Dẫn khí NH3 dư vào 100ml dung dịch chứa Al(NO3)3 0,1M; Zn(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,15M. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là?
A. 0,78 g
B. 1,65 g
C. 1,02 g
D. 0,98 g
Cho các thí nghiệm
(1) Dẫn khí H2S dư qua dung dịch CuCl2
(2) Dẫn khí CO2 dư qua dung dịch Ca(OH)2
(3) Dẫn khí NH3 dư qua dung dịch Al(NO3)3
(4) Dẫn hỗn hợp khí C2H2 và NH3 dư qua dung dịch AgNO3
Số trường hợp thu được kết tủa sau khi kết thúc phản ứng là
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
Đáp án : C
Các thí nghiệm : (1) CuS ; (3) Al(OH)3 ; (4) Ag2C2
Cho các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí CO2 dư vào dung dịch chứa Ba(OH)2.
(2) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch chứa phèn chua.
(3) Sục khí NH3 dư vào dung dịch chứa AlCl3.
(4) Cho từ từ dung dịch HCl dư vào dung dịch chứa NaAlO2.
(5) Sục khí HCl dư vào dung dịch chứa AgNO3.
(6) Cho từ từ đến dư dung dịch Al(NO3)3 vào dung dịch KOH và khuấy đều.
Số thí nghiệm có kết tủa xuất hiện, sau đó kết tủa tan hết là
A. 2
B. 4
C. 3
D. 5
Chọn A.
(1) Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng BaCO3 sau đó kết tủa tan tạo dung dịch trong suốt.
(2) Xuất hiện kết tủa trắng BaSO4 không tan.
(3) Xuất hiện kết tủa trắng Al(OH)3 không tan.
(4) Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng Al(OH)3 sau đó kết tủa tan tạo dung dịch trong suốt.
(5) Xuất hiện kết tủa trắng AgCl không tan.
(6) Xuất hiện kết tủa trắng nhưng tan ngay, sau đó xuất hiện kết tủa lại và không tan
Viết phương pháp hóa học và cho biết hiện tượng xảy ra khi
a. Cho từ NaOH dung dịch đến dư thành Al (NO3) 3 dung dịch
b. Cho từ khí NH3 vào dung dịch có chứa Al2 (SO4) 3
Viết PTHH chứ em?
a)
\(3NaOH+Al\left(NO_3\right)_3\rightarrow Al\left(OH\right)_3\downarrow\left(keo\right)+3NaNO_3\\ NaOH_{dư}+Al\left(OH\right)_3\rightarrow NaAlO_2+2H_2O\)
Hiện tượng: Ban đầu thấy có keo trắng, sau đó kết tủa tan.
b)
\(6NH_3+6H_2O+Al_2\left(SO_4\right)_3\rightarrow3\left(NH_4\right)_2SO_4+2Al\left(OH\right)_3\)
Hiện tượng: Có kết tủa keo trắng xuất hiện sau phản ứng.
Dẫn khí NH3 dư vào dung dịch gồm Agno3 , cu(no3)2 , Mg(no3)2 ,zn(no3)2 , ni(no3)2 , al(no3)2 sau phản ứng thu được kết tủa a trong a có bao nhiêu chất
Kết tủa thu được có hai chất gồm Mg(OH)2 (kết tủa trắng) và Al(OH)3 (kết tủa keo trắng), còn lại là các phức.
Cho các thí nghiệm sau:
(1) dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2
(2) dung dịch AlCl3 dư vào dung dịch NaOH
(3) khí CO2 vào dung dịch NaAlO2 dư,
(4) Sục khí NH3 dư vào dung dịch Al(NO3)3
(5) Bột Fe vào dung dịch FeCl3 dư. Số thí nghiệm thu được kết tủa ?.
A. 2
B. 3
C. 4
D.1
Đáp án B
Thí nghiệm thu được kết tủa (2), (3), (4
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho bột Al vào dung dịch NaOH (dư).
