Những câu hỏi liên quan
Hoàng tú
Xem chi tiết
🕹ĜŊĚヾ(⌐■_■)ノ♪🎮#TK
3 tháng 3 2021 lúc 19:19
BÀI LÀM VĂN MẪU SỐ 1 CHỨNG MINH RẰNG VĂN CHƯƠNG LUYỆN CHO TA NHỮNG TÌNH CẢM TA SẴNCÓ.

Một nhà văn nổi tiếng đã từng nói “Trong tâm hồn con người đều có cái van mà chỉ có thơ ca mới mở được”. Qủa đúng như thế, nói chuyện văn chương chính là nói chuyện tâm tình, tình cảm, nó không chỉ dạy cho ta những tình cảm ta chưa có và luyệ cho ta những tình cảm ta sẵn có. Vậy tại sao nó lại có khả năng đặc biệt ấy?

Trước hết chúng ta cần phải hiểu, “văn chương” là những tác phẩm nghệ thuật do nhà văn tạo ra, nó có thể thuộc nhiều thể loại như thơ, văn xuối,...nhưng tất cả đều có thể đánh thức những tình cảm đang ngủ yên trong lòng người đọc. Từ “luyện” ở đây hiểu là đào sâu, khai thác  vào những cỗi thâm sâu nhất trong lòng người, đưa những tình cảm còn náu mình bung nở mạnh mẽ nhất. Như đã nói trên, những tình cảm đó không phải là ta không có, chỉ là nó còn đang trú ẩn đâu đây, nén chặt lại trong một cái van tâm khảm, chưa có cơ hội bộc lộ ra, và văn chương sẽ thực hiện sứ mệnh hóa giải “cái van”. Qua nhận đinh ta có thể thấy rõ được sức mạnh tác động mạnh mẽ của văn chương lên đời sống tình cảm của con người.

Văn chương vốn là nơi để tác giả kí hác đủ loại tâm tư, tình cảm của mình với cuộc đời vào trong, giống như Chế Lan Viên đã từng viết

“Sau câu thơ hồi hộp tâm tìnhNhững vui buồn đời kí thác cho anh”

Những cảm xúc, rung động của nhà văn là vô cùng chân thành và mãnh liệt, nó đạt đến độ bão hòa và có sức lan tỏa, truyền cảm lớn đối với người tiếp nhận. Vì vậy mà văn chương có thể khơi gợi trong ta những tình cảm tự nhiên trong ta, phát triển nuôi dưỡng nó ngày một phong phú sâu sắc hơn. Ta bỗng nhận ra, tình cảm ruột thịt anh em đáng quý đến nhường nào khi chứng kiến cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy trong “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Có lẽ không phải tận đến khi đọc câu chuyện, ta mới thấy yêu quý những người anh người chị trong gia đình, nào có ai không yêu thương người thân của mình! Nhưng điều Khánh Hoài làm được chính là khiến ta trân trọng những tình cảm đó, tình cảm tưởng chừng nhỏ bé mà đôi khi ta vô tình không chú ý đến, ta biết nâng niu và hiểu được những điều đơn giản đôi với ta lại trở thành niềm hạnh phúc, khát khao lớn nhất của những đứa trẻ ngoài kia.

Tình cảm gia đình,hướng về quê hương vốn là bản năng tự nhiên của cả con người lẫn con vật. Những con rùa sống trên bờ sau một thười gian xuống nước còn tìm lại đúng nơi mình sống để sinh sản, huống chi là con người, sinh vật cao cấp nhất của tự nhiên! Con người gắn bó với quê hương khi đi xa sẽ không tránh khỏi nỗi nhớ, lưu luyến không thôi

“Nhớ nước đau lòng con quốc quốcThương nhà mỏi miệng cái gia gia”(Bà Huyện Thanh Quan)“Nghe xao động nắng trưaNghe bàn chân đỡ mỏiNghe gọi về tuổi thơ...”(Xuân  Quỳnh)

Đọc những vần thơ của Bà Huyện Thanh Quan, ta liền nhận ra một quy luật tự nhiên vốn có của tình cảm con người: cứ xa là sẽ nhớ, có ai mà không yêu quê hương, yêu quý nơi mình đã gắn bó suốt quãng đời tuổi thơ. Nhưng Bà Huyện Thanh Quan, Xuân Quỳnh đã giúp ta ý thức được vị trí thiêng liêng của quê hương, nguồn cội trong tim mình khi dẫn dắt chúng ta vào những hoàn cảnh đặc biệt: phải rời xa quê hương. Phải thấm thía nỗi niềm của con người xa quê, ta mới hiểu được quê hương là hai tiếng giản đơn mà quý giá biết bao! Những tình cảm đó, nếu không có văn chương, nó vẫn sẽ tồn tại âm ỉ trong lòng ta thôi bởi nó là tự nhiên, là vốn có, thế nhưng nó sẽ không bao giờ có thể sáng bừng lên mãnh liệt, nó sẽ mãi chìm trong giấc ngủ của riêng nó và ta sẽ để nó rơi vào quên lãng...

Nhận định trên là vô cùng đúng đắn và xác đáng, nó đã nêu lên chức năng của kì diệu của văn chương và khẳng định những giá trị vô hình mà văn chương gây dựng trong lòng ta.

trang-wikivui.com

van chuong luyen cho ta nhung tinh cam ta san co nghi luan

BÀI 2 CHỨNG MNH VĂN CHƯƠNG LUYỆN CHO TA NHỮNG TÌNH CẢM TA SẴN CÓ

M. Goki đã viết “ Văn học là nhân học, học văn là học cách làm người”. Tại sao lại nới văn dạy ta cách làm người ? Hoài Thanh trong “ thi nhân Việt Nam” đã viết “ Văn chương luyenj cho ta những tình cảm ta sẵn có”

“ VĂn chương” là khái niệm chỉ những tác phẩm thơ văn nói riêng, văn học nói chung . Văn chương là đứa con tinh thần người nghệ sĩ bởi vậy văn chương xuất phát từ những cảm xúc chân thành nhất trong tâm hồn người nghệ sĩ. Như vậy nó mới đủ sức tác động đến những tráu tim bạn đọc cùng rung lên những nhịp đập của xúc động bồi hồi tiếp xúc với văn chương. Chính vì nó vừa mang gía trị thẩm mĩ vừa mang giá trị giáo dục nên nó có khả năng tôi luyện cho tâm hồn con người biết cảm biết nghĩ biết thấu hiểu. Những điều tốt đẹp mà văn chương mang lại làm giàu đẹp hơn tâm hồn con người khiến mỗi chúng ta biết sống chậm lại, nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn.

