Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
11 tháng 5 2018 lúc 18:06

Cây nguyệt quế trồng ở góc vườn là kỉ niệm gắn bó với hình ảnh của ông nội em. Cây to bằng ngón chân cái, có nhiều cành to bằng chiếc đũa, hoặc chỉ to bằng cọng rơm màu nâu xám. Mỗi nhánh cây chỉ bằng chiếc tăm dài, có từ bảy đến chín lá hình thoi màu xanh bóng, nhất là sau một đêm mưa. Lá cây sum suê, xoè tán rất đẹp như một chiếc ô màu xanh của thiên nhiên. Hoa nở trắng phau thành từng chùm, hương thơm ngào ngạt vào mỗi đêm rằm hàng tháng. Cây tô điểm cho gia đình em trở nên đẹp hơn và là kỉ niệm quý giá mà ông nội để lại.

Nguyễn Thị Minh Thư
Xem chi tiết
Trần Ngọc Định
10 tháng 12 2016 lúc 21:05

Trăng là chủ đề sáng tác, là cảm hứng của các thi nhân và Bác Hồ không chỉ là chiến sĩ mà còn là một nhà thơ lớn có tình yêu thiên nhiên với tâm hồn nhạy cảm. Trong những năm đầu ở chiến khu Việt Bắc, trong một đêm trăng đẹp, Bác đã sáng tác ra bài thơ Cảnh khuya để lại trong em nhiều cảm xúc

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”

Bài thơ “Cảnh khuya” thể hiện tình yêu thiên nhiên song hành cũng là tình yêu nước sâu đậm của Bác trong một đêm trăng ở núi rừng Việt Bắc

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”

Khi mọi người đã chìm sâu vào giấc ngủ, một màn đêm thanh tĩnh buông xuống khắp khu rừng, nó làm cho tiếng suối dủ ở rất xa vẫn theo gió mang tiếng ca êm đềm, trong vắt của mình cho những người yêu vẻ đẹp sáng ngời của đêm trăng cùng thưởng thức. Tiếng suối và ánh trăng, chao ôi hai thứ ấy hòa quyện thì thật là tuyệt vời! Nó khiến cho người đang tham gia chính sự như Bác đã có một cảm nhận tinh tế về tiếng ca này. Tiếng suối dịu êm khoan nhặt như một khúc hát trữ tình sâu lắng. Bác đã khéo léo dùng nghệ thuật lấy động tả một khung cánh yên tĩnh có thể nghe rõ âm vang từ xa vọng lại. Và Người đã so sánh tiếng suối với tiếng hát để nhấn mạnh nét gợi tả mang sức sống và hơi ấm của con người. Sự ví von trên đã làm cho em nhớ lại câu thơ trong tác phẩm “Côn Sơn ca” của Nguyễn Trãi từng viết

“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.”

Mỗi vần thơ, mỗi khung cảnh, âm thanh đều là tiếng suối nhưng được cảm nhận khác nhau ở nhiều khía cạnh. Song tất cả vẫn là một tình yêu thiên nhiên. Câu thơ đã cho ta thấy rằng: dù là một vĩ lãnh tụ cách mạng nhưng Bác vẫn mang tâm hồn tràn đầy tình cảm lãng mạn, đẹp đẽ. Cám ơn Bác, ngòi bút tài hoa và tâm hồn yêu thiên nhiên say đắm của Người đã giúp em cảm nhận sự ngọt ngào, du dương của âm thanh suối chảy

“Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”

Ánh sáng dịu dàng, thanh khiết từ ánh trăng len lõi chiếu vào lá và hoa tạo nên vẻ đẹp lấp lánh. Hoa lá nghiêng bong trên mặt đất tạo nên những bức tranh lấp loá, lúc ẩn lúc hiện. Hoa lá cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau, trăng đan vào cậy cổ thụ, trăng tràn vào hoa. Đó như một bức tranh tuyệt vời của đất nước. Bác đã làm mọi sự vật sống động qua nghệ thuật nhân hóa “lồng” để miêu tả đan xen cay lá và ánh trăng. Bác quả là một người đa cảm và có tâm hồn vô cùng phong phú! Trăng trở nên thú vị và lãng mạn trong cảnh khuya sáng ngời, lung linh, huyền ảo. Đọc thơ mà em cứ hình dung cảnh thơ như đang hiện lên mờ ảo trước mắt. Khung cảnh thật thơ mộng kết hợp với nhạc tạo nên một bức tranh đầy sinh động. Vì vẻ đẹp bất tận của mình, trăng là người bạn của các nhà thơ, ta khó có thể hững hờ với vẻ đẹp của trăng

