Những câu hỏi liên quan
nguyễn đăng khánh
Xem chi tiết
nguyễn đăng khánh
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Minh
17 tháng 11 2021 lúc 7:40

Bài 3:

Kẻ Oz//Ax thì Oz//By

Do đó \(\widehat{zOA}=\widehat{OAx}=32^0;\widehat{zOB}=180^0-\widehat{OBy}=58^0\)

\(\Rightarrow\widehat{AOB}=\widehat{zOA}+\widehat{zOB}=32^0+58^0=90^0\)

Vậy OA⊥OB

Bình luận (0)
Minh Khang
Xem chi tiết
vanchat ngo
26 tháng 11 2021 lúc 7:57

Bài 10: vai trò của giống và phương pháp chọn tạo giống cây trồng

H.11:

Dùng giống cũ dài ngày: năng xuất thấp,2 vụ gieo trồng: vụ chiêm và vụ mùa,cơ cấu cây trồng:có thể là lúa->lúa hoặc lúa->hoa màu.Đơn giản nhưng ít sản phẩm.

Dùng giống mới ngắn ngày:năng xuất cao,3 vụ gieo trồng:vụ hè thu,vụ đông,vụ xuân,cơ cấu cây trồng:lúa->hoa màu->lúa.Phức tạp nhưng nhiều sản phẩm.

a)thay giống cũ bằng giống mới năng xuất cao có tác dụng:cây mau lớn,hạt chắc,mẩy,trổ bông sớm,...

b)sử dụng giống mới ngắn ngày có tác dụng: tăng vụ gieo trồng,người dân đỡ cực hơn,...đến các vụ gieo trồng trong năm.

c)sử dụng giống mới ngắn ngày có ảnh hưởng đến cơ cấu cây trồng: phức tạp,làm việc cực hơn,...

Bình luận (0)
Titania erza
Xem chi tiết
Titania erza
22 tháng 2 2016 lúc 21:18

huhu trả lời dùm mik đi mai mik phải nộp rồi :'9

Bình luận (0)
Vân khánh Phan
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
26 tháng 9 2021 lúc 15:09

1: Ta có: \(a^2+2ab+b^2-12a-12b+50\)

\(=\left(a+b\right)^2-12\left(a+b\right)+50\)

\(=2^2-12\cdot2+50\)

=54-24

=30

Bình luận (0)
Trúc Giang
26 tháng 9 2021 lúc 15:10

Em cần câu mấy ?

P/s: mỗi lần chỉ hoỉ 1 câu thôi nhé!

Bình luận (0)
Tử Nguyệt Hàn
26 tháng 9 2021 lúc 15:13

1,
\(A=\left(a+b\right)^2-12\left(a+b\right)+50=2^2-12.2+50=30\)

Bình luận (0)
Nguyễn Võ Anh Kỳ
Xem chi tiết
Phương Thảo
8 tháng 11 2016 lúc 4:40

900.000 đồng, nó cứ mân mê những đồng 10.000 đã cũ mà thèm một góc không có ai để khóc.Cuối cùng nó cũng đậu đại học. Người đầu tiên nó muốn thông báo tin quan trọng ấy không phải là ba hay mẹ nó mà là người thầy kính yêu của nó…

Nhà nó nghèo, lại đông anh em, quê nó cũng nghèo nên từ lâu chẳng có mấy ai dám nghĩ đến chuyện cho con vào đại học. Ba mẹ nó cũng vậy, phần vì quá nghèo, phần là vì nghĩ đến điều kiện của con mình “làm sao mà chọi với người ta”!… Thầy là người duy nhất ủng hộ nó, cho nó niềm tin rằng “mình có thể”.

Vui mừng chẳng được bao lâu, bao nhiêu lo lắng tràn về vây lấy nó… Năm năm trời, hàng trăm thứ tiền như bầy ong vo ve trong đầu nó.

