Cho chất X gồm 2 nguyên tử H, 1 nguyên tử C, 3 nguyên tử O. Viết CTHH của X và công thức đó cho ta biết điều gì?
Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với nguyên tử O và nặng hơn phân tử hiđro 47 lần. Hãy lập công thức hóa học của hợp chất và cho biết ý nghĩa của CTHH đó
Dạng 3: Xác định hóa trị của nguyên tố, lập CTHH dựa vào hóa trị
1. Một hợp chất có phân tử gồm 1 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 3 nguyên tử nguyên tố O. Hợp chất này nặng hơn phân tử Oxi là 2,5 lần.
a. Tính phân tử khối của hợp chất.
b. Tìm CTHH của hợp chất.
c. CTHH trên cho biết những thông tin gì về chất?
2. Tính hóa trị của nguyên tố S trong các hợp chất sau:
K2S, MgS, SO3, H2S
Mong đc mn giúp đỡ !
Bài 1 :
a) Đặt CTHH của hợp chất là :
- XO3
Hợp chất này nặng hơn Oxi 2,5 lần :
PTK : XO3 = 2,5 .32 = 80
b) PTK XO3 = 80
=> X + 48 = 80
=> X = 80 - 48
=> X = 32
=> X là nguyên tố lưu huỳnh
=> CTHH của hợp chất là : SO3
=> CTHH trên cho ta biết có 1 nguyên tử S và 3 nguyên tử Oxi trong hợp chất SO3
=> PTK = 80
Hóa trị của S trong hc K2S là II
Hóa trị của S trong hc MgO là II
Hóa trị của S trong hc SO3 là VI
Hóa trị của S trong hc H2S là II
. Phân tử 1 hợp chất gồm nguyên tử nguyên tố X liên kết với 4 nguyên tử H và nặng bằng nguyên tử O. (Cho O =16,C=12 ; H =1)
a/ Tính phân tử khối của hợp chất.
b/ Tính nguyên tử khối, cho biết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố X.
c/ Lập công thức hóa học của hợp chất.
\(a,PTK_{HC}=NTK_{O}=16(đvC)\\ b,PTK_{HC}=NTK_{X}+4NTK_{H}=16(đvC)\\ \Rightarrow NTK_{X}=16-4=12(đvC)\\ \text {Vậy x là Cacbon (C)}\\ c,CTHH_{HC}:CH_4\)
1. CTHH hợp chất của nguyên tố X với O và hợp chất của nguyên tố Y với nhóm OH như sau: XO, Y(OH)3. Hãy lập công thức hóa học của hợp chất XY ?
2. Một hợp chất phân tử gồm 2 nguyên tử của nguyên tố X liên kết với 1 nguyên tử oxi và có phân tử khối là 62 đvC. X là nguyên tố nào? Hãy viết CTHH của hợp chất và nêu những gì biết được về hợp chất.
a. gọi hóa trị của \(X\) và \(Y\) là \(x\)
\(\rightarrow X_1^xO^{II}_1\rightarrow x.1=II.1\rightarrow x=II\)
vậy \(X\) hóa trị \(II\)
\(\rightarrow Y_1^x\left(OH\right)^I_3\rightarrow x.1=I.3\rightarrow x=III\)
vậy \(Y\) hóa trị \(III\)
ta có: \(X_x^{II}Y^{III}_y\rightarrow II.x=III.y\)
\(\rightarrow\dfrac{x}{y}=\dfrac{III}{II}=\dfrac{3}{2}\rightarrow\left[{}\begin{matrix}x=3\\y=2\end{matrix}\right.\)
\(\rightarrow CTHH:X_3Y_2\)
b. ta có:
\(2X+1O=62\)
\(2X+1.16=62\)
\(2X=62-16\)
\(2X=46\)
\(X=\dfrac{46}{2}=23\left(đvC\right)\)
\(\Rightarrow X\) là\(Na\left(Natri\right)\)
\(\rightarrow CTHH:Na_2O\)
Câu 4: Một hợp chất A gồm 1 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 2 nguyên tử O và nặng hơn phân tử hidro 22 lần.
a) Tính phân tử khối của hợp chất
b) Tính nguyên tử khối của X, cho biết tên và kí hiệu của nguyên tố.
c) Viết công thức hóa học của hợp chất A.
Câu 3: Tìm số p, số e, số n trong các trường hợp sau:
a) Nguyên tử flo có số hạt mang điện dương là 9. Số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện dương 1 hạt.
b) Tổng số hạt trong nguyên tử natri là 34. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt.
c) Tổng số hạt trong nguyên tử sắt là 82. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt.
d) Tổng số hạt trong một nguyên tử X là 40. Số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện duơng là 1 hạt.
Câu 4 :
a)
$M_{hợp\ chất} = 22M_{H_2} = 22.2 = 44(g/mol)$
b)
$M_{hợp\ chất} = X + 16.2 = 22.2 = 44 \Rightarrow X = 12(Cacbon)$
KHHH : C
Câu 3 :
Với dạng bài này, phương pháp làm là :
Gọi số hạt proton = số hạt electron = p
Gọi số hạt notron = n
- Tổng số hạt = 2p + n
Tổng số hạt mang điện là : 2p
Tổng số hạt không mang điện là : n
Từ số lập hệ phương trình, tìm được p và n
Câu 4: Một hợp chất A gồm 1 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 2 nguyên tử O và nặng hơn phân tử hidro 22 lần.
a) Tính phân tử khối của hợp chất
b) Tính nguyên tử khối của X, cho biết tên và kí hiệu của nguyên tố.
c) Viết công thức hóa học của hợp chất A.
Câu 3: Tìm số p, số e, số n trong các trường hợp sau:
a) Nguyên tử flo có số hạt mang điện dương là 9. Số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện dương 1 hạt.
b) Tổng số hạt trong nguyên tử natri là 34. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt.
c) Tổng số hạt trong nguyên tử sắt là 82. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt.
d) Tổng số hạt trong một nguyên tử X là 40. Số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện duơng là 1 hạt.
Câu 1: Trong các chất cho dưới đây, hãy chỉ ra và giải thích chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất:
Chất | Phân tử gồm | Công thức | PTK (đvC) | Đơn chất | Hợp chất |
Nước | 2H, 1O |
|
|
|
|
Muối ăn | 1Na, 1Cl |
|
|
|
|
Đường mía | 12C, 22H, 11O |
|
|
|
|
Nước oxi già | 2H, 2O |
|
|
|
|
Vôi sống | 1Ca, 1O |
|
|
|
|
Khí ozon | 3O |
|
|
|
|
Đá vôi | 1Ca, 1C, 3O |
|
|
|
|
Thạch cao | 1Ca,1S, 4O |
|
|
|
|
Khí amoniac | 1N, 3H |
|
|
|
|
Khí cacbonic | 1C, 2O |
|
|
|
|
Khí clo | 2Cl |
|
|
|
|
Photpho | 1P |
|
|
|
|
Sắt | 1Fe |
|
|
|
|
Khí oxi | 2O |
|
|
|
|
Câu 1: Trong các chất cho dưới đây, hãy chỉ ra và giải thích chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất:
Chất | Phân tử gồm | Công thức | PTK (đvC) | Đơn chất | Hợp chất |
Nước | 2H, 1O | \(H_2O\) | 18 |
| x |
Muối ăn | 1Na, 1Cl | NaCl | 58,5 |
| x |
Đường mía | 12C, 22H, 11O | \(C_{12}H_{22}O_{11}\) | 342 |
| x |
Nước oxi già | 2H, 2O | \(H_2O_2\) | 34 |
| x |
Vôi sống | 1Ca, 1O | CaO | 56 |
| x |
Khí ozon | 3O | \(O_3\) | 48 | x
|
|
Đá vôi | 1Ca, 1C, 3O | CaCO3 | 100 |
| x |
Thạch cao | 1Ca,1S, 4O | CaSO4 | 136 |
| x |
Khí amoniac | 1N, 3H | NH3 | 17 |
| x |
Khí cacbonic | 1C, 2O | CO2 | 44 |
| x |
Khí clo | 2Cl | Cl2 | 71 | x |
|
Photpho | 1P | P | 31 | x |
|
Sắt | 1Fe | Fe | 56 | x |
|
Khí oxi | 2O | O2 | 32 (đơn chất) |
Một hợp chất A có phân tử gồm 1 nguyên tử của nguyên tố X liên kết với 2 nguyên tử O và nặng hơn phân tử hidro là 32 lần.
a) Tính phân tử khối của hợp chất
b) Tính nguyên tử khối của X, cho biết tên và kí hiệu của nguyên tố.
c) Viết công thức hóa học của hợp chất A.
a) PTKA = 32.2 = 64 (đvC)
b) PTKA = NTKX + 2.16 = 64 (đvC)
=> NTKX = 32 (đvC)
=> X là Lưu huỳnh (S)
c) CTHH: SO2
Một hợp chất A gồm 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 5 nguyên tử O và nặng hơn2 lần phân tử khối của khí clo Cl2.
a. Tính phân tử của A.
b. Tính nguyên tử khối , cho biết tên và KHHH của X. Viết CTHH của hợp chất A
Gọi CTHH là \(X_2O_5\)
a)Theo bài ta có:
\(PTK_{X_2O_5}=2M_{Cl_2}=2\cdot35,5\cdot2=142\left(đvC\right)\)
b) Mà \(2M_X+5M_O=142\Rightarrow M_X=\dfrac{142-5\cdot16}{2}=31\left(đvC\right)\)
Vậy X là nguyên tố photpho.
Kí hiệu hóa học: P
CTHH là \(P_2O_5\)
1 phân tử chất A gồm 2 nguyên tố là X và Oxi, biết X có hóa trị III
a/ Viết CTHH chung của A
b/Xác định CTHH của A, biết tỉ lệ về khối lượng của nguyên tố X với nguyên tố Oxi trong phân tử là 7:3
(H = 1 ; C = 12 ; N = 14 ; O = 16 ; P = 31 ; S = 32 ; Cl = 35,5 ; Al = 27 ; Mg = 24 ; Ca = 40 ; Fe = 56 ; Cu = 64) giúp zới iiii
a) Theo quy tắc hóa trị => CTHH: X2O3
b) \(\dfrac{m_X}{m_O}=\dfrac{7}{3}\)
=> \(\dfrac{2.NTK_X}{3.NTK_O}=\dfrac{7}{3}\)
= \(\dfrac{2.NTK_X}{3.16}=\dfrac{7}{3}=>NTK_X=56\left(đvC\right)\)
=> X là Fe
CTHH: Fe2O3