Văn chương viết về tình cảm gia đình, thày cô bạn bè và cả những người xung quanh. “ Cuộc chia tay của những con búp bê” đã lấy mất bao giọt nước mắt thương cảm của các thế hệ bạn đọc. Câu chuyện xúc động không không chỉ ở cách khai thác tâm lí nhân vật mới mẻ mà còn là sự sáng tạo trong cách lựa chọn hình ảnh làm nổi bật lên toàn câu chuyện, hình ảnh những con búp bê được lấy làm tựa đề của câu chuyện. Tình cảm của Thành và Thủy là tình anh em không xa rời, hai giọt máu đào sinh ra yêu thương lẫn nhau đâu phải là dễ mà chính người lớn nhũng người coi mình là trưởng thành hiểu đời lại nỡ lòng chia cắt tình cảm ấy khiến anh em xa nhau chia lìa không gặp lại. Hình ảnh hai con búp be ở cuối câu chuyện khẳng định cho chúng ta hiểu rằng dù hai anh em có xa nhau nhưng tình cảm vẫn khăng khít gắn bó như chưa bao giờ rời xa.

Không chỉ dùng lại ở tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước cũng là tình cảm khiến người ta phải bồi hồi day dứt. Có rất nhiều cách để bày tỏ lòng yêu quê hương đất nước non sông không phải chỉ là cầm gậy vác súng đấu tranh mà còn là làm thơ viết văn... Bác Hồ - Người viết lên tác phẩm “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” đã chỉ ra tinh thần nồng nàn yêu nước của nhân dân ta truyền từ đời này sang đời khác, từ cổ chí kim và ngày càng có chiều hướng được củng cố phát huy. Thứ tình cảm ấy có sâu trong mỗi người chúng ta chỉ cần có mọt thứ tác động nhỏ tiến đến là có thể làm bùng lên ngọn lửa nhiệt huyết sôi trào hừng hục vì nươc vì dân mà quên mình chiến đấu. Đáy chẳng phải là những tình cảm mà ta sẵn có hay sao?

Quả thật, đúng như Hoài Thanh đã nói rằng “ Văn chương có khả năng luyện cho con người những tình cảm ta sẵn có”. Văn chương là cái nôi của ngôn từ, tình cảm trong văn chương lại dồi dào mãnh liệt rực sáng như tâm hồn người nghệ sĩ. Viết văn, người viết phải có khả năng tìm tòi khám phá những tình cảm sâu trong con người đánh thưc nó bằng văn chương và làm thứ tình cảm ấy nở hoa trong cuộc đời.

BÀI VĂN MẪU SỐ 3 CHỨNG MINH VĂN CHƯƠNG LUYỆN CHO TA NHỮNG TÌNH CẢM TA SẴN CÓ LỚP 7 NGẮN GỌN

Từ bao giờ cho đến bây giờ, từ Homere đến Kinh Thi, đến những câu văn hiện đại ngày nay, xã hội đã có bao lần thay sơn đổi vận, nhưng văn học đã và vẫn là người bạn đồng hành cùng với lịch sử và cả con người. Đó là bởi chức năng không thể thay thế được: văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.

Là một người luôn tâm huyết và có nhiều đóng góp trong lĩnh vực văn học, Hoài Thanh đã khẳng định về chức năng của loại hình nghệ thuật này: Văn Chương gây cho ta những tình cảm ta không có luyện những tình cảm ta sẵn có. Chưa có một định nghĩa nào về “văn chương” có thể làm hài lòng được tất cả những người yêu thơ, mê đắm văn. Với mỗi người, văn chương lại có một dáng hình khác nhau. Nhưng dù có thế nào, nó vẫn cần hoàn thành thiên chức của mình: là “luyện” cho con người những tình cảm họ đã “sẵn có”. Nghĩa là văn chương giúp cho đời sống tình cảm con người, không chỉ phong phú mà còn sâu sắc, ý nghĩa hơn.

Văn chương luyện cho ta những giá trị đẹp đẽ của tình cảm gia đình. Tình cảm gia đình là thứ tình cảm nguyên sơ và đầu tiên của mỗi người. Chúng ta có mặt trên đời là sự kết hợp kì diệu của tạo hóa, là thành quả của tình yêu của bố và mẹ. Dòng máu của tình mẫu tử, phụ tử, tình cảm gia đình đã luôn thường trực trong mỗi người. Nhưng không phải ai lớn lên cũng gìn giữ được những tình cảm ấy, để nó từ hạt mầm có thể phát triển và ra trái trả ơn người trồng. Đôi khi, có những lúc ta quên mất đi những tấm lòng đang nặng nhọc phía sau lo cho từng giấc ngủ của con, quên đi những mái tóc càng thêm bạc, gương mặt càng thêm nếp nhăn. Để rồi một lần ta lại sực tỉnh khi nghe:

“Ơn cha nặng lắm ai ơiNghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang”

Hay

“Ngó lên nuộc lạt mái nhàNhà bao nhiêu ngói nhớ ông bà bấy nhiêu”

Đó là tình anh em “như thể tay chân” mà mỗi khi xa cách lại không nỡ, lại luôn hướng về nhau. “Cuộc chia tay của những con búp bê” đã giúp ta hiểu được điều đó. Để mỗi khi gặp khó khăn, thấy bơ vơ trong cuộc sống, ta luôn biết rằng luôn có một nơi để ta tìm về. Nơi ấy chỉ có tình yêu, sự bao dung và yêu thương vô điều kiện, vô bến bờ.

