Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:
Người con của Tây Nguyên
1. Tháng ba, có giấy trên tỉnh kêu anh Núp đi dự Đại hội thi đua. Núp nói với anh Thế :
- Nên để bok Pa đi. Bok kể được nhiều việc hơn tôi.
Anh Thế cười :
- Không, tỉnh kêu anh đi đấy. Đi để học mà.
2. Núp đi Đại hội về giữa lúc Pháp càn quét lớn. Ban ngày anh chỉ huy đánh giặc, bạn đêm kể chuyện Đại hội cho cả làng nghe. Lũ làng ngồi vây quanh anh. Ông sao Rua mọc lên giữa lòng suối như một chùm hạt ngọc. Tay Núp cầm quai súng chặt hơn. Anh nói với lũ làng: Đất nước mình bây giờ mạnh hung rồi. Người Kinh, người Thượng, con gái, con trai, người già, người trẻ đoàn kết đánh giặc, làm rẫy giỏi lắm. Ở đại hội, Núp cũng lên kể chuyện làng Kông Hoa. Nghe xong, nhiều người chạy lên, đặt Núp trên vai, công kênh đi khắp nhà, mừng không biết bao nhiêu. Cán bộ nói:
- Pháp đánh một trăm năm cũng không thắng nổi đồng chí Núp và làng Kông Hoa đâu !
Lũ làng nghe tới đó vui quá, đứng hết dậy :
- Đúng đấy ! Đúng đấy !
3. Núp mở những thứ Đại hội tặng cho mọi người coi : một cái ảnh Bác Hồ vác cuốc đi làm rẫy, một bộ quần áo bằng lụa của Bok Hồ, một cây cờ có thêu chữ, một huân chương cho cả làng, một huân chương cho Núp.
Lũ làng đi rửa tay thật sạch rồi cầm lên từng thứ, coi đi, coi lại, coi đến mãi nửa đêm.
- Núp : Anh hùng Quân đôi Đinh Núp, người Ba-na, rất nổi tiếng trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Bok : bác (từ xưng hô của một số dân tộc Tây Nguyên).
- Càn quét : đưa quân đến bao vây, bắt bớ…
- Lũ làng : dân làng (cách nói của đồng bào Tây Nguyên).
- Sao Rua (Tua Rua) : tên một cụm sao nhỏ.
- Mạnh hung : rất mạnh. - Người Thượng : người các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Câu chuyện Người con của Tây Nguyên kể về ai ?
A. Anh Thế
B. Anh Núp
C. Làng Kông Hoa
D. Anh Núp và làng Kông Hoa
Anh Núp đã kể lại cho dân làng nghe những chuyện gì ở Đại hội ?
A. Nội dung Đại hội trên tỉnh
B. Chuyện đất nước mình đang rất mạnh. Tất cả mọi người cùng đoàn kết với nhau đánh giặc, làm rẫy
C. Kể chuyện dân làng Kông Hoa đánh giặc
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Ở Đại hội về, anh Núp kể cho dân làng nghe những gì ?
Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:
Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử
1. Đời Hùng vương thứ 18, ở làng Chử Xá bên bờ sông Hồng, có một chàng trai tên là Chử Đồng Tử. Nhà nghèo, mẹ mất sớm, hai cha con chàng chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi cha mất, chàng thương cha nên đã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không.
2. Một hôm, đang mò cá dưới sông, chàng thấy một chiếc thuyền lớn và sang trọng tiến dần đến. Đó là thuyền của công chúa Tiên Dung, con gái vua Hùng đang du ngoạn. Chàng hoảng hốt, chạy tới khóm lau thưa trên bãi, nằm xuống, bới cát phủ lên mình để ẩn trốn. Nào ngờ, công chúa thấy cảnh đẹp, ra lệnh cắm thuyền, lên bãi dạo rồi cho vây màn ở khóm lau mà tắm. Nước giội làm trôi cát đi, để lộ một chàng trai khỏe mạnh. Công chúa rất đỗi bàng hoàng. Nhưng khi biết rõ tình cảnh nhà chàng, nàng rất cảm động và cho là duyên trời sắp đặt, liên mở tiệc ăn mừng và kết duyên với chàng.