    

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ”

Đọc đến đây ai cũng nghĩ Bác vẫn còn thức vì trăng, vì sự cuốn hút của thiên nhiên nhưng người không chỉ xúc động trước vẻ đẹp của đất trời mà còn vì

“Chưa ngủ vì nỗi lo nước nhà”

Nước nhà đang bị giặc xâm lăng, giày xéo, bao người còn sống trong cơ cực, lầm than. Và để nhấn mạnh nỗi lo của mình, Bác đã điệp vòng “chưa ngủ” như láy lại tâm tư của Bác, một người luôn nặng lòng với quê hương. Hai câu thơ cuối giúp ta thấy rõ hơn con người của Bác. Một con người yêu thiên nhiên tha thiết nhưng cũng chính vì yêu thiên nhiên mà luôn lo cho sự nghiệp của đất nước.Đây chính là nỗi lòng, là tâm tình của vị lãnh tụ. Đồng thời ta cũng đã thấy Bác Hồ của chúng ta dẫu bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn dành thời gian để chiêm nghưỡng thiên nhiên, có lẽ thiên nhiên chính là người bạn giúp Bác khuây khoả, bớt đi sự vất vả mà Bác phải chăng chở suy tư. Từ đây, ta nhận thấy Bác là một người luôn biết hài hoà giữa công việc với tình yêu thiên nhiên và càng yêu thiên nhiên thì trách nhiệm đối với công việc càng cao bởi ta có thể nhận thấy đằng sau hình ảnh người ung dung ngắm trăng đó là một nõi khao khát về một đất nước thanh bình, để ngày ngày con người được sống tự do, hạnh phúc.

Dường như trong Bác luôn xoáy sâu câu hỏi: Biết đến bao giờ đất nước mới đc tự do để con người thoả sức ngắm trăng? Đọc đến đây ta càng hiểu rõ hơn con người của Bác đó là một người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo vì dân vì nước, vì đất nước Bác có thể hi sinh tất cả. Hình ảnh của Bác làm em dâng trào cảm xúc mến yêu, kính trọng Bác. Và ta đã luôn tự hỏi rằng: Có bao giờ Người được thảnh thơi để tận hưởng niềm vui của riêng mình? Bác thật vĩ đại trong tâm hồn em và của cả dân tộc Việt Nam. Qua bài thơ, ta cảm nhận được lòng yêu quê hương trong Bác thật sâu đậm, lớn lao và đã bắt gặp một tâm hồn thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản. Tác phẩm là một bức tranh đẹp về quê hương, về con người và sự sự hài hòa giữa cảnh và tình.

Bài thơ đã khép lại trong niềm xúc động dạt dào. Bác đã để lại cho đời những vần thơ hay đầy ý nghĩa, những vần thơ đó đã khơi dậy trong em tình yêu thiên nhiên và niềm kính yêu vô hạn vị Cha già của dân tộc. Qua bài thơ này ta càng hiểu rằng trong hoàn cảnh nào, Bác vẩn giữ được thái độ bình tĩnh chủ động như vậy, mặc dù ẩn trong phong thái ung dung tự tại ấy là nỗi lo cho nước, nỗi thương dân. Trong cuộc đời 79 năm, Bác Hồ có biết bao đêm không ngủ vì nhiều lẽ nhưng điều khiến chúng ta cảm phục vô hạn đó là ý thức, trách nhiệm của Bác trước vận mệnh nước nhà. Ý thức ấy ở Bác không chút nào xao lãng.


 

Nguyễn Thế Phong
10 tháng 12 2016 lúc 19:53

Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.

Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Sáu trăm năm trước trong bài thơ Bài ca Côn Sơn Ức Trai đã có cảm nhận cực kỳ tinh tế về dòng suối Côn Sơn:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bền tai

Tiếng suối nghe sao mà êm đềm thơ mộng đến thế. Nó như những giọt của cây đàn cầm vang vọng bên tay. Đầu thế kỷ XX Nguyễn Khuyến đã từng viết về dòng suối như sau:

Cũng có lúc chơi nơi dặm khách

Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo...

Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận tinh tế khác nhau. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Chữ lồng điệp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị, trữ tình lãng mạn. Chữ lồng gợi cho ta nhớ đến những câu thơ sau trong Chinh phụ ngâm:

Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm

Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,

Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng...

Trong câu có tiểu đối trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa tạo sự cân xứng trong bức tranh về trăng, ngôn ngữ thơ trang trọng, điêu luyện tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tràn đầy chất thơ. Cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo. Đọc vần thơ ta nghe như có nhạc, có hoạ, bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao. Người xưa từng nói thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc quả thật không sai. Đối với Bác trăng đã trở nên tri âm tri kỷ nên làm sao có thể hờ hững trước cảnh đẹp đêm nay. Trong ngục tối bị giam cầm, trước ánh trăng tuyệt đẹp Bác Hồ cũng đã có những vần thơ tuyệt diệu:

 

Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ...

(Ngắm trăng)

Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác. Bác không chỉ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên mà:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.

Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya trằn trọc băn khoăn không sao ngủ được. Lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt xiết bao. Đã có biết bao đêm Bác Hồ của chúng ta cũng mất ngủ như vậy:

Một canh, hai canh, lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh

(Không ngủ được)

Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, niềm thao thức mơ ngày mai ánh hồng soi đất nước hoà bình. Một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng yêu nước tha thiết của Bác.

Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác -Hồ hơn.

 


 

phuc le
10 tháng 12 2016 lúc 20:22

Bài Cảnh khuya được Bác Hồ sáng tác vào năm 1947, thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trường kì, gian khổ mà oanh liệt của dân tộc ta. Giữa hoàn cảnh thiếu thốn trăm bề và những thử thách ác liệt tưởng chừng khó có thể vượt qua, Bác Hồ vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Người vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên nơi chiến khu Việt Bắc. Thiên nhiên đã trở thành nguồn động viên to lớn đối với người nghệ sĩ – chiến sĩ là Bác.

Như một họa sĩ tài ba, chỉ vài nét bút đơn sơ, Bác đã vẽ ra trước mắt chúng ta vẻ đẹp lạ kì của một đêm trăng rừng:

 

Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Trong đêm khuya thanh vắng, dường như tất cả các âm thanh khác đều lắng chìm đi để nổi bật lên tiếng suối róc rách, văng vẳng như một tiếng hát trong trẻo, du dương. Tiếng suối làm cho không gian vốn tĩnh lặng lại càng thêm tĩnh lặng. Nhịp thơ 3/4 ngắt ở từ trong, sau đó là nốt lặng giống như thời gian suy ngẫm, liên tưởng để rồi đi đến hình ảnh so sánh thật đẹp:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa.

Ánh trăng bao phủ lên mặt đất, trùm lên tán cây cổ thụ. Ánh trăng chiếu vào cành lá, lấp lánh ánh sáng huyền ảo. Bóng trăng và bóng cây quấn quýt, lồng vào từng khóm hoa rồi in lên mặt đất đẫm sương:

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

top speed
Xem chi tiết
Nhi Trần
18 tháng 3 2016 lúc 18:54

Bài văn rất hay. 

Hà Như Thuỷ
18 tháng 3 2016 lúc 18:16

câu hỏi của bạn là gì

Lan Anh
18 tháng 3 2016 lúc 19:33

tự làm à?

TVG
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
26 tháng 11 2017 lúc 12:42

Chọn đáp án: C

Ha My
Xem chi tiết
Minh Nhân
28 tháng 2 2021 lúc 10:30

Bạn tham khảo nhé !!