Rồi thầy đến mang cho nó một lô sách, vở mà nó đoán là những bài học “nhân-lễ-nghĩa” của thầy, dúi vào tay nó một gói nhỏ mà thầy bảo là “bí kíp” rồi dặn chỉ lúc nào khó khăn nhất mới được mở ra. Nó đã không “cảnh giác” thừa. Gói “bí kíp” mà lúc nhận từ tay thầy nó đã ngờ ngợ là một xấp những tờ tiền 10.000đ bọc trong hai lớp nilon cũ kỹ, những tờ tiền được vuốt phẳng phiu phần nhiều đã nhàu nát mà nó tin rằng thầy đã để dành từ lâu lắm! 900.000đồng, nó cứ mân mê những đồng 10.000 đã cũ mà thèm một góc không có ai để khóc.

Đã hai năm kể từ cái ngày thầy lặn lội lên Sài Gòn thăm nó, dúi vào tay nó những đồng 10.000 nhọc nhằn rồi lại vội vã trở về. Sau đó thầy chuyển công tác. Hai năm, thỉnh thoảng nó vẫn nhận được những đồng 10.000 của thầy (lạ thay, lại vào những lúc tưởng chừng như nó bế tắc nhất!)… Hai năm, nó vẫn chưa một lần về thăm thầy.

Trưa, mới đi học về, mẹ điện lên báo: “Thầy H. mất rồi!”. Nó chỉ lắp bắp hỏi được ba chữ: “Sao thầy mất?”, rồi sụp xuống khi mẹ cũng nghèn nghẹn ở đầu dây bên kia: “Thầy bệnh lâu rồi mà không ai biết. Ngày đưa thầy vào viện, bác sĩ chụp hình mới biết thầy đã hư hết lục phủ ngũ tạng rồi, chưa ai kịp đi thăm thì thầy đã…”.

Nó bỏ hết mọi sự leo lên xe đò. Trong cái nóng ban trưa hầm hập với cơn say xe mệt mỏi, nó thấy thầy hiền hậu đến bên nó, dúi vào đôi tay nóng hổi của nó những tờ 10.000 đồng lấp lánh… Đến bây giờ nó mới để ý thấy thầy đã xanh xao lắm, bàn tay tài hoa khéo léo ngày xưa đã gân guốc lên nhiều lắm… Nó chợt tỉnh, nước mắt lại lăn dài trên má, trái tim nó gào lên nức nở: “Thầy ơi… sao không đợi con về…!?”.

Vì nó cứ đinh ninh: nếu đổi những đồng 10.000 kia thành thuốc, thầy sẽ sống cho đến khi nó kịp trở về.

Bình luận (0)
thanh
8 tháng 11 2016 lúc 12:29

Qua nhiều năm dạy piano, tôi nhận ra rằng trẻ em có nhiều cấp độ năng lực về âm nhạc. Tôi chưa bao giờ hân hanh có được một học trò thần đồng nào cả, dù cũng có một số học sinh thật sự tài năng.

Tôi có được cái mà tôi gọi là những học viên "được thử thách về âm nhạc". Robby là một ví dụ. Robby được 11 tuổi khi mẹ cậu bé, một người mẹ độc thân, đưa cậu đến học bài piano đầu tiên. Tôi thích học viên của mình (đặc biệt là những bé trai) bắt đầu học ở lứa tuổi sớm hơn, và điều đó tôi cũng có giải thích với Robby. Nhưng Robby nói rằng mẹ em hằng ao ước được nghe em chơi piano. Vì vậy, tôi nhận cậu bé vào lớp.

Qua nhiều tháng, cậu bé thì cần mẫn học bài và cố gắng luyện tập, tôi thì cố gắng nghe và động viên cậu. Cứ cuối mỗi bài học hàng tuần, em lại nói: "Một ngày nào đó mẹ sẽ nghe em đàn". Nhưng dường như vô vọng. Đơn giản là cậu bé không có năng khiếu bẩm sinh. Tôi chỉ nhìn thấy mẹ cậu bé từ xa khi bà đưa con đến hoặc ngồi chờ con trong chiếc xe hơi cũ kỹ. Bà luôn vẫy tay và mỉm cười nhưng không bao giờ vào nói chuyện với tôi.

Rồi một ngày kia, Robby thôi không đến lớp. Tôi có nghĩ đến việc gọi em, nhưng lại thôi, vì nghĩ rằng em đã quyết định theo đuổi một cái gì khác. Thật sự, tôi cũng mừng vì em nghỉ. Robby là một màn quảng cáo tồi tệ cho khả năng dạy học của tôi!

