Tính cách đó của ông thể hiện như thế nào và bị lợi dụng ra sao ở cảnh sau?
Ở cảnh đầu, tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh thể hiện như thế nào và bị lợi dụng ra sao?
Tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc đanh thể hiện qua đoạn đối thoại với bác phó may:
+ Chuyện về đôi bít tất, chuyện bộ tóc giả, lông đính mũ rồi tới bộ lễ phục mới với bông hoa ngược.
+ Ông Giuốc- đanh phát hiện ra lỗi trên bộ lễ phục nhưng bác phó may lại lấp liếm chuyện đó: " người quý phái đều mặc như thế này".
+ Vì muốn học làm sang nên ông Giuốc đanh thấy hoàn toàn hợp lý trước ý kiến của bác phó may.
+ Bác phó may xin may hoa xuôi thì bị ông Giuốc đanh từ chối vì sợ làm tuột lỡ cơ hội làm sang.
+ Ông Giuốc đanh phát hiện ra phó may ăn bớt vải nhưng bác thợ phụ hướng đông Giuốc đanh tới bộ lễ phục là ông quên ngay.
+ Bác phó may lại quá tự tin khi mặc đúng cái áo bằng vải ăn bớt của ông Giuốc đanh đến nhà ông.
→ Tham vọng muốn bước chân vào giới thượng lưu, công thêm sự ngu dốt thiếu hiểu biết của ông Giuốc đanh đã đẩy ông tới chỗ bị lừa bịp và trở thành trò cười.
1.Căn cứ vào những chỉ dẫn(những chữa được in nghiêng trong văn bản), cho biết lớp kịch gồm mấy cảnh. Xem xét số lượng nhân vật tham gia ở mỗi cảnh và các loại động tác, âm thanh trên sân khấu để chứng minh rằng, càng về sau kịch càng sôi động.
2.Ở đoạn đầu, tính cách học đòi àm sang của ông Giuốc-đanh thể hiện như thế nào và bị lợi dụng ra sao?
3.Tính cách đó cảu ông thể hiện như thế nào và bị lợi dụng ra sao ở cảnh sau?
4.Lớp kịch này gây cười cho khan giả ở những khía cạnh nào?
Câu hỏi 1. Căn cứ vào các chỉ dẫn (những chữ được in nghiêng trong văn bản), cho biết lớp kịch gồm mấy cảnh. Xem xét số lượng nhân vât tham gia ở mỗi cảnh và các loại động tác, âm thanh trên sân khấu để chứng minh rằng càng về sau kịch càng sôi động.
Hành động kịch diễn ra tại phòng khách nhà ông Giuốc-đanh, tuổi ngoài bốn mươi, thuộc tầng lớp dân thành thị phong lưu. Ông Giuốc-đanh tiếp một bác phó may và một tay thợ phụ mang bộ lễ phục đến nhà ông.
Lớp kịch được chia thành hai cảnh :
- Cảnh đầu có bốn nhân vật ông Giuốc-đanh, bác phó may, tay thợ phụ mang bộ lễ phục và một gia nhân của ông Giuốc-đanh. Cảnh này, nhân vật ít hơn và chủ yếu là lời thoại của ông Giuốc-đanh và bác phó may.
- Cảnh hai nhộn nhịp hơn cảnh trước bởi vì ngoài bốn nhân vật vẫn có mặt ở cảnh đầu còn thêm bốn tay thợ phụ nữa. Cảnh hai, mặc dù chỉ có hai nhân vật nói với nhau là ông Giuốc-đanh và tay thợ phụ (người mang lễ phục đến), nhưng ta hình dung cả bốn tay thợ phụ kia cũng xúm xít vây quanh, dò vậy ông Giuốc- đanh như là nói với cả tốp thợ năm người. Hơn nữa, cảnh trước chủ yếu chỉ là những lời đối thoại, cảnh sau, ngoài đối thoại còn có các cử chỉ, động tác, âm thanh : các thợ phụ cởi quần áo cũ, mặc lễ phục mới cho ông Giuốc-đanh, cảnh nhảy múa và âm nhạc rộn ràng. Do vậy, cảnh này sôi động hơn cảnh trước.
