Những câu hỏi liên quan
Shiratori Hime
Xem chi tiết

Người ta không dễ gì quên những kỷ niệm sâu sắc của tuổi thơ, nhất là kỷ niệm của ngày đầu tiên bước vào lớp một. Chính vì thế mà khi đọc những dòng tâm tình nhỏ nhẹ và sâu lắng trong văn bản "Cổng trường mở ra", chúng ta bỗng thấy bồi hồi xúc động và nhớ lại cái ngày đầu tiên đi học đáng nhớ, đáng yêu.

 

Cổng trường mở ra của Lý Lan là một bài ký giàu tình cảm. Nó làm cho người đọc xúc động thiết tha trước tấm lòng thương yêu sâu nặng của người mẹ đối với đứa con yêu bé bỏng của mình. Ngày con đi học, "con háo hức đến nỗi lên giường mà không sao nằm yên được". Ngày hôm trước con bỗng gọn gàng hơn, ngăn nắp và người lớn hơn. Thế nhưng đâu chỉ có con háo hức, lòng mẹ cũng trằn trọc, hồi hộp, nôn nao.

 

Suốt đêm hôm trước, mẹ không ngủ được. Mẹ thức, "mẹ đắp mền cho con, buông màn, ém góc cẩn thận, rồi bỗng không biết làm gì nữa". Mọi ngày mẹ còn dọn dẹp nhưng hôm nay mẹ không phải làm việc đó vì con đã làm rồi. Thế là mẹ cũng đi nằm nhưng nằm đấy mà không sao ngủ được. Mẹ phấp phỏng như chính mẹ đang đón chờ “buổi lễ khai trường long trọng ngày mai". Thế nhưng mẹ cũng không hoàn toàn lo lắng vì "Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị chu đáo của con". Mẹ bồi hồi là vì điều khác, vì cứ nhắm mắt lại là tai mẹ lại vẳng nghe tiếng đọc bài trầm bổng đưa mẹ về những kỷ niệm ngày xưa và thế là mẹ lại sống về ngày trước.

 

Lối dẫn dắt của tác giả Lý Lan quả là sắc sảo và hấp dẫn. Từ sự chuẩn bị cho buổi đi học đầu tiên của trẻ thơ, tác giả gợi về cả những kỷ niệm trong lòng của người lớn. Ồ! Hóa ra cái kỷ niệm về buổi đầu tiên bước vào lớp một ở trong tâm hồn của ai cũng trong trẻo, thánh thiện và bền vững như nhau. Tác giả kể tiếp: "Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học” ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Câu văn là một ước muốn về sự nối truyền cảm xúc. Mẹ mong cho con "một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc xao xuyến, bâng khuâng".

 

Bài văn là những mảng tâm trạng nhiều màu sắc xen kẽ kết nối với nhau. Nó rất nhuần nhị nhẹ nhàng và khơi gợi. Nó không chỉ nói đến cảm xúc của mẹ đối với con mà nói đến vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người. Những dòng cảm xúc của con và mẹ lay động rất mạnh trái tim yêu thương của mỗi chúng ta. Nó như là một luồng gió mát thổi lên những rụng động ngọt ngào – những rung động về tuổi thơ và mái trường mà bấy lâu vẫn phong kín trong những tâm hồn giàu cảm xúc.

Bình luận (8)
nthv_.
19 tháng 9 2021 lúc 9:37

Tham khảo:

Có lẽ trong tuổi thơ cắp sách đến trường, ai cũng háo hức mong chờ trước ngày khai giảng. Kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học sẽ là ấn tượng khó phai nhất trong quãng đường học sinh. Bạn vui mừng ? Hồi hộp? Mong đợi? Nhưng có khi nào bạn từng nghĩ đến cảm nhận của mẹ khi nhìn thấy bạn tung tăng trong ngày tự trường sẽ như thế nào? Lý Lan đã rất thành công khi diễn tả cảm xúc đặc biệt ấy của một người mẹ trong tác phẩm “Cổng trường mở ra”.

Là một bài văn nhẹ nhàng, trữ tình, không có tình huống gay cấn hay cốt truyện nhưng lại đưa độc giả xuyên suốt theo dòng cảm xúc bồi hồi, xao xuyến của người mẹ trước ngày trọng đại của đứa con yêu.

