Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
12 tháng 12 2019 lúc 12:59

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười

Người đồng mình thương lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng

Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời

Phạm Quỳnh Anh 9a13-
Xem chi tiết
nthv_.
13 tháng 10 2021 lúc 21:39

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.

ND: vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu của Thúy Vân.

minh nguyet
13 tháng 10 2021 lúc 21:40

1. 

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da

2.

Em tham khảo:

 

Trong Truyện Kiều, ta dường như không thấy được Nguyễn Du miểu tả một cách tỉ mỉ và cụ thể về vẻ đẹp của Thúy Vân nhưng ta vẫn khắc họa được nhan sắc ấy vẫn đẹp tuyệt trần. Mọi người vẫn luôn ghi nhớ Thúy Vân trở thành điểm tựa để Nguyễn Du đặt đòn bẩy mà nâng nâng nhan sắc Thúy Kiều thêm phần tuyệt vời. Nhưng vẻ đẹp được xây dựng bởi những từ “trang trọng”, “đầy đặn”, “nở nang”, “đoan trang”, “mây thua”, “tuyết nhường” thật sự đã rất đẹp rồi. Vẻ đẹp ấy luôn tạo cho người xung quanh một tình cảm trân trọng, yêu mến, độ lượng. Thuý Vân hiện lên trong câu thơ của Nguyễn Du quả là rất đẹp! Không chỉ đẹp ở "khuôn trăng""nét ngài", ở "nước tóc""màu da" mà còn nụ cười, lời nói và dáng vẻ. Chính cái vẻ đẹp hình thức và đức hạnh ấy đã khiến cho "mây thua" và "tuyết nhường". Nghĩa là vẻ đẹp của Thuý Vân vượt lên trên cả vẻ đẹp của thiên nhiên, được thiên nhiên ban tặng, chấp nhận... Một người con gái đẹp như vậy, người ta thường nghĩ đến hạnh phúc, đến một cuộc sống ấm áp, êm đềm.

Banh Banh Bung Ben
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
10 tháng 3 2022 lúc 22:29

Chép chính xác 05 câu thơ tiếp:

Làm ơn há dễ trông người trả ơn.

Nay đã rõ đặng nguồn cơn,

Nào ai tính thiệt so hơn làm gì.

Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.

- Đoạn thơ trên thuộc đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, trích trong Truyện Lục Vân Tiên của tác giả Nguyễn Đình Chiểu.

- Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm ra đời vào khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX, dài hơn hai nghìn câu thơ được viết theo thể lục bát. Tác phẩm ra đời nhằm truyền dạy những đạo lí tốt đẹp để làm người.

Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ làm bật nổi vẻ đẹp của Lục Vân Tiên – một người hào hiệp, nghĩa khí, chính trực.

* Giới thiệu khái quát về xuất xứ, vị trí đoạn trích và vấn đề cần nghị luận.

* Cảm nhận về hai câu cuối đoạn trích:

- Giải thích:

Kiến nghĩa bất vi: thấy việc nghĩa không làm.

Phi anh hùng: không phải anh hùng.

=> Hai câu thơ muốn nói thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải người anh hùng.

- Ý nghĩa hai câu thơ:

+ Hai câu thơ nêu lên một quan niệm sống của người quân tử trong xã hội phong kiến xưa: thấy việc nghĩa (chống lại cái ác, cái xấu, bênh vực, chở che người bị áp bức, bị hại) mà không làm thì con người như thế không phải là người anh hùng.

+ Khẳng định về một lẽ sống cao đẹp: đề cao tinh thần nghĩa hiệp, hành động hướng tới nhân dân, coi việc nghĩa ở đời là trách nhiệm cao cả thiêng liêng, là lý tưởng sống của người quân tử mà Lục Vân Tiên là hình tượng tiêu biểu.

* Đánh giá khái quát:

- Hai câu thơ đã thể hiện vẻ đẹp của người anh hùng Lục Vân Tiên và quan niệm về người anh hùng của Nguyễn Đình Chiều.

