Những câu hỏi liên quan
Trúc Quỳnh
Xem chi tiết
_silverlining
24 tháng 2 2017 lúc 21:52

Bác Hồ từng tự sự: "Ngâm thơ ta vốn không ham / Nhưng mà trong ngục biết làm sao đây?". Và bởi thế, ra đời trong những năm tháng Bác bị giam cầm, tập thơ "Nhật kí trong tù” từng được ví như một đoá hoa mà vô tình văn học Việt Nam nhặt được bên đường. Toát lên từ tập thơ là một tinh thần "thép" rắn rỏi, lạc quan: “Từ những bài thơ viết trong hoàn cảnh nhà tù dưới chế độ Tưởng Giới Thạch tàn bạo và mục nát toát ra một phong thái ung dung, một khí phách hào hùng, một ý chí sắt đá, một tinh thần lạc quan cách mạng không gì lay chuyển nổi”. Bài thơ "Đi đường" là một trong những số ấy.

“Tài lộ tài tri tẩu lộ nan

Trùng san chi ngoại hựu trùng san

Trùng san đăng đáo cao phong hậu

Vạn lí dư đồ cố miện gian”.

Bài thơ được dịch là:

“Đi đường mới biết gian lao

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng

Núi cao lên đến tận cùng

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.

Bài thơ ra đời trong những năm tháng Bác Hồ bị bắt giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Bác bị chúng giải đi hết nhà lao này đến nhà lao khác. Đường chuyển lao không những dài dặc mà còn vô cùng gian lao, phải trải qua núi non trùng diệp và những vực thẳm hun hút hiểm sâu. Nhưng dẫu vậy, từ trong khổ đau vẫn bừng lên ý chí “thép” mang đậm phong cách Hồ Chí Minh. Bài thơ “Đi đường” - “Tẩu lộ” đã thể hiện rõ điều đó.

“Đi đường mới biết gian lao”

Câu thơ là một nhận định nhưng đồng thời cũng là một chân lí: Có đi đường mới biết những sự vất vả, khó khăn của việc đi đường. Vậy những điều “nan”, “gian lao” ấy là gì?

“Núi cao rồi lại núi cao trập trùng"

Đường chuyển lao là những con đường đi qua các vùng núi hiểm trở của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Tầng tầng lớp lớp những ngọn núi tiếp nối nhau chạy mãi đến chân trời. Hết ngọn núi này lại đến ngọn núi khác. vậy nên mới có hình ảnh “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”. Trong nguyên văn chữ Hán là “Trùng san chi ngoại hựu trùng san”. “Trùng san” có nghĩa là trùng trùng lớp lớp núi cao; “hựu” là “lại", câu thơ mang ý nghía: trùng trùng núi cao bên ngoài lại có núi cao trùng trùng. Một câu thơ mà có tớỉ hai chữ “trùng san", huống chi lại có chữ “hựu”, bởi vậy, câu thơ nguyên gốc gợi nên hình ảnh những đỉnh núi nhọn hoắt cao vút trời xanh trập trùng chạy mãi đến chân trời. Con đường ấy, mới chỉ nhìn thôi đã thấy đáng sợ. Nếu tù nhân là một người tù bình thường, ắt hẳn họ đã bị nỗi sợ hãi làm cho yếu mềm, nhụt chí. Nhưng người tù ấy lại là một người cộng sản vĩ đại Hồ Chí Minh. Và bởi vậy, hai câu thơ cuối bài đã thực sự thăng hoa:

“Trùng san đăng đáo cao phong hậu

Vạn lí dư đồ cố miện gian”

Hai câu thơ được dịch khá sát là:

“Núi cao lên đến tận cùng

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.