3. Sau đó, hai vợ chồng Chử Đồng Tử không về kinh mà tìm thầy học đạo và đi khắp nơi truyền cho dân cách trồng lúa nuôi tằm, dệt vải. Cuối cùng, cả hai đều hóa lên trời. Sau khi về trời, Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc.
4. Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Cũng từ đó hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.
- Chử Xá : tên một làng nay thuộc xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
- Du ngoạn : đi chơi, ngắm cảnh các nơi.
- Bàng hoàng : sững sờ, không ngờ tới
- Duyên trời : chuyện may mắn, hạnh phúc
- Hóa lên trời : không chết mà trở thành thánh hoặc tiên trên trời.
- Hiển linh : (thần thánh) hiện lên giúp người
Câu chuyện Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử xảy ra vào thời nào ?
A. Vua Hùng Vương thứ 6
B. Vua Hùng Vương thứ 17
C. Vua Hùng Vương thứ 18
Đại hội tặng dân làng Kông Hoa những gì ? Khi xem các vật đó, thái độ của dân làng ra sao ?
Đọc bài sau và trả lời các câu hỏi:
Đôi bạn
1. Thành và Mến là đôi bạn ngày nhỏ. Ngày ấy, giặc Mĩ ném bom phá hoại miền Bắc, Thành theo bố mẹ sơ tán về quê Mến. Mĩ thua, Thành lại về thị xã.
Hai năm sau, bố Thành đón Mến ra chơi. Thành dẫn bạn đi thăm khắp nơi. Cái gì đối với Mến cũng lạ. Ở đây có nhiều phố quá. Phố nào cũng nhà ngói san sát, cái cao, cái thấp, chẳng giống những ngôi nhà ở quê. Mỗi sáng mỗi chiều, những dòng xe cộ đi lại nườm nượp. Ban đêm, đèn điện sáng lấp lánh như ngôi sao sa.
2. Chỗ vui nhất là công viên. Ở đây, bên cạnh vườn hoa có cầu trượt, đu quay, có cả một cái hồ lớn. Mến rất thích chơi ở ven hồ. Hồ này rộng hơn cái đầm ở làng của Mến nhưng không trồng sen. Nhìn mặt hồ sóng gợn lăn tăn, hai đứa lại nhắc chuyện hồi nào bơi thuyền thúng ra giữa đầm hái hoa. Đang mải chuyện, bỗng các em nghe tiếng kêu thất thanh :
- Cứu với !
Thành chưa kịp hiểu chuyện gì thì đã thấy Mến lao xuống nước. Giữa hồ, một cậu bé đang vùng vẫy tuyệt vọng. Trên bờ, mấy chú bé ướt lướt thướt hốt hoảng kêu la. Mến bơi rất nhanh, chỉ một loáng, em đã đến bên câu bé, khéo léo túm được tóc cậu, đưa vào bờ.
3. Về nhà, Thành và Mến sợ bố lo, không dám kể cho bố nghe chuyện xảy ra. Mãi khi Mến đã về quê, bố mới biết chuyện. Bố bảo : - Người ở làng quê như thế đấy, con ạ. Lúc đất nước có chiến tranh, họ sẵn lòng sẻ nhà sẻ cửa. Cứu người, họ không hề ngần ngại.
- Sao sa (sao băng): những vật thể cháy sáng trên nền trời ban đêm, làm ta tưởng tượng như những ngôi sao rơi.
- Công viên: vườn rộng có cây, hoa,… làm nơi giải trí cho mọi người.
– Tuyệt vọng: mất hết hi vọng, không còn gì để mong đợi.
Ngày nhỏ, Thành và Mến kết bạn ở đâu ?
A. Ở quê Mến
B. Ở thị xã
C. Ở công viên
Đại hội tặng cho dân làng Kông Hoa những vật gì ?