Cùng là đêm ấy, người mẹ đã lo lắng đến không cả ngủ được, tưởng tượng một số tình huống xảy ra và chuẩn bị trước nhiều tâm trạng. Trong khi đó, đứa con đã say giấc nồng, “giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo”. Quả thực, thời điểm hiện tại đối với cậu còn rất ngây thơ, hồn nhiên, cậu không thể biết được điều gì mình cần lo lắng. Trước buổi tự trường, cậu cũng lo lắng háo hức nhưng chỉ một câu nói của mẹ giống như những lần đi chơi xa: “Ngủ đi, thôi không sáng mai dậy trễ không kịp xe” là cậu đã nhắm mắt, buông mình tựa nghiêng trên gối mềm.

Mặc dù người mẹ đã cố nhủ mình bao nhiêu lần nhưng cũng không thể nhắm mắt lại và buông dòng suy nghĩ. Bởi mẹ nhận ra rằng con trai của mẹ đã lớn. “Mọi ngày, dỗ con ngủ rồi mẹ dọn dẹp nhà cửa”… “Mẹ lượm những chiếc xe thiết giáo dưới gầm ghế, cạnh chân bàn, những chú rô bô bằng nhựa đứng ngồi khắp nơi và giữa nhà là đoàn quân thú dàn trận trong một cuộc chiến tranh Sư Tử - Khủng Long mà ngày nào con cũng bày ra và không ngày nào kết thúc bằng thắng lợi của phe nào”. Nhưng, hôm nay, cậu con trai lại hăng hái làm thay mẹ và giúp mẹ dọn sạch từ hồi chiều.

Theo dòng suy nghĩ, người mẹ lại nhớ đến buổi đầu tiên đi học của mình. “Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng bên ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào”. Đoạn văn được miêu tả rất tinh tế, xúc động vì nó gợi lên bao nhiêu kí ức về thời thơ ấu của mỗi người. Ngày mai thôi, người mẹ cũng vậy, lo sợ con sẽ bơ vơ lạc lõng khi lại thấy mẹ đang đứng bên ngoài thế giới của con. Nhưng, mẹ cũng tin tưởng, hi vọng rằng con sẽ mạnh mẽ bước đi trên còn đường học tập trước mắt và con đường đời đầy chông gai của chính con sau này. Những ngày trước con còn bé bỏng, mẹ chọn trường học cho con cũng chọn trường gần chỗ mẹ làm, để có thể ngó con từng chút một. Nhưng giờ đây, con của mẹ đã lớn, nên mẹ yên tâm phần nào, “con hướng ngoại, dễ hoà đồng, thích nghi môi trường tốt, năng động và độc lập”…

Người mẹ cũng hiểu được tầm quan trọng và vai trò của giáo dục đối với con yêu. Mẹ lấy ngày khai giảng của nước Nhật làm điển hình cho con hiểu được tầm quan trọng ấy. “Ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội. Người lớn nghỉ việc để đưa trẻ con đến trường, đường phố được dọn quang đãng và trang trí tươi vui. Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ”… Cùng với giải thích: “Không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai. Các quan chức không chỉ ngồi trên hàng ghế danh dự mà nhân dịp này còn xem xét ngôi trường, gặp gỡ với Ban giám hiệu, thầy, cô giáo và phụ huynh học sinh, để điều chỉnh kịp thời những chính sách về giáo dục. Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này”, người mẹ muốn con thật sự chú tâm và coi trọng việc học hành. Muốn con hiểu được rằng, học tập là chìa khoá đưa con đến tương lai và thực hiện ước mơ mà con mong muốn.

Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc, Lý Lan đã đưa ta về một thế giới tuổi thơ đầy bồi hồi háo hức với kỉ niệm của ngày đầu tiên đi học. Qua đó cũng thể hiện tình cảm thiêng liêng mà người mẹ dành cho con, lo lắng chăm lo cho con từng chút một, từ những điều nhỏ nhặt nhất. “Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.