Câu hỏi 2. Ở cảnh đầu, tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh thể hiện như thế nào và bị lợi dụng ra sao ?
Ở cảnh đầu, cuộc đối thoại giữa ông Giuốc-đanh và bác phó may xoay quanh một số sự việc như đôi bít tất, đôi giày, bộ tóc giả, lông đính mũ nhưng chủ yếu nói về bộ lễ phục.
Tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh thể hiện rất rõ trong viộc học đòi cách ăn mặc của những bậc quý phái.
Lẽ thường may áo bao giờ người ta cũng may hoa hướng lên trên, nhưng không biết vì sơ suất, vì dốt nát hay cố tình mà bác phó may đã may ngược hoa. Ông Giuốc-đanh nhanh chóng nhận ra điều đó và chê trách bác phó may. Bác phó may đã nhanh trí bịa ra chuyện những người quý phái đều mặc áo ngược hoa hết. Để được coi là quý phái, ông Giuốc-đanh ưng thuận mặc áo ngược hoa :
Ông Giuốc-đanh - Lại cần phải bảo may hoa xuôi ư ?
Phó may - Vâng, phải bảo chứ. Vì những người quý phái đều mặc như thế này cả.
Ông Giuốc-đanh - Ồ ! Thế thì bộ áo này may được đấy.
Phó may - Nếu ngài muốn thì tôi sẽ may hoa xuôi lại thôi mà.
Ông Giuốc-đanh - Không, không.
Phó may - Xin ngài cứ việc bảo.
Ông Giuốc-đanh - Tôi đã hảo không mà. Bác may thế này được rồi...
Bác phó may đang ở thế bị động (bị chê may áo ngược hoa) chuyển sang thế chủ động tấn công lại ông Giuốc-đanh bằng hai đề nghị : “Nêu ngài muốn thì tôi sè may hoa xuôi lại thôi mà", “Xin ngài cứ việc bảo". Ông Giuốc-đanh trở thành người bị động: “Không, không.", “Tôi đã bảo không mà. Bác may thế này được rối...". Ông Giuốc-đanh lùi dần từng bước, sau đó nói lảng sang chuyện khác, hỏi bộ lễ phục ông mặc có vừa không: “Bác cho rằng tôi mặc áo này có vừa vặn không ?". Đây là đoạn có kịch tính cao.
Ông Giuốc-đanh phát hiện ra bác phó may ăn bớt vải của mình để may áo cho bác, ông chuyển sang thế chủ động bằng hai lời thoại : “Ô kìa, bác phó ! Vài này là thứ hàng tôi đưa bác may hộ lễ phục trước cửa tôi dây mà. Tôi nhận ra đúng nó rồi", “Đành là đẹp, nhưng đáng lẽ đừng gạn vào áo của tôi mới phải". Bác phó may chống đỡ yếu ớt. Bí thế, bác lảng sang chuyện khác : bác hỏi ông Giuốc-đanh có muốn mặc thử bộ lễ phục không. Vì đang muốn học làm sang nên ông Giuốc-đanh chấp nhận ngay lời đề nghị của bác phó may và quên chuyện bác phó may ăn bớt vải của mình. Đây là nước cờ cao tay của bác phó may vì nó đánh trúng vào tâm lí đang muốn học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh.
Câu hỏi 3. Tinh cách đó của ông thế hiện như thế nào và bị lợi dụng ra sao ở cảnh sau?
