Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 6 2018 lúc 11:12

Sự im lặng của vầng trăng khiến nhân vật trữ tình “giật mình”, cái “giật mình” ở đây là sự “giật mình” thức tỉnh của lương tâm nhà thơ thật đáng trân trọng. Nó thể hiện suy nghĩ, trăn trở, tự đấu tranh với chính mình để nhận ra lỗi lầm, sự đổi thay. Giật mình để trở về với lương tâm trong sáng, tốt đẹp, đây cũng là sự tự sám hối trước sự thay đổi của mình.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 7 2019 lúc 7:00

- Sự im lặng của vầng trăng khiến nhân vật trữ tình “giật mình”, cái “giật mình” ở đây là sự “giật mình” thức tỉnh của lương tâm nhà thơ thật đáng trân trọng. Nó thể hiện suy nghĩ, trăn trở, tự đấu tranh với chính mình để nhận ra lỗi lầm, sự đổi thay. Giật mình để trở về với lương tâm trong sáng, tốt đẹp, đây cũng là sự tự sám hối trước sự thay đổi của mình.

 

Nguyễn Đức
Xem chi tiết
Trịnh Ngọc Hân
14 tháng 7 2021 lúc 15:42

1)

- Hình ảnh vầng trăng có nghĩa như một người bạn tri âm, tri kỉ của tác giả từ thuở nhỏ cho đến lúc trưởng thành, từ lúc ở chiến khu cho đến khi về thành phố.

- Bởi lẽ vầng trăng tròn là nói về quá khứ thuỷ chung, vẹn nghĩa, còn ánh trăng là cái vầng sáng của quá khứ, là ánh sáng của lương tâm, lương tri, của đạo đức, cái ánh sáng ấy có khả năng soi rọi làm thức tỉnh và xua đi những khuất tối trong tâm hồn, làm bừng sáng tâm hồn con người. Hình ảnh ở đây gợi ra chiều sâu tư tưởng triết lý: ánh trăng không chỉ là hiện thân cho vẻ đẹp thiên nhiên, mà còn là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, là vẻ đẹp bình dị, trong sáng mà vĩnh hằng của cuộc sống. Ánh trăng cứ lặng lẽ, biểu tượng cho sự trong sáng vô tư, không đòi hỏi. Con người có thể vô tình lãng quên nhưng nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.

2)

- "Giật mình" đó là lúc tác giả đã hoàn toàn tỉnh thức, không còn sống trong xa hoa, lộng lẫy, tức là đã nhận ra sự bạc bẽo của mình, nhận ra sai lầm của mình với quá khứ.

3)

- "Ánh trăng" - hành trình về sự thức tỉnh hoàn thiện mình, không chỉ là miền thức tỉnh của chính nhân vật trữ tình mà còn cho chính chúng ta. Bài thơ đã để lại cho độc giả bài học nhân văn sâu sắc: hãy trân trọng và sống nghĩa tình với quá khứ, cảm ơn những gì đã cùng ta trải qua vì nhờ có những điều như thế mới có ta của hiện tại. Và dù thời gian trôi đi, cuộc sống còn đổi thay nhưng những giá trị tinh thần, những tư tưởng đạo lý sẽ không thay đổi, sẽ còn mãi với thời gian bởi đó là một nét đẹp của người Việt, của dân tộc Việt.

 

minh nguyet
14 tháng 7 2021 lúc 15:30

Tham khảo nha em:

1.

Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều ý nghĩa:

- Vầng trăng trước hết là vẻ đẹp của đất nước bình dị, hiền hậu; của thiên nhiên vĩnh hằng, tươi mát, thơ mộng.

- Trăng là biểu tượng cho những gì gắn bó với con người lúc gian khổ, là người bạn tri âm tri kỉ, vẫn luôn thầm lặng dõi theo và chia sẻ mọi buồn vui.

- Vầng trăng tượng trưng cho quá khứ vẹn nguyên, tròn đầy, không sứt mẻ.

- Trăng là biểu tượng cho tình nghĩa thuỷ chung, nhân hậu, bao dung của thiên nhiên, cuộc đời, của con người và đất nước.

- Trăng còn là nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở mọi người: “Con người có thể quên đi quá khứ nhưng quá khứ vẫn luôn vẹn nguyên và bất diệt”.

- Qua sự chuyển biến tâm tư, nhận thức của nhân vật trữ tình, tác phẩm gửi đến chúng ta lời nhắc nhở về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.

