồng - đã chết từ năm ngoái. Chồng tôi vẫn đang bị trói, đánh chết đi sống lại nhiều lần và bọn chúng trả anh ấy cho tôi trong tình trạng " thập tử nhất sinh".

Sáng hôm sau vừa tỉnh lại một lát, run rẩy kề bát vào miệng thì bọn cai lệ, người nhà lí trưởng hùng hổ xông vào định trói anh Dậu giải ra đình. Chồng tôi hốt hoảng " lăn đùng ra không nói được câu gì".

Ban đầu, khi thấy bọn đầu trâu mặt ngựa ập vào định lôi anh Dậu đi và đe dọa tính mạng của anh, nhưng bọn chúng chưa hành hung mà chỉ chửi bới, mỉa mai thì tôi vẫn cố gắng van xin tên cai lệ độc ác : Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho ! Lúc bọn chúng sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu, định trói anh một lần nữa, tôi đã bắt đầu xám mặt nhưng vẫn cố chịu đựng, níu tay tên cai lệ van nài : Cháu xin ông.

Khi tên cai lệ đấm vào ngực tôi và sấn đến trói anh Dậu thì sự chịu đựng không còn nữa, tức nước vỡ bờ, tôi phản kháng dữ dội. Tôi túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền như tôi, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất .... còn tên người nhà lí trưởng kết cục cũng bị tôi túm tóc, lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

An Phú 8C Lưu
18 tháng 11 2021 lúc 9:55

tham khảo:

1, Gia đình tôi vốn thuộc dạng cùng đinh nghèo túng nhất cái làng này, đã không có đủ cơm ăn áo mặc, lại thiếu nhà nước một suất sưu…Mấy hôm nay tôi phải chạy vạy ngược xuôi để kiếm tiền nộp thuế cho chồng - anh Dậu. Đã đến ngày nộp sưu mà tôi vẫn chưa có đủ tiền, thế là cai lệ và người nhà lí trưởng đến đòi nợ và xông vào nhà bắt chồng tôi đang ốm trên giường lôi ra đình…

“Ôi trời ơi!” - tôi thất thần thốt lên một cách đau đớn. Chồng tôi được người ta trả về rũ rượi như một cái xác chết. Tôi hoảng sợ và đau đớn hơn khi gọi mãi nhưng anh ấy chẳng tỉnh, may sao nhờ có bà con xung quanh đến cứu giúp, chồng tôi đã từ từ mở mắt. Nước mắt tôi lăn dài trên má, không hiểu sao người ta lại đối xử với nhau tàn nhẫn như thế.

Bà lão hàng xóm thương tình mang đến cho tôi bát gạo để nấu cháo. Được miếng ăn, tôi luống cuống đi nấu cháo và mang ra cho chồng mình vì anh ấy đã kiệt sức do đòn roi và mấy ngày qua cũng chưa có miếng gì trong bụng. Sức đâu mà chịu nổi. Tôi thầm nghĩ nếu húp xong bát cháo này thì anh Dậu sẽ khỏe lại thôi.

Nhưng cuộc đời quả thật trớ trêu, khi chồng tôi bưng bát cháo lên chưa kịp húp miếng nào thì…”Sầm” - tiếng đập cửa cai lệ và người nhà lí trưởng hùng hổ xông vào nhà. Trước sự hung hăng và dữ tợn ấy, chồng tôi hoảng quá, để bát cháo xuống và lăn đùng ra phản, không nói được câu gì. Nhìn mà xót cho anh ấy, tôi bỗng cảm thấy mình có lỗi….Che giấu sự hoang mang lo sợ của mình, tôi cố gắng bình tĩnh…run run van xin cho mình được khất nợ:

 

- Nhà cháu đã túng lại còn phải đóng suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…

Tôi chưa kịp nói hết câu, tên cai lệ đã trợn ngược hai mắt, thật ghê tởm và đáng sợ, hắn quát xối xả vào mặt tôi như để hả giận. Vì chồng mình, tôi vẫn thiết tha cầu xin, chỉ mong cho mình được khất nợ, qua ngày hôm nay thôi đối với tôi lúc bấy giờ cũng thật nhẹ nhõm…Tên cai lệ vẫn bỏ ngoài tai lời van xin cầu khẩn của tôi, giọng hầm hè hù dọa rồi ra lệnh cho tên người nhà lí trưởng :

- Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!