Cảnh ông Giuốc-đanh và tay thợ phụ đối thoại thể hiện tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh ở một khía cạnh khác. Khi ông Giuốc-đanh mặc xong bộ lễ phục, tay thợ phụ tôn ông Giuốc-đanh là “ông lớn” ngay, khiến ông tưởng cứ mặc lễ phục vào là nghiêm nhiên trở thành quý phái. Tay thợ phụ dùng mánh khóe xu nịnh để moi tiền ông, điểm đúng huyệt thích học làm sang của ông. Thấy ông mắc mưu nên tay thợ phụ tôn ông lên mỗi lần một bậc chỉ bằng các từ “ông lớn”, “cụ lớn”, “đức ông” và mỗi lần như thế ông đều ban thưởng tiển cho lay thợ phụ.
Ông Giuốc-đanh thấy mình không tôn minh lên nữa thì nói riêng : "Nó như thế là phải chăng, nếu không ta đến mất tong cả tiền cho nó thôi". Rõ ràng, thói trưởng giả học làm sang của ông vẫn còn mãnh liệt lắm. Ông sẵn sàng cho hết cả tiền để được coi là người quý phái.
Câu hỏi 4. Lớp kịch này gây cười cho khán giả ở những khía cạnh nào ?
Lớp hài kịch đem đến cho khán giả những trận cười thoải mái. Khán giả cười ông Giuốc-đanh ngu dốt, chỉ thích học làm sang, để cho thầy trò bác thợ may lợi dụng kiếm chác; cười ông ngớ ngẩn tưởng rằng mặc áo hoa ngược thì mới sang trọng, cười vì ông cứ phải vì mấy cái danh hão mà mất tiền cho bọn lừa bịp. Khán giả còn cười khi thấy cái cảnh ông bị bốn tay thợ phụ lột quần áo ra mặc cho oộ lễ phục lố lăng rồi nhảy theo điệu nhạc mà vênh vang cứ tưởng đó là bộ lễ phục của người quý phái.
Trên Trái Đất lực hấp dẫn gây ra hiện tượng gì? Trong lịch sử, hiện
tượng này đã được ông cha ta lợi dụng như thế nào? Ngày nay hiện tượng
này được ứng dụng ra sao?
Tham khảo:
Trên Trái Đất, lực hấp dẫn tạo ra trọng lượng cho các vật thể và lực hấp dẫn của Mặt Trăng gây ra thủy triều. ... Lực hấp dẫn là yếu nhất trong bốn tương tác cơ bản của vật lý, yếu hơn khoảng 10^38 lần so với tương tác mạnh, yếu hơn 10^36 lần so với lực điện từ và yếu hơn 10^29 lần so với tương tác yếu.
Truyện : Chiến Lược Ngà 9
9.Hành động của bé Thu khi bị dồn vào thế bí trong lúc nấu cơm như thế nào? Qua đó thể hiện tính cách gì của nhân vật? ...............................................................
10.Trong bữa cơm, ông Sáu làm gì cho con? Thái độ và hành động đáp lại của con bé ra sao? ...........................................................................
11.Bị đánh, bé Thu có thái độ và hành động như thế nào? Em nhận xét gì về nhân vật này? .....................................................................................
12.Đến khi nào thì bé Thu hiểu ra ông Sáu là cha? Thái độ của em lúc ấy ra sao? ................................................................................................................
13.Ngày hôm sau, khi trở về nhà, bé Thu có thái độ như thế nào? ..........................................................................................................................................................
14.Đến lúc chia tay, ông Sáu nhìn con với tâm trạng thế nào? .............................................................................................................................................
15.Trước lúc ông Sáu lên đường, bé Thu có hành động gì đột ngột khiến mọi người xúc động? ..........................................................................................................................
16.Nhận được tình thương bất ngờ , lớn lao của con, ông Sáu có tâm trạng thế nào? ....................................................................................................................................................
17.Khi mọi người bảo em buông ba ra để ba em đi , hành động của Thu ra sao? ..................................................................................................................................
18.Tâm trạng của ông Sáu như thế nào khi trở lại chiến trường?
