Viết một đoạn văn bình khổ 2 hoặc khổ 3 của bài thơ.
Viết một đoạn văn bình một khổ thơ trong bài mà em thích.
Bình luận về một khổ thơ yêu thích (Khổ thơ đầu) :
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Khổ thơ đầu mở một bức tranh mùa xuân thiên nhiên bình dị, đơn sơ nhưng không kém phần nên thơ và sâu sắc. Mùa xuân của Thanh Hải chỉ đơn giản là một bông hoa tím mọc lên giữa dòng sông xanh, và tiếng chim chiền chiện trong trẻo, màu sắc nhẹ, hài hòa, tràn đầy sức sống. Những thanh âm, màu sắc, hình ảnh ấy kết tụ thành “giọt long lanh”, để rồi tác giả không ngần ngại mà “hứng” lấy. Mùa xuân đất trời thiên nhiên tươi đẹp không chỉ được cảm nhận bằng thị giác, thính giác, mà còn bằng xúc giác nữa.
Ý nghĩa - Giá trị- Về nội dung: Học sinh cảm nhận được tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời và ước nguyện chân thành muốn được cống hiến cho đất nước của nhà thơ.
- Về nghệ thuật: Học sinh phân tích được giá trị biểu đạt của thể thơ năm tiếng, với nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca cũng như những hình ảnh đẹp, giản dị mà giàu tính biểu cảm, cùng những ẩn dụ, so sánh chuyển đổi cảm giác mà tác giả sử dụng.
khi người đọc 3 khổ hạt gạo làng ta cảm nghĩ như thế nào hoặc ( em hãy viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em 3 khổ thơ Đầu trong bài thơ hạt gạo làng ta (Đoạn thơ phần đọc hiểu)) GIÚP MILK VỚI NHA
- Đoạn thơ đầu:
+ Nhà thơ đã khẳng định hạt gạo thấm đẫm hương vị phù sa của dòng sông quê hương.
+ Hạt gạo kết tinh của đất trời, từ những gì tinh túy nhất của thiên nhiên. + Hạt gạo còn mang hương thơm của những bông sen trong hồ nước đầy
+ Trong những hạt gạo thơm dẻo ấy còn có cả lời hát ngọt bùi đắng cay - kết tinh của quá trình lao động chăm chỉ của người nông dân
=> Tác giả nhắn nhủ chúng ta biết các trân trọng từng hạt gạo được làm ra bởi nó không chỉ là kết tinh từ những gì tinh túy nhất của đất trời mà còn là của người nông dân "chân lấm tay bùn"
- Đoạn thơ thứ hai:
+ Một lần nữa nhà thơ nhấn mạnh để có được hạt gạo dẻo thơm trong mỗi bữa ăn khong phải điều dễ dàng mà phải trải qua "bão tháng bảy", "mưa tháng ba" - những hiện tượng thiên tai gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người.
+ Hơn nữa người nông dân còn phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt: trưa tháng sáu
+ Biện pháp so sánh "Nước như ai nấu chết cả cá cờ" - khắc họa sự khắc nghiệt của thời tiết nhưng "mẹ"-người nông dân vẫn xuống đồng cấy lúa
=> Gợi sự thương cảm cho những người nông dân trong quá trình lao động phải đối diện với biết bao khó khăn của thời tiết.
- Đoạn thơ thứ ba: hạt gạo làng ta gắn với những năm chống Mỹ đồng thời nói lên tình trạng nước ta lúc bấy giờ
+ Hạt gạo gắn với lịch sử dân tộc dường như chính bản thân hạt gạo ấy đã đóng góp giúp thế hệ trẻ lên đường đánh giặc
+ Nghệ thuật so sánh "Những năm băng đạn/ Vàng như lúa đồng" -> Hạt gạo làng ta đã cùng đồng hành với con người xuyên suốt thời gian lịch sử trợ giúp con người bảo vệ độc lập Tổ quốc
- Nghệ thuật: lối thơ hiện đại với ngôn từ phóng khoáng không hề gò bó, tứ thơ kiểu mới giàu cảm xúc, dễ thể hiện tình cảm; hình ảnh thơ gần gũi các biện pháp tu từ được kết hợp nhuần nhuyễn
- Nội dung: Cho thấy sự vất vả của người nông dân khi làm ra hạt gạo nuôi sống con người và tầm quan trọng của hạt gạo xuyên suốt chiều dài lịch sử --> biết trân quý hơn về ý nghĩa của sự lao động sớm nắng chiều mưa của người dân chân lấm tay bùn để tạo ra hạt vàng đáng quý không chỉ sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá.