Vài tuần sau, tôi gửi đến nhà các học trò của mình tờ bướm giới thiệu về buổi biểu diễn sắp tới. Thật ngạc nhiên, Robby hỏi em có thể tham gia biểu diễn không. Tôi trả lời rằng buổi diễn chỉ dành cho những bạn còn đang học, trong khi em đã nghỉ rồi.

Robby nói mẹ em bị bệnh nên không đưa em đến lớp được, nhưng em vẫn tiếp tục luyện tập. Em năn nỉ tôi cho em tham gia. Tôi không hiểu điều gì đã xui khiến tôi đồng ý. Có thể vì sự kiên trì của cậu bé, hoặc có thể vì một cái gì đó trong tôi lên tiếng rằng sẽ ổn cả thôi.

Rồi đêm diễn cũng đến. Khán phòng của trường chật ních những phụ huynh, bạn bè, thân nhân của các em học viên. Tôi xếp Robby ở gần cuối chương trình, trước tiết mục nói lời cám ơn học viên và biểu diễn một bản nhạc kết thúc chương trình của tôi. Tôi sắp xếp thế để nếu

Robby có làm hư bột hư đường thì tôi cũng có thể cứu vãn bằng tiết mục của mình.

Và buổi diễn đã diễn ra khá suôn sẽ. Rồi đến lượt Robby. Cậu bé bước lên sân khấu với bộ quần áo nhàu nhèo và mái tóc giống như cậu mới vừa dùng máy đánh trứng để đánh bưng nó lên. Tôi thầm nghĩ sao em không ăn mặc như các học viên khác, sao mẹ em không chịu ít ra là nhắc em chải đầu trước khi đến với buổi tối đặc biệt này.

Tôi ngạc nhiên khi Robby tuyên bố em chọn bản Concerto số 21 của Mozart. Tôi vô cùng bất ngờ với những gì được nghe tiếp theo. Các ngón tay cậu bé lướt nhẹ nhàng và linh hoạt trên phím đàn. Tiếng nhạc đi từ cực nhẹ đến cực mạnh, từ rộn rằng đến sâu lắng. Tôi chưa từng được nghe người nào ở tuổi Robby chơi nhạc Mozart tuyệt vời đến vậy. Sau sáu phút rưỡi, em kết thúc bằng một đoạn nhạc mạnh dần lên. Mọi người đứng dậy vỗ tay vang dội.

Ngây ngất và giàn giụa nước mắt, tôi chạy lên sân khấu, ôm chầm lấy Robby trong niềm hạnh phúc. "Tôi chưa bao giờ nghe em chơi tuyệt như vậy! Em làm cách nào thế?".

Qua micro, Robby nói trong xúc động, giọng ngắt quãng: "Cô có nhớ em đã nói mẹ em bị bệnh không? Mẹ em bị ung thư và đã mất sáng ngày hôm qua. Mẹ em bị điếc bẩm sinh, vì vậy tối nay em đã cố gắng đến đây vì nghĩ rằng đây là lần đầu tiên mẹ có thể

nghe em chơi đàn. Em đã cố hết sức mình vì điều ấy".

Cả khán phòng hôm ấy không ai cầm được nước mắt. Khi những người ở Ban Công tác xã hội dẫn Robby về để nhận người đỡ đầu, mắt họ cũng đỏ và đầy xúc động. Tôi thầm nghĩ cuộc đời mình đã giàu hơn biết mấy khi nhận Robby làm học trò.

Vâng, tôi không có học trò thần đồng nào cả, nhưng tối hôm ấy, tôi trở thành học trò của Robby. Em đã dạy tôi ý nghĩa của lòng kiên trì, tình yêu và niềm tin vào bản thân hoặc thậm chí dám đặt cược vào một người khác mà không hiểu tại sao.

Tôi tin rằng luôn có những thiên thần ở quanh chúng ta, bên cạnh chúng ta, và trong bản thân ta. Có lẽ bạn cũng có một thiên thần trong cuộc đời bạn, chỉ có điều đôi lúc chúng ta không nhận ra mà thôi?.

Bình luận (0)
Nguyễn Võ Anh Kỳ
Xem chi tiết
Phạm Thị Thanh Huyền
29 tháng 10 2016 lúc 13:39

1. Mở bài:

* Tự giới thiệu:

- Tên, tuổi, chỗ ở, vài nét về gia đình.

