Sau cú sút bóng của Quang, cụ già ra sao ?
A. Cụ già bỏ qua cho tụi trẻ và không nói gì
B. Cụ lảo đảo, ôm lấy đầu và khuỵu xuống
C. Cụ quát mắng bọn trẻ
Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi
Trận bóng dưới lòng đường
1. Trận đấu vừa bắt đầu thì Quang cướp được bóng. Quang bấm nhẹ bóng sang cánh phải cho Vũ. Vũ dẫn bóng lên. Bốn, năm cầu thủ đội bạn lao đến. Vũ ngần ngừ giây lát. Chợt nhận ra cánh trái trống hẳn đi. Vũ chuyền bóng cho Long. Long như chỉ đợi có vậy, dốc bóng nhanh về phía khung thành đối phương. Cái đầu húi cua của cậu bé chúi về phía trước. Bỗng một tiếng "kít... ít" làm cậu sững lại. Chỉ chút nữa là cậu tông phải xe gắn máy. Bác đi xe nổi nóng làm cả bọn chạy toán loạn.
2. Nhưng chỉ được một lát, bọn trẻ hết sợ, lại hò nhau xuống lòng đường. Lần này, Quang quyết định chơi bóng bổng. Còn cách khung thành chừng năm mét, em co chân sút rất mạnh. Quả bóng vút lên nhưng lại đi chệch lên vỉa hè và đập vào đầu một cụ già. Cụ lảo đảo, ôm lấy đầu và khuỵu xuống. Một bác đứng tuổi vội đỡ lấy cụ. Bác quát to :
- Chỗ này là chỗ chơi bóng à ?
Đám học trò sợ hãi bỏ chạy.
3. Từ một gốc cây, Quang lén nhìn sang. Bác đứng tuổi xuýt xoa, hỏi han ông cụ. Một chiếc xích lô xịch tới. Bác đứng tuổi vừa dìu ông cụ lên xe, vừa bực bội :
- Thật là quá quắt !
Quang sợ tái cả người. Cậu bống thấy cái lưng còng của ông cụ sao giống lưng ông nội thế. Cậu bé vừa chạy theo chiếc xích lô, vừa mếu máo :
- Ông ơi... cụ ơi... ! Cháu xin lỗi cụ.
- Cánh phải : phía bên phải
- Cầu thủ : Người chơi bóng.
- Khung thành : Khung có căng lưới ở cuối sân bóng, nếu để đối phương đưa bóng vào là thua.
- Đối phương : Phía đối địch trong trận đấu.
- Húi cua : (tóc) cắt rất cao và ngắn.
Những cậu bé trong truyện đang chơi trò gì ?
A. Đánh bóng bàn trên vỉa hè
B. Đánh bóng chuyền dưới lòng đường
C. Đá bóng dưới lòng đường
Các bạn chơi trò đá bóng dưới lòng đường.
Thái độ của cụ già sau câu hỏi của bọn trẻ là gì ?
A. Ánh lên niềm vui
B. Cụ thở nặng nhọc, đôi mắt ánh lên tia ấm áp
C. Cụ cười hiền hậu
Lời giải:
Cụ già thở nặng nhọc, nhưng đôi mắt ánh lên những tia ấm áp.
So sánh các câu hỏi trong đoạn văn sau. Em thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn những câu hỏi khác không ? Vì sao ?
Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít. Bỗng các em dừng lại khi thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đưòng. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu.
- Chuyện gì đã xảy ra với ông cụ thế nhỉ ? - Một em trai hỏi. Đám trẻ tiếp lời, bàn tán sôi nổi :
- Chắc là cụ bị ốm ?
- Hay cụ đánh mất cái gì ?
- Chúng mình thử hỏi xem đi !
Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi :
- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ?
Câu các bạn hỏi cụ già :
- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ?
⇒ Câu hỏi này thế nào?
Những câu hỏi khác:
- Thưa cụ, chuyện gì đã xảy ra với cụ thế ạ ?
- Thưa cụ, chắc là cụ bị ốm ạ ?
- Thưa cụ, có phải cụ đánh mất cái gì không ạ ?
⇒ Ba câu hỏi này thế nào?
Câu các bạn hỏi cụ già :
- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ?
⇒ Câu hỏi này là thể hiện thái độ lịch sự, ân cần, thể hiện thiện chí sẵn lòng giúp đỡ.