 

Trong các nhà thơ mới, Xuân Diệu có lẽ là một trong những nhà thơ độc đáo nhất với phong cách và cá tính riêng của mình. Giữa những tù túng, chật hẹp, ngang trái, bất công của xã hội đương thời, không ít nhà thơ muốn đến nơi tiên cảnh để thoát li thực tại. Như Chế Lan Viên từng viết:

" Hãy cho tôi một tinh cầu lạnh giáMột vì sao trơ trọi cuối trời xaĐể nơi đó tháng ngày tôi lẩn tránhNhững ưu phiền đau khổ tháng ngày qua"

Với Xuân Diệu thì khác, trái tim yêu đời của người thi sĩ ấy luôn biết ơn thực tại, ông tìm thấy những chân giá trị và niềm vui trong cuộc sống chốn trần gian. Bài thơ Vội vàng đã chứng minh cho điều ấy nơi ông. Đặc biệt, khúc ca về niềm yêu cuộc sống được thể hiện rõ nhất qua đoạn thơ:

"Của ong bướm này đây tuần tháng mật....Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân"

Trước hết, có thể cảm nhận được tình yêu cuộc sống qua cách mà ông cảm nhận về vị thiên nhiên khi nàng xuân bước đến trần gian. Tạo hoá dâng hiến cho đời những thức vị đầy mê đắm, ngọt ngào. Ong bướm đắm chìm trong những bông hoa bung nở dưới làn mưa xuân dịu dàng, nuôi dưỡng mật ngọt khi vào độ "tuần tháng mật". Hương thiên nhiên làm cho ong bướm say mê, ríu rít gọi nhau thưởng thức, tận hưởng. Đồng nội cỏ xanh rì, mơn mởn mọc lên những bông hoa dại ngát hương, rực rỡ điểm tô cho cánh đồng thêm dư vị yêu thương. Những cành non tơ đằm thắm cũng đang "phất phơ", đung đưa mình trong gió xuân nhè nhẹ. Cảnh sắc tuyệt diệu, nên thơ, vườn hồng của cây lá mùa xuân còn được góp vui bằng những khúc nhạc tình mê đắm. Yến anh thi nhau buông lời hát xôn xao, si mê cả một khoảng không gian, cỏ cây chìm đắm trong lời cả ngọt ngào, dịu êm ấy. Cụm từ "này đây" được lặp đi lặp lại kết hợp với phép liệt kê càng thể hiện được sự căng đầy nhựa sống của thiên nhiên, trần gian đang sở hữu cho mình một cung đường mê hoặc khiến bao kẻ khi lỡ bước vào phải mê đắm, ngẩn ngơ.

"Và này đây ánh sáng chớp hàng miMỗi buổi sáng thần vui hằng gõ cửa"

Xuân xanh sẽ không đủ đầy, ấm áp nếu thiếu đi hình ảnh con người bởi con người vốn là chủ thể của thiên nhiên, của cuộc sống. Cảnh sắc đẹp mang đến cho tâm hồn con người niềm thương, sự thư thái và khát khao tận hưởng. Xuân về, mỗi buổi sớm mai chớp hàng mi, ánh sáng tươi mới lại đến, dịu dàng, ấm áp vô cùng. Nắng xuân ngời ngời, nắng xuân mang cả bao hy vọng, mang thần Niềm Vui đến gõ cửa từng nhà, hôn lên từng chồi non của cây trái, hương hoa. Mỗi ngày được thức dậy, tận hưởng vạn vật dào dạt sức xuân là mỗi ngày đáng để sống, đáng để vui, đáng để yêu và được yêu. Bức tranh xuân thật đẹp biết bao, tròn đầy và tình tứ quá. Có lẽ, phải có tâm hồn nhạy cảm và yêu thiên nhiên tha thiết như Xuân Diệu mới viết nên được những vần thơ đẹp đến nao lòng như vậy.

"Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân"

Từ cảnh sắc đất trời được cảm nhận bằng thị giác, tác giả đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác để ví vẻ đẹp của tháng giêng xuân về. "Cặp môi gần" - hấp dẫn quá, mê đắm quá, tháng giêng với người thi sĩ lúc này đây như hai kẻ đang yêu nhau. Tháng giêng rạo rực, hấp dẫn, mê đắm như bờ môi của người tình nhân vậy. Cách nghĩ suy đầy mới mẻ, từ duy mở của ông hoàng thơ tình Việt Nam mới có lối so sánh, ví von độc đáo đến vậy.