- Học lớp..., trường...

2. Thân bài:

* Các hoạt động trong ngày:

+ Buổi sáng:

- Thức dậy lúc mấy giờ? Làm những việc gì?

- Đi học lúc nào? Trường xa hay gần?

+ Buổi trưa:

- Ăn uống, nghỉ ngơi.

+ Buổi chiều:

- Giúp việc gia đình (dọn dẹp nhà cửa, dạy em học...).

- Học và làm bài tập.

- Giải trí.

+ Buổi tối:

- Quây quần cùng gia đình trò chuyện, vui chơi...

- Chuẩn bị bài cho ngày mai.

- Đi ngủ.

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

- Em rất quý thời gian, biết sử dụng thời gian vào những việc có ích.

- Cố gắng rèn luyện nề nếp tốt trong cuộc sống hằng ngày.

II. BÀI LÀM

Một ngày chủ nhật mới bắt đầu. Đây cũng là ngày mà tôi có thể phụ giúp mẹ làm những công việc nhà mà hàng ngày mẹ phải một mình vất vả.

Khi trời vừa ló rạng thì tôi đã trở dậy. Chao! Ánh nắng hôm nay đẹp quá. Tôi vui vẻ làm vệ sinh cá nhân, tập thể dục cho khỏe khoắn rồi bắt đầu một ngày mới.

Tôi lấy thức ăn ra cho gà ăn. Chú lợn trong chuồng thấy thế nhảy chồm lên thành chuồng như ganh tị với lũ gà. Tôi bảo:

– Đợi tí rồi cũng tới phiên chú mà!

Cho gà ăn xong tôi lấy cám cho lợn ăn. Khi no căng nó không kêu nữa mà năm phịch xuống chuồng trông đến là sướng. Mấy chị gà mái tục tục gọi con ra vườn kiếm thêm thức ăn. Chờ bọn chúng ăn xong tôi lấy chổi quét nhà. Mẹ tôi đã làm cơm sẵn và ra ruộng với bố tôi từ lâu. Tỏi vào buồng giục bé Hà em tôi dậy, dẫn nó đi rửa mặt nhưng nó không chịu vì hằng ngày mẹ làm công việc này chứ không phải tôi. Tôi dỗ dành mãi nó mới chịu. Rửa mặt xong, tôi lấy đồ chơi ra cho nó chơi rồi tôi học bài. Chỉ vừa học được một tí là nó đã khóc kêu đói bụng. Tôi lấy cơm ra đút cho nó ăn nhưng nó không chịu cho tôi đút mà đòi tự ăn. Thấy vậy, tôi nói:

– Đề chị đút cho rồi chị kể chuyện cho cưng nghe!

  Sưng ở ngón chân cái sẽ không còn nữa nếu bạn đặt trên sưng.....

Nó rất thích nghe kể chuyện nên ăn liền hai bát cơm. Ăn xong nó đòi tôi kể chuyện. Tôi bảo:

– Lên võng nằm rồi chị kể chuyện cho.

Nó lên võng nằm, tôi cất giọng kể. Câu chuyện vòng vo chưa hết thì nó đã ngủ từ lúc nào. Thấy vậy, tôi dọn dẹp nhà cửa và học bài. Học bài xong tôi đem cơm ra đồng cho bố mẹ. Cánh đồng vào vụ đông xuân thật đẹp. Bố mẹ tôi đang gặt lúa. Người cúi xuống với từng động tác nhẹ nhàng. Tôi đến bên mẹ, nói khẽ:

– Mẹ, ăn cơm!

Mẹ ngước lên âu yếm nhìn rồi bảo tôi để cơm trên bờ mẫu. Tôi để đó rồi ra về. Về đến nhà tôi rủ mấy đứa bạn ở xóm đến chơi. Chiều xế, ánh nắng nhạt dần, tôi lấy nồi ra nấu cơm, hâm lại đồ ăn rồi pha nước tắm cho bé Hà. Tắm xong, tôi dẫn nó ra cổng đón mẹ. Mẹ đã về, nó chạy ra sà vào lòng mẹ. Mẹ thơm lên đầu nó và hỏi:

– Ở nhà ai tắm cho con vậy?

