phương trình chứ khi hòa tan và đun nóng kali pemangnnat
đun nóng kali pe man gan thu đc đi pemangnnat , man gan đi o xit phương trình bằng chữ biểu diễn phản ứng hoá học này. Đun nóng kali clorat thu được clorua và khí oxi . Viết phương trình bằng chữ biểu diễn phản ứng hoá học này
Toluen và benzen cùng phản ứng được với chất nào sau đây: (1) dung dịch brom trong CCl4; (2) dung dịch kali pemanganat; (3) hiđro có xúc tác Ni, đun nóng; (4)Br2 có bột Fe, đun nóng? Viết phương trình hoá học của các phương trình xảy ra.
Toluen và benzen cùng phản ứng hidro có xúc tác Ni
Đun nóng; Br2 có bột Fe đun nóng
B10: Để trung hòa 50 ml dung dịch axit sunfuaric 1M người ta đã dùng 150 ml dung dịch Kali hyđrôxit. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn được dung dịch A. Đun nóng dung dịch A cho nước bay hơi thu được 11,5g hỗn hợp chất rắn.
a. Viết phương trình phản ứng?
b. Hỗn hợp chất rắn gồm những chất nào? Tính số mol mỗi chất?
c. Xác định nồng độ mol/l của dung dịch KOH ban đầu? (HSG 95-96)
Kali clorat tan nhiều trong nước nóng nhưng tan ít trong nước lạnh. Hiện tượng nào xảy ra khi cho khí clo đi qua nước vôi dư đun nóng, lấy dung dịch thu được trộn với KCl và làm lạnh:
A. Không có hiện tượng gì xảy ra
B. Có chất khí thoát ra màu vàng lục
C. Màu của dung dịch thay đổi
D. Có chất kết tủa kali clorat
Do kali clorat ít tan trong nước lạnh nên khi làm lạnh hỗn hợp sẽ thu được chất kết tủa kali clorat.
Câu 28: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hóa học?
A. Hòa tan muối vào nước
B. Đun nóng bát đựng muối đến khi có tiếng nổ lách tách
C. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyển sang đường ở thể lỏng
D. Đun nóng đường đến khi xuất hiện chất màu đen.
Mong các bạn giúp mình
Quá trình sau đây có xảy ra phản ứng hóa học:
A. hòa tan đường vào nước thu được nước đường.
B. nước đường khi đun nóng có hiện tượng nước bay hơi.
C. đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất rắn màu đen.
D. chất rắn màu đen khô lại và tách ra thành mảng nhỏ.
Câu 9. Biện pháp để quá trình hòa tan chất rắn vào nước nhanh hơn là
A. khuấy và đun nóng dung dịch. B. khuấy dung dịch.
C. đun nóng dung dịch. D. cho nước đá vào chất rắn.
Câu 10. Trong các hỗn hợp sau đây, hỗn hợp nào có thể tạo thành dung dịch?
A. Xăng và nước. B. Nước và cát. C. Muối ăn và nước. D. Dầu ăn và nước.
Câu 11. Cho các tính chất sau: (1) trong suốt; (2) đục (không trong suốt); (3) để lâu không thay đổi; (4) để lâu có thể tạo kết tủa rắn; (5) để lâu có thể tách lớp chất lỏng.
Các tính chất của dung dịch, huyền phù và nhũ tương lần lượt là:
A. (1) và (3); (2) và (4); (2) và (5). B. (1) và (3); (2) và (5); (2) và (4).
C. (2) và (3); (1) và (4); (1) và (5). D. (2) và (4); (2) và (3); (1) và (5).
Câu 12. Sữa bò tươi nguyên chất có khoảng hơn 4% chất béo. Chất béo trong sữa nguyên chất ở thể lỏng nhẹ hơn nước, không tan trong nước. Sữa bò tươi nguyên chất là:
A. Chất tinh khiết. B. Dung dịch. C. Huyền phù. D. Nhũ tương.
Câu 13. Không khí là hỗn hợp gồm: nitrogen, oxygen, carbon dioxide,... Hiện nay, không khí ở thành phố lớn và khu công nghiệp của Việt Nam đang bị ô nhiễm, gây hại cho sức khỏe của cư dân. Không khí và không khí ô nhiễm thuộc loại hỗn hợp đồng nhất hay không đồng nhất?
A. Không khí là hỗn hợp đồng nhất; Không khí bị ô nhiễm là hỗn hợp không đồng nhất.
B. Không khí là hỗn hợp không đồng nhất; Không khí bị ô nhiễm là hỗn hợp không đồng nhất.
C. Không khí là hỗn hợp không đồng nhất; Không khí bị ô nhiễm là hỗn hợp đồng nhất.
D. Không khí là hỗn hợp đồng nhất; Không khí bị ô nhiễm là hỗn hợp đồng nhất.
VI. Tách chất khỏi hỗn hợp
Câu 1. Muối ăn chiếm khoảng 3,5% về khối lượng trong nước biển. Người dân vùng ven biển có thể làm cách nào để thu được muối ăn từ nước biển?
A. Lọc muối ăn từ nước biển.
B. Làm bay hơi nước biển dưới ánh nắng mặt trời.
C. Đun sôi nước biển cho đến khi nước bay hơi hết.
D. Gạn muối ăn từ nước biển.
Câu 2. Phương pháp nào dưới đây là đơn giản nhất để tách cát lẫn trong nước?