Việc đặt dấu chấm giữa câu: "Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa" đã thể hiện được hai trạng thái đối lập trong cảm xúc của tác giả. Thiên nhiên tuyệt vời đến như thế làm sao mà tôi không "sung sướng" cho được. Nhưng càng sung sướng thì lại càng sợ xuân rồi sẽ đi, cảnh sắc rồi cũng úa tàn, tuổi xuân rồi cũng dần phai. Vì thế mà nhà thơ phải "vội vàng một nửa".

"Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân"

Yêu cuộc sống da diết, yêu thiên nhiên vô bờ, trái tim rung động mê say trước cảnh xuân, tình xuân. Dù đang đắm chìm trong thiên đường tháng giêng ấy nhà thơ vẫn phải tự thúc giục bản thân phải sống vội, sống nhanh lên để tận hưởng hết hương sắc cuộc đời. Phải vội vàng lên để mai này khi hạ đến, xuân tàn cũng không có gì phải tiếc nuối, hoang hoải "hoài xuân" nữa.

Câu thơ cũng như một lời nhắn nhủ giàu ý vị của tác giả tới người đọc về lẽ sống: hãy sống hết mình với tuổi trẻ, tận hưởng và cống hiến cho cuộc đời, hãy sống một tuổi trẻ thật đẹp để khi thanh xuân qua không có gì phải ngậm ngùi hối tiếc.

Đoạn thơ tuy không quá dài nhưng đủ để ta cảm nhận từng đợt sóng lòng mãnh liệt về niềm yêu cuộc sống của thi nhân. Có yêu cuộc đời mới yêu thiên nhiên đến thế, có yêu cuộc đời mới sợ rằng đời sẽ vụt trôi, có yêu cuộc đời mới thấy được mình phải sống có trách nhiệm trong từng giây phút như vậy. Đọc đoạn thơ mà em thấy lòng mình lắng lại, đủ vui, đủ để thấy bản thân mình phải cố gắng nhiều hơn nữa để sống một tuổi trẻ thật ý nghĩa và trọn vẹn nhất.

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
28 tháng 2 2021 lúc 10:33

Anh/chị tham khảo :

Trong các nhà thơ mới, Xuân Diệu có lẽ là một trong những nhà thơ độc đáo nhất với phong cách và cá tính riêng của mình. Giữa những tù túng, chật hẹp, ngang trái, bất công của xã hội đương thời, không ít nhà thơ muốn đến nơi tiên cảnh để thoát li thực tại. Như Chế Lan Viên từng viết:

" Hãy cho tôi một tinh cầu lạnh giáMột vì sao trơ trọi cuối trời xaĐể nơi đó tháng ngày tôi lẩn tránhNhững ưu phiền đau khổ tháng ngày qua"

Với Xuân Diệu thì khác, trái tim yêu đời của người thi sĩ ấy luôn biết ơn thực tại, ông tìm thấy những chân giá trị và niềm vui trong cuộc sống chốn trần gian. Bài thơ Vội vàng đã chứng minh cho điều ấy nơi ông. Đặc biệt, khúc ca về niềm yêu cuộc sống được thể hiện rõ nhất qua đoạn thơ:

"Của ong bướm này đây tuần tháng mật....Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân"

Trước hết, có thể cảm nhận được tình yêu cuộc sống qua cách mà ông cảm nhận về vị thiên nhiên khi nàng xuân bước đến trần gian. Tạo hoá dâng hiến cho đời những thức vị đầy mê đắm, ngọt ngào. Ong bướm đắm chìm trong những bông hoa bung nở dưới làn mưa xuân dịu dàng, nuôi dưỡng mật ngọt khi vào độ "tuần tháng mật". Hương thiên nhiên làm cho ong bướm say mê, ríu rít gọi nhau thưởng thức, tận hưởng. Đồng nội cỏ xanh rì, mơn mởn mọc lên những bông hoa dại ngát hương, rực rỡ điểm tô cho cánh đồng thêm dư vị yêu thương. Những cành non tơ đằm thắm cũng đang "phất phơ", đung đưa mình trong gió xuân nhè nhẹ. Cảnh sắc tuyệt diệu, nên thơ, vườn hồng của cây lá mùa xuân còn được góp vui bằng những khúc nhạc tình mê đắm. Yến anh thi nhau buông lời hát xôn xao, si mê cả một khoảng không gian, cỏ cây chìm đắm trong lời cả ngọt ngào, dịu êm ấy. Cụm từ "này đây" được lặp đi lặp lại kết hợp với phép liệt kê càng thể hiện được sự căng đầy nhựa sống của thiên nhiên, trần gian đang sở hữu cho mình một cung đường mê hoặc khiến bao kẻ khi lỡ bước vào phải mê đắm, ngẩn ngơ.