 

Bình luận (0)
Asahi Gacha
19 tháng 9 2021 lúc 9:45

Văn bản thể hiện tấm lòng, tình cảm của người mẹ đối với con. Nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người

Bình luận (0)
huy bình
Xem chi tiết
Linh Phương
2 tháng 10 2016 lúc 14:48
bạn tham khảo nhé, chúc bạn học tốt!Trong quãng đời đi học, hầu như ai cũng trải qua ngày khai trường đầu tiên nhưng ít ai để ý xem trong đêm trước ngày khai trường ấy, mẹ mình đã làm gì và nghĩ những gì. Bài văn trên đã phản ánh tâm trạng của một người mẹ trước ngày đưa con đến lớp, tình thương yêu vô hạn của mẹ đối với con và khẳng định vai trò to lớn của nhà trường với cuộc sống mỗi con người. Đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con, người mẹ không sao ngủ được. Phần vì lo chuẩn bị mọi thứ cho con, phần vì trong kí ức mẹ đang xôn xao sống dậy những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ. Cứ nhắm mắt lại là hình ảnh buổi đầu đi học của mẹ lại hiện lên hết sức rõ ràng. Người mẹ muốn khắc sâu ấn tượng ngày khai trường lớp Một vào kí ức của con, để rồi vài chục năm sau nó vẫn còn nhớ. Ngày mai, mẹ sẽ đưa con đến trường và nhắc con hãy can đảm để bước vào thế giới diệu kì sau cánh cổng. Cùng một hoàn cảnh nhưng tâm trạng của hai mẹ con lại khác hẳn nhau. Cậu bé lên sáu tuổi hồn nhiên, ngây thơ thật dễ thương. Tuy ngày mai đã là học sinh lớp Một nhưng đêm nay, giấc ngủ đến với cậu vẫn dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Người mẹ mải mê ngắm nhìn con đang say giấc nồng: Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo. Đây chính là những phút giây hạnh phúc của người mẹ, không gì đổi được. Cậu bé háo hức chờ đợi ngày mai tới trường cũng giống như háo hức chờ đợi một chuyến đi chơi xa, chỉ khác ở chỗ cậu cảm nhận rằng mình đã lớn rồi.
Hôm nay, mẹ đã lo cho cậu đủ cả, nào là quần áo mới, giầy nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó sẵn sàng, không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ. Tác giả tả rất đúng tâm trạng vô tư của đứa con để từ đó làm nổi bật tâm trạng lo lắng, yêu thương của người mẹ. Trái hẳn với tâm trạng thanh thản của đứa con, người mẹ đêm nay không sao ngủ được. Mọi việc đã xong, người mẹ tự bảo mình cũng hên đi ngủ sớm. Mẹ lên giường nhưng cứ trằn trọc suy nghĩ về con: Con đã đi học từ ba năm trước, hồi mới ba tuổi vào lớp mẫu giáo, đã biết thế nào là trường, lớp, thầy, bạn. Ngay cả ngôi trường mới, con cũng đã tập làm quen từ những ngày hè. Tuần lễ trước ngày khai giảng, con đã làm quen với bạn bè và cô giáo mới, đã tập xếp hàng, tập đi, tập đứng, để chuẩn bị cho buổi lễ khai trường long trọng này. Mẹ tin là con sẽ không bỡ ngỡ trong ngày đầu năm học. Tất cả mọi việc đều đã chuẩn bị chu đáo và thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được nhưng có một điều gi đó làm cho người mẹ bồi hồi khó tả: Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: "Hằng năm, cứ vào cuối thu… Mẹ tôi âu yểm nắm lấy tay tôi, dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp". Thì ra những câu văn du dương và đẹp như thơ trong bài Tôi đi học của Thanh Tịnh mà người mẹ học thuộc lòng cách đây đã mấy chục năm, giờ lại hiển hiện rõ ràng trong kí ức, làm sống dậy những kỉ niệm dấu yêu của tuổi học trò. Vậy là đã rõ, người mẹ không ngủ được vì bồi hồi nhớ lại buổi đầu tiên đi học của mình: Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp, khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi Ươi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào. Đây là đoạn văn miêu tả tâm trạng rất tinh tế, gây xúc động thật sự bởi nó gợi lại những kỉ niệm đẹp đẽ về thời thơ ấu của mỗi người. Người mẹ đang trò chuyện với chính lòng mình, đang ôn lại kỉ niệm về ngày đi học đầu tiên của mình. Từ quá khứ trở về hiện tại, người mẹ muốn khắc sâu ấn tượng ngày khai trường đầu tiên vào kí ức của đứa con một cách nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên. Để rồi bất cữ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Để khẳng định tầm quan trọng của ngày khai trường, mẹ kể chuyện bên nước Nhật xa xôi Ị Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội: người lớn nghỉ việc để đưa trẻ con đến trường, đường phố được dọn quang đãng và trang trí tươi vui. Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự buổi lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai. Các quan chức không chỉ ngồi trên hàng ghế danh dự mà nhân dịp này còn xem xét ngôi trường, gặp gỡ với ban giám hiệu thầy cô giáo và phụ huynh học sinh, đề điều chỉnh kịp thời những chính sách về giáo dục. Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thể hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này. Bài văn kết thúc bằng đoạn văn giàu chất trữ tình: Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Mẹ dắt tay con đến trường là đưa con đến với một thế giới kì diệu. Thế giới kì diệu ấy là ngôi trường của tuổi thơ, của những năm tháng đẹp nhất trong cuộc đời. Nơi ấy sẽ đem đến cho mỗi con người những tri thức khoa học cùng tình thầy trò, tình bạn bè, tình yêu quê hương, đất nước… và cao hớn cả là đạo lí làm người. Nhờ quá trình học tập trong nhà trường mà khi trưởng thành, con người sẽ trở thành những công dân có đạo đức, tài năng, đủ trình độ để xây dựng đất nước giàu mạnh, công bằng và văn minh. Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc, nhà văn Lý Lan đã đưa chúng ta trở về thế giới êm đềm của tuổi thơ. Qua bài văn, chúng ta cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng và thấy được tầm quan trọng lớn lao của nhà trường đối với tuổi trẻ và toàn xã hội.
Bình luận (1)
Linh Phương
2 tháng 10 2016 lúc 14:48
Dàn ý 1.    Mở bài: –     Bài văn Cổng trường mở ra của Lý Lan đăng trên báo Yêu trẻ số 116, ra ngày 1 – 9 – 2000 tại thành phố Hồ Chí Minh. –    Bài văn phản ánh tâm trạng xúc động của một người mẹ trước ngày đưa con đi học buổi học đầu tiên trong đời và khẳng định vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người. 2.    Thân bài: *    Cảm xúc và tâm trạng của người mẹ trẻ: –    Đêm trước ngày khai trường, người mẹ không sao ngủ được. Phần vì lo lắng cho con, phần vì những kỉ niệm khó quên của ngày đầu tiên đi học sống dậy trong kí ức. –    Lo cho con quần áo mới, cặp sách mới, tập vở mới… mọi thứ đều đã sẵn sàng. –    Hồi tưởng lại quá khứ tươi đẹp, tâm trạng bồi hồi khó tả. Trò chuyện với mình. Nghĩ tới chuyện ngày mai mình dắt con đi học và sẽ nói với con rằng : “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.” *    Cảm xúc và tâm trạng của đứa con thơ: –    Cậu bé lên sáu tuổi hồn nhiên, ngây thơ, háo hức chờ đợi ngày mai tới trường, cảm giác giống như trước một chuyến đi chơi xa. –    Cậu bé không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ. –    Tự giúp mẹ dọn dẹp đồ chơi, lờ mờ cảm thấy mình đã lớn. –    Giấc ngủ đến với cậu bé thật dễ dàng… *    Cảm nghĩ của người mẹ về vai trò của nhà trường: –    Ngôi trường của tuổi thơ là một thế giới kì diệu. Thời gian đi học là thời gian đẹp đẽ nhất của đời người. –    Trường học sẽ đem đến cho mỗi con người những tri thức khoa học, tình thầy trò, bè bạn, tình yêu quê hương, đất nước, đạo lí làm người. –    Nhờ quá trình học tập mà con người khi trưởng thành sẽ có đủ khả năng tạo dựng sự nghiệp, góp phần hữu ích vào công cuộc kiến thiết đất nước… 3.    Kết bài: –    Bằng giọng văn trữ tình và nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế, sâu sắc, tác giả đã đưa người đọc trở về với thế giới thần tiên của tuổi thơ. 