Sau những vẩt vả, nhọc nhằn của con đường leo núi, khi đã lên đến tận đỉnh người tù cách mạng được chứng kiến một hình ảnh vô cùng hùng vi “muôn trùng nước non”. Theo tâm lí thông thường, trên con đường gian lao trập trùng đồi núi, khi lên đến đỉnh, con người dễ lo lắng, mệt mỏi khi nghĩ đến con đường xuống núi dốc thẳm cheo leo và những quả núi ngút ngàn khác. Nhưng Hồ Chí Minh thì ngược lại. Điều Người cảm nhận là niềm ty hào, sung sướng khi được đứng từ trên đỉnh cao chiêm ngưỡng sự hùng vĩ bao la của nước non, vũ trụ. Hình ảnh “thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” thật hào sảng. Nó gợi đến hình ảnh bé nhỏ của con người đang đối diện trước cái mênh mông, trập trùng của giang san. Con người ấy không choáng ngợp trước sự kì vĩ của đất trời mà rất vui sướng, bồi hồi như lần đầu tiên được tận mắt nhìn thấy gương mặt của nước non. Chính cảm quan ấy đã nâng vị thế con người sánh ngang tầm non nước. Đứng trước một sự thật khách quan, mỗi con người có một cảm nhận khác nhau. Cảm nhận ấy phụ thuộc vào thế giới quan và bản lĩnh của con người, ở Hồ Chí Minh Người đã có những cảm nhận lạc quan, tươi sáng về cuộc đời. Người không bị cái nhọc nhằn của thể xác lấn át đi ước mơ, khát vọng và lí tưởng mà ngược lại, đã vượt qua gian lao để khẳng định ý chí bền bỉ, sắt đá và niềm lạc quan, tin tưởng vào cách mạng của bản thân mình. Đó là tinh thần thép là vẻ đẹp tâm hồn Bác.

Bài thơ "Đi đường" - "Tẩu lộ" không chỉ là bức tranh về con đường chuyển lao đầy rẫy nhọc nhằn trở ngại, đó còn là bức tranh chân dung tinh thần tự họa Hồ Chí Minh. Từ bài thơ, người đọc có thể cảm nhận hình ảnh Bác vừa có thần thái ung dung, bình tĩnh của một bậc tiên phong đạo cốt vừa có nét kiên cường rắn rỏi, đầy lạc quan của một người chiến sĩ cách mạng. Và như thế, bài thơ "Đi đường" - "Tẩu lộ" cùng với nhiều bài thơ khác trong tập thơ "Nhật kí trong' tù" thực sự là một đoá hoa đáng trân trọng của văn học Việt Nam.


Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Lưu Ngọc Hải Đông
30 tháng 4 2017 lúc 15:10

2. Đây là một bài thơ tứ tuyệt. Thơ tứ tuyệt có kết cấu như sau:

Câu đầu là khai ( mở ra), câu thứ hai là thừa (triển khai ý của câu đầu), câu thứ ba là chuyển (chuyển ý), câu thứ tư là hợp (tổng hợp vấn đề lại)

Trong bài này, câu khai nêu ra vấn đề: cái khó của sự đi đường. Cái khó này chỉ có thể nhận biết được qua thực tế "tẩu lộ"

Câu thừa triển khai mở rộng ý thơ: Cái khó đó chính là phải vượt hết lớp núi này đến lớp núi khác. Điệp ngữ trùng san cho ta cảm thấy như việc vượt qua đèo núi là vô cùng tận, cái khó của việc đi đường là vô cùng tận

Câu chuyển đã phát triển sang một ý mới: Khi đã vượt các lớp núi lên đến đỉnh cao chót, cái khó của việc đi đường dường như đã tiêu tan hết, người đi đường có thể dừng bước nghỉ ngơi mà ngắm cảnh thiên nhiên hùng vĩ bao la.