Khổ cuối thay vì tác giả dùng là vầng trăng thì ông đã sử dụng từ ánh trăng để mang một dụng ý nghệ thuật. Nếu ở các khổ trước, vầng trăng là biểu trưng chó sự tròn đầy viên mãn, biểu trung cho quá khứ nghĩa tình thì ở khổ cuối, tác giả dùng là ánh trăng nhàm nhấn mạnh khả năng xuyên thấu vào tâm hồn người lính, giúp người lính giật mình nhìn nhận ra sai lầm của chính mình để từ đó sửa đổi và hoàn thiện mình hơn. Anhs trăng chính là ánh sáng soi chiếu và làm tỏ tường tâm hồn người lính, kéo người lính về với quá khứ để chiêm nghiệm và nhận ra sai lầm của mình ở hiện tại.

2.

Nếu như hai câu thơ đầu tiên của khổ thơ này diễn tả sự tròn vẹn, đủ đầy, nguyên vẹn như xưa của vầng trăng, hay quá khứ nghĩa tình thì dòng thơ cuối lại là cái "giật mình" mang ý nghĩa sâu sắc mà nhà thơ Nguyễn Duy muốn gửi gắm. Đối diện với vầng trăng nghĩa tình, với quá khứ mà mình đã trót lãng quên, nhân vật trữ tình đã có cái giật mình. Theo em, đây là sự giác ngộ về mặt nhận thức, là sự giác ngộ về sự vô tâm của mình đối với quá khứ của nhân vật trữ tình. Trong khoảnh khắc ấy, nhân vật trữ tình đã nhận ra được sự vô tâm, sự bội bạc của mình đối với quá khứ và vầng trăng nghĩa tình hay quá khứ tươi đẹp hiện về đủ để làm cho nhân vật trữ tình giác ngộ ra thái độ sống vô tâm của mình. Sự giật mình còn là sự ăn năn, ân hận, là sự giác ngộ trong phút giây bất chợt vì đối diện với vầng trăng, với quá khứ ngày xưa. Tóm lại, phút giây giật mình của nhân vật trữ tình mà tác giả muốn gửi gắm là sự giật mình mang thông điệp sâu sắc về thái độ sống ân nghĩa, thủy chung trong quá khứ.

3.

Thái độ sống:

- Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lý sâu xa. Con người khi được sống trong đầy đủ vật chất thì thường lãng quên đi giá trị nền tảng cơ bản của cuộc sống

- Bài thơ nhắc nhở con người cần biết trân trọng quá khứ, trân trọng những điều đã qua. Bài thơ nhắc con người về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Nếu như ai lỡ quên, lỡ đánh mất những giá trị tinh thần quý giá thì cần thức tỉnh, hối lỗi, sự hối lõi, ăn năn và sửa đổi cũng là điều đáng quý.

 
nguyên
15 tháng 7 2021 lúc 19:41

cố lên bạn, sắp trượt cấp 3 rồi đấy:))

 

Hoàng Ngọc Linh Chi
Xem chi tiết
:3
5 tháng 5 2020 lúc 11:41

a,

Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh,

Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng...

- “Cháu đi liên lạc,
Vui lắm chú à.
Ở đồn Mang Cá,
Thích hơn ở nhà!”

Cháu cười híp mí,
Má đỏ bồ quân:
- “Thôi, chào đồng chí!”
Cháu đi xa dần...

Cháu đi đường cháu,
Chú lên đường ra,
Ðến nay tháng sáu,
Chợt nghe tin nhà.

b, Qua miêu tả của tác giả, ta nhận thấy nét hồn nhiên vui tươi trong con người của Lượm, đúng với độ tuổi của em. Những điều bất bình thường ở đây là, em còn bé nhưng đã làm công việc phi thường mà những người lớn chưa chắc đã làm được. Lượm đã coi việc đi liên lạc nguy hiểm khó khăn kí như một chuyến đi chơi, thật vui và thích thú.Lượm ngây thơ và hồn nhiên, tinh nghịch và yêu đời. Dáng điệu và cử chỉ của chú thật đáng yêu biết bao: Ca lô đội lệch - mồm huýt sáo vang. Lượm khác nào con chim non cất tiếng hót rộn ràng, tung bay trong nắng mới, nhảy nhót trên đường vàng.Con đường vàng một hình ảnh sáng giá tượng trưng cho con đường đầy nắng đẹp đi tới tương lai mà cách mạng đã đem đến cho thiếu nhi Việt Nam. Qua ngôn ngữ giàu hình tượng và biểu cảm, Tố Hữu dành cho chú đội viên nhiều trìu mến, trân trọng và yêu thương. ( ko chắc nha :D)