Văn chương còn luyện cho ta tình yêu quê hương, tình cảm quê hương đất nước. Mỗi con người, mỗi gia đình đều thuộc về một vùng đất, một đất nước nào đó. Tình cảm quê hương đất nước cũng là một trong những tình cảm nguyên sơ của con người. Nó lặng lẽ chảy trong dòng máu “Con rồng cháu tiên” mà ít ai nhận ra điều đó. Đối với mỗi người, hai từ “Đất nước” hay “Quốc gia” thật là cao cả và vĩ đại. Nhưng văn chương, bằng cách của mình đã hữu hình hóa, để tình cảm ấy đến gần với mọi người. Quê hương, đơn giản chỉ là con đường mà ta vẫn đến trường, là cánh đồng phía sau nhà, là nơi có gia đình, có bạn bè và có tuổi thơ ta ở đó:

“Quê hương là đường đi họcCon về rợp bướm vàng bayQuê hương là con diều biếcTuổi thơ con thả trên đồng...”(“Quê hương” – Trung Quân)

Văn chương bồi dưỡng tình yêu quê hương ở mỗi người, trước hết là yêu những sự vật xung quanh, là yêu cảnh đẹp mà chỉ ở quê hương hình chữ S này mới có được:

“Cánh cò bay lả bay laBay từ cửa phủ bay ra cánh đồng”

Hay vẻ đẹp của phố cổ 36 phố phường, của Sài Gòn hiện đại hay của Huế mộng mơ,... Lớn hơn một chút, đó là ý thức giữ gìn văn hóa dân tộc để “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” như giữ gìn tinh hoa văn hóa tâm hồn mình, là nghe theo tiếng gọi đất nước mà sẵn sàng lên đường khi Người cần. Khúc tráng ca hào sảng của Lý Thường Kiệt từ ngàn năm trước vẫn vang lên đâu đây trong mỗi thế hệ trẻ chúng ta:

“Nam quốc sơn hà Nam Đế cưTiệt nhiên định phận tại thiên thưNhư hà nghịch lỗ lai xâm phạmNhư đẳng hành khan thủ bại hư”(“Nam quốc sơn hà”)

Mỗi khi đọc bại bản tuyên ngôn của chủ tịch Hồ Chí Minh hay “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”,.... Từ những áng thơ văn ấy, tình cảm quê hương, đất nước chẳng biết tự bao giờ lại lớn lên và sâu sắc đến như thế.

Văn chương, không luyện cho con người bằng thứ “đồ rèn” cứng nhắc mà đó là cả quá trình len vào hồn người, đồng điệu cùng người và để đốt trong lòng người ta những tình cảm, những nhận thức để tự họ bước lên con đường mà họ cần đi. Văn chương giúp con người tự hiểu ra vấn đề và hành động.

Đó là lí do dù trong sự phát triển chóng mặt của thiết bị thông tin, nhiều hình thức đã bị thay bằng máy móc nhưng văn học vẫn ở đó, ngày càng khẳng định được giá trị của mình.

-Bingan-

Bình luận (0)
Minh Nhân
3 tháng 3 2021 lúc 19:19

Em tham khảo nhé !!

 

a.   Mở bài: Nêu vấn đề và xuất xứ của vấn đề cần bàn luận (ý kiến của Hoài Thanh trong bài Ý nghĩa văn chương: văn chương “luyện những tình cảm ta sẵn có.”).

b.   Thân bài: Dùng lý lẽ và dẫn chứng lấy từ văn học để làm rõ ý kiến văn chương “luyện những tình cảm ta sẵn có”.

–   Giải thích ý kiến của Hoài Thanh:

+ Văn chương là những sáng tạo của nhà văn, nhà thơ thành tác phẩm văn học cho mọi người dọc, thưởng thức và suy ngẫm.

+ Văn chương tác động kì diệu đến tình cảm của người đọc: luyện những tình cảm ta sẵn có. Những tình cảm ta sẵn có là những cảm xúc vui, buồn, mừng, giận,… ta đã từng trải qua, nhưng còn hạn hẹp. Nói văn chương làm giàu thêm, sâu sắc thêm những tình cảm vốn có của người đọc.

–   Chứng minh sức mạnh “luyện những tình cảm ta có sẵn” của văn chương.

+ Văn chương khi phản ánh niềm vui, nỗi buồn của con người, đã làm giàu thêm, sâu sắc thêm năng lực chia sẻ buồn vui với mọi người: Ca dao mở rộng tình yêu quê hương, đất nước; làm sâu sắc thêm tình quê sâu nặng:Cảm nghĩ trong đèm thanh tĩnh, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê); mở rộng tình yêu thiên nhiên và người yêu nước (Rằm tháng giêng, Cảnh khuya); tình bạn (Bạn đến chơi nhà); thương cảm thân phận người phụ nữ (Những câu hát than thân, Truyện Kiều); chia sẻ nỗi buồn (Cuộc chia tay của những con búp bê), và sự bất hạnh (Cô bé bán diêm); căm ghét thói tham lam (Ông lão đánh cá và con cá vàng); sự bội bạc (Thạch Sanh),…

+ Văn chương phản ánh quan điểm, tư tưởng tốt đẹp của con người, mở rộng tình yêu và nhiệt tình của người đọc đối với nhân dân, lịch sử như tình yêu nưởc, (Lòng yêu nước của nhân dân ta)\ yêu tiếng mẹ đẻ (Tiếng Việt giàu và đẹp); quý trọng nhân tài đất nước (Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Đại cáo Bình Ngô,…).

+ Văn chương nâng cao sự thích thú tiếp xúc với vẻ đẹp của lời nói: Ngôn từ đẹp, hình ảnh đẹp, vần điệu nhịp nhàng (lục bát, tứ tuyệt, văn biền ngẫu,…)

c.   Kết bài:

–   Khẳng định ý nghĩa của văn chương trong việc làm giàu, làm sâu sắc thêm tình cảm tốt đẹp của con người.

–   Nêu nhận thức của bản thân về việc đọc văn, học văn.

Bình luận (0)
NLT MInh
3 tháng 3 2021 lúc 19:22

TK nhé

Từ bao giờ cho đến bây giờ, từ Homere đến Kinh Thi, đến những câu văn hiện đại ngày nay, xã hội đã có bao lần thay sơn đổi vận, nhưng văn học đã và vẫn là người bạn đồng hành cùng với lịch sử và cả con người. Đó là bởi chức năng không thể thay thế được: văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.

Là một người luôn tâm huyết và có nhiều đóng góp trong lĩnh vực văn học, Hoài Thanh đã khẳng định về chức năng của loại hình nghệ thuật này: Văn Chương gây cho ta những tình cảm ta không có luyện những tình cảm ta sẵn có. Chưa có một định nghĩa nào về “văn chương” có thể làm hài lòng được tất cả những người yêu thơ, mê đắm văn. Với mỗi người, văn chương lại có một dáng hình khác nhau. Nhưng dù có thế nào, nó vẫn cần hoàn thành thiên chức của mình: là “luyện” cho con người những tình cảm họ đã “sẵn có”. Nghĩa là văn chương giúp cho đời sống tình cảm con người, không chỉ phong phú mà còn sâu sắc, ý nghĩa hơn.