Viết đoạn văn diễn dịch, quy nạp hoặc T-P-H khoảng 10 -12 câu trình bày cảm nhận về các hình ảnh, khổ thơ, bài thơ sau:
a. Khổ 3 bài thơ “Nhớ rừng” – Thế Lữ
Tham khảo
Những câu thơ trên diễn tả kỉ niệm của con hổ khi còn ở rừng. Nói về cuộc sống tự do giữa chốn rừng thẳm. Ở đó, hổ thực sự được hưởng một cuộc sống tươi đẹp mà thiên nhiên đã dành cho nó.Nào đâu những đếm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? Bên bờ suối, một con hổ dữ tợn uống nước, rình mồi. Tác giả nâng uy quyền của con hổ bằng cách cho nó đối diện với thiên nhiên mà nó đều chế ngự. Qua đó càng thể hiện sự uy nghiêm, dũng mãnh của con hổ.ua hai câu thứ tám và chín của bài thơ Nhớ rừng”, nhà thơ Thế Lữ miêu tả sống động hình ảnh con hổ trong cảnh hoàng hôn thật dữ dội, bi tráng. Bức tranh rực rỡ trong màu đỏ: đỏ của máu lênh láng, đỏ của mặt trời gay gắt. Nhà thơ dùng chữ mảnh để gọi mặt trời, tưởng như mặt trời cũng bé đi trong mắt nhìn loài hổ. Không khí chết chóc bao trùm, gợi lên do máu lênh láng, do giây phút hấp hối gay gắt của mặt trời. Chỉ ít phút nữa vũ trụ sẽ chết lặng, ngự trị trong bóng tối, chỉ còn có oai linh của hổ. Đấy là điểm cao trào nhất của quyền lực, con hổ như đấng tối cao, cai quản cả vũ trụ bao la rộng lớn và gần như sự bất tử. Qua đó, làm nhấn mạnh vị thế của con hổ khi còn trong rừng, đồng thời làm tăng thêm sức hấp dẫn của bài thơ.
Em hãy viết đoạn văn cảm nhận về chú bé Lượm qua khổ 2 và khổ 3 bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu. Trong đoạn văn em viết có sử dụng câu trần thuật đơn (gạch dưới câu văn đó).
Tham khảo:
Chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái xắc xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”, “mồm huýt sáo vang”, khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Chim Chích / là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam.( Câu trần thuật đơn) Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi. Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. Hình ảnh chú bé hồn nhiên, đáng yêu ngân vang mãi trong những dòng thơ cuối bài như một lời nhắn nhủ: Lượm sẽ còn sống mãi trong trái tim mỗi chúng ta.
Tham khảo:
Cứ vào những mùa thu lá rụng , ở nước Pháp xa xôi tôi lại nhớ về Việt Nam ngày còn kháng chiến, nhớ về đứa cháu thân yêu đã hi sinh mà tôi thường gọi bằng cái tên trìu mến : ‘ Lượm’!