Nó ngọng nghịu trả lời:

Chị… ai… (Chị Mai)

Thấp thoáng ngoài cổng bố đang về. Tôi nói với mẹ đi tắm cho khỏe.rồi ăn cơm.

Mẹ nói;

– Hôm nay con nấu cơm ngon quá!

Tôi biết mẹ nói thế là để thưởng công sức của tôi. Cơm xong, trời chập choạng, gia đình tôi sum họp vui vẻ xung quanh ngọn đèn lớn đặt giữa bàn.
Thế là một ngày chủ nhật trôi qua, ngày chủ nhật ấy sao tôi thấy ngắn ngủi quá. Tôi chỉ có ngày này để giúp đỡ bố mẹ thôi. Và hôm nay, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tôi tự hứa là mình sẽ giúp đỡ bố mẹ những lúc nào bài vở đã xong bất kể là ngày nào chứ không phải chờ ngày chủ nhật như hôm nay nữa.

Phần trên bạn tự giới thiệu nhé !

Bình luận (0)
Thảo Phương
3 tháng 10 2017 lúc 21:54

Tham khảo:

Là một học sinh cấp hai, hoạt động chủ đạo của em là học và chơi, không gian sinh hoạt chủ yếu cũng là trường học và ở nhà. Nghe có vẻ nhàm chán nhưng mỗi ngày của em đều là những hứng khởi mới với bao nhiêu điều mới mẻ, kì thú chờ đợi em khám phá. Với em thì mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Sau đây em sẽ kể về một ngày hoạt động của mình.

Sau kì nghỉ hè đầy lí thú, em chính thức bước vào lớp sáu, chính thức trở thành một cô học trò cấp hai. Bước sang một môi trường học tập hoàn toàn mới tuy có những ngỡ ngàng, bối rối nhưng cũng đầy ắp những niềm vui, những điều thú vị mới. Lên lớp mới, bên cạnh những bạn học thân quen đã gắp bó với em trong suốt năm năm học ở mái trường tiểu học thì em cũng đã phải chia tay với nhiều bạn theo học ở một ngôi trường khác, điều này khiến cho em và các bạn trong lớp vô cùng buồn bã. Nhưng đổi lại, lên lớp mới, chúng em cũng được gặp gỡ và làm quen với nhiều bạn học mới.

Mỗi ngày mới là một sự đổi thay, những sự kiện cũng mang tính mới mẻ, đầy lí thú nên mỗi ngày đối với em đều là những niềm vui, là tâm trạng háo hức đón chờ, trải nghiệm những sự mới mẻ, đổi thay đó. Theo thời khóa biểu thông thường của em thì cứ sáu giờ sáng em sẽ dậy để ăn sáng và chuẩn bị trang phục, sách vở để đến trường học, đồng hồ sinh học đã thành thói quen nên em không còn cần bố mẹ đánh thức mà có thể tự mình thức dậy, tự mình chuẩn bị đầy đủ tất cả mọi thứ.

Vì ngôi trường cấp hai em đang theo học là một ngôi trường huyện, gần nhà nên em không cần mọi người đưa đón mà em tự đi xe đạp cùng chúng bạn lên trường, rồi lại từ trường trở về nhà. Ngày nào cũng vậy, cứ 6h30 là chúng em sẽ tụ tập nhau lại tại nhà văn hóa của làng, sau khi đã đầy đủ thì chúng em bắt đầu xuất phát, trong số những người đi học cùng em, có người cùng lớp, có người khác lớp hay hơn một lớp nhưng chúng em cùng học một trường và chơi với nhau rất thân thiết. Vì đi đông nên con đường đến trường chưa bao giờ là tẻ nhạt, buồn chán, lúc nào cũng vang lên những tiếng nói, tiếng cười đùa vui vẻ.

Khi đi chung với nhau còn có một lợi thế, đó là chúng em có thể giúp đỡ lẫn nhau khi gặp sự cố trên đường về, nếu xe của em hay một ai đó trong nhóm bị hỏng thì những người còn lại luôn cố gắng giúp đỡ bằng cách giúp em về nhà. Chúng em cùng nhau đi học, cùng nhau chia sẻ những niềm vui bắt gặp trên đường hay kể những câu chuyện thú vị mà mình đã trải qua hay chứng kiến ở trên lớp.