Trong cảnh Va-ren đến Hà Nội để gặp Phan Bội Châu, hai nhân vật chính là Va-ren và Phan Bội Châu đã thể hiện một sự tương phản, đối lập cực độ. Hãy làm rõ nhận định đó bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
a) Số lượng lời văn dành cho việc khắc họa tính cách của từng nhân vật nhiều ít như thế nào? Sự nhiều ít đó thể hiện dụng ý nghệ thuật gì của tác giả khi khắc họa tính cách của từng nhân vật?
b) Qua những lời lẽ có tính chất độc thoại (tự nói một mình) của Va-ren trước Phan Bội Châu, động cơ, tính cách, bản chất của Va-ren đã hiện lên như thế nào?
c) Qua sự im lặng của Phan Bội Châu và lời bình của tác giả về sự im lặng đó, em thấy gì về khí phách, tư thế của Phan Bội Châu trước Va-ren?
- Nhân vật được xây dựng theo quan hệ tương phản, đối lập:
+ Va- ren ( kẻ bất lương thống trị) >< Phan Bội Châu ( người cách mạng vĩ đại đang thất thế)
+ Tác giả dùng nhiều ngôn ngữ trần thuật để khắc họa tính cách Va- ren
+ Đối lập với Va- ren là Phan Bội Châu luôn im lặng, điềm tĩnh
→ Cách viết vừa tả, vừa gợi sinh động, thâm thúy
- Trong cuộc thoại tưởng tượng giữa Va-ren và Phan Bội Châu thì chỉ có Va- ren nói, Phan Bội Châu im lặng
+ Ngôn ngữ Va-ren là độc thoại
- Ngôn ngữ, lời nói, cử chỉ của Varen chứng tỏ:
+ Qua lời nói, cử chỉ bộc lộ y là người nham hiểm, thâm độc
+ Không ngừng ngọt nhạt, dụ dỗ, lừa phỉnh một cách bịp bợm, trắng trợn
- Ngược lại, Phan Bội Châu ngoan cường, điềm đạm
Trong cảnh Va-ren đến Hà Nội để gặp Phan Bội Châu, số lượng lời văn dành cho việc khắc hoạ tính cách của từng nhân vật như thế nào? Điều đó thể hiện dụng ý nghệ thuật gì của tác giả khi khắc hoạ tính cách của từng nhận vật?
Trong đoạn văn có hai nhân vật: Va-ren và Phan Bội Châu, được xây dựng theo quan hệ tương phản, đối lập nhau: Va-ren là một viên toàn quyền, còn Phan Bội Châu là một người tù. Một bên là kẻ bất lương nhưng thống trị, bên kia là người cách mạng vĩ đại nhưng đã thất thế.
Tác giả dành một số lượng từ ngữ lớn, hình thức ngôn ngữ trần thuật để khắc hoạ tính cách Va-ren. Còn với Phan Bội Châu, tác giả dùng sự im lặng làm phương thức đối lập. Đây là một cách viết vừa tả vừa gợi, rất thâm thuý, sinh động và lí thú.
ai là fan CONAN hoặc SHERLOCK thì giải mấy câu này đi
1. Xác của một người đàn ông đã được tìm thấy trong một tòa nhà cao tầng đang xây dựng. Cảnh sát nghĩ rằng ông ta có thể đã nhảy lầu tự tử. Một thám tử đã đến hiện trường và điều tra. Anh ta mở cửa sổ từng tầng một về hướng của người nhảy lầu. Cuối cùng vị thám tử này đã đưa ra kết luận đây là một vụ giết người. Làm thế nào mà anh ta biết là ai?
2. Một người đàn ông ở trong xe dùng dao giết vợ. Xung quanh không có ai nhìn thấy. Sau khi đã chắc chắn rằng xung quanh vợ anh ta không còn một chút dấu vân tay nào của mình. Anh ta đã ném xác chết ra khỏi xe, sau đó ném con dao vào hẻm núi, và trở về nhà. Một giờ sau, cảnh sát đã gọi điện cho anh và nói rằng vợ anh đã bị giết chết. Hy vọng anh có thể ngay lập tức đến hiện trường vụ án để xác minh. Khi anh ta đến đó, ngay lập tức đã bị bắt giữ. Cảnh sát làm sao biết được người chồng chính là thủ phạm?