Hai chú cháu tôi quen nhau tình cờ như một sự sắp đặt thú vị ở phố Hàng Bè, Thành phố Huế. Thoạt nhìn cái dáng loắt choắt, gầy gầy, đôi chân thoăn thoắt như nhún nhẩy, cái đầu nghênh nghênh, tự cao, kiêu hãnh, tôi đoán ngay, đây là một cậu bé nhanh nhẹn, hoạt bát liền bắt chuyện làm quen như công việc thường nhật của một nhà Cách mạng. Chú bé cởi mở dẫn tôi đi trên cánh đồng thơm mùa lúa chín vừa huýt sáo vừa nhảy nhót như chú chim chích hồn nhiên và vô tư. Khẽ khàng đến mức độ cẩn trọng, từ tốn, cậu bé nắm tay tôi đi nhè nhẹ: ‘Chú Tố Hữu biết không, con đường hai chú cháu mình đang đi chính là con đường tắt tới đồn Mang Cá – nơi cháu đang làm việc. Cháu thường xuyên đi lien lac qua con đường này nên cứ chiều chiều lại được nghe tiếng chim đa đa hót vui ơi là vui ! Còn thích hơn cả ở nhà ấy chứ !’
Nhìn cái cách Lượm kể lể mới đáng yêu làm sao, chẳng khác gì một đứa trẻ lần đầu tập đọc, hai má đỏ ửng như trái bồ quân , híp mí cười ngộ nghĩnh :’ Thôi ! Chào đồng chí ‘
Cậu bé mãi lúc một xa theo cái bong nhỏ tung tăng chiếc xắc và mũ ca lô đội lệch bên đầu. Cách cái ngày tôi gặp Lượm không xa thì khoảng đầu tháng sáu, dưới chiến khu có gửi lên cho tôi một bức thư mà mới thoáng qua dòng đầu tôi đã không kìm được nước mắt : ‘Lượm ! Cháu tôi !’. Trong một lần đưa thư khẩn cấp, mọi người đều ra chiến dịch, Lượm đành phải nhận trách nhiệm của một chiến sĩ đưa thư nhỏ tuổi. Cậu bé bỏ thư vào bao và mỉm cười hạnh phúc như niềm tự hào được đi đánh trận. Mặc bom, mặc đạn, cứ thế đường ta đi, sợ chi cái chết. Cậu bé chạy như bay trên con đường quê một màu lúa chin tay giữ chặt chiếc xắc bên mình. Thế rồi….’Lượm !’ Tôi nghẹn ngào không nói nên lời : Lượm đã hi sinh !
Ngay cả khi lìa khỏi trần đời, tay em vẫn nắm chặt bức thư như hình ảnh một chiến sĩ quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập của dân tộc. Trên cánh đồng dường như vẫn phảng phất trong hương sữa lời cậu bé nói với tôi như lần đầu gặp mặt : hồn nhiên, vô tư, nhí nhảnh. Giờ đâu còn hình ảnh Lượm của ngày xưa, đâu còn chú chim chích như ngày nào vừa huýt sáo, vừa nhảy nhót trên đồng.
Cái chết của Lượm như một ngòi sung thúc dục nhân dân ta chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc. Lượm mãi mãi khắc sâu trong tâm trí tôi về một chiến sĩ nhỏ tuổi gan dạ, dũng cảm, quên đi cái ‘tôi’ của mình để bảo vệ cái ‘tôi’ lớn hơn. Đó là cái ‘tôi’ của Việt Nam trước bạn bè thế giới.
trong bài thơ gặp lá cơm nếp em thích nhất khổ thơ nào hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ đó ?
1. Viết đoạn văn (8-10 câu) nêu cảm nhận sâu sắc nhất về 1 hình ảnh thơ hoặc khổ thơ trong "Tiếng gà trưa" mà em thích.
2. Từ tinh thần của khổ thơ cuối bài thơ "Tiếng gà trưa", em hãy viết đoạn văn (10 câu trở lên) nêu suy nghĩ của bản thân về lí tưởng sống của thanh niên, học sinh hiện nay.