Câu c mình chưa ngĩ ra sr :(

Khách vãng lai đã xóa
Lê Thị Minh Nguyệt
26 tháng 4 2021 lúc 21:12

"con đường vàng" mà Lượm đang đi có thể hiểu theo ba nghĩa

Nghĩa thứ nhất:con đường trải đầy nắng

Nghĩa thứ hai:con đường có lúa đang trổ bông

Nghĩa thứ ba:con đường của cánh mang, của vinh quang

sai gì thì mong bạn thông cảm

Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 5 2017 lúc 12:11

Biện pháp nhân hóa: “ánh trăng im phăng phắc”, ánh trăng được nhân hóa “im phăng phắc” không một lời trách cứ, gợi liên tưởng đến cái nhìn nghiêm khắc mà bao dung, độ lượng của người bạn thủy chung nghĩa tình. Con người có thể lãng quên quá khứ, nhưng quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.

Ngthom
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
6 tháng 8 2023 lúc 13:32

Câu 2: 
"Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng."

Hình ảnh tre được nhắc đến trong câu thơ "Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này...". 

Ý nghĩa của việc sử dụng hình ảnh cây tre:

- Tạo kết cấu đầu cuối tương ứng gây ấn tượng với người đọc

- Cây tre tượng trưng cho sức sống bền bỉ của dân tộc Việt Nam. Ở khổ thơ đầu, từ hình ảnh thực của rặng tre bên lăng Bác thì đến khổ cuối được nhà thơ đẩy lên thành hình ảnh tượng trưng cho cả dân tộc kiên cường bất khuất đứng quanh Người. 

- Cho thấy tình yêu sự kính trọng của tác giả dành cho vị cha già kính yêu của dân tộc 

Câu 3: 

Đoạn thơ thật giàu tình cảm vì sự chân thành, tha thiết và sâu lắng của tác giả Viễn Phương. Qua đôi ba câu thơ mà ta đã cảm nhận được cảm xúc bồi hồi trước không khí ấm áp gần gũi mà thiêng liêng thành kính tại lăng Bác. Hỡi ôi, người bước chân ra đi nhưng lòng ở lại. Nhà thơ Viễn Phương nói riêng và ca dân tộc Việt Nam nói chung đều đời đời nhớ ơn Bác. Cuộc ra thăm lăng Bác của nhà thơ vừa mới bắt đầu mà ta đã cảm thấy những rung động sâu xa trong trái tim ngươi con yêu nước.

Đỗ Tuệ Lâm
6 tháng 8 2023 lúc 13:35

Câu 2:

Chép tiếp 3 câu thơ còn lại:

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát.

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam.

Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.

- Hình ảnh cây tre còn được nhắc đến trong câu thơ cuối của bài thơ.

- Việc lặp lại như vậy có ý nghĩa tạo ra kết cấu đầu cuối tương ứng nhằm bật lên vẻ đẹp tính cách của Bác trung thực, đẹp đẽ như cây tre Việt Nam gắn bó thân thiết và gần gũi.

Câu 3:

Xưa nay văn học bất biến với đời là nhờ được tạo nên từ những vần thơ chứa đựng đầy cảm xúc, tâm tư mong được tỏ bày của người thi sĩ. Như bài thơ "Viếng lăng Bác" ở khổ thơ đầu:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.

Từ câu thơ đầu, nhà thơ đã dùng lời giới thiệu đầy cung kính mình ở miền Nam ra thăm lăng Bác với từ xưng hô đậm chất giản dị tự nhiên "con". Khi ấy, trong khung cảnh đẹp đẽ đó sự vật tác giả thấy đầu tiên là ở trong sương một hàng tre, người gợi tả bằng từ từ láy "bát ngát" để thể hiện nên cái đẹp tự nhiên của tre. Qua đó đọc giả dễ dàng hình dung cảnh mà nhà thơ đang gợi ra: có sự uy nghiêm cũng có cái đẹp gần gũi của cây cối. Rồi dường như có luồng cảm xúc đã dợt qua tâm trí Viễn Phương để ông cảm thán rằng: "Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam". Người xúc động trước một hình ảnh thiên nhiên quen thuộc - cây tre cùng từ láy "xanh xanh", vì đâu đã đưa đến cảm xúc ấy cho nhà thơ?. Ta tìm hiểu câu thơ cuối khổ: "Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng", cùng với phép nhân hóa cây tre đọc giả đã hiểu ra Viễn Phương đã tưởng nhớ đến đức tính ngay thẳng, trung trực của Bác trước những bão táp - khó khăn hay cám dỗ cuộc đời. Khép lại, bằng bút lực nghệ thuật gợi tả cùng biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ nhà thơ đã bày tỏ cảm xúc của mình trước lăng Bác một cách chân thành, tự nhiên nhất đến đọc giả.