Câu hợp mở ra một không gian mênh mông "muôn trùng nước non". Không gian đó được thu cả vào tầm mắt của người đi đường. Đó cũng là cái kết quả thắng lợi chỉ có được sau những ngày đi đường gian lao vất vả

3. Trong bản chữ Hán có các điệp ngữ: tẩu lộ, trùng san; trong bản dịch có điệp ngữ: núi cao. Các điệp ngữ này góp phần miêu tả cái gian khổ chồng chất tưởng chừng như không bao giờ chấm dứt của việc vượt qua hết lớp núi này đến lớp núi khác vô cùng, vô tận

4.Câu 2: Trùng san chi ngoại hựu trùng san

- Điệp từ: trùng san\(\rightarrow\)Nói về những khó khăn chồng chất mà người đi đường phải vượt qua tưởng chừng vô tận

Câu 4: Vạn lí dư đồ cố miện gian

\(\rightarrow\)Muôn dặm nước non thu vào trong tầm mắt

\(\rightarrow\)Ngụ ý về đường đời, đường cách mạng

Hai câu này ngoài ý nghĩa miêu tả còn có một ý nghĩa triết lí: Con đường cách mạng quả là lâu dài, gian khổ nhưng sẽ có ngày tới được đỉnh cao của chiến thắng vinh quang

5. Bài thơ này là bài thơ kể chuyện đi đường và qua đó nêu lên một chân lí về con đường đấu tranh cách mạng: Cố gắng vượt qua thử thách sẽ đạt được mục đích cao đẹp

Bình luận (0)
CÔNG CHÚA THẤT LẠC
15 tháng 1 2019 lúc 18:35

Trả lời:

Nếu như câu 2 tập trung vẽ ra cảnh núi non trùng điệp kéo dài bao la qua thủ pháp điệp ngữ thì câu 4 vẽ ra tư thế đĩnh đạc, đường hoàng cũng như tâm thế sảng khoái bay bổng của thi nhân. Dường như ta bắt gặp nhà thơ đang dang rộng bàn tay như muốn ôm cả non sông đất trời, đón nhận cảnh sắc thiên nhiên bao la, khoáng đạt trong niềm sung sướng của một con người vừa vượt qua một chẳng đường đi vất vả. Hình tượng nhân vật trữ tình trong câu 4 vững chãi và kì vĩ giữa cái bao la của đất trời.

Song hai câu thơ không chỉ có ý nghĩa miêu tả mà còn là một bài học thấm thía, sâu sắc mà ngắn gọn về đường đời: nếu kiên trì, chịu khó vượt qua gian lao chồng chất, nhất định sẽ tới thắng lợi vẻ vang.

Bình luận (0)
CÔNG CHÚA THẤT LẠC
15 tháng 1 2019 lúc 18:41

Đề bài:

Câu 1. Đọc kĩ các phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, chú thích để hiểu rõ nghĩa các câu thơ.

Trả lời:

Đối chiếu giữa nguyên tác với bản dịch nghĩa, dịch thơ:

– Nguyên tác viết theo thể tứ tuyệt Đường luật nhưng dịch thơ theo thể lục bát -> thể thơ lục bát mặc dù uyển chuyển, tự nhiên nhưng đã làm giảm đi chất thép cứng cỏi trong bài.

– Điệp ngữ tẩu lộ – tẩu lộ, trùng san- trùng san- trùng san gợi ra sự điệp trùng, cái vất vả người tù phải đối mặt, bản dịch làm mất điệp ngữ ở câu mở đầu.

– Trùng san nghĩa là lớp núi trùng điệp nhưng bản dịch lại dịch là núi cao.

Đề bài:

Câu 2. Tìm hiểu kết cấu bài thơ (gợi ý: dựa vào mô hình kết cấu bài tứ tuyệt Đường luật – khai, thừa, chuyển, hợp – đã được biết ở lớp dưới; chú ý mối liên hệ lô-gíc giữa các câu thơ và vị trí của câu thứ ba).

Trả lời:

Bài thơ biểu hiện rõ nét kết cấu thể thơ tứ tuyệt đường luật, bám theo trình tự kết cấu này chúng ta nắm được mạch triển khai tứ thơ.

– Câu đầu (khai) – mở ra ý thơ: nhắc tới sự khó khăn là điều hiển nhiên của người đi đường, ý thơ thấm thía từ sự trải nghiệm của người đi trên hành trình gian nan ấy.