–    Qua bài văn, chúng ta cảm nhận được tình máu tử thiêng liêng, đồng thời thấy được tầm quan trọng của nhà trường đối với mỗi con người và toàn xã hội.

Bình luận (0)
Elizabeth
2 tháng 10 2016 lúc 19:06

Người ta không dễ gì quên những kỷ niệm sâu sắc của tuổi thơ, nhất là kỷ niệm của ngày đầu tiên bước vào lớp một. Chính vì thế mà khi đọc những dòng tâm tình nhỏ nhẹ và sâu lắng trong văn bản "Cổng trường mở ra", chúng ta bỗng thấy bồi hồi xúc động và nhớ lại cái ngày đầu tiên đi học đáng nhớ, đáng yêu.

Cổng trường mở ra của Lý Lan là một bài ký giàu tình cảm. Nó làm cho người đọc xúc động thiết tha trước tấm lòng thương yêu sâu nặng của người mẹ đối với đứa con yêu bé bỏng của mình. Ngày con đi học, "con háo hức đến nỗi lên giường mà không sao nằm yên được". Ngày hôm trước con bỗng gọn gàng hơn, ngăn nắp và người lớn hơn. Thế nhưng đâu chỉ có con háo hức, lòng mẹ cũng trằn trọc, hồi hộp, nôn nao.   

Suốt đêm hôm trước, mẹ không ngủ được. Mẹ thức, "mẹ đắp mền cho con, buông màn, ém góc cẩn thận, rồi bỗng không biết làm gì nữa". Mọi ngày mẹ còn dọn dẹp nhưng hôm nay mẹ không phải làm việc đó vì con đã làm rồi. Thế là mẹ cũng đi nằm nhưng nằm đấy mà không sao ngủ được. Mẹ phấp phỏng như chính mẹ đang đón chờ “buổi lễ khai trường long trọng ngày mai". Thế nhưng mẹ cũng không hoàn toàn lo lắng vì "Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị chu đáo của con". Mẹ bồi hồi là vì điều khác, vì cứ nhắm mắt lại là tai mẹ lại vẳng nghe tiếng đọc bài trầm bổng đưa mẹ về những kỷ niệm ngày xưa và thế là mẹ lại sống về ngày trước.

Lối dẫn dắt của tác giả Lý Lan quả là sắc sảo và hấp dẫn. Từ sự chuẩn bị cho buổi đi học đầu tiên của trẻ thơ, tác giả gợi về cả những kỷ niệm trong lòng của người lớn. Ồ! Hóa ra cái kỷ niệm về buổi đầu tiên bước vào lớp một ở trong tâm hồn của ai cũng trong trẻo, thánh thiện và bền vững như nhau.

Tác giả kể tiếp: "Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học” ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Câu văn là một ước muốn về sự nối truyền cảm xúc. Mẹ mong cho con "một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc xao xuyến, bâng khuâng".

Bài văn là những mảng tâm trạng nhiều màu sắc xen kẽ kết nối với nhau. Nó rất nhuần nhị nhẹ nhàng và khơi gợi. Nó không chỉ nói đến cảm xúc của mẹ đối với con mà nói đến vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người. Những dòng cảm xúc của con và mẹ lay động rất mạnh trái tim yêu thương của mỗi chúng ta. Nó như là một luồng gió mát thổi lên những rụng động ngọt ngào – những rung động về tuổi thơ và mái trường mà bấy lâu vẫn phong kín trong những tâm hồn giàu cảm xúc.

 

Bình luận (0)
Ngô Khánh
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
8 tháng 11 2021 lúc 21:22

Tham khảo!

Cổng trường mở ra” cho thấy tấm lòng yêu thương của người mẹ dành cho đứa con và khẳng định vai trò to lớn của nhà trường. Vào đêm trước ngày khai trường, con cảm thấy háo hức nhưng không có mối bận tâm nào khác ngoài việc ngày mai thức dậy cho kịp giờ. Ngược lại, mẹ lại không tập trung làm được một việc gì cả. Mẹ dặn mình phải đi ngủ sớm nhưng lại trằn trọc không ngủ được. Bỗng nhiên, người mẹ nhớ lại ngày đầu tiên con đi học hồi ba tuổi đã biết thế nào là trường, lớp, thầy, bạn. Cả ngôi trường mới cũng đã quen với thầy và bạn bè mới. Từ đó, mẹ nhận ra không phải vì lo lắng cho con đến nỗi không ngủ được. Mà chính vì những kỉ niệm đang ùa về. Và rồi mẹ tin tưởng rằng con đã lớn và sự chuẩn bị chu đáo của con trước ngày khai trường. Có thể thấy mẹ luôn yêu thương và dành cho con sự quan tâm, tin tưởng. Sự kiện ngày khai trường đầu tiên khi con vào lớp Một đã gợi lại trong mẹ kỉ niệm về thời thơ ấu của người mẹ. Ngày đầu tiên khai trường với những hồi hộp rạo rực. Sau đó, người mẹ nhớ đến ngày khai trường ở Nhật. Ngày khai trường là một ngày lễ trọng đại của toàn xã hội. Cuối cùng, người mẹ đưa ra lời nhắn nhủ: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Tác phẩm đã cho thấy tình yêu thương của người mẹ đối với con.