Tên người nhà lí trưởng hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, hình như ko dám hành hạ một ng` đang đau ốm, sợ xảy ra chuyện gì... Bỗng đùng đùng, tên cai lệ giật phắt cái sợi dây thừng sầm sập chạy ngay đến chỗ chồng tôi đang nằm định trói gô anh Dậu lại. Tôi vô cùng hoảng sợ và xám mặt, vội vàng chạy lại đỡ lấy tay hắn mà cầu xin:

- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

Bất ngờ hắn bịch vào ngực tôi mấy phát đau đớn và nói như hét:

- Tha này! Tha này!

Dường như chưa đủ để thỏa mãn thói tàn ác,hành hạ người khác, hắn lại sấn đến để trói chồng tôi. Đối với tôi, chồng con là tất cả, tôi có thể chịu đau đớn tủi nhục đến mấy cũng được nhưng không thể đứng nhìn chồng con bị hành hạ tàn nhẫn như thế. Tức quá không thể nhịn được, tôi đành liều mạng cự lại:

- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Hắn vẫn không vừa, liền tát vào mặt tôi một cái mạnh như búa bổ rồi cứ sấn đến chỗ anh Dậu…Bị dồn nén đến mức đường cùng,đã đến nước này rồi, tôi không thể chịu được nữa, dùng cái tình để van xin cũng không được, dùng cái lý cũng không thể nào khất nợ dù chỉ một ngày…Tôi thấy mình đã quá cam chịu nhẫn nhục, nghiến hai hàm răng, tôi quát:

- Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!

Tên cai lệ vẫn hung hãn bước tới chỗ chồng tôi. Bất giác, tôi túm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửa, bịch cho mấy phát vào bụng. Tôi vớ được cây gậy của hắn, hai bên giằng co nhau, áp vào vật nhau rồi túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. Dường như sức lẻo khoẻo của những người nghiện ngập lại không bằng được với sức của người đàn bà lực điền như tôi, nhất là trong khi lòng ngập nỗi oan ức, căm phẫn.

Tôi vẫn chưa nguôi cơn giận, cứ nghĩ đến cảnh chồng mình sắp bị hành hạ là ruột gan cứ như nóng lên, bất chấp hậu quả ra sau tôi cũng không sợ, lúc này tôi không còn thấy sợ, dẫu tôi cũng thừa biết rằng đụng tới cai lệ và người nhà lí trưởng cứ như đụng với “trời”, sẽ không sống được bình yên nhưng biết làm sao đây! Tôi đã nhịn quá nhiều và đã đến lúc không thể nhịn được nữa…

Chồng tôi thấy vậy cũng sợ, hình như anh ấy đang định nói điều gì với tôi nhưng vì mệt quá, ngồi lên lại nằm xuống vừa run vừa kêu:

- U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội.

Tôi thẳng thừng và dứt khoát mãnh liệt:

- Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được.

minh nguyet
18 tháng 11 2021 lúc 9:55

Em tham khảo nhé:

Đề 2:

Tôi là hàng xóm của gia đình chị Dậu, cũng là một người nông dân nghèo, thân phận thấp cổ bé họng. Gia đình chị lại thuộc "nhất nhì trong hạng cùng đinh" của làng quê nghèo này. Hôm trước anh Dậu bị bọn cai vệ đánh cho bất tỉnh, đang về nhà chuẩn bị ăn cháo thì lại bị bọn chúng đến đòi thêm sưu thuế.  Trông bọn chúng mới dữ tợn làm sao? Tôi thấy chị Dậu thì cuống quít van xin rồi giả thích với bọn cai lệ. Nhưng dường như chúng khồn chouj nghe mà quát tháo và đánh lại chị Dậu. Thây chúng chuẩn bị sấn đến để trói anh Dậu, chị Dậu bèn liều mạng cự lại:

- "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!"