Khi đến trường thì chúng em chia nhau ra để vào lớp học của mình, hôm nào đến lượt trực nhật của mình thì em sẽ đến sớm hơn một chút để hoàn thành nhiệm vụ được giao, dọn dẹp lớp học sạch sẽ để sẵn sàng cho một buổi học đầy lí thú. Thông thường, một buổi học của em thường có từ bốn đến năm tiết học, mỗi tiết kéo dài bốn mươi lăm phút, sau mỗi tiết học thì chúng em sẽ được giải lao năm phút ra chơi. Những giờ học đầy lí thú với những kiến thức bổ ích, mới lạ thu hút sự chú ý của em và các bạn trong lớp, sau mỗi tiết học chúng em đều có thêm cho mình những kiến thức mới đầy bổ ích.

Đối với những tiết học yêu thích của em như: tiết ngữ văn, tiết lịch sử thì em thường bị những lời giảng của cô giáo hấp dẫn, thời gian trôi qua cũng nhanh hơn, nhưng đối với những môn học căng thẳng, đòi hỏi sự tập trung nhiều hơn như: môn toán, môn hóa thì em lại cảm thấy mệt mỏi và thời gian cũng trôi chậm hơn những môn học khác. Dù có căng thẳng hay thích thú thì thời khắc mà em và các bạn yêu thích nhất là giờ ra chơi, đây là lúc chúng em được thỏa sức vui nghịch, giải lao sau những giờ học đầy căng thẳng.

Sau khi năm tiết học kết thúc, tiếng trống dồn cuối buổi báo hiệu kết thúc một buổi học thì chúng em lại ra về, như thường lệ, chúng em sẽ tập trung nhau lại ở cổng trường, sau đó lại cùng nhau ra về. Lúc về thời tiết thường nắng nóng, mặt khác thì ai cũng mệt mỏi, đói bụng nhưng không khí vẫn vô cùng huyên náo, mọi người vẫn cười nói rôm rả làm cho mọi người vui vẻ, cái đói, cái nóng vì thế mà cũng bị đầy lùi.

Sau khi về nhà, em được ăn những món ăn đầy thơm ngon của mẹ, ngồi trong mâm cơm gia đình, em kể cho bố mẹ nghe những câu chuyện thú vị ở trường, mâm cơm vì thế mà cũng vui vẻ hơn rất nhiều. Ăn cơm xong em giúp bố mẹ dọn dẹp mâm bát, sau đó nghỉ trưa. Đến chiều em giúp mẹ quét sân, dọn vườn và phụ giúp mẹ nấu bữa tối. Ăn tối xong thì em bắt đầu ngồi vào bàn học, làm hết những bài tập mà thầy cô giao, soạn sách cho ngày mới và bắt đầu đi ngủ.

Hoạt động trong ngày của em tuy không có gì đặc biệt, chỉ lặp lại hoạt động học và chơi nhưng đối với em, những hoạt động ấy không hề tẻ nhạt, nó luôn mới mẻ với những điều kì thú mới, mang đến cho em những trải nghiệm mới.

Bình luận (0)
Phùng Tuệ Minh
19 tháng 10 2018 lúc 11:55

DÀN Ý

1. Mở bài:

* Tự giới thiệu:

- Tên, tuổi, chỗ ở, vài nét về gia đình.

- Học lớp..., trường...

2. Thân bài:

* Các hoạt động trong ngày:

+ Buổi sáng:

- Thức dậy lúc mấy giờ? Làm những việc gì?

- Đi học lúc nào? Trường xa hay gần?

+ Buổi trưa:

- Ăn uống, nghỉ ngơi.

+ Buổi chiều:

- Giúp việc gia đình (dọn dẹp nhà cửa, dạy em học...).

- Học và làm bài tập.

- Giải trí.

+ Buổi tối:

- Quây quần cùng gia đình trò chuyện, vui chơi...

- Chuẩn bị bài cho ngày mai.

- Đi ngủ.

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

- Em rất quý thời gian, biết sử dụng thời gian vào những việc có ích.

- Cố gắng rèn luyện nề nếp tốt trong cuộc sống hằng ngày.