Chú ý :

Các từ láy là : rạo rực, hồi hợp, tin tưởng, háo hức.

Các từ ghép là: Mẹ, con, khai trường, cổng trường, ngôi trường, thầy, cô, yêu thương, nhà trường.

Bình luận (1)
Nguyễn Hà Giang
8 tháng 11 2021 lúc 21:23

Cái này mik tự phân loại bn tick đúng cho mik nha!vui

Bình luận (1)
Nguyễn Hà Giang
9 tháng 11 2021 lúc 6:27

ucche

Bình luận (0)
Nguyen Trung Trieu Vy
Xem chi tiết
thu ha
Xem chi tiết
Hiếu Chuối
9 tháng 12 2016 lúc 12:07

BẢI LÀM

Thuở nhỏ, ai cũng có một món đồ chơi thật đặc biệt, thân thiết và gắn bó với mình. Với tôi, mỗi khi nhìn thấy một em bé nâng niu trong tay con búp bê hay chú ngựa gỗ, tôi lại bồi hồi nhớ đến món đồ chơi thuở ấu thơ của tôi. Đó là một con búp bê xinh xắn. Tôi và búp bê đã có những kỉ niệm không thể nào quên.

Con búp bê của tôi là phần thưởng mẹ tặng cho tôi khi tôi vào lớp Một. Nó dễ thương đến lạ lùng, cuốn hút tôi ngay từ cái nhìn đầu tiên. Tuy chỉ là một món đồ chơi nhưng nó có đôi mắt sống động khiến cả khuôn mặt sáng bừng lên như người thật: một khuôn mặt ngây thơ, trong sáng và bụ bẫm. Đôi mắt đã thổi hồn vào búp bê làm nó đáng yêu như thế. Chưa có món đồ chơi nào làm tôi thích thú đến vậy. Tôi nâng niu chăm chút búp bê như đứa em nhỏ của mình. Từ khi có búp bê tôi vui hẳn lên. Tôi luôn coi nó như một người bạn để tâm sự, sẻ chia, một người em để vỗ về chăm sóc. Búp bê đã trở thành một người bạn không thể thiếu đối với tôi...

Vậy mà có một lần... tôi đã làm mất búp bê bé nhỏ của mình....

Buổi tối hôm ấy, trước khi đi ngủ, tôi đọc một câu chuyện có tên Cuộc chia tay của những con búp bè cho “đứa em” của tôi nghe. Đọc xong, tôi còn ngồi tâm sự một hồi lâu với búp bê nữa. Tôi thấy thương hai anh em búp bê trong câu chuyện, chúng đã bị chia lìa đôi ngả. Dẫu sau cùng được ở bên nhau nhưng lại thiếu mất cô chủ thân thương. Chắc chúng đau khổ lắm! Lẽ ra, chúng có thể đến ở với cô chủ của mình nhưng chúng không làm vậy vì chúng biết cô chủ rất thương người anh trai, Ở lại với cậu chủ tức là chúng đã giúp cô chủ được yên lòng.

Tôi thầm nghĩ, chắc búp bê nhỏ của tôi cũng rất cảm thông với anh em búp bê trong câu chuyện. Tôi tự nhủ sẽ không bao giờ rời xa búp bê như người em trong câu chuyện buồn ấy... Sáng hôm sau, tôi tỉnh dậy và giật mình sửng sốt vì không thấy búp bê đâu. Tôi lục tung cả nhà lênnhưng vẫn không thấy bóng dáng người bạn nhỏ yêu quý của mình. Suốt mấy ngày, tôi ủ ê tự hỏi không biết búp bê đi đâu... Tôi may thêm cho búp bê mấy bộ quần áo đẹp, trong lòng hi vọng sẽ tìm lại được em...