I. ĐỌC HIỂU
Đọc thầm bài văn sau:
Những bông hoa tím
Cồn cát cao trên kia là chỗ cô Mai nằm nghỉ. Những cây dương đang độ lớn vây quanh mộ cô. Hôm trước mẹ dắt Nhi ra thăm mộ, mẹ đọc hàng chữ đỏ khắc trên bia: "Nguyễn Thị Mai, dân quân, hi sinh ngày 10-10-1968". Mẹ không nói gì cả. Nhi cảm thấy bàn tay mẹ siết chặt lấy bàn tay bé nhỏ của Nhi. Ngày ấy, mẹ cùng cô Mai ở chung tiểu đội dân quân. Đêm nào mẹ cũng đi tuần trên bãi.
Những người già trong làng kể lại rằng: Chiều nào, cô Mai cũng ra cồn cát đó với một khẩu súng trường. Và trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím. Ngày chiếc máy bay bốc cháy đâm đầu xuống biển cũng là ngày cô Mai hi sinh. Những bông hoa ấy vừa nở, mùi thơm bay về tận làng làm nôn nao cả lòng người những buổi chiều như chiều nay.
Lũ trẻ ngồi im nghe các cụ già kể chuyện. Hôm sau chúng rủ nhau ra cồn cát cao tìm những bông hoa ấy. Lúc về, tay đứa nào cũng đầy một nắm hoa. Nhi gọi mẹ ríu rít:
- Mẹ ơi, những cồn cát cao sau làng, chỗ nào cô Mai cũng tì ngực xuống để bắn máy bay. Con thấy toàn hoa là hoa!
(Trần Nhật Thu)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu chuyện của các cụ già kể vể điều gì?
A. về nguồn gốc của những bông hoa tím.
B. Kể về việc cô Mai chiến đấu bắn máy bay địch và việc cô đã hi sinh anh dũng như thế nào.
C. Kể về việc chiếc máy bay địch bốc cháy.
I. ĐỌC HIỂU
Đọc thầm bài văn sau:
Những bông hoa tím
Cồn cát cao trên kia là chỗ cô Mai nằm nghỉ. Những cây dương đang độ lớn vây quanh mộ cô. Hôm trước mẹ dắt Nhi ra thăm mộ, mẹ đọc hàng chữ đỏ khắc trên bia: "Nguyễn Thị Mai, dân quân, hi sinh ngày 10-10-1968". Mẹ không nói gì cả. Nhi cảm thấy bàn tay mẹ siết chặt lấy bàn tay bé nhỏ của Nhi. Ngày ấy, mẹ cùng cô Mai ở chung tiểu đội dân quân. Đêm nào mẹ cũng đi tuần trên bãi.
Những người già trong làng kể lại rằng: Chiều nào, cô Mai cũng ra cồn cát đó với một khẩu súng trường. Và trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím. Ngày chiếc máy bay bốc cháy đâm đầu xuống biển cũng là ngày cô Mai hi sinh. Những bông hoa ấy vừa nở, mùi thơm bay về tận làng làm nôn nao cả lòng người những buổi chiều như chiều nay.
Lũ trẻ ngồi im nghe các cụ già kể chuyện. Hôm sau chúng rủ nhau ra cồn cát cao tìm những bông hoa ấy. Lúc về, tay đứa nào cũng đầy một nắm hoa. Nhi gọi mẹ ríu rít:
- Mẹ ơi, những cồn cát cao sau làng, chỗ nào cô Mai cũng tì ngực xuống để bắn máy bay. Con thấy toàn hoa là hoa!
(Trần Nhật Thu)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Vì sao mùi thơm của những bông hoa tím lại làm nôn nao lòng người?
A. Vì mùi hương đó nhắc mọi người nhớ đến cô Mai, người liệt sĩ đã hi sinh vì cuộc sống hoà bình của dân làng.
B. Vì hoa tím có mùi hương rất nồng.
C. Vì hoa tím nhắc mọi người nhớ đến các chiến sĩ đang chiến đấu ngoài mặt trận.