Những câu hỏi liên quan
Cao Bảo Thanh
Xem chi tiết
Vũ Gia Khánh
2 tháng 12 2021 lúc 20:16

236+108 bằng mấy

Khách vãng lai đã xóa
Lê Ngọc Anh
2 tháng 12 2021 lúc 20:18
236+108=344
Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Khánh Linh
Xem chi tiết
Tôi đang bị đớ....
8 tháng 5 2022 lúc 12:40

2.A

Hello mọi người
Xem chi tiết
Sad boy
5 tháng 7 2021 lúc 9:54

BN THAM KHẢO

 

Chúng ta thường nói: thiên tài chỉ là 1%, còn 99% là mồ hôi và nước mắt. Đúng vậy, để có đưọc thành công trong bất kì lĩnh vực nào trong cuộc sống, trong nghiên cứu khoa học,... con người cần có sự cố gắng, nỗ lực lao động rất nhiều. Không có sự thành công nào lại đến với chúng ta một cách dễ dàng. Vì thế ông cha ta ngày xưa có câu: "Kiến tha lâu cũng có ngày đầy tổ" để đề cao đức tính chăm chỉ của con người.

Trước hết ta hãy tìm hiểu ý nghĩ của câu: "Kiến tha lâu cũng có ngày đầy tổ. “Kiến” là một loài vật tuy nhỏ bé nhưng rất chăm chỉ, chịu khó. Ở đây có ý chỉ những người cần cù, siêng năng. "Tổ" ở đây muốn chỉ thành quả mà ta đạt được. Ý nghĩa của cả câu muốn nói: Trên con đường đi đến những thành công, đến với đỉnh cao vinh quang, thắng lợi,... thì không thể có những kẻ lười biếng đi được đến đích; mà chỉ có những con ngưòi luôn chăm chỉ học tập, lao động : vượt qua mọi khó khăn thử thách, những chông gai trên đường đi... mới đạt được những gì mình mong muốn. Câu nói rất đúng đắn, sâu sắc khuyên răn con người, ở bất kì lứa tuổi nào, thời đại nào phải nỗ lực lao động, cố gắng hết sức mình để đạt đưọc thành công, niềm vui và hạnh phúc trong công việc cũng như trong cuộc sống.

 

Chăm chỉ là một đức tính quý báu của con người. Người có tính chăm chỉ luôn đạt được những gì mình mong muốn trong cuộc sống. Ví dụ như trong học tập, học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường cái đích cuối cùng là tốt nghiệp được các cấp học và ra trường để có ngành nghề, tạo lập cuộc sống cho mình, họ phải vượt qua được những khó khăn, thứ thách, chăm chỉ lao động, học tập, nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo để đạt được mục đích đó. Trong công việc, nếu ta muốn hoàn thành tốt công việc được giao, ta phải tập trung, cố gắng hoàn tất công việc một cách cẩn thận, thì hiệu quả công việc mới cao được. Trong lao động, nếu ta chịu khó, chăm chi thì năng suất lao động sẽ được nâng cao. Một ví dụ điển hình như nhà khoa học Thomas Edison đã tiến hành hơn 1000 thí nghiệm để tìm ra dây tóc cho bóng đèn ngày nay. Ngay cả thiên tài cũng phải lao động miệt mài, cật lực, chăm chỉ mới có thể thành công va đem thành quả cúa mình để góp phần cho sự phát triển của thế giới.

Trong khi mọi người cố gắng chăm chỉ học tập, cố gắng phấn đấu để đạt được thành công trong cuộc sống thì còn có những người lười biếng, ỷ lại, không phấn đấu trong học tập. Nhiều người cho rằng mình thông minh, là tài năng không cần học chăm chỉ mà chỉ cần học lướt qua, không rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo trong học tập. Đến khi vào công việc, bài học cụ thể thì không giải quyết được đúng quy trình dẫn đến sai kết quả. Cũng có không ít ngưòi vì quá ham chơi mà sa ngã vào các tệ nạn xã hội, nhiều người đã phải trả giá rất lớn cho sự lười biếng, không chăm chỉ học tập, lao động,... của mình.

