Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hương Nguyễn
Xem chi tiết
Haxinhxan
22 tháng 5 2021 lúc 21:12

Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản, tạo ra những thể hệ mới.

Các đặc trưng cơ bản của quần thể là

- Tỉ lệ giới tính.

- Nhóm tuổi.

- Sự phân bố các cá thể.

- Mật độ quần thể.

- Kích thước quần thể sinh vật

Đặc trưng quan trọng nhất là mật độ quần thể

Hiếu Hay Ho
22 tháng 5 2021 lúc 21:12

câu 1 

Quần thể sinh vật là tập hơp những cá thể cùng loài sinh sống trong một không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

câu 2 

Quần thể có các đặc trưng cơ bản:Mật độ cá thể của quần thể - Mật độ cá thế của quần thể là số lượng cá thể của quần thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. ...Sự phân bố cá thể ...Tỉ lệ giới tính.Cấu trúc tuổi. ...Kích thước quần thể ...Sự tăng trưởng của quần thể ...Tăng trưởng của quần thể ngưcâu 3 Đặc trưng mật độ là quan trong nhất, vì mật độ ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản, tử vong của quần thể..
Đạt Trần
22 tháng 5 2021 lúc 21:12

Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.

Các đặc trưng cơ bản gồm mật độ, tỉ lệ nhóm tuổi, tỉ lệ đực cái, sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, kiểu tăng trưởng, đặc điểm phân bố, khả năng thích nghi với môi trường.

Đặc trưng mật độ là quan trong nhất, vì mật độ ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản, tử vong của quần thể..

Minh Lệ
Xem chi tiết
animepham
22 tháng 7 2023 lúc 15:43

Cái này em lấy luôn trong sách giáo khoa Kết nối tri thức với cuộc sống 8 

 ( I -Khái niệm quần thể sinh vật sgk/173 + II - Các đặc trưng của quần thể sgk/174  )

  - Quần thể sinh vật là : Tập hợp các cá thể cùng loài , sinh sống trong một khoảng thời gian xác định , ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản để tạo thành những thế hệ mới 

 

  - Những đặc trưng cơ bản của quần thể đó là : Kích thước quần thể , mật độ cá thể trong quần thể , tỉ lệ giới tính , thành phần nhóm tuổi và kiểu phân bố các cá thể trong quần thể 

 

Nam Khánh 2k
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Quân
Xem chi tiết

Thế nào là quần thể sinh vật?

-  Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định, những cá thể trong loài có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới

Hãy kể tên những đặc trưng cơ bản của quần thể?

- Những đặc trưng cơ bản của quần thể là tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, mật độ của quần thể, sự phân bố các thể, kích thước quần thể sinh vật

Vì sao nói mật độ quần thể được coi là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể?

-  Mật độ cá thể cá thể được coi là một đặc trưng của quần thể vì mật độ cá thể có ảnh hưởng tới nhiều yếu tố khác như mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, khả năng sinh sản và tử vong của cá thể từ đó ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể (kích thước quần thể). (Nguồn: Hoidap247)

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
30 tháng 9 2019 lúc 2:25

    Các đặc trưng cơ bản của quần xã

  * Đặc trưng về thành phần loài: biểu hiện qua số lượng các loài trong quần xã, số lượng cá thể của mỗi loài, loài ưu thế và loài đặc trưng.

    - Loài ưu thế là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động mạnh của chúng. Ví dụ:

      + Quần xã rừng thông với loài cây thông là loài chiếm ưu thế trên tán rừng, các cây khác chỉ mọc lẻ tẻ hoặc dưới tán và chịu ảnh hưởng của cây thông.

      + Trong quần xã ao có loài cá mè là loài ưu thế khi số lượng cá mè lớn hơn hẳn so với các loài khác.

    - Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó. Ví dụ:

      + Cây cọ là loài đặc trưng của quần xã vùng đồi Phú Thọ

      + Cây tràm là loài đặc trưng của quần xã rừng U Minh.

  * Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian: tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài, có xu hướng giảm cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả nguồn sống của môi trường.

    - Quần xã phân bố cá thể theo chiều thẳng đứng. Ví dụ:

      + Rừng mưa nhiệt đới phân thành nhiều tầng, mỗi tầng cây thích nghi với mức độ chiếu sáng khác nhau trong quần xã.

      + Sinh vật phân bố theo độ sâu của nước biến, tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng ánh sáng của từng loài.

    - Quần xã phân bố cá thể theo chiều ngang. Ví dụ:

      + Ở quần xã biển, vùng gần bờ thành phần sinh vật rất phong phú, ra khơi xa số lượng các loài ít dần.

      + Trên đất liền, thực vật phân bố thành những vành đai, theo độ cao của nền đất.

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
15 tháng 4 2017 lúc 14:16

Tỉ lệ giới tính là một đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật.

Loài ưu thế; Loài đặc trưng; Thành phần loài là các đặc trưng cơ bản của quần xã.

¦ Đáp án A

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
9 tháng 4 2018 lúc 17:04

Đáp án A

Tỉ lệ giới tính là đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật; loài ưu thế, loài đặc trưng, thành phần loài là đặc trưng của quần xã sinh vật

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Thien Tu Borum
28 tháng 4 2017 lúc 22:49

Bài 2. Các đặc trưng cơ bản của quần xã là gì? Hãy lấy ví dụ minh hoạ các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật.

Trả lời:

Các đặc trưng cơ bản của quần xã

- Đặc trưng về thành phần loài:

+ Loài ưu thế là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động mạnh của chúng.