– Câu thừa – mở rộng, triển khai, cụ thể hóa ý thơ: Những khó khăn, gian khổ của người đi đường được cụ thể hóa bằng hình ảnh núi non lớp lang, trùng điệp, hiểm trở là quãng đường mà người đi phải vượt qua.

– Câu chuyển – chuyển ý (câu quan trọng để bộc lộ ý thơ trong bài thơ tứ tuyệt): Khi vượt qua hết những khó khăn, khổ cực sẽ lên đến đỉnh cao chót vót.

– Câu hợp – gắn kết với câu chuyện để tổng kết, thâu tóm ý thơ: đứng trên đỉnh cao nước non ngàn dặm thu vào tầm mắt.

Đề bài:

Câu 3. Việc sử dụng các điệp ngữ trong bài thơ (cả ở bản chữ Hán và bản dịch thơ) có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?

Trả lời:

Điệp ngữ: trùng san, tẩu lộ nhằm:

+ Tạo âm hưởng, nhịp điệu cho bài thơ.

+ Nhấn mạnh những khó khăn, gian khổ mà người đi đường phải vượt qua.

+ Khẳng định tinh thần cứng cỏi của người khi vượt qua những điều chông gai.

Đề bài:

Câu 4. Phân tích câu 2 và câu 4 để làm rõ nỗi gian lao của người đi đường núi và niềm vui sướng của người đứng trên cao ngắm cảnh. Hai câu thơ này, ngoài ý nghĩa miêu tả, còn ngụ ý gì nữa không?

Trả lời:

Nếu như câu 2 tập trung vẽ ra cảnh núi non trùng điệp kéo dài bao la qua thủ pháp điệp ngữ thì câu 4 vẽ ra tư thế đĩnh đạc, đường hoàng cũng như tâm thế sảng khoái bay bổng của thi nhân. Dường như ta bắt gặp nhà thơ đang dang rộng bàn tay như muốn ôm cả non sông đất trời, đón nhận cảnh sắc thiên nhiên bao la, khoáng đạt trong niềm sung sướng của một con người vừa vượt qua một chẳng đường đi vất vả. Hình tượng nhân vật trữ tình trong câu 4 vững chãi và kì vĩ giữa cái bao la của đất trời.

Song hai câu thơ không chỉ có ý nghĩa miêu tả mà còn là một bài học thấm thía, sâu sắc mà ngắn gọn về đường đời: nếu kiên trì, chịu khó vượt qua gian lao chồng chất, nhất định sẽ tới thắng lợi vẻ vang.

Đề bài:

Câu 5. Theo em, đây có phải là bài thơ tả cảnh, kể chuyện không? Vì sao? Hãy nêu vắn tắt nội dung ý nghĩa bài thơ.

Trả lời:

– Bài thơ không đơn thuần là miêu tả và kể về hành trình đi đường.

– Mượn chuyện đi đường với muôn vàn khó khăn, thử thách để vươn tới đỉnh cao Người muốn nhắn nhủ bài học kinh nghiệm về đường đời, con đường cách mạng gian lao, lâu dài và nhất định thắng lợi.

– Lời thơ bình dị, cô đọng, chân thực nhưng lại hàm chứa tính triết lý sâu sắc.

Bình luận (0)
Âu Dương Linh Nguyệt
Xem chi tiết
Phương Thảo
10 tháng 2 2017 lúc 20:36