 

Để thành công trong cuộc sống, ta phải chăm chỉ học tập, làm việc,., thì mới có kết quả được như mong muốn. Trong xã hội, thế hệ trẻ có rất nhiều người đã thành công trong học tập, lao động, công tác trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội là nhờ quá trình chăm chỉ học tập, lao động, nghiên cứu,.. Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần phải không ngừng học tập, trau dồi kiến thức, đạo đức để tự thân lập nghiệp, đạt đưọc thành công trong cuộc sống.

Đức tính chăm chỉ là một đức tính quý báu của con người. Vì vậy ta phải siêng năng, chăm chỉ, nỗ lực hết sức để đạt được mục đích sống, niềm vui hạnh phúc của cuộc đời mình, để thành đạt trong xã hội, làm đất nước phồn vinh, phát triển, sánh ngang với các nước trên thế giới.

 

minh nguyet
5 tháng 7 2021 lúc 9:58

Tham khảo nha em:

Trong cuộc sống có rất nhiều những đức tính tốt, chúng ta cần phải học tập và noi theo những đức tính và chuẩn mực đó của xã hội. Và phải kể đến đó là đức tính siêng năng, cần cù của con người trong xã hội.

Luôn đề cao, tinh thần ham học hỏi, cần cù, sáng tạo trong công việc cũng như trong cuộc sống, sự chăm chỉ đó được biểu hiện ở việc họ luôn đam mê với công việc hay học tập, luôn tự giác làm những điều tốt nhất cho xã hội, tích cực chủ động hơn trong cuộc sống, trong công việc, luôn tích cực thể hiện được tinh thần sáng tạo, cần mẫn với tất cả mọi việc trong cuộc sống.

 

Chăm chỉ, tìm tòi, phát hiện thêm những điều mới mẻ, chúng ta sẽ cảm thấy cuộc đời này thật ý nghĩa. Chăm chỉ còn biểu hiện ở đức tính luôn cố gắng làm mọi điều tốt nhất, sự cần mẫn trong công việc và cuộc sống, luôn chăm chỉ rèn luyện và phát triển bản thân mình mỗi ngày, thể hiện đức độ, đức tính cần mẫn của con người.

Mỗi chúng ta cần phải học hỏi đức tính tốt này, vì nó mang lại cho chúng ta nhiều điều giá trị cho cuộc sống của mình, luôn tích cực học hỏi, tìm tòi, cẫn mẫn với học tập và công việc của mình, sự cần cù, chăm chỉ đó tạo cho mỗi chúng ta những thói quen sống tốt, luôn biết cố gắng học hỏi, rèn luyện trong công việc.

Như dân gian ta đã có câu: “ cần cù bù thông minh”, chính vì thế sự cần cù mang lại cho chúng ta sự thành công, luôn tìm tòi, sáng tạo và học hỏi, luôn làm được mọi điều tốt nhất trong cuộc sống, từ đó con người có những quyết định đúng đắn hơn trong cuộc sống của mình, sự sáng tạo, cần mẫn, thể hiện sự dứt khoát, thái độ vững tin. Luôn thể hiện sự kiên trì, bền bỉ và sáng tạo của mình trước những vấn đề của cuộc sống, chính vì thế, mỗi chúng ta cần phải luôn thể hiện sự chăm chỉ, cần cù của mình trong cuộc sống.

Luôn thể hiện thái độ, tinh thần trách nhiệm, tích cực hơn với công việc, cuộc sống, có như vậy chúng ta mới có những đóng góp tích cực trong cuộc sống của mình, luôn thể hiện sự tự tin, chăm chỉ, cần mẫn của mình trong công việc và học tập, luôn thể hiện thái độ chăm chỉ, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, dám đối mặt với những vấn đề của cuộc sống.

Đức tính siêng năng, cần cù, từ xưa đến nay đã được dân gian ta coi trọng vì nó mang lại nhiều lợi ích cho con người, để cho chúng ta những bài học quý giá trong cuộc sống. Sự cần cù, siêng năng, giúp cho mỗi chúng ta có thể hoàn thành tốt được công việc, khi có đức tính chăm chỉ trong người, không có một điều khó khăn, hay vất vả nào có thể cản bước chúng ta, luôn kiên trì, sáng tạo, thể hiện được bản lĩnh của mình trước những vấn đề của cuộc sống.

 

Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương sáng, họ luôn kiên trì, chăm chỉ, siêng năng trong học tập điển hình như chủ tịch Hồ Chí Minh, bác luôn cần mẫn trong chiến đấu và đời sống, bước là tấm gương sáng cho mỗi chúng ta học tập và noi theo.

Mỗi chúng ta cần phải cố gắng học hỏi cho mình đức tính cần cù, siêng năng, nó là đức tính tốt, mỗi chúng ta cần phải tìm tòi, sáng tạo và học hỏi mỗi ngày.Như bác Hồ đã từng nói: “ không có việc gì khó chỉ sợ lòng không bền” chỉ cần cần cù, siêng năng, chúng ta sẽ làm được mọi việc.

Ħäńᾑïě🧡♏
5 tháng 7 2021 lúc 9:58

Tham khảo:

 

Ngay từ những ngày sau cách mạng tháng Tám, Hồ Chí Minh đã đặt ra yêu cầu phải xây dựng con người mới để phù hợp với một xã hội mới. Người nêu ra những chuẩn mực đạo đức như cần kiệm liêm chính chí công vô tư. Trong đó đức tính cần cù trong lao động được Bác rất đề cao coi trọng. Không có một thành quả lao động nào vững bền nếu không được tích lũy vào đó sự cần cù siêng năng và lao động có đầu óc của người làm ra nó. Đó là tầm quan trọng của cần cù siêng năng đã được rút đúc từ bao đời của cha ông ta.

Trước hết ta cần phải hiểu cần cù là gì? Cần cù lao động là chịu khó cần cù, siêng năng, thậm chí cố gắng, dẻo dai; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng. Cần còn là làm việc một cách thông minh, sáng tạo, có kế hoạch, khoa học.  Cần cù chính là sự chăm chỉ kiên nhẫn làm việc một cách thường xuyên. Một người cần cù sẽ luôn cố gắng làm cho mọi việc hoàn tất dù có khó khăn và tốn thời gian biết bao nhiêu. Họ chịu khó cần mẫn tìm hiểu một vấn đề cho đến khi hiểu rõ nó. Con người có đức cần thì việc gì, dù khó khăn đến mấy, cũng làm được. Đúng như câu tục ngữ kiến tha lâu cũng đầy tổ, nước chảy mãi đá cũng mòn. Điều này cũng được Bác lưu ý trong khi xây dựng con người trong quá trình xây dựng xã hội cho rằng nếu có một người, một địa phương hay mới đó là một ngành mà lười biếng thì khác nào toàn chuyến xe đang chạy, mà có một bánh trật ra ngoài đường ray. Họ sẽ làm chậm trễ cả một chuyến xe. Vì vậy, người lười biếng có tội với đồng bào.

Bác Hồ đã từng nói: “Lao động là vinh quang”. Người nhỏ làm việc nhỏ người lớn làm việc lớn mỗi người một việc cùng góp phần xây dựng để xã hội ngày càng phát triển. Hưởng ứng phong trào của Bác trong phong trào kháng chiến chống đế quốc và trong chiến dịch lao động sản xuất để phục vụ kháng chiến miền Nam thì chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn nhờ sự cần cù trong lao động và lao động một cách có sáng tạo có kế hoạch nhằm đạt được năng suất cao nhất. Đồng thời trong xã hội chủ nghĩa xã hội ta lao động nhưng cũng phải hạn chế việc sử dụng sức vóc và cơ bắp của con người cũng như động vật mà phải nâng cao khoa học kĩ thuật để con người được lao động trong một môi trường tốt nhất cố gắng để con người lao động trên cơ sở dùng máy móc là chủ yếu.

Tinh thần cần cù lao động được khẳng định rõ ràng cả trong hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc khi mà đế quốc Mỹ và bọn tay sai luôn rải những đợt bom xuống như vũ bão.

“Nhặt chút phân rơi, dọn từng ngọn lá

Ta nâng núi gom góp dựng cơ đồ”

Khó khăn là thế gian khổ là thế nhân dân ta vẫn kiên trì vẫn đứng vững và vượt lên trên tất cả để giành lại độc lập cho dân tộc. Trong lịch sử trường kì của dân tộc và cho đến ngày nay bạn bè năm châu đã nhiệt tình giúp đỡ ta trên tinh thần quốc tế vô sản và lương tâm của thời đại. Nhưng thực tế trên tinh thần yêu nước và sức mạnh đoàn kết tự lực tự cường thì nhân dân ta đã giành được thắng lợi cuối cùng cho nên, ngày nay sự hợp tác quốc tế với nhân dân ta trong xây dựng đất nước vẫn là cần thiết, nhưng nếu ta không tự lực cánh sinh – bằng sự cần cù lao động và ý chí tự chủ vượt khó thì không thể thay đổi đất nước.

Bằng sự cần cù lao động và ý chí tự chủ vượt khó thì không thể thay đổi đất nước, nhân dân ta đặc biệt là người nông dân rất siêng năng, cần cù. Có biết bao bài ca dao ngợi ca phẩm chất cao quý của họ:

“Lao xao gà gáy rạng ngày, 

Vai vác cái cày, tay dắt con trâu. 

Bước chân xuống cánh đồng sâu, 

Mắt nhắm mắt mở đuổi trâu ra cày. 

Ai ơi, bưng bát cơm đầy, 

Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăng.”

Trên đời, xưa và nay, cái đáng quý là lao động, người đáng quý là người lao động. Chính nhân dân lao động đã giáo dục chúng ta lòng yêu nước và đức tính cần cù, siêng năng. Nhờ siêng năng, cần cù mà mỗi chúng ta không sợ khó, sợ khổ, biết bền bỉ, nhẫn nại trong làm ăn, trong học hành.

Chăm chỉ là một đức tính quý báu của con người. Người có tính chăm chỉ luôn đạt được những gì mình mong muốn trong cuộc sống. Ví dụ như trong học tập, học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường cái đích cuối cùng là tốt nghiệp được các cấp học và ra trường để có ngành nghề, tạo lập cuộc sống cho mình, họ phải vượt qua được những khó khăn, thử thách, chăm chỉ lao động, học tập, nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo để đạt được mục đích đó. Trong công việc, nếu ta muốn hoàn thành tốt công việc được giao, ta phải tập trung, cố gắng hoàn tất công việc một cách cẩn thận, thì hiệu quả công việc mới cao được. Trong lao động, nếu ta chịu khó, chăm chỉ thì năng suất lao động sẽ được nang cao. Một ví dụ điển hình như nhà khoa học Thomas Edison đã tiến hành hơn 1000 thí nghiệm để tìm ra dây tóc cho bóng đèn ngày nay. Ngay cả thiên tài cũng phải lao động miệt mài, cật lực, chăm chỉ mới có thể thành công và đem thành quả của mình để góp phần cho sự phát triển của thế giới.

Thế hệ trẻ như chúng ta ngày nay hiểu được sức mạnh to lớn của tinh thần cần cù trong lao động thì càng phải cố gắng học tập thật giỏi tích cực lao động góp phần làm cho dân giàu nước mạnh. Đất nước ta còn nghèo, lực lượng lao động tuy đông đảo nhưng chúng ta còn lạc hậu về cơ sở vật chất. Lao động trong hoàn cảnh hiện nay chắc chắn là phải biết dựa trên tinh thần làm chủ, tiết kiệm, đoàn kết và sáng tạo. Việc học tập không ngừng để tiếp thu khoa học kĩ thuật tiên tiến rất cần thiết. Tinh thần cần cù lao động, lao động “vì mọi người” và xây dựng một lực lượng người lao động có trình độ khoa học kĩ thuật là then chốt của sức bật trong lao động bởi:

“Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”

Bảo Lưu
Xem chi tiết
Hà Hồng Minh Chu
Xem chi tiết
Tạ Tuấn Anh
25 tháng 3 2022 lúc 18:48

Câu 1: Vì sao cô bé ngồi ở bờ ruộng ôm mặt khóc?

A. Vì bắt được rất ít cua ở trên đồng.                  

B. Vì nhớ thương người mẹ mới mất.

C.  Vì thương dân làng ăn cháo cầm hơi.                   

D. Vì thương cây lúa đang nghẹn đòng.

Câu 2: Dòng nào dưới đây nêu đúng ý chí quyết tâm của cô bé trong việc cứu lúa?

A. Sẵn sàng hi sinh đồ vật quý giá của bản than.

B. Sẵn sàng hi sinh đồ vật quý giá của dòng họ.

C. Sẵn sàng chịu sự trừng phạt của dòng họ.

D. Sẵn sàng hi sinh kỉ vật quý báu do mẹ trao lại.

Câu 3: Bụt bảo cô bé làm gì để cứu lúa?

A. Đưa đôi hoa tai cho Bụt.                                   B. Đưa cả giỏ cua cho Bụt.

C. Ném cả giỏ cua xuống ruộng.                           D. Ném đôi hoa tai xuống ruộng.

Câu 4: Việc làm của cô bé đã đem lại kết quả gì có ý nghĩa nhất đối với dân làng?

A. Có cây bèo hoa dâu sinh sôi làm đẹp cánh đồng làng.

B. Có bèo dâu bón cho lúa tốt, lúa hết nghẹn đòng, trĩu hạt nặng bông.

C. Có giống bèo phát triển nhanh, làm cho đồng ruộng mát mẻ.

D. Có được một mùa lúa tốt, dân làng không phải ăn cháo cầm hơi.

Câu 5: Những việc làm của dòng họ, dân làng La Vân đối với cô bé thể hiện điều gì?

A. Kính trọng, biết ơn người đã đem hạnh phúc đến cho nhân dân

B. Yêu thương, quý trọng người đã hi sinh cuộc sống vì nhân dân

C. Cao cả, độ lượng đối với người luôn biết yêu thương nhân dân

D. Tỏ lòng biết ơn đối với người luôn biết yêu thương nhân dân

Câu 6: Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ ý nghĩa của câu chuyện?

A. Ca ngợi đức hi sinh của cô bé vì cuộc sống tốt đẹp của mọi người

B. Ca ngợi đức hi sinh của cô bé vì sự sống của cây lúa trên đồng

C. Ca ngợi đức hi sinh của cô bé vì màu xanh đẹp đẽ của quê hương

D. Ca ngợi đức hi sinh của cô bé vì sự tồn tại mãi mãi của dòng họ

Câu 7: Từ “nghẹn ngào” trong câu “Cô bé nghẹn ngào thưa.” và “nghẹn đòng” trong câu “Dạ, con thương cây lúa nghẹn đòng.” là:

A. Từ đồng âm                                            B. Từ trái nghĩa             

C. Từ đồng nghĩa                                      D. Từ nhiều nghĩa

Câu 8: Câu nào trong các câu dưới đây là câu ghép?

A. Cô bé sờ vào túi thì túi nhẵn không, nhòm vào giỏ thì chỉ có mấy con cua vừa bắt được.

B. Bụt bảo cô bé ném đôi hoa tai xuống đám ruộng.

C. Ở vùng quê Thái Bình năm xưa, đồng ruộng mênh mông mà đất bạc màu, cây lúa lớn lên không nuôi nổi con người.

D. Nhiều năm mất mùa, dân làng chỉ ăn cháo cầm hơi.

Câu 9: Câu: “Ở vùng quê Thái Bình năm xưa, đồng ruộng mênh mông mà đất bạc màu, cây lúa lớn lên không nuôi nổi con người.” gồm mấy vế câu?