Trong các quần xã trên cạn, loài thực vật có hạt chủ yếu thường là loài ưu thế,vì chúng ảnh hưởng rất lớn tới khí hậu cùa môi trường.

Quần xã rừng thông với loài cây thông là loài chiếm ưu thế trên tán rừng, các cây khác chỉ mọc lẻ lẻ hoặc dưới tán và chịu ảnh hưởng của các cây thông.

Trong quần xã ao có loài cá mè là loài ưu thế khi số lượng cá mè lớn hơn hẳn so với các loài khác.

+ Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó. Ví dụ, cây cọ là loài đặc trưng cùa quần xã vùng đồi Phú Thọ, cây tràm là loài đặc trưng của quần xã rừng u Minh.

+ Loài có độ phong phú cao là loài có tỉ lệ phần trăm (%) số cá thể (hoặc sinh khối) cao hơn hẳn so với các loài khác trong quần xã. Trong quần xã ao, cá mè là loài ưu thế nhưng đồng thời cũng là loài có độ phong phú cao.

 

Tuyết Nhi Melody
26 tháng 4 2017 lúc 21:16

Trả lời:

Các đặc trưng cơ bàn của quần xã

- Đặc trưng về thành phần loài:

+ Loài ưu thế là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động mạnh của chúng.

Trong các quần xã trên cạn, loài thực vật có hạt chủ yếu thường là loài ưu thế,vì chúng ảnh hưởng rất lớn tới khí hậu cùa môi trường.

Quần xã rừng thông với loài cây thông là loài chiếm ưu thế trên tán rừng, các cây khác chỉ mọc lẻ lẻ hoặc dưới tán và chịu ảnh hưởng của các cây thông.

Trong quần xã ao có loài cá mè là loài ưu thế khi số lượng cá mè lớn hơn hẳn so với các loài khác.

+ Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó. Ví dụ, cây cọ là loài đặc trưng cùa quần xã vùng đồi Phú Thọ, cây tràm là loài đặc trưng của quần xã rừng u Minh.

+ Loài có độ phong phú cao là loài có tỉ lệ phần trăm (%) số cá thể (hoặc sinh khối) cao hơn hẳn so với các loài khác trong quần xã. Trong quần xã ao, cá mè là loài ưu thế nhưng đồng thời cũng là loài có độ phong phú cao.

- Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian

+ Quần xã phân bố cá thể theo chiều thẳng đứng. Rừng mưa nhiệt đới phân thành nhiều tầng, mỗi tầng cây thích nghi với mức độ chiếu sáng khác nhau trong quần xã.

Sinh vật phân bố theo độ sâu của nước biến, tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng ánh sáng của từng loài.

+ Quần xã phân bố cá thể theo chiều ngang.

Sinh vật phân bố thành các vùng trên mặt đất. Mỗi vùng có số lượng sinh vật phong phú khác nhau, chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên. Ở quần xã biển vùng gần bờ thành phần sinh vật rất phong phú, ra khơi xa số lượng các loài ít đần.

Trên đất liền, thực vật phân bố thành những vành đai, theo độ cao của nền đất.

- Đặc trưng về chức năng dinh dưỡng: Quần xã sinh vật gồm nhiều nhóm có các chức năng dinh dưỡng khác nhau:

+ Nhóm các sinh vật tự dưỡng: bao gồm cây xanh có khả năng quang hợp và một số vi sinh vật tự dưỡng.

+ Nhóm các sinh vật tiêu thụ: bao gồm các sinh vật ăn thịt các sinh vật khác như động vật ăn cỏ, thú ăn thịt con mồi, thực vật bắt mồi,...

+ Nhóm sinh vật phân giải: là những sinh vật dị dưỡng, phân giải các chất hữu cơ có sẵn trong thiên nhiên. Thuộc nhóm này có nấm, vi khuẩn, một số động vật đất,...

Lấy ví dụ về một quần xã sinh vật, sắp xếp các sinh vật trong quần xã đó thành từng nhóm theo chức năng dinh dưỡng của quần xã.

Học sinh lấy ví dụ về một quần xã nơi sinh sống: Ví dụ về một quần xã ao gần trường.

- Sinh vật sản xuất: tảo lục đơn bào, rong đuôi chồn, bèo Nhật Bản, súng.

- Sinh vật tiêu thụ: gồm các loài ăn thực vật như trùng cỏ, các loài ăn tạp và ăn động vật như nhện nước, tôm, cá.

- Sinh vật phân giải: gồm nấm, giun và nhiều động vật đáy khác như ốc, trai.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Đào Tùng Dương
16 tháng 8 2023 lúc 21:45

- Khái niệm : 

- Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định.

- Đặc trưng cơ bản :   

1. Đặc trưng về thành phần loài

   Thành phần loài được thể hiện qua số lượng các loài trong quần xã, số lượng cá thể mỗi loài; loài ưu thế và loài đặc trưng

- Số lượng các loài và số cá thể của mỗi loài thể hiện sự đa dạng của quần xã đồng thời cũng biểu thị sự biến động, ổn định hay suy thoái của quần xã. Các quần xã ổn định có số lượng loài lớn và số lượng cá thể mỗi loài cao.

- Loài ưu thế là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động mạnh mẽ.

- Loài đặc trưng là loài chỉ có ở 1 quần xã nào đó.

   2. Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian của quần xã.

- Phân bố theo chiều thẳng đứng: sự phân tầng thực vật trong rừng dựa theo điều kiện chiếu sáng, từ đó kéo theo sự phân tầng của các loài động vật sống trong rừng.

- Phân bố theo chiều ngang, ví dụ: phân bố sinh vật từ bờ biển và đất liền, phân bố sinh vật từ vùng nước ven bờ đến ngoài khơi xa.