    Bọn cai lệ bất nhân kia thấy thế chẳng thương tình đánh "bốp vào mặt chị" rồi nhảy phắt đến bên anh Dậu. Đúng là tức nước thì phải vỡ bờ, chị nghiến hàm răng gằn lên:

- "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!"

    Có lẽ bằng với sức mạnh của tình yêu thương và lòng căm thù, chị Dậu đã đứng kên đánh lại tên cai lệ khiến hắn ngã nhào xuống đất. Chị Dậu chỉ là một người phụ nữ bình thường, chân yếu tay mềm mà lại đánh bại được mấy bọn cai lệ. Đúng là trong chị luôn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt. Tôi thấy rất hả hê nhưng lại càng lo cho chị Dậu hơn. Đánh bọn chúng rồi thì lại càng khổ hơn. Nhưng chị Dậu rất dắn dỏi mạnh mẽ cương quyết:

- "Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được...."

    Thật vậy, người nông dân chúng tôi bị dồn vào mức đường cùng thì chỉ có cách đứng lên đấu tranh chống lại thế lực xấu vì cuộc sống tốt đẹp hơn.

Đề 3:

Gia đình tôi vốn thuộc dạng cùng đinh nghèo túng nhất cái làng này, đã không có đủ cơm ăn áo mặc, lại thiếu nhà nước một suất sưu…Mấy hôm nay tôi phải chạy vạy ngược xuôi để kiếm tiền nộp thuế cho chồng - anh Dậu. Đã đến ngày nộp sưu mà tôi vẫn chưa có đủ tiền, thế là cai lệ và người nhà lí trưởng đến đòi nợ và xông vào nhà bắt chồng tôi đang ốm trên giường lôi ra đình…

“Ôi trời ơi!” - tôi thất thần thốt lên một cách đau đớn. Chồng tôi được người ta trả về rũ rượi như một cái xác chết. Tôi hoảng sợ và đau đớn hơn khi gọi mãi nhưng anh ấy chẳng tỉnh, may sao nhờ có bà con xung quanh đến cứu giúp, chồng tôi đã từ từ mở mắt. Nước mắt tôi lăn dài trên má, không hiểu sao người ta lại đối xử với nhau tàn nhẫn như thế.

Bà lão hàng xóm thương tình mang đến cho tôi bát gạo để nấu cháo. Được miếng ăn, tôi luống cuống đi nấu cháo và mang ra cho chồng mình vì anh ấy đã kiệt sức do đòn roi và mấy ngày qua cũng chưa có miếng gì trong bụng. Sức đâu mà chịu nổi. Tôi thầm nghĩ nếu húp xong bát cháo này thì anh Dậu sẽ khỏe lại thôi.

Nhưng cuộc đời quả thật trớ trêu, khi chồng tôi bưng bát cháo lên chưa kịp húp miếng nào thì…”Sầm” - tiếng đập cửa cai lệ và người nhà lí trưởng hùng hổ xông vào nhà. Trước sự hung hăng và dữ tợn ấy, chồng tôi hoảng quá, để bát cháo xuống và lăn đùng ra phản, không nói được câu gì. Nhìn mà xót cho anh ấy, tôi bỗng cảm thấy mình có lỗi….Che giấu sự hoang mang lo sợ của mình, tôi cố gắng bình tĩnh…run run van xin cho mình được khất nợ:

 

- Nhà cháu đã túng lại còn phải đóng suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…

Tôi chưa kịp nói hết câu, tên cai lệ đã trợn ngược hai mắt, thật ghê tởm và đáng sợ, hắn quát xối xả vào mặt tôi như để hả giận. Vì chồng mình, tôi vẫn thiết tha cầu xin, chỉ mong cho mình được khất nợ, qua ngày hôm nay thôi đối với tôi lúc bấy giờ cũng thật nhẹ nhõm…Tên cai lệ vẫn bỏ ngoài tai lời van xin cầu khẩn của tôi, giọng hầm hè hù dọa rồi ra lệnh cho tên người nhà lí trưởng :

- Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!

