Hãy vẽ và cắt trên giấy thân trước và thân sau áo tay liền theo số đo mẫu.
Vẽ bản vẽ cắt may thân trước áo tay liền, cổ thuyền theo số đo tuỳ chọn.
Hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa thân trước và thân sau áo tay liền chui đầu.
*GIỐNG:
- Dài áo AX = số đo
- Hạ nách AC = 1/4 Vn + 3(cm)
- Hạ eo AL = số đo
- Từ các điểm A, C, L, X kẻ các đường ngang vuông góc AX
- Rộng cổ AA1 = 1/5 Vc
- Hạ xuôi vai BB1 = 1/10 Rv
- Nối sườn vai A2B1 và kéo dài thêm đoạn B2H = số đo dài tay
- Vẽ cửa tay: Kẻ đường vuông góc với A2H tại H cắt CC1 kéo dài tại H1
- Giảm cửa tay HH2 = 1cm. Nối B1H2A1B1H2 là đường sườn tay: H2H1 là cửa tay
- Ngang ngực: CC1 = 1/4 Vn + 3(cm)
CC2 = 1/10 Vn -1 (cm)
- Ngang eo LL1 = CC1 = 1 (cm)
- Ngang mông XX1 = CC1 + 1 (cm).
Hãy quan sát mẫu áo tay liền trên hình 41 và nêu nhận xét về:
- Tay áo: cắt liền với thân áo.
- Thân áo: có thể may cài khuy hoặc chui đầu, bề rộng thân trước và thân sau bằng nhau, có thể trang trí bằng đăng ten, cầu vai, cầu ngực.
- Cổ áo: có thể áp dụng kiểu cổ không bâu hoặc có bâu.
Hãy quan sát hình 34. “Bản vẽ cắt may váy em gái kiểu liền thân”, nhận xét theo các nội dung sau:
- Hình khai triển những phần nào của váy?
Hình khai triển thân trước và thân sau của váy.
- Trên từng hình khai triển, người ta đã sử dụng những nét vẽ kĩ thuật nào và ý nghĩa của chúng?
+ Thân trước:
• Nét gạch chấm thể hiện vải gấp đôi.
• Nét liền mảnh thể hiện đường gióng, đường kích thước.
• Nét liền đậm thể hiện đường bao sản phẩm, đường may nhìn thấy.
+ Thân sau:
• Nét đứt thể hiện đường gấp một phần bải nẹp váy.
• Nét liên mảnh thể hiện đường gióng, đường kích thước.
• Nét liền đậm thể hiện đường bao sản phẩm, đường may nhìn thấy.
- Cách ghi kích thước hoặc công thức tính trên hình:
+ Kiểu chữ: thẳng đứng
+ Vị trí đặt chữ: ghi ở giữa đường kích thước.
Hãy quan sát một số mẫu váy trẻ em, áo tay liền… và mô tả kiểu viền bóc mép.
Viền bọc mép là cách dùng một miếng vải canh xéo cùng màu hoặc khác màu với sản phẩm để bọc mép vải vào trong, giữ cho mép vải không bị sổ sợi, đồng thời làm đẹp cho sản phẩm.
- Vẽ bàn tay theo mẫu và điền vào mỗi ngón tay một nội dung sau:
+ Ngón cái: Một đặc điểm của bản thân mà em thấy hài lòng;
+ Ngón trỏ: Một mục tiêu mà em đặt ra trong năm học này;
+ Ngón giữa: Một điều em mong ước về bản thân;
+ Ngón áp út: Một điều quan trọng với em;
+ Ngón út: Một đặc điểm của bản thân mà em thấy chưa hài lòng.
- Chia sẻ với các bạn điểm tốt và cách khắc phục điểm chưa hài lòng để đạt được mục tiêu của bản thân.
Ngón cái: Trở thành một người chăm chỉ, hoà đồng.
Ngón trỏ: Mục tiêu của em trong năm học này là nằm trong top 5 học sinh giỏi của lớp.
Ngón giữa: Em muốn bản thân học tốt hơn môn Tiếng anh.
Ngón áp út: Điều quan trọng với em đó chính là gia đình.
Ngón út: Tiếng Anh là môn học mà em cần phải cố gắng rất nhiều.
Hãy đọc bản vẽ cắt may em gái kiểu liền thân và nêu rõ ý nghĩa các nét vẽ được sử dụng ở bản vẽ này.
Các nét vẽ được sử dụng:
- Nét liền đậm: thể hiện đường bao của váy, đường may nhìn thấy.
- Nét gạch chấm: chỗ gấp đôi của váy cắt đối xứng
- Nét liền mảnh: thể hiển đường gióng, kích thước sản phẩm.
Hãy tính vải (khổ 0,9m và 1,2m) để may một áo tay liền với số đo (cm) như sau:
Da : 60; Rv : 38; Dt : 12; Vc : 32; Vn : 80; Vm : 84.
- Khổ 0,9m: (Dài áo + gấu + đường may) x 2
= (60 + 2 + 0,5) x 2 = 125 (cm)
- Khổ 1,12m: Dài tay + 1/2 Rv = 12 + 19 = 31cm:
(Dài áo + gấu + đường may) x 2
= (60 + 2 + 0,5) x 2 = 125 (cm)
Hãy vẽ và cắt trên giấy quần đùi với số đo: Dq : 35cm, Vm : 80cm.
Khổ vải 0,8m: (Dq + gấu + cạp) x 2 = (35 + 2 + 3) x 2 = 80cm
Khổ vải 1,4: Dq + gấu + cạp = 35 + 2 + 3 = 40cm