Văn chương luyện cho ta những giá trị đẹp đẽ của tình cảm gia đình. Tình cảm gia đình là thứ tình cảm nguyên sơ và đầu tiên của mỗi người. Chúng ta có mặt trên đời là sự kết hợp kì diệu của tạo hóa, là thành quả của tình yêu của bố và mẹ. Dòng máu của tình mẫu tử, phụ tử, tình cảm gia đình đã luôn thường trực trong mỗi người. Nhưng không phải ai lớn lên cũng gìn giữ được những tình cảm ấy, để nó từ hạt mầm có thể phát triển và ra trái trả ơn người trồng. Đôi khi, có những lúc ta quên mất đi những tấm lòng đang nặng nhọc phía sau lo cho từng giấc ngủ của con, quên đi những mái tóc càng thêm bạc, gương mặt càng thêm nếp nhăn. Để rồi một lần ta lại sực tỉnh khi nghe:

“Ơn cha nặng lắm ai ơiNghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang”

Hay

“Ngó lên nuộc lạt mái nhàNhà bao nhiêu ngói nhớ ông bà bấy nhiêu”

Đó là tình anh em “như thể tay chân” mà mỗi khi xa cách lại không nỡ, lại luôn hướng về nhau. “Cuộc chia tay của những con búp bê” đã giúp ta hiểu được điều đó. Để mỗi khi gặp khó khăn, thấy bơ vơ trong cuộc sống, ta luôn biết rằng luôn có một nơi để ta tìm về. Nơi ấy chỉ có tình yêu, sự bao dung và yêu thương vô điều kiện, vô bến bờ.

Văn chương còn luyện cho ta tình yêu quê hương, tình cảm quê hương đất nước. Mỗi con người, mỗi gia đình đều thuộc về một vùng đất, một đất nước nào đó. Tình cảm quê hương đất nước cũng là một trong những tình cảm nguyên sơ của con người. Nó lặng lẽ chảy trong dòng máu “Con rồng cháu tiên” mà ít ai nhận ra điều đó. Đối với mỗi người, hai từ “Đất nước” hay “Quốc gia” thật là cao cả và vĩ đại. Nhưng văn chương, bằng cách của mình đã hữu hình hóa, để tình cảm ấy đến gần với mọi người. Quê hương, đơn giản chỉ là con đường mà ta vẫn đến trường, là cánh đồng phía sau nhà, là nơi có gia đình, có bạn bè và có tuổi thơ ta ở đó:

“Quê hương là đường đi họcCon về rợp bướm vàng bayQuê hương là con diều biếcTuổi thơ con thả trên đồng...”(“Quê hương” – Trung Quân)

Văn chương bồi dưỡng tình yêu quê hương ở mỗi người, trước hết là yêu những sự vật xung quanh, là yêu cảnh đẹp mà chỉ ở quê hương hình chữ S này mới có được:

“Cánh cò bay lả bay laBay từ cửa phủ bay ra cánh đồng”

Hay vẻ đẹp của phố cổ 36 phố phường, của Sài Gòn hiện đại hay của Huế mộng mơ,... Lớn hơn một chút, đó là ý thức giữ gìn văn hóa dân tộc để “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” như giữ gìn tinh hoa văn hóa tâm hồn mình, là nghe theo tiếng gọi đất nước mà sẵn sàng lên đường khi Người cần. Khúc tráng ca hào sảng của Lý Thường Kiệt từ ngàn năm trước vẫn vang lên đâu đây trong mỗi thế hệ trẻ chúng ta:

“Nam quốc sơn hà Nam Đế cưTiệt nhiên định phận tại thiên thưNhư hà nghịch lỗ lai xâm phạmNhư đẳng hành khan thủ bại hư”(“Nam quốc sơn hà”)

Mỗi khi đọc bại bản tuyên ngôn của chủ tịch Hồ Chí Minh hay “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”,.... Từ những áng thơ văn ấy, tình cảm quê hương, đất nước chẳng biết tự bao giờ lại lớn lên và sâu sắc đến như thế.

Văn chương, không luyện cho con người bằng thứ “đồ rèn” cứng nhắc mà đó là cả quá trình len vào hồn người, đồng điệu cùng người và để đốt trong lòng người ta những tình cảm, những nhận thức để tự họ bước lên con đường mà họ cần đi. Văn chương giúp con người tự hiểu ra vấn đề và hành động.

Đó là lí do dù trong sự phát triển chóng mặt của thiết bị thông tin, nhiều hình thức đã bị thay bằng máy móc nhưng văn học vẫn ở đó, ngày càng khẳng định được giá trị của mình.

Bình luận (0)
sao bala
Xem chi tiết
Đoan Duy Anh Đưc
11 tháng 3 2019 lúc 19:46

Các tác phẩm văn chương có nhiệm vụ phản ánh mọi mặt đời sống, bồi đắp thêm tình cảm cho con người, làm cho đời sống tinh thần phong phú đa dạng hơn như lời nhận xét của nhà văn Hoài Thanh : " văn chương luyện cho ta những tỉnh cảm ta sẵn có ". Mỗi tác phẩm văn chương khơi dậy cho người đọc những tình cảm luôn chứa đựng tinh thần nhân văn như tình cảm gia đình; tình yêu quê hương, đất nước; tình bạn bè như bài ca dao: "Công cha như núi ngất trời / Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông / Núi cao, biển rộng mênh mông /  Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi " đã bồi đắp thêm cho mỗi người chúng ta phải biết kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ đã có công nuôi dưỡng chúng ta trưởng thành. Không chỉ vậy, văn chương còn bồi đắp thêm tình yêu quê hương, đất nước qua các bài ca dao hay văn bản tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Từ đó, mỗi người chúng ta tự hào về vẻ đẹp quê hương, đất nước và yêu quê hương, đất nước sâu nặng. Cũng từ các tác phẩm văn chương cho chúng ta hiểu biết về lòng vị tha, lòng nhân hậu, độ lượng, tình yêu thương, sự quan tâm lẫn nhau của anh chị em trong gia đình. Vì vậy, văn chương đã bồi đắp cho con người những tình cảm sẵn có, làm cho cuộc đời thêm phong phú và tươi đẹp.