Tên người nhà lí trưởng hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, hình như ko dám hành hạ một ng` đang đau ốm, sợ xảy ra chuyện gì... Bỗng đùng đùng, tên cai lệ giật phắt cái sợi dây thừng sầm sập chạy ngay đến chỗ chồng tôi đang nằm định trói gô anh Dậu lại. Tôi vô cùng hoảng sợ và xám mặt, vội vàng chạy lại đỡ lấy tay hắn mà cầu xin:

- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

Bất ngờ hắn bịch vào ngực tôi mấy phát đau đớn và nói như hét:

- Tha này! Tha này!

Dường như chưa đủ để thỏa mãn thói tàn ác,hành hạ người khác, hắn lại sấn đến để trói chồng tôi. Đối với tôi, chồng con là tất cả, tôi có thể chịu đau đớn tủi nhục đến mấy cũng được nhưng không thể đứng nhìn chồng con bị hành hạ tàn nhẫn như thế. Tức quá không thể nhịn được, tôi đành liều mạng cự lại:

- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Hắn vẫn không vừa, liền tát vào mặt tôi một cái mạnh như búa bổ rồi cứ sấn đến chỗ anh Dậu…Bị dồn nén đến mức đường cùng,đã đến nước này rồi, tôi không thể chịu được nữa, dùng cái tình để van xin cũng không được, dùng cái lý cũng không thể nào khất nợ dù chỉ một ngày…Tôi thấy mình đã quá cam chịu nhẫn nhục, nghiến hai hàm răng, tôi quát:

- Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!

Tên cai lệ vẫn hung hãn bước tới chỗ chồng tôi. Bất giác, tôi túm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửa, bịch cho mấy phát vào bụng. Tôi vớ được cây gậy của hắn, hai bên giằng co nhau, áp vào vật nhau rồi túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. Dường như sức lẻo khoẻo của những người nghiện ngập lại không bằng được với sức của người đàn bà lực điền như tôi, nhất là trong khi lòng ngập nỗi oan ức, căm phẫn.

Tôi vẫn chưa nguôi cơn giận, cứ nghĩ đến cảnh chồng mình sắp bị hành hạ là ruột gan cứ như nóng lên, bất chấp hậu quả ra sau tôi cũng không sợ, lúc này tôi không còn thấy sợ, dẫu tôi cũng thừa biết rằng đụng tới cai lệ và người nhà lí trưởng cứ như đụng với “trời”, sẽ không sống được bình yên nhưng biết làm sao đây! Tôi đã nhịn quá nhiều và đã đến lúc không thể nhịn được nữa…

Chồng tôi thấy vậy cũng sợ, hình như anh ấy đang định nói điều gì với tôi nhưng vì mệt quá, ngồi lên lại nằm xuống vừa run vừa kêu:

- U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội.

Tôi thẳng thừng và dứt khoát mãnh liệt:

- Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được.

Nguyễn Chi Lan
Xem chi tiết
LÊ PHƯƠNG UYÊN
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mo
Xem chi tiết
minh nguyet
1 tháng 11 2021 lúc 11:48

Em tham khảo:

Tôi tên là Nguyễn Văn A. Tôi là một người hàng xóm của ông giáo và lão Hạc. Một hôm đi qua nhà ông giáo, tôi vô tình nghe được cuộc trò chuyện giữa lão Hạc và ông giáo. Lão Hạc kể cho ông giáo nghe về chuyện bán chó của mình.

Trước kia, khi chưa được nghe câu chuyện lão Hạc kể, trong mắt tôi lão chỉ là một con người tầm thường, bê tha, có tiền mà lại không ăn, thật là ngu xuẩn. Nhưng sau khi nghe thấy việc lão kể cho ông giáo nghe, thái độ của tôi đã thay đổi hoàn toàn. Hôm đấy, từ ngoài cổng đã nghe thấy tiếng lão khóc lớn: “Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!”.