"Và này đây ánh sáng chớp hàng miMỗi buổi sáng thần vui hằng gõ cửa"

Xuân xanh sẽ không đủ đầy, ấm áp nếu thiếu đi hình ảnh con người bởi con người vốn là chủ thể của thiên nhiên, của cuộc sống. Cảnh sắc đẹp mang đến cho tâm hồn con người niềm thương, sự thư thái và khát khao tận hưởng. Xuân về, mỗi buổi sớm mai chớp hàng mi, ánh sáng tươi mới lại đến, dịu dàng, ấm áp vô cùng. Nắng xuân ngời ngời, nắng xuân mang cả bao hy vọng, mang thần Niềm Vui đến gõ cửa từng nhà, hôn lên từng chồi non của cây trái, hương hoa. Mỗi ngày được thức dậy, tận hưởng vạn vật dào dạt sức xuân là mỗi ngày đáng để sống, đáng để vui, đáng để yêu và được yêu. Bức tranh xuân thật đẹp biết bao, tròn đầy và tình tứ quá. Có lẽ, phải có tâm hồn nhạy cảm và yêu thiên nhiên tha thiết như Xuân Diệu mới viết nên được những vần thơ đẹp đến nao lòng như vậy.

"Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân"

Từ cảnh sắc đất trời được cảm nhận bằng thị giác, tác giả đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác để ví vẻ đẹp của tháng giêng xuân về. "Cặp môi gần" - hấp dẫn quá, mê đắm quá, tháng giêng với người thi sĩ lúc này đây như hai kẻ đang yêu nhau. Tháng giêng rạo rực, hấp dẫn, mê đắm như bờ môi của người tình nhân vậy. Cách nghĩ suy đầy mới mẻ, từ duy mở của ông hoàng thơ tình Việt Nam mới có lối so sánh, ví von độc đáo đến vậy.

Việc đặt dấu chấm giữa câu: "Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa" đã thể hiện được hai trạng thái đối lập trong cảm xúc của tác giả. Thiên nhiên tuyệt vời đến như thế làm sao mà tôi không "sung sướng" cho được. Nhưng càng sung sướng thì lại càng sợ xuân rồi sẽ đi, cảnh sắc rồi cũng úa tàn, tuổi xuân rồi cũng dần phai. Vì thế mà nhà thơ phải "vội vàng một nửa".

"Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân"

Yêu cuộc sống da diết, yêu thiên nhiên vô bờ, trái tim rung động mê say trước cảnh xuân, tình xuân. Dù đang đắm chìm trong thiên đường tháng giêng ấy nhà thơ vẫn phải tự thúc giục bản thân phải sống vội, sống nhanh lên để tận hưởng hết hương sắc cuộc đời. Phải vội vàng lên để mai này khi hạ đến, xuân tàn cũng không có gì phải tiếc nuối, hoang hoải "hoài xuân" nữa.

Câu thơ cũng như một lời nhắn nhủ giàu ý vị của tác giả tới người đọc về lẽ sống: hãy sống hết mình với tuổi trẻ, tận hưởng và cống hiến cho cuộc đời, hãy sống một tuổi trẻ thật đẹp để khi thanh xuân qua không có gì phải ngậm ngùi hối tiếc.

Đoạn thơ tuy không quá dài nhưng đủ để ta cảm nhận từng đợt sóng lòng mãnh liệt về niềm yêu cuộc sống của thi nhân. Có yêu cuộc đời mới yêu thiên nhiên đến thế, có yêu cuộc đời mới sợ rằng đời sẽ vụt trôi, có yêu cuộc đời mới thấy được mình phải sống có trách nhiệm trong từng giây phút như vậy. Đọc đoạn thơ mà em thấy lòng mình lắng lại, đủ vui, đủ để thấy bản thân mình phải cố gắng nhiều hơn nữa để sống một tuổi trẻ thật ý nghĩa và trọn vẹn nhất.