3.Một thám tử đang điều tra các vụ buôn lậu dầu, kết quả đột nhiên mất tích. Cảnh sát đã đến nơi cuối cùng anh ta xuất hiện ở đó, và phát hiện được một mảnh giấy lưu lại đó , trên đó ghi rằng: “710 57735 34 5508 51 7718”. Hiện giờ cảnh sát đã bắt giữ 3 nghi phạm: Bill, John, Todd. Liệu bạn có thể tìm ra kẻ giết người thực sự thông qua những mật mã này không? Lưu ý, đây là vụ án ở Mỹ nên mật mã giải ra sẽ là tiếng Anh.
LƯU Ý
Các bạn học sinh KHÔNG ĐƯỢC đăng các câu hỏi không liên quan đến Toán, hoặc các bài toán linh tinh gây nhiễu diễn đàn. Online Math có thể áp dụng các biện pháp như trừ điểm, thậm chí khóa vĩnh viễn tài khoản của bạn nếu vi phạm nội quy nhiều lần.
Chuyên mục Giúp tôi giải toán dành cho những bạn gặp bài toán khó hoặc có bài toán hay muốn chia sẻ. Bởi vậy các bạn học sinh chú ý không nên gửi bài linh tinh, không được có các hành vi nhằm gian lận điểm hỏi đáp như tạo câu hỏi và tự trả lời rồi chọn đúng.
Mỗi thành viên được gửi tối đa 5 câu hỏi trong 1 ngày
Các câu hỏi không liên quan đến toán lớp 1 - 9 các bạn có thể gửi lên trang web h.vn để được giải đáp tốt hơn.
1.ai la nguoi nghi van?
2.vi sau khi nem xuong da de lai dau van tay
3.de to nghi da
nhaaa
1,Lý do: Tất cả các cửa sổ ở phía trước hiện trường vụ án đều bị đóng, nếu anh ta nhảy lầu tự tử, ai là người đóng cửa sổ?
2,Lý do: Người chồng đã không hề hỏi vị trí của hiện trường vụ án mà có thể biết được vụ án xảy ra ở đâu. Chỉ có bọn tội phạm mới biết vị trí vụ giết người diễn ra ở đâu.
3,Trả lời: Bill là tội phạm.
Nếu đọc lộn ngược lại các con số, sẽ là Bill is boss, he sells oil tức là Bill là ông chủ., anh ta bán dầu.
Lần sau bnaj nên đăng câu hỏi như thế này lên trang h.vn để được giải đáp tốt hơn và không bị xóa nick hay trừ điểm nha!
-Để thể hiện cảnh thiên nhiên ấy tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? -Thông qua việc sử dụng biện pháp nghệ thuật đó bức tranh thiên nhiên được hiện ra như thế nào? -Cảnh thiên nhiên như vậy thì dự bái điều gì cho người dân chài về chuyến ra khơi -Trân nền thiên nhiên như vậy,hình ảnh con người xuất hiện như thế nào
Cuộc cải cách duy tân ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX được xảy ra trong hoàn cảnh nào?Nêu nội dung, kết quả, ý nghĩa của cuộc cải cách đó? Theo em, hiện nay, Việt Nam có cần phải cải cách nữa không? Vì sao? Và hiện nay, Việt Nam đang cải cách ở lĩnh vực nào? Nêu cải cách nhà nước thực hiện ở lĩnh vực đó?
Tham khảo:
a. Hoàn cảnh :
- Vào cuối thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược Nam Kì, chuẩn bị tấn công đánh chiếm cả nước ta thì triều đình Huế vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu khiến cho kinh tế, xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng
- Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương trở lên mục ruỗng: nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ; tài chính cạn kiệt, đời sống nhân dân khó khăn. Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt, phong trào khởi nghĩa nông dân, binh lính bùng nổ ở nhiều nơi càng đẩy đất nước vào tình trạng rối ren
- Trước tình hình đất nước ngày một nguy khốn, đồng thời xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù, một số quan lại, sĩ phu yêu nước thức thời đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị, yêu cầu đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá... của nhà nước phong kiến
b. Nội dung :
- Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định). Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoang và khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng
- Năm 1872, Viện Thương bạc xin mở ba cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để thông thương với bên ngoài
- Từ 1863-1871, Nguyễn Trường Tộ đã gửi lên triều đình 30 bản điều trần, đề cập đến một loạt vấn đề như chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công, thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục...