A. 1 vế câu                                               B. 2 vế câu                        

C. 3 vế câu                                             D. 4 vế câu    

Câu 10: Các vế trong câu “Ở vùng quê Thái Bình năm xưa, đồng ruộng mênh mông mà đất bạc màu, cây lúa lớn lên không nuôi nổi con người.” được nối với nhau bằng:

A. Quan hệ từ “mà”.                                   B. Quan hệ từ “mà” và dấu phẩy.                      

C. Bằng dấu phẩy.                                              D. Nối trực tiếp bằng dấu câu.

Câu 11: Hai vế trong câu “Hễ ai làm mất hoặc đem bán hoa tai thì người đó suốt đời bị dòng họ xa lánh và phải sống cuộc đời buồn tủi, lẻ loi.” được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ nào và biểu thị quan hệ gì:

A. Hễ…. thì….: biểu thị quan hệ giả thiết- kết quả                                  

B. Hễ…. thì….. và : biểu thị quan hệ giả thiết- kết quả

C. Hễ…. thì….: biểu thị quan hệ nguyên nhân- kết quả                          

D. Hễ…. thì….: biểu thị quan hệ tương phản- đối lập                         

Câu 12: Vị ngữ trong câu “Một cô bé ra đồng bắt cua, thấy lúa cằn cỗi bèn ngồi ở bờ ruộng, ôm mặt khóc” là:

A. ôm mặt khóc.         

B. ngồi ở bờ ruộng, ôm mặt khóc.                     

C. thấy lúa cằn cỗi bèn ngồi ở bờ ruộng, ôm mặt khóc.                  

D. ra đồng bắt cua, thấy lúa cằn cỗi bèn ngồi ở bờ ruộng, ôm mặt khóc    .

Câu 13: Hai câu sau liên kết với nhau bằng cách nào? “Bụt bảo cô bé ném đôi hoa tai xuống đám ruộng. Lạ chưa! Bông hoa tai sáng rực màu xanh rồi chìm xuống nước, sau đó nổi lên một cây bèo giống hình hoa dâu.”

A.Bằng cách lặp từ ngữ

B. Bằng cách thay thế từ ngữ

C. Bằng từ ngữ nối

D. Bằng cách lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ.

Câu 14. Câu ca dao: “ Khôn ngoan đối đáp người ngoài

                             Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.”

Minh họa cho truyền thống quý báu nào của dân tộc ta dưới đây:

A.   Yêu nước

B.   Lao động cần cù

C.   Đoàn kết

D.   Nhân ái

 

Nguyễn VIết Sang
Xem chi tiết
Nam
Xem chi tiết
thu thủy phạm
Xem chi tiết
You are my sunshine
28 tháng 12 2022 lúc 21:29

A

C

Lê Nguyễn Bảo An
Xem chi tiết
Phan Văn Toàn
3 tháng 4 lúc 18:53

Theo em ý kiện của bạn không đúng vì:

- Bón phân nhiều tức là lượng dinh dưỡng để cung cấp cho cây cũng nhiều nên cây sẽ có khả năng hấp thụ không kịp các chất dinh dưỡng sinh ra cây bị chết.

- Đồng thời quá nhiều phân cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến đất trồng cũng như việc trồng trọt sau này.

- Vì thế cần phải bón phân một cách hợp lí, vừa phải để đem lại năng suất cao cho cây trồng đồng thời bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.

Hello!
3 tháng 4 lúc 19:05

Theo em ý kiện của bạn không đúng vì:

- Bón phân nhiều tức là lượng dinh dưỡng để cung cấp cho cây cũng nhiều nên cây sẽ có khả năng hấp thụ không kịp các chất dinh dưỡng sinh ra cây bị chết.

- Đồng thời quá nhiều phân cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến đất trồng cũng như việc trồng trọt sau này.

- Vì thế cần phải bón phân một cách hợp lí, vừa phải để đem lại năng suất cao cho cây trồng đồng thời bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.

Trần Hoài Thương
3 tháng 4 lúc 20:01

Theo em ý kiện của bạn không đúng vì:

- Bón phân nhiều tức nghĩa là lượng dinh dưỡng để cung cấp cho cây cũng nhiều nên cây sẽ có khả năng hấp thụ không kịp các chất dinh dưỡng sinh ra cây bị chết.

- Đồng thời quá nhiều phân thì cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến đất trồng cũng như việc trồng trọt  của sau này.

- Vì thế chúng ta cần phải bón phân một cách hợp lí, vừa phải để đem lại năng suất cao cho cây trồng đồng thời bảo vệ môi trường và sức khỏe của con người.