Nguyen Thi Lan Anh 8A2 T...
Xem chi tiết
2012 SANG
Xem chi tiết
cuộc sống mà
Xem chi tiết
Nguyễn Thái Thịnh
10 tháng 3 2020 lúc 17:03

a) Bác thương đoàn dân công

Đêm nay bác không ngủ

Trải lá cây làm chiếu

Manh áo phủ làm chăn

Trời thì mưa lâm thâm

Làm sao cho khỏi ướt

Càng thương càng nóng ruột

Mong trời sáng mau mau.

b) Đoạn thơ em vừa chép nằm trong bài thơ: " Đêm nay Bác không ngủ " của Minh Huệ

c) Nội dung: Bài thơ đã nêu lên tình cảm yêu thương, quý mến của Bác Hồ với bộ đội và nhân dân ta đồng thời cũng nêu lên tình cảm yêu kính, cảm phục của bộ đội và nhân dân ta với Bác.

Khách vãng lai đã xóa
✰Nanamiya Yuu⁀ᶜᵘᵗᵉ
10 tháng 3 2020 lúc 17:05

Hè hè đoán thôi nha học từ năm ngoái r

a, " Bác thương đoàn dân công

Đêm nay ngủ ngoài rừng

Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn...

Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau."

b, Đoạn thơ đó thuộc bài thơ " Đêm nay Bác k ngủ "

c, Bác không ngủ được vì Bác lo cho những người bộ đội , dân công đang ngủ ngoài rừng . Tuy rằng Bác không thấy tận mắt nhưng Bác vẫn cảm nhận được những gian ao vất vả của họ . Câu trả lời của Bác Hồ đã cho anh đội viên thêm hiểm và thấm thíc tấm lòng nhân hóa của Bác.Bác lo cho bộ đội , dân chúng là lo cho cuộc chiến gian khổ nhưng anh dũng của dân tộc nhằm giành lại chủ quyền độc lập tự do , hạnh phúc . Được chứng kiến những hành động và lời nói biểu hiện tình yêu thương cao cả của Vị lãnh tụ , anh chiến sĩ thấy tâm hồn tràn ngập một niềm hy vọng.

Học tốt

Khách vãng lai đã xóa
D O T | ☘『Ngơ』亗
10 tháng 3 2020 lúc 18:16

Đêm nay bác không ngủ

Trong bài thơ tác giả sử dụng nhiều từ láy như một yếu tố nghệ thuật nổi bật, đem lại vẻ riêng cho bài thơ:

- Từ láy có tác dụng tạo hình: trầm ngâm, xơ xác, đinh ninh, lồng lộng…

- Từ láy làm tăng giá trị biểu cảm: mơ màng, thổn thức, thầm thì, bồn chồn, hốt hoảng, giật mình, nằng nặc…

Khách vãng lai đã xóa
Đạt DoPay!
Xem chi tiết
minh nguyet
20 tháng 7 2021 lúc 22:04

a, 7 câu tiếp:

“ Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng”

b, Đoạn thơ được chép từ bài Lượm của Tố Hữu. PTBD: Biểu cảm

Tác dụng: Miêu tả vẻ đẹp, sự ngây thơ và hồn nhiên của Lượm

c, 

Tham khảo nha em:

Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. Hình ảnh chú bé hồn nhiên, đáng yêu ngân vang mãi trong những dòng thơ cuối bài như một lời nhắn nhủ: Lượm sẽ còn sống mãi trong trái tim mỗi chúng ta.

d, 

Tham khảo em nhé:

Câu thơ "Lượm ơi, còn không?" như một câu hỏi đầy đau xót về sự hy sinh của Lượm. Sau câu thơ ấy, tác giả lặp lại hai khổ thơ đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi.

Sự lập lại có dụng ý khẳng định Lượm không chết, Lượm không mất. Ở trên đã có khổ thơ nói về sự hóa thân của Lượm:

"Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng"

Đến đây một lần nữa, tác giả khẳng định Lượm sống mãi trong lòng mọi người, sống mãi cùng non sông, đất nước.

Đinh Cẩm Tú
Xem chi tiết
Thanh Trúc
Xem chi tiết