- Vào các năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng hai bản “Thời vụ sách” lên vua Tự Đức, đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước
c. Nhận xét:
- Tích cực: Trong bối cảnh bế tắc của xã hội phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ XIX, một số sĩ phu, quan lại đã vượt qua những luật lệ hà khắc, sự nghi kị, ghen ghét, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của mình để đưa ra những đề nghị cải cách nhằm canh tân đất nước, nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó, có tác động tới cách nghĩ, cách làm của một bộ phận quan lại triều đình
- Hạn chế: Tuy nhiên, các đề nghị cải cách mang tính chất rời rạc, lẻ tẻ, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa giải quyết được hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ phong kiến
- Kết quả: Triều đình Huế cự tuyệt, không chấp nhận những thay đổi và từ chối các đề nghị cải cách, kể cả những cải cách hoàn toàn có khả năng thực hiện. Điều này đã làm cản trở sự phát triển của những tiền đề mới, khiến xã hội luẩn quẩn trong vòng bế tắc của chế độ thuộc địa nửa phong kiến
- Ý nghĩa: Những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã gây được tiếng vang lớn, dám tấn công vào tư tưởng lỗi thời, bảo thủ cản trở bước tiến của dân tộc, phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết. Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời phong trào Duy tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX
Tham khao :
a. Hoàn cảnh :
- Vào cuối thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược Nam Kì, chuẩn bị tấn công đánh chiếm cả nước ta thì triều đình Huế vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu khiến cho kinh tế, xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng
- Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương trở lên mục ruỗng: nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ; tài chính cạn kiệt, đời sống nhân dân khó khăn. Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt, phong trào khởi nghĩa nông dân, binh lính bùng nổ ở nhiều nơi càng đẩy đất nước vào tình trạng rối ren
- Trước tình hình đất nước ngày một nguy khốn, đồng thời xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù, một số quan lại, sĩ phu yêu nước thức thời đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị, yêu cầu đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá... của nhà nước phong kiến
b. Nội dung :
- Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định). Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoang và khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng
- Năm 1872, Viện Thương bạc xin mở ba cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để thông thương với bên ngoài
- Từ 1863-1871, Nguyễn Trường Tộ đã gửi lên triều đình 30 bản điều trần, đề cập đến một loạt vấn đề như chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công, thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục...
- Vào các năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng hai bản “Thời vụ sách” lên vua Tự Đức, đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước
c. Nhận xét:
- Tích cực: Trong bối cảnh bế tắc của xã hội phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ XIX, một số sĩ phu, quan lại đã vượt qua những luật lệ hà khắc, sự nghi kị, ghen ghét, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của mình để đưa ra những đề nghị cải cách nhằm canh tân đất nước, nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó, có tác động tới cách nghĩ, cách làm của một bộ phận quan lại triều đình
- Kết quả: Triều đình Huế cự tuyệt, không chấp nhận những thay đổi và từ chối các đề nghị cải cách, kể cả những cải cách hoàn toàn có khả năng thực hiện. Điều này đã làm cản trở sự phát triển của những tiền đề mới, khiến xã hội luẩn quẩn trong vòng bế tắc của chế độ thuộc địa nửa phong kiến
- Ý nghĩa: Những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã gây được tiếng vang lớn, dám tấn công vào tư tưởng lỗi thời, bảo thủ cản trở bước tiến của dân tộc, phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết. Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời phong trào Duy tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX