viết một đoạn văn biểu cam tầm 150 chữ(nêu cảm nhận về một đối tượng cụ thể: cây cối)
viết một đoạn văn biểu cam tầm 150 chữ(nêu cảm nhận về một đối tượng cụ thể: cây phượng lớp 7
Lưu ý khong chép mạng nhaaaa
viết một đoạn văn biểu cảm khoảng 100 chữ(nêu cảm nhận về một đối tượng cụ thể như cây cối lớp 7
Lưu ý khong chép mạng nhaaaa
Mình cần gấp plzzz
tham khảo
Hà Nội - biết bao năm trôi qua vẫn chẳng đổi thay. Cứ mỗi độ xuân sang, thời tiết ấm áp lên, hoa sưa lại rực nở trên những con đường đầy mộng mơ của Hà Nội. Hoa sưa trắng cây, trắng trời như những bông tuyết bay trong gió mà chẳng bao giờ tan biến mất. Cái màu trắng muốt tinh khôi trong tiết trời se se lạnh sao mà yêu đến lạ. Cây sưa ngủ vùi giữa mùa đông lạnh lẽo dưới cái tán sù sì, với lớp lá vàng ảm đạm, để rồi một ngày xuân bỗng bừng lên trút cái lớp vỏ già nua trở thành nàng tiên mùa xuân xinh đẹp
Chẳng có một tâm hồn nào lại không một lần rung lên khi bắt gặp vòm hoa lặng lẽ kiêu sa ấy. Cũng chẳng có vần thơ, tranh nào diễn tả hết cái hồn của sưa, giống như tâm hồn người con gái Hà Nội. Một chiều lang thang trên những con đường quen thuộc, tôi chợt giật mình vì mới chỉ mấy hôm trước đây thôi, hoa sưa còn e ấp điểm vài sắc trắng trên những thân cành khẳng khiu mà giờ lại nồng nàn bung lên sức sống mãnh liệt. Bỗng nhiên cảm thấy lòng rưng rưng, như gặp lại một người bạn cũ. Chẳng có loài hoa nào lại cùng thay lá, đâm chồi, ra hoa và lụi tàn trong một mùa duy nhất như hoa sưa.
Cũng thật chẳng sai khi ai đó nói rằng: "hoa sưa có mùa và mùa ngắn nhất năm". Nhanh lắm, cái khoảnh khắc hoa rộ lên để rồi lại vụt qua chỉ như trong chớp mắt. Vẻ đẹp tươi tắn nhưng cũng thấm đẫm những u hoài, hoa mang trong mình quy luật vĩnh hằng của tạo hoá, cái đẹp thế gian chẳng thể được cho riêng ai, rồi sẽ đến một lúc lụi tàn. Nếu như Hà Nội mùa thu làm say lòng người bởi hương hoa sữa thơm nồng từng con phố, nếu như mùa đông làm hiu hắt không gian với những cây sấu già trơ trụi, nếu như mùa hè cháy lên sắc tím bằng lăng, thì tạo hoá cũng thật công bằng khi ban cho mùa xuân một nét riêng của mình – hoa sưa. Dưới cái nắng nhẹ nhàng của mùa xuân, sắc hoa sưa thật chan hòa, dịu dàng, nhưng nếu đứng dưới tán hoa sưa sau cơn mưa, mới cảm nhận hết sự khác biệt kỳ lạ của nó.
Giống như một thứ ánh sáng mát mẻ, vừa làm tâm hồn người ta thanh tĩnh, có thể xua tan hết muộn phiền. hoa sưa gắn với tôi "cả một trời" kỉ niệm của thời sinh viên. Đó là những ngày đi học qua con đường Hoàng Hoa Thám xanh mướt bốn mùa với những tán cây rợp lá. Đó là những chiều lang thang trong vườn Bách thảo để nhớ tên của các loài cây. Và đặc biệt hơn, đó là vào mùa xuân, khi những chùm sưa đầu tiên hé nở, rồi rộ lên như say, như mê trong một sắc màu tinh khiết.