Bình luận (0)
sao bala
Xem chi tiết
Đoan Duy Anh Đưc
11 tháng 3 2019 lúc 19:46

Các tác phẩm văn chương có nhiệm vụ phản ánh mọi mặt đời sống, bồi đắp thêm tình cảm cho con người, làm cho đời sống tinh thần phong phú đa dạng hơn như lời nhận xét của nhà văn Hoài Thanh : " văn chương luyện cho ta những tỉnh cảm ta sẵn có ". Mỗi tác phẩm văn chương khơi dậy cho người đọc những tình cảm luôn chứa đựng tinh thần nhân văn như tình cảm gia đình; tình yêu quê hương, đất nước; tình bạn bè như bài ca dao: "Công cha như núi ngất trời / Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông / Núi cao, biển rộng mênh mông /  Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi " đã bồi đắp thêm cho mỗi người chúng ta phải biết kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ đã có công nuôi dưỡng chúng ta trưởng thành. Không chỉ vậy, văn chương còn bồi đắp thêm tình yêu quê hương, đất nước qua các bài ca dao hay văn bản tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Từ đó, mỗi người chúng ta tự hào về vẻ đẹp quê hương, đất nước và yêu quê hương, đất nước sâu nặng. Cũng từ các tác phẩm văn chương cho chúng ta hiểu biết về lòng vị tha, lòng nhân hậu, độ lượng, tình yêu thương, sự quan tâm lẫn nhau của anh chị em trong gia đình. Vì vậy, văn chương đã bồi đắp cho con người những tình cảm sẵn có, làm cho cuộc đời thêm phong phú và tươi đẹp.

Bình luận (0)
Thảo Nguyễn 7B5
Xem chi tiết
hello
4 tháng 3 2022 lúc 21:48

https://hoidap247.com/cau-hoi/1715085 bạn vào đường link này tham khảo nhé

Bình luận (2)
Miên Khánh
4 tháng 3 2022 lúc 21:49

Sức mạnh của văn chương là điều mà chúng ta không thể đong đếm hết ,đặc biệt là khả năng khơi gợi tình cảm của nó! Nhắc đến ý nghĩa văn chương có người cho rằng: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có" . Thật vậy, cuộc sống muôn màu , muôn vẻ với sự vận động trôi chảy của văn chương sẽ cho ta những rung cảm trước mọi sự vật, hiện tượng.Sống trong thời kì hiện đại nam nữa bình đẳng, chúng ta đâu biết được thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Thế nhưng đến với Truyện Kiều của Nguyễn Da, Bánh Trôi Nước của Hồ Xuân Hương ; chúng ta cũng phải khóc than cho số phận của những người " tài sắc vẹn toàn" nhưng số phận hẩm hiu. Văn chương thật tuyệt vời , nó đem đến cho chúng ta những thứ tình cảm chỉ thoáng qua mọt lát rồi lại đi nhưng để lại cho ta hồi ức thật đẹp, vì vậy hãy luôn trân trọng và yêu quý nó.

Bình luận (0)
 minh nguyet đã xóa
Phan Trần Ái Nhi
Xem chi tiết
Nam Casper
27 tháng 1 2023 lúc 9:56

Tham khảo

Nhà văn Nga nổi tiếng Xantưkốp Sêđrin đã từng khẳng định: “Văn học nằm ngoài những định luật của băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết!” Bao năm tháng có qua đi, những cuộc chiến được dựng lên và san bằng, lịch sử đã sang trang mới nhưng văn học vẫn chưa bao giờ thôi hết sức hấp dẫn. Phải chăng là chức năng kì diệu của nói, mà như Hoài Thanh nói trong “Ý nghĩa văn chương”: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”.

 

Khi những con chữ được viết ra trên trang giấy bởi những xúc cảm của nhà thơ với cuộc đời, để hướng tới sự đồng cảm và gửi gắm những thông điệp nào đó, ta có văn chương. “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có”- văn chương khơi lên trong lòng chúng ta những tình cảm, những trạng thái mà ta chưa từng biết đến, với những tình cảm sẵn có, văn chương giúp chúng ta “luyện” để sống thật với những cảm xúc, và cũng để sống đẹp hơn. Đó là những nỗi yêu, ghét, giận hờn thường ngày, là thái độ trân trọng và yêu quý cái đẹp cũng như biết đấu tranh để loại bỏ cái xấu xa, tàn ác. Đó chính là thiên chức, là sức mạnh kì diệu của văn chương.

 

Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, hay chưa có cơ hội được trải nghiệm. Mỗi chúng ta, là con của đất nước Việt Nam đều mang trong mình lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước. Nhưng trong thời hòa bình, ấm no, tình cảm ấy dường như đã bị ngủ quên. Khi ấy, những áng văn “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Hồ Chí Minh chính là minh chứng rõ nhất. Bác đã khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”, tính cảm ấy luôn sôi nổi, mãnh liệt và chân thành. Từ thuở Bà Trưng, Bà Triệu; từ người già đến người trẻ, từ chiến sĩ đến nhân dân, từ nam nữ công nhân cho đến chính phủ, … Tình yêu nước được thể hiện rất đa dạng và phong phú. Khi ấy, ta chợt thấy hình như, một làn sóng mới, hình như tình yêu nước cũng đang dâng trào trong ta. Từ đó, có ý thức trách nhiệm với tổ quốc.

 

Đến với văn chương, ta còn được sống trong những trang thơ đẫm lệ, được chứng kiến cảnh chia li sầu thảm và tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ sau giây phút tiễn chồng ra trận:

 

“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”

Cả không gian nhuốm màu xanh buồn thảm, từ xanh xanh nhẹ nhàng đẩy lên xanh ngắt cực điểm như nỗi sầu buồn của người chinh phụ cứ ngày thêm chồng chất không thể hóa giải. Câu hỏi cuối đầy day dứt: Lòng chàng, ý thiếp, ai sầu hơn? Thiếp đâu thể biết lòng chàng, ngay cả sự sống của chàng cũng không biết. Nhưng rõ ràng nỗi sầu của thiếp đã đong đầy cả đất trời, ngấm vào cảnh vật. Những câu thơ ngắn gọn, dẫu không ở trong xã hội phong kiến bấy giờ, ta cũng có thể thấu hiểu nỗi lòng của con người thuở trước.

