Đoạn mạch thứ nhất của gen có trình tự các nuclêôtit là 5’– GXATGAAXTTTGATXX –3’. Tỉ lệ A + T G + X trên đoạn mạch thứ hai của gen là
A. 9/7.
B. 7/9
C. 4/3
D. 3/4
Đoạn mạch thứ nhất của gen có trình tự các nuclêôtit là 5’– GXATGAAXTTTGATXX –3’. Tỉ lệ A + T G + X trên đoạn mạch thứ hai của gen là
A. 9/7.
B. 7/9
C. 4/3
D. 3/4
Đáp án A
Trên mạch thứ nhất của gen có: A1 + T1 = 9; G1 + X1 = 7.
Trên mạch thứ hai của gen có: A2 + T2 = 9; G2 + X2 = 7
Đoạn mạch thứ nhất của gen có trình tự các nuclêôtit là 5’– GXATGAAXTTTGATXX –3’. Tỉ lệ A + T G + X trên đoạn mạch thứ hai của gen là
A. 9/7
B. 7/9
C. 4/3
D. 3/4
Đáp án A
Trên mạch thứ nhất của gen có: A1 + T1 = 9; G1 + X1 = 7.
Trên mạch thứ hai của gen có: A2 + T2 = 9; G2 + X2 = 7.
Xét một đoạn ADN chứa 2 gen. Gen thứ nhất có tỉ lệ từng loại nuclêôtit trên mạch đơn thứ nhất là: A : T : G : X = 1 : 2 : 3 : 4. Gen thứ hai có tỉ lệ nuclêôtit từng loại trên mạch đơn thứ hai là: A = T/2 = G/3 = X/4. Đoạn ADN này có tỉ lệ từng loại nuclêôtit là bao nhiêu?
A. A = T = 15%; G = X =35%.
B. A = T = 45%; G = X = 55%.
C. G = X = 15%; A = T = 35%.
D. G = X = 30%; A = T = 70%.
Đáp án A
Gen 1: trên mạch 1 có: A : T : G : X = 1 : 2 : 3 : 4.
→ trên toàn gen có tỉ lệ:
A = T = (1+2)/20 = 0,15
G = X = (3+4)/20 = 0,35
Gen 2: trên mạch 2 có A = T/2 = G/3 = X/4 ↔ A : T : G : X = 1 : 2 : 3 : 4
→ trên toàn gen có tỉ lệ:
A = T = 0,15
G = X = 0,35
Gen 1 và gen 2 có tỉ lệ nuclêôtit giống nhau, vậy đoạn ADN này có tỉ lệ từng loại nuclêôtit là:
A = T = 15% và G = X = 35%
Đoạn mạch thứ nhất của gen có trình tự các nuclêôtit
- A-T-G-T-A-X-X-G-T-A-T-G-G-X-X-X-
Hãy xác định:
a. Trình tự các nuclêôtit của đoạn mạch thứ hai.
b. Số nuclêôtit mỗi loại của của đoạn gen này.
c. Tỉ lệ A+G/T+X ở đoạn mạch thứ nhất, ở đoạn mạch thứ hai và của cả gen.
d. Số liên kết hydrô của đoạn gen này.
e. Số liên kết cộng hóa trị giữa các nuclêôtit ở đoạn gen này.
Giúp mik lẹ đi
a) Trình tự các nu của đoạn mạch thứ 2 :
- T - A - X - A - T - G - G - X - A - T - A - X - X - G - G - G -
b) Theo NTBS : A = T = 7 nu
G = X = 9 nu
c) Đoạn 1 : \(\dfrac{A+G}{T+X}=\dfrac{3+4}{4+5}=\dfrac{7}{9}\)
Đoạn 2 : \(\dfrac{A+G}{T+X}=\dfrac{4+5}{3+4}=\dfrac{9}{7}\)
Cả gen : \(\dfrac{A+G}{T+X}=1\)
d) Số liên kết H : 2A + 3G = 2.7 +3.9 = 41 (lk)
e) Số lk cộng hóa trị giữa các nu của gen : N-2 = (2.7+2.9) -2 = 30 (lk)
a) Theo nguyên tắc bổ sung ta có:
Mạch 2 : \(-T-A-X-A-T-G-G-X-A-T-A-X-X-G-G-G\)
b) Số nucleotit của đoạn gen này là:
\(A=T=7;G=X=9\)
c) \(\dfrac{A1+G1}{T1+X1}=\dfrac{3+4}{4+5}=\dfrac{7}{9}\\ \dfrac{A2+G2}{T2+X2}=\dfrac{5+4}{4+3}=\dfrac{9}{7}\\ \dfrac{A+G}{T+X}=\dfrac{7+9}{7+9}=1\)
d) Số liên kết cộng hóa trị:
\(2A+3G=7.2+9.3=41\)
e) Số liên kết cộng hóa trị giữa các nucleotit:
\(N-2=2A+2G-2=30\)
Đoạn mạch thứ nhất của gen có trình tự các các nuclêôtit là
3'-ATGTAXXGTAGG-5'. Trình tự các các nuclêôtit của đoạn mạch thứ hai là
A. 3’-ATGTAXXGTAGG-5’
B. 5’-ATGTAXXGTAGG-3’
C. 3’-TAXATGGXATXX-5’
D. 5’-TAXATGGXATXX-3’
Đáp án D
Gen có cấu trúc 2 mạch xoắn kép, liên kết bổ sung và có chiều ngược nhau. Do vậy mạch thứ hai sẽ bổ sung và có chiều ngược lại với mạch thứ nhất.
Đoạn mạch thứ nhất của gen: 3'-ATGTAXXGTAGG-5'
Đoạn mạch thứ 2 phải là 5'-TAXATGGXATXX-3'.
Đoạn mạch thứ nhất của gen có trình tự các các nuclêôtit là
3'-ATGTAXXGTAGG-5'. Trình tự các các nuclêôtit của đoạn mạch thứ hai là
A. 3’-ATGTAXXGTAGG-5’.
B. 5’-ATGTAXXGTAGG-3’.
C. 3’-TAXATGGXATXX-5’.
D. 5’-TAXATGGXATXX-3’.
Đáp án D
Gen có cấu trúc 2 mạch xoắn kép, liên kết bổ sung và có chiều ngược nhau. Do vậy mạch thứ hai sẽ bổ sung và có chiều ngược lại với mạch thứ nhất.
Đoạn mạch thứ nhất của gen: 3'-ATGTAXXGTAGG-5'
Đoạn mạch thứ 2 phải là 5'-TAXATGGXATXX-3'.
Mạch thứ nhất của gen có trình tự nuclêôtít là 3’AAAXXAGGGTGX 5’. Tỉ lệ ( A + G ) ( T + X ) ở mạch thứ 2 của gen là?
A. 1/4
B. 1
C. 1/2
D. 2
Đáp án C
Tỉ lệ ( A + G ) ( T + X ) ở đoạn mạch thứ nhất là: 8/4
Do A liên kết với T và G liên kết với X → A1 = T2, T1 = A2, G1 = X2, X1 = G2
→ Tỉ lệ ở đoạn mạch thứ 2 là 4/8 = 1/2
Chú ý: Tỷ lệ ( A + G ) ( T + X ) ở mạch bổ sung bằng nghịch đảo của mạch gốc và ngược lại.
Một gen ở sinh vật nhân sơ có chiều dài 408 nm và số nuclêôtit loại G chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch thứ nhất của gen có 200 nuclêôtit loại T và số nuclêôtit loại X chiếm 15% tổng số nuclêôtit của mạch. Có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng?
(1). Mạch 1 của gen có tỉ lệ ( T + X)/(A+G) = 19/41.
(2). Mạch 2 của gen có tỉ lệ A/X = 1/3.
(3). Khi gen thực hiện nhân đôi liên tiếp 5 lần thì số nuclêôtit trong tất cả các gen con là 74400.
(4). Gen bị đột biến điểm làm tăng 1 liên kết hidro thì số nuclêôtit loại G của gen sau đột biến là 479.
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
Đáp án B
Trước hết, phải xác định số Nu mỗi loại của mạch 1
Gen gài 408 nm → Có tổng số 2400 Nu
Agen chiếm 20% → G = 20%.2400 = 480 Nu, A gen = 30%.2400 = 720 Nu
T1 = 200 → A1 = 720 - 200 = 520
X1 = 15%.1200 = 180
G1 = 480 - 180 = 300 Nu
Xét các phát biểu của đề bài:
I - Đúng vì Tỉ lệ: (T1 + X1)/(A1 + G1) = (200 + 180)/(520 + 300) = 380/820 = 19/41
II - Sai vì A2/X2 = T1/G1 = 200/300 = 2/3
III - Đúng vì Khi gen thực hiện nhân đôi liên tiếp 5 lần thì số nuclêôtit trong tất cả các gen con là: 2400.(2^5 - 1) = 74400 Nu
IV - Sai. Vì Gen bị đột biến điểm làm tăng 1 liên kết hidro thì đây là dạng đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X → số nuclêôtit loại G của gen sau đột biến là: 480 + 1 = 481
Xét một đoạn ADN chứa 2 gen. Gen thứ nhất có tỉ lệ từng loại nucleotide trên mạch đơn thứ nhất là: A: T: G: X = 4: 3: 2: 1. Gen thứ hai có số lượng nucleotide từng loại trên mạch đơn thứ hai là: A/4 = T/3 = G/2 = X. Đoạn ADN này có tỉ lệ từng loại nucleotide là bao nhiêu biết 2 gen có số nuclêôtit bằng nhau
A. A = T = 15%; G = X =35%.
B. G = X = 15%; A = T = 35%.
C. A = T = 45%; G = X = 55%.
D. G = X = 55%; A = T = 45%.
Đáp án B
Gen 1: trên mạch 1 có : A: T: G: X = 4: 3: 2: 1.
→ trên toàn gen có tỉ lệ
A = T = (4+3)/20 = 0,35
G = X = (2+1)/20 = 0,15
Gen 2: trên mạch 2 có A/4= T/3 = G/2 = X ↔ A : T : G : X = 4: 3: 2: 1.
→ trên toàn gen có tỉ lệ
A = T = 0,35
G = X = 0,15
Vậy đoạn ADN này có tỉ lệ từng loại nucleotide là :
A = T = 35% và G = X = 15%