Câu thơ thứ hai miêu tả cái khó khăn vất vả triền miên của người đi bộ đường núi. Nghệ thuật điệp ngữ trùng san (lớp núi) và chữ hữu (lại) đà góp phần làm nổi bật, nhấn mạnh và làm sâu sắc ý thơ. Câu thơ dường như thấp thoáng có bóng dáng nhân vật trữ tình - người tù cách mạng Hồ Chí Minh. Người đã từng trải qua bao lần chuyển lao bằng đường núi đầy khổ ải. Từ sự thấm thìa vể nỗi gian lao triển miên của người đi đường núi, Người suy ngẫm về con đường cách mạng, con đường đời. Trong thơ Đường, câu chuyển thường có vị trí riêng, nổi bật, nhiều khi vút lên bất ngờ làm chuyển cả mạch thơ. Câu thứ ba trong bài thơ là câu bản bề, nối tiếp hai phần nội dung của bài thơ. Hai câu thơ đẩu là nồi gian lao của việc đi đường, sự tiếp nối trùng điệp của núi non, đến câu thứ ba, mạch thơ đã chuyển sang một hướng khác : mọi gian lao đã kết thúc, đã lùi lại phía sau, người đi dường đà lên đến đỉnh núi cao. Trèo lên đến đỉnh núi cao chót vót (đăng đáo cao phong hậu) là lúc gian lao nhất đồng thời cũng là lúc khó khăn kết thúc, người đi đường dứng ở đỉnh núi cao tột cùng, tha hồ thưởng ngoạn phong cảnh núi non bao la hùng vĩ đang trải ra trước mắt. Như vậy, nỗi gian lao của người đi đường núi dù có chổng chất, triền miên nhưng không phải là vô tận, và cuộc hành trình vô vàn gian nan ấy không phải là vỏ nghĩa. Câu thơ còn một ý nghĩa triết lí sâu xa : đường đời (sự nghiệp cách mạng) có nhiều khó khăn, vất vả nhưng khi đã quyết tâm vượt qua nó thì sẽ có được niểm vui, niềm hạnh phúc to lớn.

Bình luận (0)
Ngọc Nguyễn Minh
10 tháng 2 2017 lúc 20:48

- Câu 2 (thừa) triển khai ý của câu 1: đi đường khó như thế nào. Hình ảnh Núi cao rồi lại núi cao trập trùng đã diễn tả đậm nét những gian lao, khổ ải chồng chất của người đi đường: vừa đi hết lớp núi này lại tới lớp núi khác. Cứ thế, gian khổ dường như triền miên, vô cùng, vô tận.

- Câu 3 (chuyển) đã chuyển ý bài thơ sang một hướng mới: Nếu hai câu đầu đều nói đến nỗi gian lao dường như vô tận của người đi đường thì câu thơ thứ ba nói đến việc người đi đường đã lên tới đỉnh cao chót vót. Đây là lúc bắt đầu một con đường mới, một cuộc đời mới, bằng phẳng và sung sướng, mọi gian lao đều đã ở lại phía sau. Như vậy, nỗi gian lao của người đi đường chồng chất nhưng không phải là vô tận. Hơn nữa, hành trình gian nan đó không phải là vô nghĩa. Phải vượt qua mọi đèo dốc, thác ghềnh dữ dội mới chiếm lĩnh được đỉnh cao. Việc đi đường núi hiển nhiên là thế, mà con đường cách mạng, đường đời cũng thế: "Gian nan rèn luyện mới thành công" (Hồ Chí Minh).

Câu thứ ba trong bài thơ là câu bản bề, nối tiếp hai phần nội dung của bài thơ. Hai câu thơ đẩu là nồi gian lao của việc đi đường, sự tiếp nối trùng điệp của núi non, đến câu thứ ba, mạch thơ đã chuyển sang một hướng khác : mọi gian lao đã kết thúc, đã lùi lại phía sau, người đi dường đà lên đến đỉnh núi cao. Trèo lên đến đỉnh núi cao chót vót (đăng đáo cao phong hậu) là lúc gian lao nhất đồng thời cũng là lúc khó khăn kết thúc, người đi đường dứng ở đỉnh núi cao tột cùng, tha hồ thưởng ngoạn phong cảnh núi non bao la hùng vĩ đang trải ra trước mắt. Như vậy, nỗi gian lao của người đi đường núi dù có chổng chất, triền miên nhưng không phải là vô tận, và cuộc hành trình vô vàn gian nan ấy không phải là vỏ nghĩa. Câu thơ còn một ý nghĩa triết lí sâu xa : đường đời (sự nghiệp cách mạng) có nhiều khó khăn, vất vả nhưng khi đã quyết tâm vượt qua nó thì sẽ có được niểm vui, niềm hạnh phúc to lớn.