 

Không chỉ vậy, văn chương còn luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có. Nỗi yêu ghét, buồn vui ngày thương ai chẳng có, nhưng đến với văn chương, ta được sống trọn vẹn với từng cung bậc cảm xúc. Khi tình yêu quê hương hòa cùng với tình yêu đôi lứa, ta có những câu thơ như những câu hát phất lên đầy sức sống:

 

“Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng,
mênh mông bát ngát
Đứng bền tê đồng ngó bên ni đồng
bát ngát mênh mông
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.”

 

Khung cảnh đất nước quê hương mới bát ngát, rộng lớn làm sao! Câu hò của ta cứ ngang dọc, thênh thang trong biển rộng sông dài. Hình ảnh cô gái hiện lên như “chèn lúa đòng đòng” đầy sức sống và xinh tươi dưới ngọn “nắng hồng ban mai” trong mùa gặt hái. Câu thơ căng tràn sức sống, niềm tin yêu đối với quê hương cũng như con người. Nhưng có lúc, ca dao cho ta sống với những số phận bi thảm, những tiếng kêu đau thương của con người:

“Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.”

 

Số phận người nông dân trong xã hội cũ chỉ là con sâu, cái kiến, kêu trời trời không thấy, kêu đất mà đất chẳng nghe. Cuộc đời của họ chỉ như những con vật: tằm, kiến, hạc, cuốc để cho bè lũ phong kiến áp bức, bóc lột. “Thương thay” hay là thương cho chính mình, cho số kiếp của mình để rồi cất thành tiếng kêu bi phẫn:

 

“Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?”

 

Như vậy, đến với văn chương, chúng ta đã được sống trong thế giới của tình cảm, cảm xúc một cách trọn vẹn: được cảm nhận những nỗi đau của con người cách ta hàng trăm năm, yêu và giận hết mình với con người. Như thế, ta biết sống đẹp hơn, biết trân quý cuộc sống của mình và hướng mình tới cái đẹp, cái thiện. Đó chính là giá trị của văn học, cũng là bí quyết để nó nằm ngoài quy luật băng hoại của cuộc sống.

 
Bình luận (0)
Nguyen Thi Kim Chi
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Hương
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
22 tháng 2 2019 lúc 9:21

HS cần giải thích và chứng minh thành 2 vế.

* Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có:

- Văn chương bắt nguồn từ đời sống và là lăng kính muôn màu của đời sống. Văn chương vì thế mà phong phú, muôn màu, nêu ra những tình cảm ta không có hoặc chưa từng trải qua. => Văn chương bồi đắp cho tình cảm của ta thêm phong phú.

- Ví dụ: Đọc một tác phẩm văn chương ta biết vui, buồn, mừng, giận

* Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có:

- Văn chương khơi gợi, thức dậy những tình cảm trong ta: tình cảm gia đình, tình mẫu tử, tình bạn, tình anh em,....

Bình luận (0)
Tiểu Đồng Thức Tiên A
Xem chi tiết
ʚ_0045_ɞ
23 tháng 3 2018 lúc 18:11

+ Giải thích:

    -> Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: văn chương có khả năng rung động, khơi gợi những xúc cảm bên trong con người như nỗi buồn, niềm vui, sự đồng cảm,…

    -> Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có: văn chương diễn tả sâu sắc những tình cảm của con người, khiến những tình cảm sẵn có trong ta trở nên rõ ràng hơn, sắc nét hơn, phong phú hơn.

  + Dẫn chứng:

    -> Bài Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi: tạo cho người đọc sự xúc động trước vẻ đẹp sông nước Cà Mau dù người đọc chưa một lần được đến nơi này, tác phẩm còn bồi dưỡng trong người đọc tình yêu với cảnh sắc quê hương, đất nước.

    -> Bài thơ Lượm gây cho người đọc sự xúc động, xót thương trước sự hi sinh của chú bé liên lạc trong một thời chiến tranh đã qua, khiến người đọc cảm thấy quý trọng cuộc sống hòa bình mà mình đang sống.

Bình luận (0)
Nguyễn Đặng Linh Nhi
23 tháng 3 2018 lúc 19:45

Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm con người. Và văn chương-một bộ phận nhỏ của văn nghệ cũng góp phần làm nên cái tiếng nói chung ấy. Dù bạn là người khô khan, cộc cằn đến đâu thì liệu bạn có chắc rằng mình sẽ không rơi lệ khi chứng kiến cảnh chia tay giữa hai anh em Thành và Thuỷ trong"CUộc chia tay của những con búp bê". Sự chia sẻ, tâm hồn rộng mở chính là quà tặng tinh thần đẹp nhất mà văn chương mang đến cho chúng ta. Bạn có chú ý đến từ "gây" trong đề bài. Từ "gây" ở đây gợi cho người đọc một sự lôi kéo, dường như đó là cái không tốt. Bởi cũng như cuộc sống muôn màu, văn học cũng được tạo nên từ nhiều mảnh ghép khác nhau; có những mảnh ghép làm cho nền văn học thêm đặc sắc, độc đáo nhưng cũng có những thành phần làm văn học trở nên u tối, đầy rẫy những xấu xa. Nói như thế, có nghĩa là, bên cạnh những tình cảm tích cực, văn học còn mang đến cho ta những mặt tiêu cực trogn suy nghĩ và lối sống mà tư tửong yêu đương tuổi học trò là một ví dụ chẳng hạn. 
Văn học mang đến cho cuộc sống chúng ta nhiều thứ thật đấy. Nhưng tiếp nhận chúng thế nào, cảm nhận chúng ra sao lại là một vấn đề khác. Hãy để những tình cảm trong văn học mãi luôn là những tình cảm đẹp, thiêng liêng nhất...và còn gì đẹp hơn nếu bạn biến chúng thành tình cảm thật trogn cuộc sống nhỉ ?

