Đại hội tặng dân làng Kông Hoa những gì ? Khi xem các vật đó, thái độ của dân làng ra sao ?
Đại hội tặng cho dân làng Kông Hoa những vật gì ?
Đại hội tặng cho dân làng Kông Hoa :
- Ảnh Bác Hồ
- Bộ quần áo lụa của Bác
- Cây cờ thêu chữ
- Huân chương cho cả làng và cho anh Núp.
Chi tiết nào cho thấy Đại hội rất khâm phục dân làng Kông Hoa?
Chi tiết nhiều người trong Đại hội chạy lên vui mừng đặt Núp lên vai, công kênh đi khắp nhà chứng tỏ Đại hội rất khâm phục thành tích của anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa.
Vì sao khi xem những thứ Đại hội tặng, dân làng phải đi rửa tay thật sạch rồi cầm lên từng thứ, coi đi, coi lại, coi đến mãi nửa đêm ?
A. Vì những món quà đó rất đẹp mắt
B. Vì đó là những món quà thiêng liêng đối với dân làng
C. Vì đó là những món quà đắt tiền
Lời giải:
Vì đó là những món quà thiêng liêng.
Như vậy, đáp án đúng là vì đó là những món quà thiêng liêng đối với dân làng.
Sau khi nghe Núp kể lại chuyện đánh giặc của làng Kông Hoa, Đại hội đã làm gì ?
A.Cán bộ nói: Pháp đánh một trăm năm cũng không thắng nổi đồng chí Núp và làng Kông Hoa đâu!
B. Nhiều người chạy lên, đặt Núp trên vai, công kênh đi khắp nhà, mừng không biết bao nhiêu
C. Cả a và b đều đúng
Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:
Người con của Tây Nguyên
1. Tháng ba, có giấy trên tỉnh kêu anh Núp đi dự Đại hội thi đua. Núp nói với anh Thế :
- Nên để bok Pa đi. Bok kể được nhiều việc hơn tôi.
Anh Thế cười :
- Không, tỉnh kêu anh đi đấy. Đi để học mà.
2. Núp đi Đại hội về giữa lúc Pháp càn quét lớn. Ban ngày anh chỉ huy đánh giặc, bạn đêm kể chuyện Đại hội cho cả làng nghe. Lũ làng ngồi vây quanh anh. Ông sao Rua mọc lên giữa lòng suối như một chùm hạt ngọc. Tay Núp cầm quai súng chặt hơn. Anh nói với lũ làng: Đất nước mình bây giờ mạnh hung rồi. Người Kinh, người Thượng, con gái, con trai, người già, người trẻ đoàn kết đánh giặc, làm rẫy giỏi lắm. Ở đại hội, Núp cũng lên kể chuyện làng Kông Hoa. Nghe xong, nhiều người chạy lên, đặt Núp trên vai, công kênh đi khắp nhà, mừng không biết bao nhiêu. Cán bộ nói:
- Pháp đánh một trăm năm cũng không thắng nổi đồng chí Núp và làng Kông Hoa đâu !
Lũ làng nghe tới đó vui quá, đứng hết dậy :
- Đúng đấy ! Đúng đấy !
3. Núp mở những thứ Đại hội tặng cho mọi người coi : một cái ảnh Bác Hồ vác cuốc đi làm rẫy, một bộ quần áo bằng lụa của Bok Hồ, một cây cờ có thêu chữ, một huân chương cho cả làng, một huân chương cho Núp.
Lũ làng đi rửa tay thật sạch rồi cầm lên từng thứ, coi đi, coi lại, coi đến mãi nửa đêm.
- Núp : Anh hùng Quân đôi Đinh Núp, người Ba-na, rất nổi tiếng trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Bok : bác (từ xưng hô của một số dân tộc Tây Nguyên).
- Càn quét : đưa quân đến bao vây, bắt bớ…
- Lũ làng : dân làng (cách nói của đồng bào Tây Nguyên).
- Sao Rua (Tua Rua) : tên một cụm sao nhỏ.
- Mạnh hung : rất mạnh. - Người Thượng : người các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Câu chuyện Người con của Tây Nguyên kể về ai ?
A. Anh Thế
B. Anh Núp
C. Làng Kông Hoa
D. Anh Núp và làng Kông Hoa
Câu chuyện nói về ạnh hùng Núp và làng Kông Hoa trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Ở Đại hội về, anh Núp kể cho dân làng nghe những gì ?
Ở đại hội về, anh Núp kể cho dân làng biết về tình hình kháng chiến của toàn đất nước ta. Bây giờ đã mạnh lắm rồi, các dân tộc Kinh, Thượng cùng đoàn kết giết giặc. Núp còn kể chuyện làng Kông Hoa đánh Pháp và được Đại hội hoan nghênh nhiệt liệt.
Anh Núp đã kể lại cho dân làng nghe những chuyện gì ở Đại hội ?
A. Nội dung Đại hội trên tỉnh
B. Chuyện đất nước mình đang rất mạnh. Tất cả mọi người cùng đoàn kết với nhau đánh giặc, làm rẫy
C. Kể chuyện dân làng Kông Hoa đánh giặc
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Lời giải:
Như vậy, tất cả các đáp án trên đều đúng.
Trong câu “ Khi cô mất, dân làng La Vân, tỉnh Thái Bình đã lập đền thờ cô.” bộ phận nào là chủ ngữ?
A. Dân làng.
B. Dân làng La Vân.
C. Dân làng La Vân, tỉnh Thái Bình.
Ngày xưa, ở xứ A-lát có 2 làng: làng Thực và làng Xạo. Người dân làng Thực bao giờ cũng nói thật, còn người làng Xạo bao giờ cũng nói dối.
Một nhà thông thái đi vào 1 trong 2 làng nhưng rõ làng nào. Để biết mình đang ở đâu, ông bèn hỏi 1 người mà cũng ko rõ đó là người làng nào, vì dân 2 làng này thường qua lại lẫn nhau. Nhà thông thái hỏi: "Bác có phải là người làng này ko ạ?". Hãy xét xem nhà thông thái biết mình ở làng nào, nếu:
a) Người được hỏi trả lời: "Có ạ!"
b) Người được hỏi trả lời : "Không ạ!"
Xét trường hợp nhà thông thái hỏi: "Bác có phải người dân làng khác đến chơi không ạ?"