Bà không chỉ là người chăm lo cho cháu đấy đủ về vật chất mà còn là người làm cho tuổi thơ của cháu thêm đẹp, thêm huyền ảo như trong truyện. Người bà có trái tim nhân hậu, người bà kì diệu đã nhóm dậy, khơi dậy, giáo dục và thức tỉnh tâm hồn đứa cháu để mai này cháu khôn lớn thành người. Người bà kì diệu như vậy ấy, rất giản dị nhưng có một sức mạnh kì diệu tứ trái tim, ta có thể bắt gặp người bà như vậy trong “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh
Tham khảo nha
Học Tốt
# mui #
Tham khảo nha:https://hoidap247.com/cau-hoi/473645
Khổ thơ cuối bài thơ " tiếng gà trưa" là động lực ý chí chiến đấu của nhân vật trữ tình . Tiếng gà trưa khơi lên ngọn lửa yêu nước nhiệt thành biểu hiện cao độ của nó là ý chí quyết tâm chiến đấu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ xóm lang , bảo vệ bà , bảo vệ cuộc sống thanh bình của nhân dân , bảo vệ những điều đẹp đẽ và thiêng liêng trong kí ức .
"Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ"
Đây là hình ảnh kết thúc bài thơ đẹp mang nhiều ý nghĩa khái quát rất sâu sắc , đó là ước mơ tuổi thơ đã đi vào giấc ngủ đẹp vs ổ trứng hồng , đó là hạnh phúc nhỏ bé giản dị mà trong lành tinh khiết của trẻ em vùng nông thôn VN thời chiến tranh gian khổ . Điệp từ " vì" nhắc lại 4 lần nêu cao mục đích chiến đấu cụ thể rõ ràng . Vì tổ quốc , vì nhân dân trong đó có ng bà của mik , lời thơ tâm tình như 1 lời tâm sự hướng về ng bà thân yêu vừa là lời tự nhủ mik hãy quyết chí đấu tranh bảo vệ hòa bình đất nước . Đoạn thơ hay , xúc động bởi nó là sự hòa quyện thắm đượm tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước !!!!
Thanh niên là lực lượng lao động chủ yếu của xã hội. Thanh niên là lực lượng kế thừa sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tương lai đất nước trở nên như thế nào tất cả phụ thuộc vào sự rèn luyện của thế hệ thanh niên hôm nay. Bởi thế, để thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm ấy, mỗi thanh niên phải xây dựng lý tưởng sống cao đẹp. Lý tưởng sống của thanh niên không có gì khác ngoài lý tưởng yêu nước.
Lí tưởng sống là mục đích tốt đẹp, là ý nghĩa cuộc đời mà mỗi con người muốn hướng tới. Người có lí tưởng sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động để hoàn thiện mình hơn, giúp ích cho bản thân, gia đình, xã hội, đất nước và nhân loại.
Lí tưởng quyết định sự thành công của con người trong cuộc sống. Lí tưởng dẫn dắt sự nghiệp, tăng thêm sức mạnh cho con người để đạt thành công. Lí tưởng cho ta sức mạnh vượt qua khó khăn và thử thách trong cuộc sống. Lí tưởng sống của thanh niên hôm nay sẽ quyết định tương lai của đất nước.
Thanh niên là người còn trẻ, đang độ tuổi trưởng thành; là những người có ước mơ, khát vọng tràn đầy, mãnh liệt; có thể phát triển, trí tuệ, tư duy cũng phát triển nên có khả năng thực hiện được hoài bão của mình.
Thanh niên là những người chủ tương lai của đất nước như Bác Hồ kính yêu đã nói: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Thanh niên là chủ thể của thế giới, là nguồn động lực giúp cho xã hội phát triển, là những người không ngừng được nâng cao về chất lượng; thể lực, trí tuệ ngày càng phát triển, được học hành cao hơn, tiếp thu nhiều với công nghệ hiện đại.
Mỗi thanh niên sẽ có quan niệm của mình về lí tưởng, tùy thuộc vào hoàn cảnh, trình độ, cách sống của mình. Lí tưởng sống của thanh niên có nhiều mặt: lí tưởng chính trị, lí tưởng nghề nghiệp, lí tưởng thẩm mĩ,... Thế nhưng nó luôn lấy lời dạy của Bác làm cốt lõi, nền tảng để phát triển để hướng đến: Chúng ta không một phút nào được quên lí tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho Tổ quốc ta hoàn toàn độc lập, cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta…
Lí tưởng của thanh niên trong thời kì chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc: phấn đấu vì độc lập, tự do cho Tổ quốc, tất cả cho Tổ quốc quyết sinh. Đã có hàng triệu thanh niên lên đường ra trận, dũng cảm chiến đấu, hi sinh cuộc đời thanh xuân nhất của mình, góp sức quan trọng, cùng toàn dân tộc đánh thắng hai kẻ thù hùng mạnh của thời đại là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, hoàn thành được sứ mệnh vinh quang bằng xương máu. (Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác – Lí Tự Trọng).