Một tuần đằng đẵng trôi qua....

Thế rồi một buổi sáng tỉnh dậy, tôi nghe tiếng chú mèo mướp “meo meo” ầm ĩ bên ngoài cửa sổ. Tôi choàng mở mắt và sững sờ thấy miệng chú mèo mướp ngậm ngang người búp bê yêu quý của tôi. Tôi lao đến mở tung cửa sổ, ôm lấy em. ôi! Từ bây giờ tôi sẽ không bao giò' để em xa tôi nữa...

Búp bê ngày nào đến giờ tôi còn gìn giữ. Những câu chuyện năm xưa đến giờ tôi vẫn còn đọc. Chúng nhắc nhở tôi nhớ lại những câu chuyện đã qua và có ý thức giữ gìn những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ.

 

#HieuChuoi

Bình luận (0)
Đỗ Gia Ngọc
9 tháng 12 2016 lúc 20:37

Ôi! Thời gian sao trôi qua nhanh thật đấy. Mới tung tăng vui chơi, vô tư thì giờ đây tôi đà là học sinh lớp bảy rồi. Tôi thực sự rất nhớ những chuyến vui chơi của tôi lúc nhỏ. Lúc ấy, chẳng cần phải suy nghĩ gì nhiều và tuổi thơ cua tôi là những chuỗi ngày đáng nhớ.

Tết trung thu vừa rồi đã khiến tôi sực nhở đến chuyện lúc tôi bốn tuổi. Ngày trước Tết trung thu, ba mẹ dắt tôi đi mua lồng đèn. Đường phố đông nghịt người. Khó khăn lắm, cả nhà tôi mới chen vào được một tiệm bán lồng đèn. Đứng trước những chiếc lồng đèn đủ màu sắc, đa dạng về hình dạng, kiểu dáng tôi hoa cả mắt. Ba bảo: “Văn! Con lựa một chiếc đi”. Chà chà, biết lấy chiếc nào đây? Nhìn quanh ca tiệm rồi lên tiếng rất nhỏ chỉ đủ để mình tôi nghe: “Con muốn mua hết!”. "Sao, lựa nhanh đi con” - Mẹ tôi thúc giục.Lại đứng nhìn quanh một lần nữa, lần này tôi phát hiện chú bướm màu hồng xinh xinh đang núp bên anh Siêu nhân, vốn thích màu hồng, vừa thấy nó là tôi chỉ vào nó và đòi mua nó cho bằng được. Chú bán hàng lấy bé Bướm ra cho tôi. Ôi! Nó dễ thương làm sao ấy. Mặc dù nó không to bảng như con bướm bên tiệm kia, nhưng nó thật sự rất ấn tượng đối với tôi. Cả thân nó màu hồng, đôi cánh hồng nhạt, thêm vào đó là những sợi dây tua rua trông thật là thích mắt. Hai cọng râu cong cong rất đáng yêu. Nó là lồng đèn điện tử, mỗi lần tôi bật công tắc lên là nó chạy vòng vòng, ánh sáng rực rỡ cả xung quanh. Tôi thích lắm các bạn à!

Đêm đó tôi cảm thấy rất vui. Tối đến, tôi không tài nào ngủ được. Nằm trên chiếc giường nhỏ bé, tôi cứ xoay qua xoay lại, trằn trọc mãi. Có vô sổ câu hỏi đặt trong đầu tôi: “Tết trung thu là như thế nào nhỉ?”, “Có vui không ta?”, ...suy nghĩ miên man rồi cuối cùng tôi cũng ngủ thiếp đi. Ngày hôm sau vừa tỉnh giấc, tiếng ồn vang lên ở ngoài rộn vang cả khu xóm, à, thì ra là đám con nít trong xóm đang chuân bị cho tối nay Tết trung thu ấy mà. Vừa thấy tôi bước xuống phòng khách, mẹ cầm trên tay chiếc đầm màu đỏ nhạt lai vàng, nói: “Văn! Thử xem bộ này có hợp với con không ?”. Áo mới, a, đã quá đi mất. Tôi bỗng trở nên thích cái Tết này hẳn. Có đồ chơi mới nè, có quần áo mới nữa nè, còn được thưởng thức món bánh trung thu thơm ngon nữa chứ. Tối đến, con hẻm yên ắng thường ngày bỗng trở nên náo nhiệt hẳn, những chiếc lòng đèn của mọi người hòa hợp lại tạo nên nhiều màu sắc và đầy thú vị. Những bài hát trung thu vang lên, những đứa trẻ con xách theo lồng đèn của mình chạy vòng vòng trong hẻm. Người lớn thì dọn đồ ăn, trà bánh ra gần cửa để ngắm trăng, trò chuyện. Giờ đây những khoảnh khắc ẩy vẫn còn đọng mãi trong lòng tôi.