Tuệ Lâm

☞╯???ঌ
Xem chi tiết
Nguyễn Viết Ngọc
20 tháng 6 2019 lúc 18:46

a )    Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi !

        Ngột làm sao, chết uất thôi

Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu !

b) Tác phẩm : Khi con tu hú 

Tác giả : Tố Hữu

c ) Tiếng chim tu hú kết thúc bài thơ là âm thanh của tự do bên ngoài thúc giục đến da diết, khắc khoải....

๖ۣۜNɦσƙ ๖ۣۜTì
20 tháng 6 2019 lúc 18:46

a) Chép  tiếp các câu thơ :

'' Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu! ''

b) Khổ thơ vừa chép nằm trong tác phẩm Khi con tú hú , Của Tố Hữu.

c) Ý nghĩa:Tiếng chim tu hú kết thúc bài thơ là âm thanh của tự do bên ngoài thúc giục đến da diết, khắc khoải......

d)       Trở lại với thực tại đang bị giam hãm, chỉ với bốn câu thơ cuối bài, tác giả đã thể hiện tâm trạng bức xúc, sự phẫn uất của mình. Trước hết là khát vọng muốn bứt phá tù ngục, muốn “đạp tan phòng”. Mùa hè trở thành đối tượng vẫy gọi, đối tượng để nhà thơ thổ lộ tâm tình. Cảm giác ngột ngạt trong cảnh tù hãm lên đến tột đỉnh khi nhà thơ thốt lên: “Ngột làm sao, chết uất thôi”. Cái ngột ngạt ở đây không chỉ là giới hạn chật hẹp của phòng giam, mà là sự phẫn uất của tác giả và niềm khao khát tự do, khao khát trở về với cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi. Các từ cảm thán “ôi”, “thôi”, “làm sao”,... càng nhấn mạnh cảm giác ngột ngạt đó. Tiếng “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!” càng như thôi thúc vẫy gọi. Tiếng chim tu hú báo hiệu xuân hết hè sang, báo hiệu sự chuyển đổi của thời gian, mà đối với người chiến sĩ cộng sản, vấn đề không phải chỉ là ở chỗ bị bắt bớ tù đày khổ ải, mà vấn đề là ở chỗ cách mạng đang bước vào giai đoạn quyết liệt, thời cơ của cách mạng giải phóng dân tộc đã tới gần. Do đó, thời gian hành động đòi hỏi rất cấp bách, trong khi ấy, người chiến sĩ lại đang bị giam hãm trong nhà lao. Cách ngắt nhịp 6/2 hay 3/3 cũng nhấn mạnh trạng thái tinh thần bức xúc, bực bội ấy (“Mà chân muốn đạp tan phòng/ hè ôi”, “Ngột làm sao/ chết uất thôi”). Tiếng chim tu hú một mặt vừa báo hiệu sự chuyển dịch của thời gian, mặt khác vừa như thúc bách, giục giã người thanh niên cách mạng trẻ tuổi đang bị giam hãm trong nhà lao đế quốc phải nhanh chóng thoát ra ngoài để trở về với phong trào, để cùng với nhân dân đấu tranh cho tự do, độc lập. Nếu tiếng chim ở phần đầu bài thơ là tiếng chim thông báo chuyển mùa thì tiếng chim ở cuôì bài là tiếng chim nhắc nhở, thôi thúc. Tiếng chim một mặt cho thấy dấu hiệu dịch chuyển thời gian, mặt khác lại cho thấy thời gian không đợi không chờ. Tiếng chim ấy đối với người tù cộng sản cũng là tiếng gọi của tự do.

a,        Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu!

b.Khổ thơ vừa chép nằm trong tác phẩm Khi con tú hú (sáng tác 7/ 1939 khi Tố Hữu bị bắt giam trong nhà lao Thừa Phủ - Huế)

  Đoạn thơ vừa chép có hai câu cảm thán: Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!

Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu!

          Hành động nói: Bộc lộ cảm xúc

c.Tiếng chim tu hú kết thúc bài thơ là âm thanh của tự do bên ngoài thúc giục đến da diết, khắc khoải......

d.Đoạn văn khoảng 10 – 12 câu

Nội dung

- MĐ: giới thiệu khái quát bài thơ, tác giả, dẫn dắt đến khổ 2: Tâm trạng bực bội, đâu khổ và niềm khát khao tự do của nhà thơ.