Lí tưởng của thanh niên thời nay: Phấn đấu cho chủ nghĩa xã hội toàn thắng, phải xây dựng Việt Nam trở thành một nước “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Thanh niên ngày nay phải lĩnh sứ mệnh vô cùng cao cả và thiêng liêng, sứ mệnh xây dựng Việt Nam trở thành một quốc gia hùng mạnh và hội nhập kinh tế thế giới.
Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống. (L. Tolstoi)
Một số thanh niên không có lí tưởng sống, hoặc lí tưởng sống mờ nhạt. Do được bố mẹ nuông chiều, thiếu sự giáo dục, hoặc do tác động của cơ chế thị trường, nhiều thanh niên lo ăn chơi, hưởng thụ, sống buông thả, sa vào các tệ nạn xã hội. Đại đa số thanh niên hiện nay không quay lưng với quá khứ của dân tộc. Họ thừa kế và phát huy truyền thống của các thế hệ đi trước đã khẳng định tiếng nói và lí tưởng sống của mình, ra sức phấn đấu trên những lĩnh vực cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh và hội nhập quốc tế:
Tham gia chiến dịch mùa hè xanh: phong trào trí thức trẻ tình nguyện; thanh niên tình nguyện vì cộng đồng về nông thôn, miền núi giúp đỡ người nghèo, xây dựng cầu, đường; giúp đỡ thanh niên lầm lỡ hoàn lương, các hộ nghèo trong xã hội, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; tham gia giải quyết vấn đề dân sinh bức xúc tại địa phương…
Thanh niên nên ra sức học tập, nhanh chóng nắm bắt khoa học công nghệ hiện đại ở mọi lĩnh vực để phát triển đất nước: những chiến thắng vẻ vang liên tiếp của đội tuyển Robocon Việt Nam, những tấm huy chương vàng, huy chương bạc từ những môn Olympic Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, đến những giải thể thao hàng đầu của châu lục và thế giới.
Thanh niên phải xả thân với nhiệm vụ đấu tranh chống lại bọn tội phạm, chống thiên tai, chống đói nghèo lạc hậu, nuôi dưỡng bản thân, gia đình, đưa đất nước phát triển và hội nhập cùng quốc tế. Nhiều phong trào, nhiều cuộc vận động, nhiều công trình, nhiều dự án lớn đã thu hút hàng vạn thanh niên tham gia và tạo nên những thành tích lớn, thúc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và đổi mới toàn diện đất nước: giúp nhau lập nghiệp vì dân giàu nước mạnh, xây dựng nếp sống văn minh đậm đà bản sắc dân tộc, 4 đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp, 5 xung kích phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ Tổ quốc…
Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu nêu suy nghĩ của em về khổ 1 và khổ 2 của bài thơ Ông đồ trong đó có sử dụng câu ghép và ghép nối để liên kếtViết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu nêu suy nghĩ của em về khổ 1 và khổ 2 của bài thơ Ông đồ trong đó có sử dụng câu ghép và ghép nối để liên kết
Gợi ý cho em đoạn văn của chị:
Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ xuất sắc của phong trào thơ mới trong đó bài thơ ''Ông đồ'' đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Khổ 1 và 2 của bài thơ đã làm nổi bật nét đẹp truyền thống ngày Tết và tài năng của ông đồ. Cụm từ ''mỗi năm'', ''hoa đào nở'', ''ông đồ già'' cho thấy vòng lặp của thời gian mỗi năm với những dấu hiệu quen thuộc của người dân là hoa đào và ông đồ. Hình ảnh ''mực tàu'', ''giấy đỏ'' là hình ảnh quen thuộc mỗi khi ông đồ xuất hiện để lưu dấu ấn của những nét họa của người nghệ sĩ tài năng. ''Phố đông người'' cho thấy sự nhộn nhịp của con phố ngày xuân. Và (Phép nối) hơn cả, tác giả sử dụng các cụm từ ''bao nhiêu người'', ''thuê'', ''tấm tắc'', ''ngợi khen'', ''tài'', ''hoa tay'', ''thảo'' cho thây tài năng của ông đồ được rất nhiều người đón nhận. Nhà thơ Vũ Đình Liên còn sử dụng thành ngữ ''phượng múa rồng bay'' để làm nổi bật tài năng của ông đồ và ông đồ là người nghệ sĩ tạo ra những nét bút đẹp như tranh (Câu ghép). Qua khổ thơ cho thấy sự yêu mến tài năng cũng như sự nể trọng của nhà thơ với ông đồ
_mingnguyet.hoc24_
viết một đoạn văn nêu cảm súc của bài thơ Việt Nam quê hương ta. (viết đoạn văn từ 150 chữ đến 200 chữ, làm về khổ 2 và khổ 3 thôi, từ quê hương biết mấy thân yêu đến súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa)
bạn tham khảo
Nhà thơ Nguyễn Đình Thi có rất nhiều tác phẩm hay viết về quê hương, đất nước. Một trong số đó là bài thơ “Việt Nam quê hương ta”:
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn”
Những câu thơ mở đầu bài thơ giúp hình dung về phong cảnh và con người Việt Nam. Với bốn câu thơ đầu tiên, tác giả đã khắc họa phong cảnh rộng lớn, hùng vĩ nhưng cũng rất nên thơ, trữ tình. Những hình ảnh tiêu biểu cho đất nước, con người Việt Nam được tác giả khắc họa như: “biển lúa, cánh cò, đỉnh Trường Sơn, áo nâu nhuộm bùn, đất nghèo, hoa thơm quả ngọt”. Cùng với đó là đức tính tốt đẹp của người Việt Nam - sự vất vả, cần cù nhưng vẫn giữ phẩm chất tốt đẹp. Đến bốn câu thơ sau, nhà thơ đã cho người đọc thấy được truyền thống đánh giặc bảo vệ đất nước. Từ bao đời nay, dân tộc Việt Nam đã phải đối mặt với những kẻ thù xâm lược. Nhưng trong hoàn cảnh đó, nhân dân ta vẫn kiên cường, đoàn kết đấu tranh chống lại kẻ thù. Nhiều anh hùng đã đứng lên lãnh đạo nhân dân bảo vệ đất nước. Tóm lại, tám câu thơ đầu giúp người đọc hiểu được vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ cũng như vẻ đẹp người lao động cần cù, vẻ đẹp của truyền thống chống giặc ngoại xâm, tấm lòng thủy chung son sắc, sự tài hoa khéo léo của con người.
Khi đọc những câu thơ tiếp theo, người đọc sẽ hiểu hơn về phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam:
“Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa
Đó là tinh thần kiên cường, bất khuất (chịu nhiều đau thương, chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên, đạp quân thù xuống đất đen) và chịu thương chịu khó (súng gươm vứt bỏ lại hiền hơn xưa). Cùng với tình nghĩa thủy chung - “yêu ai yêu trọn tấm lòng thuỷ chung”. Và cả sự tài hoa, khéo léo của con người - “tay người như có phép tiên”. Từ những sự vật tưởng chừng như khó nhất cũng có thể tạo nên được những kiệt tác. Nguyễn Đình Thi đã bộc lộ lòng tự hào, tình yêu sâu sắc dành cho con người, đất nước Việt Nam.
Như vậy, bài thơ “Việt Nam quê hương ta” đã để lại cho người đọc nhiều cảm xúc sâu sắc. Đồng thời, chúng ta cũng thêm yêu hơn quê hương, đất nước của mình.
Chọn một khổ thơ ( tối thiểu 4 câu thơ) trong một bài thơ mà em thích. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ đó.
xin các bạn đó. pls