bạn tham khảo nhé

Bình luận (0)
Hà Khánh Thi
Xem chi tiết
Amee
24 tháng 3 2021 lúc 13:44

Trong hai văn bản " cổng trường mở ra " và " mẹ tôi " nhà văn đã gợi hình ảnh người mẹ giàu tình cảm, dành những điều tốt đẹp ấy cho con mình . Hình ảnh người mẹ đưa con tới trường , dăn dò con , chăm sóc con trước khi vào lớp trong văn bản " cổng trường mở ra " như người mẹ đang tưởng nhớ lại ngày đầu đi học của chính mình . Nhưng còn hơn sự hồi hộp , lo lắng của ngày khai giảng mà mẹ từng trải qua . Đến lúc con mình phải bước trên con đường của chính mình , những kí ức ấy từ đâu ạt vào bên mẹ.
Trong cuộc đời của mỗi chúng ta , người mẹ có vai trò lớn lao và tình mẫu tử ( mẹ con )là tình cảm thiêng liêng nhất , nhưng không phải lúc nào ta cũng ý thức được điều đó.Bài " mẹ tôi " của nhà văn Ét - môn - đô đờ A - mi - xi trích trong cuốn sách " Những tấm lòng cao cả " được viết dưới hình thức là một bức thư là một bài học cảm động , sâu sắc về tình nghĩa mẹ con .

 


Tác giả đã không thuật lại hành vi phạm lỗi của En - ri - cô thiếu lễ độ với mẹ ra sao, nhưng chắc En-ri-cô đã xúc phạm đến mẹ nên người bố mới viết một bức thư để cảnh cáo và dạy bảo con trai mình .
Trước hết , người bố tỏ thái độ buồn bực về sự hỗn láo của con mình như một nhát dao đâm vào tim , còn giận dữ vì người con đã quên công lao sinh thành , dưỡng dục của người mẹ kính yêu .Thật hạnh phúc cho những đứa con được nâng niu , khôn trong vòng tay nâng niu của mẹ .Mẹ là người đáng tin , che chở cho mỗi người con . Nếu có ai cố ý vô tình lên tình mẫu tử ( mẹ con ) thì người đó không đáng làm người và chắc chắn sẽ phải ân hận suốt đời . Tác giả đã gợi lên hình ảnh " người mẹ" với những câu văn đầy cảm xúc.

Bình luận (0)
Võ mai phương thảo
Xem chi tiết
minh nguyet
12 tháng 6 2021 lúc 19:49

Tham khảo nha em:

Nhà trường có vai trò vô cùng quan trọng đối với thế hệ trẻ. Có thể thấy, nhà trường chính là môi trường xã hội thu nhỏ đầu tiên mà tất cả chúng ta được tiếp xúc. Trường học không chỉ cho chúng ta kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội mà còn góp phần hình thành những phẩm chất đạo đức cùng các mối quan hệ của con người. Những năm tháng cắp sách đến trường, môi trường học tập là cả thế giới với tất cả chúng ta, nên nếu như có bất kì thương tổn nào xảy đến thì sẽ để lại trong ta ám ảnh khôn nguôi. Từ nơi đây, con trẻ dần hình thành cho mình ước mơ, hoài bão, nuôi dưỡng và bồi đắp bao niềm khát khao cũng như cho ta hiểu về cuộc sống xã hội trong những mối quan hệ thu nhỏ. Không phải ngẫu nhiên mà giáo dục là quốc sách hàng đầu và nhà trường luôn là điều thiêng liêng. Mỗi chúng ta, thế hệ trẻ sẽ góp phần vào sự thiêng liêng ấy và tạo nên hành trang cuộc đời vững chãi.

Bình luận (0)
tran thi quynh nhu
Xem chi tiết
Nguyễn Thuỳ Yến Vy
Xem chi tiết