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Thể
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Thiện Nhân
21 tháng 2 2023 lúc 10:46

TKKKK:
"Núi cao rồi lại núi cao trập trùng"

Câu thơ thứ hai miêu tả cái khó khăn vất vả triền miên của người đi bộ đường núi. Sử dụng điệp từ "trùng san" (núi cao) nhấn mạnh hơn nữa sự vất vả này, làm cho câu thơ càng trở nên sâu sắc.

"Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non"

Người đi đường sau khi đã vượt qua bao nhiên dãy núi, bao nhiêu gian khổ cuối cùng cũng đứng trên đỉnh núi cao nhất để trông thấy cảnh vật tươi đẹp xung quanh.Ngụ ý câu thơ: Cũng như nỗi vất vả của người đi đường núi để đến được đỉnh núi cao nhất. Con người trong cuộc sống sẽ phải trải qua nhiều khó khăn gian khổ để thấy được vinh quang, cứ đi sẽ đến, cũng như cuộc đấu tranh của nhân dân ta sẽ đi tới thắng lợi vẻ vang.
Bình luận (0)
kanna
Xem chi tiết
anhduc nguyenba
Xem chi tiết
Trần Thị Ngọc Lan
16 tháng 3 2022 lúc 9:02

BP điệp ngữ: làm sao

=> Tác dụng: đặt ra vấn đề và nhấn mạnh cần phải có biện pháp để phát triển kinh tế nhưng không hủy hoại môi trường.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
21 tháng 11 2018 lúc 11:22

Hai câu thơ đầu thiên về tả cảnh, hai câu sau thiên về tả tình

     + Hình ảnh ánh trăng suốt hiện ở “sàng tiền” thể hiện sự thao thức, trăn trở không ngủ được của nhà thơ: Lí Bạch yêu trăng, nhớ quê

 + Câu thơ thứ 2: Ánh trăng tràn ngập không gian đồng nghĩa với việc vị trí ngắm trăng thay đổi từ sàng tiền tới song tiền: tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến

⇒ Hai câu thơ đầu, từ cảnh nhận ra tình

- Hai câu thơ sau: nỗi niềm nhớ cố hương hiện hữu rõ nét

+ Ngẩng đầu nhìn trăng sáng: Vầng trăng thanh tĩnh, sáng dịu hiền hiện ra, đây là đêm trăng đẹp nhưng yên tĩnh

→ Mối quan hệ nhân quả giữa cảnh và tình tác động qua lại: Vì trăng sáng nên không ngủ được, không ngủ được càng thấy trăng sáng hơn, đẹp hơn

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
10 tháng 1 2019 lúc 10:34

Nhà thơ Lí Bạch đã miêu tả thác nước vào lúc có mặt trời chiếu rọi:

+ Thác nước bọt tung, nước tỏa ra sương khói, mặt trời chiếu xuống tạo ra những tia khói huyền ảo

 

+ Thác nước trở nên đẹp hơn nhờ ánh nắng mặt trời, giống như lư hương khổng lồ tỏa lên bầu trời

- Ý nghĩa: Khi tả núi Hương Lô có tác dụng làm nổi bật thác nước lung linh, huyền ảo của tạo hóa.

Bình luận (0)
Thanh Cris
Xem chi tiết

a. Câu văn thuộc kiểu câu nghi vấn.

b. - Hình thức: chứ từ "làm sao".

- Chức năng: dùng để hỏi, tự hỏi.

c. Điệp ngữ "Làm sao để" nhấn mạnh những băn khoăn của tác giả, qua đó đưa đến nội dung vấn đề mà văn bản biểu đạt: biết quan tâm, nghĩ cho người khác.

d. Thông điệp: biết sống yêu thương, quan tâm, sẻ chia với người khác.

 

Bình luận (0)