Nguyễn Đào Thuỳ Dương
Xem chi tiết
Cheval
4 tháng 12 2016 lúc 12:34

Bài văn của bạn rất hay ! Bạn tham khảo thử bài mink nhé !

Bài làm.

Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.

Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Sáu trăm năm trước trong bài thơ Bài ca Côn Sơn Ức Trai đã có cảm nhận cực kỳ tinh tế về dòng suối Côn Sơn:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bền tai

Tiếng suối nghe sao mà êm đềm thơ mộng đến thế. Nó như những giọt của cây đàn cầm vang vọng bên tay. Đầu thế kỷ XX Nguyễn Khuyến đã từng viết về dòng suối như sau:

Cũng có lúc chơi nơi dặm khách

Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo...

Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận tinh tế khác nhau. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Chữ lồng điệp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị, trữ tình lãng mạn. Chữ lồng gợi cho ta nhớ đến những câu thơ sau trong Chinh phụ ngâm:

Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm

Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,

Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng...

Trong câu có tiểu đối trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa tạo sự cân xứng trong bức tranh về trăng, ngôn ngữ thơ trang trọng, điêu luyện tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tràn đầy chất thơ. Cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo. Đọc vần thơ ta nghe như có nhạc, có hoạ, bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao. Người xưa từng nói thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc quả thật không sai. Đối với Bác trăng đã trở nên tri âm tri kỷ nên làm sao có thể hờ hững trước cảnh đẹp đêm nay. Trong ngục tối bị giam cầm, trước ánh trăng tuyệt đẹp Bác Hồ cũng đã có những vần thơ tuyệt diệu:



Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ...

(Ngắm trăng)

Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác. Bác không chỉ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên mà:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.

Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya trằn trọc băn khoăn không sao ngủ được. Lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt xiết bao. Đã có biết bao đêm Bác Hồ của chúng ta cũng mất ngủ như vậy:

Một canh, hai canh, lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh

(Không ngủ được)

Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, niềm thao thức mơ ngày mai ánh hồng soi đất nước hoà bình. Một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng yêu nước tha thiết của Bác.

Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác -Hồ hơn.

 

 

Ha My
Xem chi tiết
Minh Nhân
28 tháng 2 2021 lúc 10:40

Bạn tham khảo nhé !!

 

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về Xuân Diệu- Dẫn dắt vào đoạn thơ

2. Thân bài

a. Tình yêu thiên nhiên của tạo hoá:- Ong bướm đắm chìm trong những bông hoa bung nở dưới làn mưa xuân dịu dàng- Hương thiên nhiên làm cho ong bướm say mê, ríu rít gọi nhau thưởng thức, tận hưởng.- Đồng nội cỏ xanh rì, mơn mởn- Cành non tơ đằm thắm cũng đang "phất phơ", đung đưa mình trong gió xuân nhè nhẹ.- Yến anh thi nhau buông lời hát xôn xao, si mê cả một khoảng không gian- Lòng tác giả cũng rạo rực, say mê trước nàng xuân yêu kiều- Thần Vui gõ cửa mỗi sớm mai- So sánh độc đáo: Tháng giêng - cặp môi gần=> Cung đường tươi đẹp của mùa xuân → Trái tim yêu thiên nhiên tha thiết mới có cảm nhận tinh tế đến như vậy.

b. Yêu cuộc sống nên phải sống vội vàng kẻo bỏ lỡ thời gian:- Càng yêu cuộc sống càng sợ thời gian vụt trôi- Mỗi phút giây đều sung sướng tận hưởng nhưng lòng không quên thúc giục phải vội vã- Phải vội vàng lên để mai này khi hạ đến, xuân tàn cũng không có gì phải tiếc nuối, hoang hoải "hoài xuân" nữa.- Lời nhắn nhủ giàu ý vị của tác giả về lẽ sống: hãy sống hết mình với tuổi trẻ để khi thanh xuân qua không có gì phải ngậm ngùi hối tiếc.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị của đoạn thơ

 
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
5 tháng 8 2018 lúc 6:15

=> Đáp án C