Năm nay, hoa sưa nở vẫn nhiều, vẫn đẹp đến lạ, nhưng tôi chợt thấy buồn vì không phải ai cũng hiểu và trân trọng vẻ đẹp một thành phố, nhờ có những chùm hoa sưa tinh khiết thanh tao. Tiền bạc, lợi lộc đã làm con người ta mờ mắt và ích kỷ phạm tội, để chẳng ngại ngần giữa đêm trộm đốn ngã từng thân cây gỗ sưa, để những dòng nhựa chảy ra âm thầm, xa xót. Khách du lịch đến Hà Nội cũng yêu sắc trắng thuần khiết của những chùm hoa li ti kia lắm. Thế nhưng họ đâu hiểu rằng loài hoa bé nhỏ này giờ không còn được sống cuộc sống bình yên.
Giữa lòng phố cổ yên ả, cây sưa vẫn từng ngày từng giờ lo lắng bởi không biết sẽ bị đốn ngã lúc nào.. Năm nay, hoa sưa vẫn đẹp dịu dàng, vẫn say men hương nồng trời đất. Nhưng hoa có cảm hoá được chăng những tâm hồn cằn cỗi để một ngày biết rung động trước vẻ đẹp của cuộc sống? Biết hoa có lòng người? Biết người có hiểu lòng hoa?
Nếu như ai nói “Cây cối không có tình cảm!!!” thì em dám chắc người đó đã quá vô tâm và có đời sống nội tâm quá là nghèo nàn. Với riêng em thì đối với mỗi loài cây đều có tiếng nói riêng và nó đã cũng đã gợi trong lòng người những cảm xúc rất riêng. Ví như cây phượng vị của trường em chẳng hạn, em không hiểu sao em luôn tìm thấy sự bình yên trong nội tâm mỗi khi nghĩ về hàng cây học trò đó. Không biết cây phượng đã có từ khi nào, em chỉ biết ngày đầu tiên em bước vào trường đã thấy nó đứng sừng sững ngay giữa sân trường. Nó như là một người bạn lâu năm và đã gắn bó dưới mái trường để chứng minh cho bề dày lịch sử của ngôi trường. Nhìn từ xa, cây phượng tỏa ra những tán lá xum xêu, trông giống như một chiếc dù khổng lồ. Những chiếc rễ ngoằn ngoèo trồi lên mặt đất. Những chiếc lá bé tí kết thành những tán lá rộng. Hoa phượng không thơm nhưng màu đỏ thắm vừa đẹp, vừa dẻo dai mà lại vừa bền bỉ. Những ngày đông, phượng tránh rét để ngày xuân vươn trồi thức dậy, chuẩn bị cho một mùa lúa mới. Vào những giờ giải lao, phượng vui vẻ cười đùa, cây phượng cũng chính là nơi cất giữ những kỉ niệm học trò. Vào giờ học, phượng lại lặng lẽ xòe bóng mát và kẽ hát theo những tiếng giảng bài của cô giáo. Hàng phượng lúc thì trầm tư như một người lớn, lúc thì lại đáng yêu như một đứa trẻ. Vào những ngày hè nóng nực, khi tiếng ve đã kêu báo hiệu hè đã đến thì hoa phượng nở đỏ thắm trông như những ánh lửa thắp sáng cả một vùng trời. Đến hè, trường vắng lặng, không tiếng trống, không tiếng vui đùa. Cây phượng cô đơn giữa không gian yên ắng, nhưng thi thoảng vẫn mệt nhọc, phượng lim dim. Gió thổi qua, phượng giật mình, tỉnh giấc làm rơi những cánh hoa xuống nền đất làm cho cả mặt đất một màu đỏ tươi. Hàng phượng vĩ đó cũng đã gắn bó với nhiều thế hệ trẻ học sinh ở dưới mái trường này. Người cũ đi, người mới lại vào nhưng ai cũng nhớ đến ngôi trường thân thương với hàng phượng vĩ già.