Bình luận (0)
Nguyễn Minh Hiển
Xem chi tiết
Nguyễn Đặng Linh Nhi
8 tháng 4 2018 lúc 19:26

Cuộc sống này thật đa dạng muôn màu, muôn vẻ với bao bất ngờ và cũng có lúc thật bay bổng như một câu chuyện cổ thần tiên. Và văn chương đã góp một phần không nhỏ vào cái thế giới phong phú, nhiều màu sắc này. Vì vậy mà “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”.
Đối với mỗi người văn chương có những ý nghĩa, cảm nhận khác nhau. Nhưng ai cũng hiểu rằng văn chương là một thứ trừu tượng, ta không thể nhìn thấy hay chạm vào nó mà chỉ có thể lắng nghe và cảm nhận thôi. Văn chương là nơi kết tụ cái tinh hoa của cuộc sống. Văn chương còn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng với đời sống con người. “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có” chính là công dụng của văn chương, Nghĩa là văn chương mở ra cho ta những “chân trời mới”, bồi đắp tình cảm tốt đẹp cho ta, làm giàu thêm cho thế giới tâm hồn ta. Và văn chương khai phá những tình cảm xưa nay ẩn sâu trong trái tim ta và bồi dưỡng những thứ tình cảm ấy thêm lớn hơn nữa.
Vì sao trong tác phẩm “Ý nghĩa văn chương”, nhà văn Hoài Thanh lại nói “Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có”. Vì văn chương dạy, giúp ta hiểu thêm được ý nghĩa, giá trị của tình cảm gia đình là to lớn, là quan trọng thế nào. Giúp cho mỗi lứa học sinh chúng ta thấm thía hơn công lao dưỡng dục của cha mẹ; sự vất vả, những giọt mồ hôi phải rơi xuống của cha mẹ để nuôi chúng ta lớn lên từng ngày. Qua câu ca dao ông cha ta nói ngày xưa: “ Công cha như núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, ta đã thấy được tình cảm của cha mẹ dành cho chúng ta là vô bến bờ, cha mẹ luôn luôn yêu thương ta, che chở ta mãi mãi.
Và qua những dòng văn thơ, văn chương cũng cho chúng ta biết ông bà, những người tuy không sinh ra chúng ta nhưng ông bà đã cùng bố mẹ nuôi nấng, chăm sóc chúng ta nên người. Và nhờ ông bà thì mới có bố mẹ, để rồi có chúng ta ngày hôm nay. Từ đó mà ta nhận ra một điều rằng càng phải biết ơn, kính yêu ông bà hơn nữa. Và cũng từ câu ca dao xưa đã giúp ta hiểu được đạo lí ấy: “Ngó lên nuộc lạt mái nhà / Bao nhiêu nuộc lát nhớ ông bà bấy nhiêu”. 
Ông cha ta còn có câu: “ Anh em như thể tay chân / Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”, để từ đó mà ta biết được, hiểu rõ sự quí giá của tình anh em ruột thịt. Để từ đó ta biết được rằng anh em luôn sát cánh bên chúng ta, luôn bên ta những lúc khó khăn và cả những giây phút hạnh phúc. Hiểu giá trị tình anh em để ta hiểu được ta phải làm j` để cho tình anh em ruột thịt thêm khăng khít, bền chặt.
Văn chương cho ta biết giá trị tình cảm gia đình, và văn chương còn cho ta biết ý nghĩa của tình bạn bè, bằng hữu. Văn chương ngày nay đã có bao nhiêu những tác phẩm nói lên tình bạn thực sự, đẹp đẽ, tri kỉ. Dưới ngòi bút tinh tế của nhà thơ Nguyễn Khuyến trong văn bản “Bạn đến chơi nhà”, tình bạn đã hiện lên thật giản dị mà cũng thật cao thượng. Tình bạn là 1 thứ tất yếu, tình bạn không cần của cải vật chất. Bạn bè luôn hiểu ta nhất, luôn bên ta, biết ta cần gì,…Qua bài thơ “Bạn đến chơi nhà” mà ta thêm trân trọng tình cảm bạn bè dành cho nhau, một thứ tình cảm tồn tại mãi mãi…
Văn chương giúp ta thấm thía được tình cảm gia đình, thêm trân trọng tình bạn thiêng liêng và giờ văn chương đẩy mạnh tình yêu nước trong tim mỗi con người. Những lời văn sinh động, chất chứa đầy tình cảm thúc đẩy niểm tự hào của ta về quê hương đất nước: vẻ đẹp tiềm ẩn, cảnh sắc quê hương, truyền thống văn hóa đặc sắc, một lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng,… Qua những lời văn miêu tả tinh tế, chân thật trong văn bản “Sài Gòn tôi yêu” hay Mùa xuân của tôi”,… ai mà chẳng tự hào, ngượng mộ vẻ đẹp tự nhiên tiềm ẩn của quê hương Việt Nam ta. Còn qua hai tác phẩm “ Một thứ quà của lúa non: Cốm” và “ Ca Huế trên sông Hương”, một lần nữa ta lại thêm tự hào về nền văn hóa đặc sắc lâu đời của dân tộc ta. Đến khi đọc những tác phẩm “Lòng yêu nước của nhân ta”, “Nam quốc sơn hà”,… ta lại phải khâm phục sức kiên cường, không lùi bước chiến đấu của dân tộc ta, để lại một trang sử hào hùng.
“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có”. Đó là tác dụng tiếp theo của văn chương đem lại. “ Văn chương là bức tranh muôn màu của cuộc sống giúp cho ta hiểu thêm những sắc màu khác nhau của cuộc đời mà ta chưa từng trải qua”. Chắc bạn hẳn bạn còn nhớ văn bản “Tụng giá hoàn kinh sư” do Trần Quang Khải viết sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285. “Tụng giá hoàn kinh sư” như một khúc khải hoàn ca đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm và trong lịch sử văn học Việt Nam. những dòng thơ chân thật, thúc đẩy tinh thần bảo vệ đất nước, chống giặc ngoại xâm trong mỗi người, gợi cho ta một hào khí chiến đấu oai hùng của cha ông. 
Ngược lại với sự mạnh mẽ, khơi dậy tinh thần chiến đấu trong mỗi người, những lời tâm sự của người phụ nữ thời phong kiến đã chịu nhiều đau khổ, bất hạnh lúc bấy giờ lại làm ta cảm động; có một sự cảm thông, chia sẻ với thân phận thiệt thòi, khốn khổ của những người phụ nữ ấy. Những bài thơ “ Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, “ Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn (bản dịch của Đoàn Thị Điểm),… đã gợi lên trong ta biết bao cảm xúc, những sự đồng cảm với nhân vật trữ tình, để rồi phê phán, lên án chế độ phong kiến xưa. 
Trong những hoàn cảnh tuy ta có thể chưa bao giờ trải qua, những qua những lời văn giản dị mà chân thật thì ta cũng có thể hiểu được phần nào cảm xúc của những người rơi vào hoàn cảnh như vậy. Đầu năm lớp 7 này, ta đã được biết đến văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, một câu chuyện buồn mà mọi đứa trẻ đều không thể chịu đựng được, có thể đứng dậy một cách dễ dàng sau cú vấp này. Một tuổi thơ buồn bã sẽ kéo dài mãi trong tâm trí mỗi đứa trẻ đã phải trải qua sự chia li của gia đỉnh khi hôn nhân của bố mẹ bị đổ vỡ, mỗi người một nơi, anh chị em phải xa cách, thiếu đi tình cảm của cả bố và mẹ. Và từ đó ta vừa cảm thấy buồn thay cho những đứa trẻ vô tội, còn thơ dại kia mà đã phải chịu đựng nhiều như vậy, mà vừa chê chách những vị phụ huynh vô trách nhiệm với con cái như vậy.
Đọc lại những trang sử phong kiến xưa ,ta một lần nữa lại phải rơi nước mắt, cảm thương cho số phận những người nô lệ ngày ấy. Những gì họ phải trải qua chỉ là đau khổ, bị sai khiến, bóc lột,… không được hưởng những thành mình làm ra, có được một giây phút hạnh phúc,… Từ đó ta cũng phải cho đi một sự cảm thông, chia sẻ với họ, và lại lên án, chê trách chế độ phong kiến thối nát, tồi tàn.
Qua những dẫn chứng trên, ta thấy văn chương đã tạo ra những phép màu cho cuộc sống, tạo ra tình cảm giữa con người với con người. Văn chương đã bồi dương tâm hồn ta, mở rộng cánh cửa nhân ái của lòng ta, giúp ta hiểu thêm tình đời tình người. Văn chương khơi dậy lòng trắc ẩn trong mỗi người.
Văn chương thật quan trọng đối với cuộc sống. Văn chương là tấm gương phản chiếu cuộc đời thật của con người, giúp thế giới không còn vô tình, khô cằn vì thiếu đi tình thương giữa con người với nhau. Từ đó ta càng phải trân trọng từng dòng thơ, lời văn; yêu mến chúng; đọc nhiều hơn để tâm hồn ta thêm bay bổng, thêm nhiều những tình cảm từ văn chương ban tặng.