Ông giáo ngạc nhiên hỏi:

-Cụ bán rồi?

Lão Hạc trả lời:

-Bán rồi! Họ vừa bắt xong.

Nhưng trong lời lẽ “khoe lớn” là một nỗi buồn sâu thẳm. Ông giáo mời lão Hạc vào trong nhà ngồi. Nhà lão Hạc đã nghèo, nhà ông giáo cũng chẳng thua kém gì, chỉ có vài đồ đạc đơn sơ, cũ kĩ trong nhà. Hai người ngồi trên chiếc ghế “cọt cà cọt kẹt” để nói chuyện. Dù buồn nhưng lão vẫn cố tỏ ra vui vẻ trước mặt ông giáo, tuy vậy, cảm xúc vẫn cứ trào lên mạnh mẽ. Lão cười trông như mếu, đôi mắt lão ầng ậc nước. Lúc này, tôi nghe thấy giọng nói an ủi của ông giáo. Cảm xúc của ông giáo bây giờ cũng rất xót thương cho lão Hạc. Ông không còn thấy tiếc cho 5 quyển sách của mình quá nữa, mà ông giáo thấy ái ngại cho lão. Nhìn gương mặt của ông giáo, chắc hẳn ông chỉ muốn ôm chầm lấy lão Hạc mà òa khóc lên vì thương thay cho số phận đau khổ này, vì nghèo đói mà phải đứt ruột bán đi những thứ mà mình thương yêu, trân trọng. Lão Hạc đã đứt ruột bán đi con chó Vàng – kỉ vật duy nhất mà người con trai để lại. Nỗi xót xa ngày càng lên cao, đột nhiên mặt lão co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...Trông lão lúc này thật đáng thương. Lão như đang tự dằn vặt mình vì đã nỡ lòng nào lừa một con chó. Lão Hạc thuật lại cho ông giáo nghe về quá trình cậu Vàng bị bắt. Trong lúc nói chuyện, tôi còn nghe thấy lão Hạc tự chửi rủa mình rằng: “A! Lão già tệ lắm! Già bằng này tuổi đầu rồi còn đi đánh lừa một con chó”. Lão coi con chó như người bạn tri âm của mình, giúp lão giải sầu mỗi khi cô đơn không có người tâm sự. Ông giáo thấy lão Hạc đau khổ như thế cũng vỗ vai an ủi:

 

-Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chẳng hay giết thịt. Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác.

Lão Hạc đáp lại bằng một chất giọng đầy chua chát:

-Ông giáo nói phải. Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút…kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn.

Lời nói của lão Hạc ẩn bên trong đầy sự cay đắng, oán trách số phận khổ cực, nghèo nàn. Tôi nghe thấy mà lòng không khỏi bùi ngùi, xót xa. Ông giáo cũng không biết nói gì hơn, chỉ biết nhìn lão Hạc với ánh mắt cảm thông. Vì hoàn cảnh của ông giáo cũng không hơn lão Hạc là bao: “Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?”. Một lời nói chứa đầy bế tắc: “Kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?”. Cuối cùng, ông giáo và lão Hạc nghĩ rằng chẳng có kiếp nào sung sướng cả, chỉ có ngồi lại bên nhau – những con người hàng xóm láng giềng, chung số phận, cùng ăn khoai, uống nước chè là vui, là sung sướng nhất. Ông giáo nắm lấy cái vai gầy của lão Hạc, an ủi lão quên đi nỗi đau.

Nghe xong câu chuyện về sự việc bán chó của lão Hạc, tôi thấy lão là một người nặng tình, nặng nghĩa, sống rất thủy chung, có một tấm lòng giàu yêu thương sâu sắc. Tôi đã dần dần có những suy nghĩ khác về lão.

Lương Hoàng Thùy
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Thúy
Xem chi tiết
ღn̸g̸ọc̸ n̸èღ
25 tháng 12 2020 lúc 19:17

ờ hớ

để tôi giúp cậu nhé