A. Chiết. B. Dùng máy li tâm. C. Lọc. D. Cô cạn.
Câu 3. Nếu không may làm đổ dầu ăn vào nước, ta dùng phương pháp nào để tách riêng dầu ăn ra khỏi nước?
A. Chiết. B. Lọc. C. Dùng máy li tâm. D. Cô cạn.
Câu 4. Trong máy lọc nước có nhiều lõi lọc khác nhau. Trong đó, có một lõi lọc bằng bông được ép rất chặt. Theo em, lõi bông đó có tác dụng gì?
A. Lọc hóa chất độc hại. B. Lọc chất tan trong nước.
C. Lọc và giữ lại khoáng chất. D. Lọc chất không tan trong nước.
Câu 5. Vào mùa hè nhiều hôm thời tiết rất oi bức khiến chúng ta cảm thấy ngột ngạt, khó thở. Thế nhưng sau khi có một trận mưa rào ập xuống, người ta lại cảm thấy dễ chịu hơn nhiều. Lí do là
A. Mưa đã làm giảm nhiệt độ môi trường. B. Mưa đã làm chết các loài sinh vật gây bệnh.
C. Mưa đã làm giảm nhiệt độ môi trường và loại bỏ bớt khói bụi ra khỏi không khí.
D. Mưa đã làm giảm nhiệt độ môi trường và làm chết các loài sinh vật gây bệnh.
Câu 6. Tác dụng chủ yếu của việc đeo khẩu trang là gì?
A. Tách hơi nước ra khỏi không khí hít vào. B. Tách oxygen ra khỏi không khí hít vào.
C. Tách khí carbon dioxide ra khỏi không khí hít vào. D. Tách khói bụi ra khỏi không khí hít vào.
Câu 7. Nước giếng khoan thường lẫn nhiều tạp chất. Để tách bỏ tạp chất, người dân cho vào nước giếng khoan vào bể lọc, đáy bể lót các lớp cát mịn, sỏi và than củi. Nước chảy qua các lớp này sẽ trong hơn. Nhận định nào sau đây là không đúng?
A. Lớp sỏi làm cho nước có vị ngọt.
B. Lớp cát mịn có tác dụng giữ các hạt đất, cát ở lại.
C. Sau một thời gian sử dụng, ta phải thay rửa các lớp đáy bể lọc.
D. Lớp than củi có tác dụng hút các chất hữu cơ, vi khuẩn
Trong các hiện tượng sau, hãy chỉ rõ đâu là hiện tượng vật lí, đâu là hiện tượng hóa học?Viết các phương trình chữ và phương trình hóa học
a hòa tan kali vào nước được dung dịch kali hidroxit và thoát ra khí hidro
b đường glucozo trong trái cây chín bị lên menn và có thoát ra khí cacbonic
c hòa tan natri hidroxit vào nước được dung dịch natric hroxit
d than bị cháy trong không khí oxi tạo ra khí cacbonic
e hòa tan dung dịch axit axetic vào nước được dung dịch axit axaetic loãng
a. Hiện tượng hoá học
PT chữ: Kali + Nước ---> Kali hidroxit + Khí hidro
PTHH: 2K + 2 H2O -> 2KOH + H2
b. Hiện tượng hoá học
PT chữ: Đường Glucozo ---> Rượu etylic + Khí cacbonic
PTHH: C6H12O6 ---30-35 độ C, men rượu-> 2C2H5OH + 2CO2
c. Hiện tượng vật lí
d. Hiện tượng hoá học
PT chữ: Cacbon (than) + khí oxi ---> Khí cacbonic
PTHH: C + O2 -to-> CO2
e. Hiện tượng Vật lí (pha loãng axit)
hòa tan hoàn toàn 4,6g kim loại Na vào nước. a) Viết phương trình hóa học xảy ra. b)tính thể tích khi thu được ở điều kiện tiêu chuẩn. c)Dẫn toàn bộ lượng khí thu được ở trên qua ống sứ đựng 16g CuO đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Tính m
giúp mình giải quyết nhanh vs ạ
a) Pt: 2Na + 2H2O \(\rightarrow\) 2NaOH + H2
b) nNa = \(\dfrac{4,6}{23}=0,2mol\)
Theo pt: \(n_{H_2}=\dfrac{1}{2}n_{Na}=0,1mol\)
=> \(V_{H_2}=0,1.22,4=2,24l\)
c) Pt: \(CuO+H_2\xrightarrow[]{t^o}Cu+H_2O\)
nCuO = 16 : 80 = 0,2mol
Có nCuO : nH2 = \(\dfrac{0,2}{1}:\dfrac{0,1}{1}=2:1\)
=> CuO dư
Theo pt: nCu = nH2 = 0,1mol
=> mCu = 0,1.64 = 6,4g
a)
2Na + 2H2O ---> 2NaOH + H2.
b) Ta có:
nNa = 4,6/23 = 0,2 (mol)
Từ pt => nH2 = 0,2/2 = 0,1 (mol)
=> VH2 = 0,1.22,4 = 2,24 (lít)
c) CuO + H2 --to--> Cu + H2O
Ta có:
nCuO = 16/(64 + 16) = 0,2 (mol)
Lập tỉ lệ:
nCuO(tt)/nCuO(pt) = 0,2/1 = 0,2
nH2(tt)/nH2(pt) = 0,1/1 = 0,1
Vì 0,2 > 0,1 nên CuO dư
=> tính theo số mol của H2 => nCuO = 0,1 (mol)
Khối lượng chất rắn cần tìm là:
mCu = 0,1.64 = 6,4 (g)