Văn mẫu lớp 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Âu Dương Linh Nguyệt

Phân tích câu 2 và câu 4 để làm rõ nôi gian lao của người đi đường núi và niềm vui sướng của người đứng trên cao ngắm cảnh . Hai câu thơ này, ngoài ý nghĩ miêu tả , còn ngụ ý gì nữa không?

Phương Thảo
10 tháng 2 2017 lúc 20:36

Câu thơ thứ hai miêu tả cái khó khăn vất vả triền miên của người đi bộ đường núi. Nghệ thuật điệp ngữ trùng san (lớp núi) và chữ hữu (lại) đà góp phần làm nổi bật, nhấn mạnh và làm sâu sắc ý thơ. Câu thơ dường như thấp thoáng có bóng dáng nhân vật trữ tình - người tù cách mạng Hồ Chí Minh. Người đã từng trải qua bao lần chuyển lao bằng đường núi đầy khổ ải. Từ sự thấm thìa vể nỗi gian lao triển miên của người đi đường núi, Người suy ngẫm về con đường cách mạng, con đường đời. Trong thơ Đường, câu chuyển thường có vị trí riêng, nổi bật, nhiều khi vút lên bất ngờ làm chuyển cả mạch thơ. Câu thứ ba trong bài thơ là câu bản bề, nối tiếp hai phần nội dung của bài thơ. Hai câu thơ đẩu là nồi gian lao của việc đi đường, sự tiếp nối trùng điệp của núi non, đến câu thứ ba, mạch thơ đã chuyển sang một hướng khác : mọi gian lao đã kết thúc, đã lùi lại phía sau, người đi dường đà lên đến đỉnh núi cao. Trèo lên đến đỉnh núi cao chót vót (đăng đáo cao phong hậu) là lúc gian lao nhất đồng thời cũng là lúc khó khăn kết thúc, người đi đường dứng ở đỉnh núi cao tột cùng, tha hồ thưởng ngoạn phong cảnh núi non bao la hùng vĩ đang trải ra trước mắt. Như vậy, nỗi gian lao của người đi đường núi dù có chổng chất, triền miên nhưng không phải là vô tận, và cuộc hành trình vô vàn gian nan ấy không phải là vỏ nghĩa. Câu thơ còn một ý nghĩa triết lí sâu xa : đường đời (sự nghiệp cách mạng) có nhiều khó khăn, vất vả nhưng khi đã quyết tâm vượt qua nó thì sẽ có được niểm vui, niềm hạnh phúc to lớn.

Ngọc Nguyễn Minh
10 tháng 2 2017 lúc 20:48

- Câu 2 (thừa) triển khai ý của câu 1: đi đường khó như thế nào. Hình ảnh Núi cao rồi lại núi cao trập trùng đã diễn tả đậm nét những gian lao, khổ ải chồng chất của người đi đường: vừa đi hết lớp núi này lại tới lớp núi khác. Cứ thế, gian khổ dường như triền miên, vô cùng, vô tận.

- Câu 3 (chuyển) đã chuyển ý bài thơ sang một hướng mới: Nếu hai câu đầu đều nói đến nỗi gian lao dường như vô tận của người đi đường thì câu thơ thứ ba nói đến việc người đi đường đã lên tới đỉnh cao chót vót. Đây là lúc bắt đầu một con đường mới, một cuộc đời mới, bằng phẳng và sung sướng, mọi gian lao đều đã ở lại phía sau. Như vậy, nỗi gian lao của người đi đường chồng chất nhưng không phải là vô tận. Hơn nữa, hành trình gian nan đó không phải là vô nghĩa. Phải vượt qua mọi đèo dốc, thác ghềnh dữ dội mới chiếm lĩnh được đỉnh cao. Việc đi đường núi hiển nhiên là thế, mà con đường cách mạng, đường đời cũng thế: "Gian nan rèn luyện mới thành công" (Hồ Chí Minh).

Câu thứ ba trong bài thơ là câu bản bề, nối tiếp hai phần nội dung của bài thơ. Hai câu thơ đẩu là nồi gian lao của việc đi đường, sự tiếp nối trùng điệp của núi non, đến câu thứ ba, mạch thơ đã chuyển sang một hướng khác : mọi gian lao đã kết thúc, đã lùi lại phía sau, người đi dường đà lên đến đỉnh núi cao. Trèo lên đến đỉnh núi cao chót vót (đăng đáo cao phong hậu) là lúc gian lao nhất đồng thời cũng là lúc khó khăn kết thúc, người đi đường dứng ở đỉnh núi cao tột cùng, tha hồ thưởng ngoạn phong cảnh núi non bao la hùng vĩ đang trải ra trước mắt. Như vậy, nỗi gian lao của người đi đường núi dù có chổng chất, triền miên nhưng không phải là vô tận, và cuộc hành trình vô vàn gian nan ấy không phải là vỏ nghĩa. Câu thơ còn một ý nghĩa triết lí sâu xa : đường đời (sự nghiệp cách mạng) có nhiều khó khăn, vất vả nhưng khi đã quyết tâm vượt qua nó thì sẽ có được niểm vui, niềm hạnh phúc to lớn.


Các câu hỏi tương tự
Khánh Linh
Xem chi tiết
Đỗ Hà Quyên
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Phước
Xem chi tiết
CHUỐI là nhất
Xem chi tiết
nguyễn nhật tân
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Anh
Xem chi tiết
Vi Vian
Xem chi tiết
︵✰Ah
Xem chi tiết
Xem chi tiết