BÀI LÀM:

Chào các bạn! Tôi là Phùng Tuệ Minh, học sinh lớp 6A – trường Trung học cơ sở Kiều Phú. Tôi đã bước vào một cấp học mới và cảm thấy mình thay đổi nhiều hơn khi bước vào năm học này- năm học mà tôi chính thức trở thành học sinh Trung học cơ sở. Và tôi bắt đầu trưởng thành hơn từ những hoạt động của mình trong một ngày.

Buổi sáng, tôi không chờ mẹ gọi rồi nhõng nhẽo một hồi lâu như trước nữa, tôi đánh thức mình vào lúc 5 giờ 30 nhờ cô bạn đồng hồ mà mẹ mua cho tôi khi tôi lên lớp 6. Tôi đánh răng, rửa mặt, tập thể dục và tự chuẩn bị bữa ăn sáng cho mình. Sau khi ăn sáng xong, tôi khoác trên mình bộ đồng phục mới và hào hứng đi đến trường lúc 6 giờ 30 bằng chiếc xe đạp đã gắn bó với tôi được 2 năm.

Lên lớp 6, chương trình học của chúng tôi không còn như trước, chúng tôi học theo tiết. Buổi sáng tôi thường học 4 tiết, sau mỗi tiết học chúng tôi được giải lao 5 phút. Vì đã rèn luyện thân thể và ăn uống đầy đủ trước khi đến lớp nên tôi học tập sôi nổi hơn, mạnh dạn hơn.

Tan học, tôi về nhà lúc 10 rưỡi. Đây cũng là lúc mẹ đã chuẩn bị xong bữa trưa cho cả nhà. Tôi ăn cơm cùng gia đình, nghe và chia sẻ những câu chuyện của bố, mẹ và em. Tôi giúp mẹ rửa bát, dọn nhà trước khi nghỉ trưa. Bố tôi thường dặn hai chị em: giờ trưa các con nên nghỉ 1- 2 giờ, nên trong thời gian biểu của cả hai chị em đều có thêm dòng chữ: Nghỉ trưa 12 giờ 30 đến 13 giờ 30.

Sau giấc ngủ trưa, bố mẹ đi làm, tôi đánh thức em dậy, hai chị em tôi học bài. Đây là thời gian tôi xem lại bài lúc sáng được thầy cô truyền đạt, tôi cũng tranh thủ dạy em viết chữ và tập đọc. Khi đã hoàn thành việc học, tôi thường đọc những câu chuyện mà mình yêu thích. Trong giá sách của tôi luôn có: Dế Mèn phiêu lưu ký, Nỗi muộn phiền sau giờ học; Số phận của chú bé đánh trống; góc sân và khoảng trời… Tôi không cảm thấy chán nản bởi: đọc sách với tôi là một niềm đam mê.

Vào 5 rưỡi chiều, tôi và em cùng rửa ấm chén và lau nhà. Trước kia, mẹ thường làm công việc này sau khi ăn xong bữa tối, tôi đã học và làm được những công việc đó để giúp mẹ đỡ vất vả. Hơn nữa, kỳ nghỉ hè vừa rồi mẹ cũng đã dạy tôi nấu cơm, luộc rau. Trước khi mẹ về, tôi cũng đã làm xong những việc phụ đó. Niềm tự hào, vui vẻ hiện lên trên khuôn mặt của bố mẹ tôi sau giờ tan sở.

Tôi ăn tối cùng gia đình lúc 7 giờ 30. Chị em tôi nghỉ khoảng 30 phút sau khi ăn để chuẩn bị học bài. Tôi dành 2 tiếng buổi tối cho bài tập về nhà, bài tập nâng cao và chuẩn bị trước bài ngày hôm sau. Việc học đó giúp bản thân tôi nắm vững kiến thức hơn và luôn chủ động trước khi đến lớp.

10 giờ 30, tôi bắt đầu đi ngủ, tôi luôn được mẹ kể cho nghe những câu chuyện: cổ tích có, ngụ ngôn có, chuyện về bà, về mẹ ngày xưa…Nhờ mẹ mà tôi ngủ ngon giấc hơn. Tôi cũng đã kết thúc một ngày như vậy! Chúng ta sẽ lớn lên bằng những hoạt động có nghĩa từng ngày đúng không các bạn?

