(Câu 1 Đề thi THPT QG 2016 – Mã đề 536): Một chất điểm dao động có phương trình x = 10 cos ( 15 t + π ) (x tính bằng cm, t tính bằng s). Chất điểm này dao động với tần số góc là
A. 20rad/s
B. 10rad/s
C. 5rad/s
D. 15rad/s
(Câu 10 Đề thi THPT QG 2016 – Mã đề 536): Một hệ dao động cơ đang thực hiện dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi
A. tần số của lực cưỡng bức lớn hơn tần số dao động riêng của hệ
B. chu kì của lực cưỡng bức lớn hơn chu kì dao động riêng của hệ
C. tần số của lực cưỡng bức bằng tần số dao động riêng của hệ
D. chu kì của lực cưỡng bức nhỏ hơn chu kì dao động riêng của hệ
Đáp án C
Trong dao động cưỡng bức, hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi tần số của lực cưỡng bức bằng tần số dao động riêng của hệ f = fo
(Câu 4 Đề thi THPT QG 2015 – Mã đề 138): Một chất điểm dao động theo phương trình x = 6coswt (cm). Dao động của chất điểm có biên độ là:
A. 2 cm
B. 6cm
C. 3cm
D. 12 cm
Đáp án B
So sánh phương trình dao động với phương trình tổng quát của dao động điều hoà x = Acos(ωt + φ) ta thấy biên độ dao động của vật là A = 6cm
(Câu 17 Đề thi THPT QG 2016 – Mã đề 536): Cho hai dao động cùng phương, có phương trình lần lượt là: x 1 = 10 cos ( 100 π t - 0 , 5 π ) ( c m ) , x 2 = 10 cos ( 100 π t + 0 , 5 π ) ( c m ) Độ lệch pha của hai dao động này có độ lớn là
A. 0
B. 0 , 25 π
C. π
D. 0,5 π
(Câu 22 Đề thi THPT QG 2016 – Mã đề 536):Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương nằm ngang. Nếu biên độ dao động tăng gấp đôi thì tần số dao động điều hòa của con lắc
A. tăng 2 lần
B. giảm 2 lần
C. không đổi
D. tăng 2 lần
Đáp án C
Tần số dao động điều hòa của con lắc lò xo: f= 1 2 π k m
không phụ thuộc biên độ A
(Câu 7 Đề thi THPT QG 2016 – Mã đề 536): Tại nơi có gia tốc trọng trường g, một con lắc đơn có sợi dây dài đang dao động điều hòa. Tần số dao động của con lắc là
A. 2 π l g
B. 2 π g l
C. 1 2 π l g
D. 1 2 π g l
Đáp án D
Tần số của con lắc đơn là f = 1 2 π g l
(Câu 27 Đề thi THPT QG 2016 – Mã đề 536): Một chất điểm chuyển động tròn đều trên đường tròn tâm O bán kính 10 cm với tốc độ góc 5 rad/s. Hình chiếu của chất điểm lên trục Ox nằm trong mặt phẳng quỹ đạo có tốc độ cực đại là
A. 15 cm/s
B. 50 cm/s
C. 250 cm/s
D. 25 cm/s
Đáp án B
Hình chiếu của chất điểm lên trục Ox nằm trong mặt phẳng quỹ đạo dao động điều hòa với biên độ A = R = 10 cm và tần số góc= tốc độ góc ω = 5 r a d / s rad/s, tốc độ cực đại là v m a x = ω A = 50 cm/s
(Câu 50 Đề thi THPT QG 2016 – Mã đề 536): Một chất điểm dao động điều hòa có vận tốc cực đại 60 cm/s và gia tốc cực đại là 2 π ( m / s 2 ). Chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Thời điểm ban đầu (t = 0), chất điểm có vận tốc 30 cm/s và thế năng đang tăng. Chất điểm có gia tốc bằng π ( m / s 2 ) lần đầu tiên ở thời điểm
A. 0,35 s
B. 0,15 s
C. 0,10 s
D. 0,25 s
Đáp án D
v m a x = ω A = 0 , 6 ( m / s ) ; a m a x = ω 2 A = 2 π ( m / s 2 )
Khi t = 0, v 0 = 30 cm/s = + v m a x
Khi đó, thế năng của vật đang tăng và vật chuyển động theo chiều dương nên x 0 = + A 3 2 .
Khi vật có gia tốc bằng π ( m / s 2 ) = a m a x 2 thì li độ của vật là x:
Chất điểm có gia tốc bằng π ( m / s 2 ) lần đầu tiên ở thời điểm:
(Câu 37 Đề thi THPT QG 2016 – Mã đề 536): Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 15 cm. M là một điểm nằm trên trục chính của thấu kính, P là một chất điểm dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng trùng với M. Gọi P’ là ảnh của P qua thấu kính. Khi P dao động theo phương vuông góc với trục chính, biên độ 5 cm thì P’ là ảnh ảo dao động với biên độ 10 cm. Nếu P dao động dọc theo trục chính với tần số 5 Hz, biên độ 2,5 cm thì P’ có tốc độ trung bình trong khoảng thời gian 0,2 s bằng
A. 1,5 m/s
B. 1,25 m/s
C. 2,25 m/s
D. 1,0 m/s
Đáp án C
Khi P dao động vuông góc với trục chính, ảnh của P (và M) qua thấu kính là ảnh ảo, số phóng đại dương k = 2.
Vậy M cách thấu kính 7,5 cm.
Khi P dao động dọc theo trục chính với biên độ 2,5 cm:
P ở biên phải M thì d1 = 5 cm
P ở biên trái M thì d2 = 10 cm
Độ dài quỹ đạo của ảnh P’ là 2A = 30 – 7,5 = 22,5 (cm).
Tần số dao động là 5 Hz, chu kì dao động là T = 0,2 s.
Tốc độ trung bình của ảnh P’ trong khoảng thời gian 0,2 s là
(Câu 36 Đề thi THPT QG 2017 – Mã đề 202): Một vật dao động theo phương trình x = 5cos(5πt − π 3 ) (cm) (t tính bằng s). Kể từ t = 0, thời điểm vật qua vị trí có li độ x = − 2, 5 cm lần thứ 2017 là
A. 401,6 s
B. 403,4 s
C. 401,3 s
D. 403,5 s
Một chu kỳ vật qua vị trí có ly độ x=-2,5cm 2 lần, dùng vòng tròn lượng giác ta có