- TĐ: Nêu được các nội dung sau

+ Tâm trọng của người tù cách mạng: đau khổ, ngột ngạt dược nhà thơ biêủ đạt trực tiếp

+ Bốn câu lục bát  ngắt nhịp bất thường 6/2, 3/3, dùng hai câu cảm thán liên tiếp cùng với việc sử dụng các động từ mạnh: đạp tan phòng, chết uất, các thán từ Ôi, thôi, làm sao đoạn thơ trở thành tiếng kêu  phẫn uất của người mát tự do.

+ Cùng với tiếng kêu ấy chính là tâm trạng bực bội, ngột ngạt muốn phá tan xiềng xích của người tù cách mạng

+ Niềm khát khao tự do cháy bỏng của người tù muốn thoát ra khỏi từ ngục trở về với cuộc sống tươi đẹp tự do bên ngoài. Cảnh bên ngoài dệp bao nhiêu rực rỡ bao nhiêu thì người tù càng  đau đớn sôi sục bấy nhiêu. Đó là ý chí bất khuất kiên cường của người tù.

+ Tiếng kêu của con chim tu hú là tiếng gọi thiết tha của tự do, của sự sống đầy quyến rũ với người tù CM trẻ tuổi.

KĐ: Khái quất lại tâm trạng và niềm khát khao của người người tù.

Đỗ Kim Ngân
Xem chi tiết
Băng thái
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
11 tháng 3 2022 lúc 11:38

Chép 07 câu thơ tiếp theo:

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!

- Nhan đề tác phẩm là danh từ.

- Ý nghĩa nhan đề tác phẩm:

+ Bếp lửa là một hình ảnh thực, quen thuộc trong mỗi gia đình và nó là hình ảnh gắn với kỉ niệm thời ấu thơ về một người bà cụ thể, có thật của tác giả.

+ Bếp lửa còn là hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng: Nó gợi lên sự tần tảo, vất vả, chăm sóc, yêu thương cháu của người bà. Đồng thời, bếp lửa còn là biểu tượng của gia đình, quê hương, đất nước, cội nguồn… đã nâng bước người cháu trên suốt hành trình cuộc đời.

Từ nhóm trong đoạn thơ vừa chép được hiểu theo hai nghĩa:

- Nghĩa tả thực: Nhóm là một hoạt động, làm cho lửa bén vào, bắt vào những vật dễ cháy như rơm, rạ, củi, than, .. để tạo thành bếp lửa có thật trong đời sống hàng ngày của người dân vùng thôn quê.

- Nghĩa ẩn dụ: Nhóm là gợi dậy tình yêu thương, đánh thức dậy những kí ức đẹp, tình cảm tốt đẹp, có giá trị trong cuộc sống của mỗi con người.

* Giới thiệu khái quát về xuất xứ, vị trí đoạn trích và vấn đề cần nghị luận.

* Những suy ngẫm về bà và bếp lửa:

- Cháu suy ngẫm về cuộc đời bà:

+ Cuộc đời bà là cuộc đời đầy gian truân, vất vả, nhiều lận đận, trải qua nhiều nắng mưa: lận đận, nắng mưa.

+ Suy ngẫm về thói quen dậy sớm nhóm bếp của bà. Đây là một thói quen bà đã làm mấy chục năm rồi và đến tận bây giờ vẫn vậy.

+ Bà nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm để nấu nồi xôi gạo, khoai sắn ngọt bùi, nhóm tình yêu thương và nhóm dậy cả những ước mơ, khát vọng của người cháu.

- Cháu suy ngẫm về bếp lửa:

Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa

+ Bếp lửa với người cháu là kì lạ nơi phương xa bếp lửa đã đánh thức trong cháu những cảm xúc, khơi nguồn cảm hứng để cháu viết nên một bài thơ hay về tình bà cháu.

+ Bếp lửa là thiêng liêng vì nói đến bếp lửa là nói đến người bà thân yêu, nói đến tình yêu thương

của bà dành cho cháu, nói đến những năm tháng tuổi thơ đầy ý nghĩa khi sống bên bà, ...

+ Câu thơ cảm thán với cấu trúc đảo ngữ thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của người cháu như khám phá ra một điều kì diệu giữa cuộc đời bình dị.

* Đánh giá khái quát:

- Về nghệ thuật:

+ Thể thơ 8 chữ;

+ Từ láy lận đận, hình ảnh ẩn dụ nắng mưa;

+ Điệp từ nhóm được nhắc lại 4 lần vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa ẩn dụ;

+ Sử dụng câu cảm thán.

- Đoạn thơ cho thấy tình cảm sâu sắc của cháu đối với bà và với bếp lửa – nơi cất giữ những kỉ niệm tuổi thơ của cháu.