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Trâm Anh
Xem chi tiết
NGUYỄN♥️LINH.._.
19 tháng 3 2022 lúc 17:00

bài 2:a,5h58p

7h19p

b,2h16p

1h17p

 

Bình luận (0)
꧁★༺Dương Hoài Giang༻亗2k...
19 tháng 3 2022 lúc 17:00

2 giờ 13 phút + 3 giờ 45 phút = 5 giờ 58 phút

8 giờ 51 phút - 5 giờ 35 phút = 3 giờ 216 phút

Bình luận (0)
NGUYỄN♥️LINH.._.
19 tháng 3 2022 lúc 17:02

bài 3:

a,4h40p

4h15p

b,1h16p

51p

c,3h20.1p

42g

Bình luận (0)
hoang hong nhung
Xem chi tiết
Đào Trần Tuấn Anh
12 tháng 7 2018 lúc 9:25

Đối với lứa tuổi học sinh chúng ta thì chắc hẳn không ai không biết đến bà thơ Lượm do Tố Hữu – nhà thơ cách mạng biểu của Việt Nam sáng tác. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một cậu bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cậu bé dường như rất vui thích và rất tự hào khi mình đã được phục vụ kháng chiến khi chỉ là một cậu bé rất nhỏ. Chẳng thế mà nhìn cậu lúc này xem cậu đi thoăn thoắt cái đầu cậu lại nghênh nghênh với chiếc mũ ca nô đặc trưng của các chiến sĩ liên lạc nhưng lại được chú đội lệch sang hắn một bên thể hiện Lượm là một cậu bé rất tinh nghịch và rất trẻ trung, yêu đời. Đến những câu thơ cuối, vẫn hình ảnh vô tư hồn nhiên ấy, nhưng Lượm lại hiện lên như những người chiến sĩ giải phóng quân thực thụ, dù mưa bom bão đạn xung quanh, cái chết rình rập nhưng cậu bé không hề sợ hãi. Trước nhu cầu truyền thông tin “thượng khẩn”, lòng yêu tổ quốc giúp cậu vượt lên mọi nỗi lo sợ, kể cả an toàn mạng sống “Sợ chi hiểm nghèo”. Lượm đã hi sinh anh dũng khi đang làm nhiệm vụ trong cảnh mưa bom bão đạn, cậu đã hi sinh trên đất mẹ quê hương – 1 sự hi sinh thiêng liêng cao cả, một tấm gương sáng mà thế hệ chúng ta phải noi theo.

Bình luận (0)
Ngô Tuấn Huy
12 tháng 7 2018 lúc 9:27

Đối với lứa tuổi học sinh chúng ta thì chắc hẳn không ai không biết đến bà thơ Lượm do Tố Hữu – nhà thơ cách mạng biểu của Việt Nam sáng tác. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một cậu bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cậu bé dường như rất vui thích và rất tự hào khi mình đã được phục vụ kháng chiến khi chỉ là một cậu bé rất nhỏ. Chẳng thế mà nhìn cậu lúc này xem cậu đi thoăn thoắt cái đầu cậu lại nghênh nghênh với chiếc mũ ca nô đặc trưng của các chiến sĩ liên lạc nhưng lại được chú đội lệch sang hắn một bên thể hiện Lượm là một cậu bé rất tinh nghịch và rất trẻ trung, yêu đời. Đến những câu thơ cuối, vẫn hình ảnh vô tư hồn nhiên ấy, nhưng Lượm lại hiện lên như những người chiến sĩ giải phóng quân thực thụ, dù mưa bom bão đạn xung quanh, cái chết rình rập nhưng cậu bé không hề sợ hãi. Trước nhu cầu truyền thông tin “thượng khẩn”, lòng yêu tổ quốc giúp cậu vượt lên mọi nỗi lo sợ, kể cả an toàn mạng sống “Sợ chi hiểm nghèo”. Lượm đã hi sinh anh dũng khi đang làm nhiệm vụ trong cảnh mưa bom bão đạn, cậu đã hi sinh trên đất mẹ quê hương – 1 sự hi sinh thiêng liêng cao cả, một tấm gương sáng mà thế hệ chúng ta phải noi theo.

CHÚC BẠN HỌC TỐT !

Bình luận (0)