Bình luận (0)
Nguyễn Minh Hiển
8 tháng 4 2018 lúc 19:30

văn quá dài~~~

Bình luận (0)
Sincere
8 tháng 4 2018 lúc 19:35

Đi tìm ý nghĩa của văn chương, Hoài Thanh đã giải thích: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là ở lòng thương người và rộng ra là thương cà muôn loài, muôn vật. Chính vì thế mà ông khẳng định: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có".

Trong những chức năng cùa văn chương, người ta chú ý nhất đến chức năng truyền cảm. Nghĩa là văn chương có khả năng gây dựng những cảm xúc cho ta. Chúng ta hãy nhớ lại câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, một câu chuyện cổ tích đến từ nước Nga rất xa xôi và tất nhiên có khá nhiều tình tiết xa lạ đối với chúng ta về văn hóa và phong tục. Thế nhưng chúng ta vẫn xúc động trước lối sống đầy ân nghĩa của chú cá vàng và vẫn căm ghét trước sự tham lam của mụ vợ. Chúng ta thường nghe nói: lòng tham của con người là vô đáy. Nhưng có lẽ đối với nhiều người, phải đọc đến tác phẩm này, chúng ta mới lần lượt hình dung về sự vô đáy của lòng tham. 

.Chúng ta lại nhớ đến "Bài học đường đời đầu tiên" nhớ đến chú Dế Mèn vốn hay cà khịa, hung hăng và hống hách. Trò nghịch ngợm tinh quái của Mèn đã khiến chị Chốc trút cờn giận tày đình lên người Dế Choắt. Nỗi đau và sự ân hận của Dế Mèn vì thế mà cũng là một bài học lớn đối với mỗi chúng ta. Nó răn dạy chúng ta, nhắc nhở chúng ta hãy trận trọng trong mỗi lời ăn tiếng nói và trong mỗi hành động của mình.Những bài học, những cảm xúc mà chúng ta vừa mới nêu ra, có thể với một số người, nó bắt đầu từ cuộc sống thế nhưng với rất nhiều người nó được "truyền sang” từ những tác phẩm văn chương. Vì thế mà dân gian ta mới có câu sách là người bạn lớn. Nó dạy ta những bài học nhân sinh và nghĩa lý ở đời. Văn chương truyền cho ta niềm vui, nỗi buồn, truyền cho ta những cảm xúc và rung động. Không chỉ thế, văn chương còn tô thêm những tình cảm đã có trong tâm hồn của mỗi chúng ta. Thử hỏi trong chúng ta có ai lại không còn nhớ chút gì về ngày đầu tiên đi học. Với nhiều người có khi những ấn tượng ấy thậm chí vẫn còn sâu sắc lắm. Ấy thế mà tại sao khi đọc bài văn "Cổng trường mở ra" của tác giả Lý Lan chúng ta vẫn thấy xúc động, vẫn hay, vẫn thích đọc đi đọc lại nhiều lần? Câu trả lời có thể có nhiều cách để mà giảithích. Thế nhưng, sự lý giải dễ dàng và hợp tình lý nhất là bởi vì bài văn đã khơi đúng những cảm xúc của chúng ta. Có đọc bài văn, chúng ta mới thấy cái cảm xúc kia là sâu xa lý thú. Và cũng nhờ có đọc bài văn mà chúng ta lại càng khắc sâu hơn một ấn tượng đẹp đẽ về những năm tháng tuổi thơ

.Văn chương là tâm hồn và cũng là cuộc sống. Hai thứ ấy quện hòa quấn quýt vào nhau. Cuộc sống là chất liệu của văn chương còn văn chương thì làm đẹp lòng người. Nhưng để lòng người càng thêm yêu thêm đẹp thì văn chương trước hết cũng phải đẹp, phải hay. Nghĩa là nó phải yêu thương đích thực và phải là sản phẩm của những tâm hồn biết yêu thương.


 

Bình luận (0)