Bài 3: Viết đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu biểu cảm về một mùa trong năm, trong đoạn có sử dụng cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp (hãy chỉ rõ)
* Mở đoạn: giới thiệu đối tượng biểu cảm
* Thân đoạn: Tình cảm cụ thể với đối tượng biểu cảm:
- Thiên nhiên, thời tiết: nắng, mưa
- Loài hoa theo mùa:
- lễ hội trong mùa:
* Kết đoạn: Cảm nghĩ chung về đối tượng biểu cảm
Tham khảo:
Thiên nhiên với bốn mùa luân chuyển trong một năm, cảnh vật như khoác lên mình những tấm áo nhiều sắc màu. Nếu mùa hạ là màu xanh tươi của cỏ cây, mùa thu là màu vàng của sắc lá trải ngập khắp con đường, mùa đông là cái lạnh của gió heo may ùa về thì mùa xuân là mùa của thiên nhiên như bừng tỉnh giấc sau một giấc ngủ đông dài. Xuân sang, những mầm lá non trỗi dậy trên những cành cây khẳng khiu. Tiếng chim non ríu rít gọi đàn, gọi hơi ấm mùa xuân về với muôn loài. Phiên chợ ngày tết như đông đúc hơn, các bà các chị với những gánh hàng hoa rực rỡ sắc màu, những cuộc lá dong được chau chuốt cẩn thận để làm ra những chiếc bánh chưng thắm đượm sắc xanh dâng lên bàn thờ tổ tiên. Ở góc chợ là ông đồ lặng lẽ bên tờ giấy đỏ với những nét chữ tài hoa viết lên những điều cầu chúc may mắn cho người xin chữ. Xuân trong tôi là vậy, náo nức đến lạ thường. Sau này dù có đi xa, mùa xuân trong tôi vẫn tràn ngập sắc hoa với những ngày cả gia đình đoàn tụ, ấm ấp yêu thương bên mâm cơm ngày tết.
Viết một đoạn văn ngắn(150-200 chữ) nêu cảm nhận của em về 1 bài ca dua mà em thích thuộc chủ đề những câu hất than thân mà em sưu tầm được
Tham Khảo:
Ca dao chính là phương tiện để con người bộc lộ những suy tư, tình cảm sâu kín nhất trong tâm hồn. Đó không chỉ là tình cảm lãng mạn của tình yêu đôi lứa, sự sâu sắc, nhân văn trong ca dao về tình cảm gia đình mà còn là những nỗi niềm chua xót, đắng cay của con người. Nỗi niềm ấy, sự xót xa ấy được thể hiện sâu sắc qua chùm những bài ca dao viết về đề tài than thân, yêu thương chung thủy của người bình dân trong xã hội xưa.
Ca dao than thân là một hình thức ca dao khá phổ biến, đó là những lời ca than thân trách phận của những con người trong xã hội xưa, mà nhiều hơn cả là những người phụ nữ, bởi họ phải chịu những bất công, đau khổ mà xã hội phong kiến xưa mang lại. Sự rẻ rúng của thân phận những người phụ nữ trở thành một đề tài quen thuộc trong ca dao, họ bị xã hội vùi dập, tước đoạt đi quyền được sống, quyền lựa chọn hạnh phúc cho mình:
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
Trong xã hội phong kiến xưa có quan niệm, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, người phụ nữ đến tuổi lập gia đình không có quyền lựa chọn người mình yêu, đối tượng làm chồng của mình, mà mọi thứ đều được quyết định bởi cha mẹ. Đối với những người đề cao quan điểm môn đăng hộ đối thì số phận của những người phụ nữ càng trở nên bất định, hạnh phúc như một ván bài hên xui, nếu may mắn tìm được người chồng tốt thì sẽ được hưởng hạnh phúc, còn không may gặp phải người chồng xấu thì họ vẫn phải nhẫn nhục chịu đựng, không có quyền phản kháng.
Bởi vậy mà nhân vật trữ tình trong câu ca dao này đã ví mình như một tấm lụa đào, tức là một món hàng được bày bán ở giữa chợ, không biết người mua là ai, người quân tử hay kẻ tiểu nhân, một số phận đầy bi đát, đáng thương. Ở bài ca dao sau lại là lời tâm sự đầy tha thiết của một người phụ nữ về bản thân mình, đó là người phụ nữ không có nhan sắc nhưng lại là một người có vẻ đẹp tiềm ẩn ở bên trong. Lời ca như một lời thuyết minh, giới thiệu đầy xót xa của người phụ nữ ấy về con người của mình:
“Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
Ai ơi nếm thử mà xem
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi”
Xã hội xưa thường đề cao hình thức, những người con gái có diện mạo ưa nhìn, đoan trang thường được coi trọng và nhiều người để ý hơn, ngược lại những người phụ nữ không có lợi thế về nhan sắc thì bị rẻ rúng, coi thường. Nhân vật trữ tình đã tự ví mình như củ ấu gai, để nói về diện mạo xù xì, gai góc, không ưa nhìn. Nhưng bên trong củ ấu ấy lại là phần ruột trắng trong, câu ca dao nhấn mạnh đến vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ, đó là vẻ đẹp khó nhận biết, nếu không chân thành thì khó có thể cảm nhận được, đó chính là những người con gái không có lợi thế về diện mạo nhưng lại là những con người thực sự đẹp về tâm hồn.
“Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”
Nếu như những câu ca dao trên viết về chủ đề than thân trách phận thì đến câu ca dao này lại gợi nhắc về thứ tình cảm vợ chồng khăng khít, gắn bó mà dẫu có xa nhau vẫn hướng về nhau, dù có biến cố cũng không cắt chia được tình cảm. Gừng và muối là hai biểu tượng cho tình cảm gắn bó keo sơn, ở trong câu ca dao này chúng được dùng biểu tượng cho sự khăng khít, bất biến trong tình cảm của vợ chồng, đó là thứ tình cảm sâu nặng, không dễ chia lìa, mà dẫu có ngày phải chia lìa thì đó cũng là một tương lai rất xa thực tại, khó có thể xảy ra.
Người Việt Nam xưa thường mượn những câu ca dao để giãi bày những tình cảm sâu kín, đó chính là những lời than khóc, những tâm sự nặng trĩu của những người phụ nữ trong xã hội xưa, họ khát khao hạnh phúc, khát khao tình yêu nhưng hạnh phúc ấy với họ là một thứ xa xỉ, vận mệnh của họ nằm trong tay của người khác, không có lấy một chút tự chủ nào.
1. Viết một đoạn văn (khoảng 150-200 chữ) nêu cảm nhận của em về một bài ca dao đồng nai.
2. Viết một bài văn nêu cảm nhận của em về đất và người Đồng Nai thể hiện trong ca dao.
3. Em đã học hỏi và vận dụng được gì về kinh nghiệm trong giao tiếp hằng ngày qua các câu ca dao, tục ngữ địa phương mà em đã học hoặc sưu tầm được.
(Giúp mình với ạ mai mình nộp bài rồi🥹🥹)
VIẾT BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ MỘT NGƯỜI LAO ĐỘNG THẦM LẶNG (ĐỐI TƯỢNG CỤ THỂ)
giúp mình với ngày mai mình phải nộp rồi
Qua văn bản "Cây tre Việt Nam của Thép Mới , Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng (từ 5 đến 7 dòng) trình bày cảm nhận của mình về tầm quan trọng cây tre đối với dân tộc Việt Nam
giúp tui với 😶😶
Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. “…Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc…”. Không phải ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc Ân xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ, đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Mặt khác, hình tượng của cậu bé Thánh Gióng vươn vai hóa thân thành người khổng lồ rất có thể liên quan đến khả năng sinh trưởng rất nhanh của cây tre. Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre xanh đã trở thành “pháo đài xanh” vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai, đồng hóa. Tre thật sự trở thành chiến lũy và là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn công trong các cuộc chiến. Chính những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán. Chính ngọn tầm vông góp phần rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giàng Độc lập_ Tự do cho Tổ Quốc. “ Tre giữ làng, giữ nước, giừ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,…”
viết bài văn bểu cảm về một người lao động thầm lặng (đối tượng cụ thể)
Chào em, dưới đây là gợi ý dàn bài viết bài văn biểu cảm về một người lao động thầm lặng (cụ thể là bác lao công)
1. Mở bài:
- Giới thiệu về bác lao công.
- Nêu tình cảm, cảm xúc của em với bác lao công.
2. Thân bài:
- Luận điểm 1:
+ Miêu tả, kể lại các kỉ niệm ấn tượng, đáng nhớ về bác lao công
+ Tình cảm, cảm xúc sâu sắc thứ nhất (kính trọng)
+ Lí giải vì sao có cảm xúc đó (bác đã giúp cho đường phố luôn sạch đẹp)
- Luận điểm 2:
+ Miêu tả, kể lại các kỉ niệm ấn tượng, đáng nhớ về bác lao công.
+ Tình cảm, cảm xúc sâu sắc thứ hai (ngưỡng mộ)
+ Lí giải vì sao có cảm xúc đó (bác làm việc thầm lặng, chăm chỉ, không cần ai nhớ tới mình)
- Luận điểm 3:
+ ...
3. Kết bài:
- Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc với đối tượng (kính trọng, ngưỡng mộ)
- Điều đáng nhớ với bản thân (nghề nghiệp nào cũng đáng được trân trọng, miễn đó là nghề nghiệp chân chính; dù làm bất cứ công việc nào cũng cần có tâm huyết, trách nhiệm)
viết một đoạn văn biểu cảm về một đối tượng