(2) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, không màng ngăn xốp.
(3) Cho dung dịch KI vào dung dịch chứa Fe2(SO4)3.
(4) Dẫn luồng khí NH3 qua ống sứ chứa CrO3.
(5) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch FeCl3.
(6) Đốt NH3 trong không khí, có xúc tác Pt ở 850 – 900oC.
Số thí nghiệm thu được đơn chất là
A. 4
B. 5
C. 2
D. 3
Đáp án A
1-thu được H2.
2-thu được H2, Cl2.
3-thu được I2.
4-thu được N2.
5-tạo muối FeCl2.
6-tạo NO2 và H2O
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho bột Al vào dung dịch NaOH (dư).
(2) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, không màng ngăn xốp.
(3) Cho dung dịch KI vào dung dịch chứa Fe2(SO4)3.
(4) Dẫn luồng khí NH3 qua ống sứ chứa CrO3.
(5) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch FeCl3.
(6) Đốt NH3 trong không khí, có xúc tác Pt ở 850 – 900oC.
Số thí nghiệm thu được đơn chất là
A. 4
B. 5
C. 2
D. 3
Đáp án A
1-thu được H2.
2-thu được H2, Cl2.
3-thu được I2.
4-thu được N2.
5-tạo muối FeCl2.
6-tạo NO2 và H2O
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1)Sục khí CO 2 đến dư vào dung dịch NaAlO 2 hay Na [ Al ( OH ) 4 ] .
(2)Sục khí NH 3 đến dư vào dung dịch AlCl 3 .
(3)Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl 3 .
(4)Cho dung dịch Fe ( NO 3 ) 2 vào dung dịch AgNO 3 .
(5)Sục khí CO 2 vào dung dịch thủy tinh lỏng.
(6)Cho hỗn hợp chứa 1,5a mol Cu và a mol Fe 3 O 4 vào dung dịch HCl loãng dư.
Sau khi kết thúc các thí nghiệm, số trường hợp có chất rắn (kết tủa) không tan là:
A.2
B.3
C.4
D.5
Đáp án D
1 , CO 2 + NaAlO 3 + 2 H 2 O → Al ( OH ) 3 ↓ + NaHCO 3
2 , AlCl 3 + 3 NH 3 + 3 H 2 O → Al ( OH ) 3 ↓ + 3 NH 4 Cl
3 , AlCl 3 + 3 NaOH → Al ( OH ) 3 + 3 NaCl Al ( OH ) 3 + NaOH → NaAlO 2 + H 2 O
4 , Fe ( NO 3 ) 2 + AgNO 3 → Fe ( NO 3 ) 3 + Ag ↓
5 , DdNa 2 SiO 3 vào K 2 SiO 3 : Thủy tinh lỏng
6 , Fe 3 O 4 + 8 HCl → 2 FeCl 3 + FeCl 2 + 4 H 2 O
Sau phản ứng thu được chất rắn là Cu dư.
Các thí nghiệm thu được chất rắn không tan là (1), (2), (4), (5), (6)
Thực hiện các thí nghiệm sau.
(1) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2 hay Na[Al(OH)4].
(2) Sục khí NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.
(3) Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3.
(4) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
(5) Sục khí CO2 vào dung dịch thủy tinh lỏng.
(6) Cho hỗn hợp chứa 1,5a mol Cu và a mol Fe3O4 vào dung dịch HCl loãng dư.
Sau khi kết thúc các thí nghiệm, số trường hợp có chất rắn (kết tủa) không tan là.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Giải thích:
Định hướng tư duy giải
(1) CO2 + NaAlO2 + H2O → Al(OH)3 + NaHCO3
(2) AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl
(3) AlCl3 + 4NaOHdư → NaAlO2 + 3NaCl + 2H2O
(4) Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag
(6) Còn có Cu dư
Đáp án D