Những câu hỏi khác:
- Thưa cụ, chuyện gì đã xảy ra với cụ thế ạ ?
- Thưa cụ, chắc là cụ bị ốm ạ ?
- Thưa cụ, có phải cụ đánh mất cái gì không ạ ?
⇒ Một trong ba câu hỏi này không được tế nhị cho lắm vì câu hỏi có phần tò mò vào cuộc sống riêng tư của người khác.
Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:
Các em nhỏ và cụ già
1. Mặt trời đã lùi dần về chân núi phía tây. Đàn sếu đang sải cánh trên cao. Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít.
2. Bỗng các em dừng lại khi nhìn thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đường. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu. - Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ ? –Một em trai hỏi. Đám trẻ tiếp lời, bàn tán sôi nổi : - Chắc là cụ bị ốm ? - Hay là cụ đánh mất cái gì ? - Chúng mình thử hỏi xem đi !
3. Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi : - Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ? Cụ già thở nặng nhọc, nhưng đôi mắt ánh lên những tia ấm áp. Cảm ơn các cháu. Nhưng các cháu không giúp ông được đâu.
4. Cụ ngừng lại, rồi nghẹn ngào nói tiếp : - Ông đang rất buồn. Bà lão nhà ông nằm viện mấy tháng nay rồi. Bà ốm nặng lắm, khó mà qua khỏi. Ông ngồi đây chờ xe buýt để đến bệnh viện. Ông cảm ơn lòng tốt của các cháu. Dẫu các cháu không giúp gì được, nhưng ông cũng thấy lòng nhẹ hơn. Đám trẻ lặng đi. Các em nhìn cụ già đầy thương cảm. Một lát sau, xe buýt đến. giúp ông cụ lên xe rồi, các em còn đứng nhìn theo xe mãi mới ra về. - Sếu : loài chim lớn, cổ và mỏ dài, chân cao, kêu rất to, sống ở phương bắc, mùa đông thường bay về phương nam tránh rét. - U sầu: buồn bã - Nghẹn ngào: không nói được vì quá xúc động.
Câu chuyện diễn ra vào khoảng thời gian nào ?
A. Vào buổi chiều lúc mặt trời sắp lặn
B. Vào buổi trưa nắng ắm
C. Vào một buổi bình minh
Thời gian là vào buổi chiều lúc mặt trời sắp lặn.
Đáp án A. Vào buổi chiều lúc mặt trời sắp lặn
Câu đầu tiên của đoạn 1
A . Vào buổi chiều lúc mặt trời sắp lặn
Câu nào dưới đây đặt dấu phân cách chủ ngữ và vị ngữ đúng ?
A. Lũ trẻ / ngồi im nghe các cụ già kể chuyện.
B. Lũ trẻ ngồi im / nghe các cụ già kể chuyện.
C. Lũ trẻ ngồi / im nghe các cụ già kể chuyện.
D. Lũ trẻ ngồi im nghe các cụ già / kể chuyện
Câu nào dưới đây đặt dấu phân cách chủ ngữ và vị ngữ đúng ?
A. Lũ trẻ / ngồi im nghe các cụ già kể chuyện.
B. Lũ trẻ ngồi im / nghe các cụ già kể chuyện.
C. Lũ trẻ ngồi / im nghe các cụ già kể chuyện.
D. Lũ trẻ ngồi im nghe các cụ già / kể chuyện
So sánh các câu hỏi trong đoạn văn sau. Em thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn những câu hỏi khác không ? Vì sao ?
Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít. Bỗng các em dừng lại khi thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đưòng. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu.
- Chuyện gì đã xảy ra với ông cụ thế nhỉ ? - Một em trai hỏi. Đám trẻ tiếp lời, bàn tán sôi nổi :
- Chắc là cụ bị ốm ?
- Hay cụ đánh mất cái gì ?
- Chúng mình thử hỏi xem đi !
Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi :
- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ?
Ai là người đã sút bóng vào đầu cụ già ?
A. Bạn Vũ
B. Bạn Quang
C. Bạn Long
Lời giải:
Bạn Quang là người sút bóng vào đầu cụ già.
Cụ già nói thầm điều gì?
Có hai chàng Ko dắc là Grisko và Oponos đều là những kỵ sỹ tài ba. Trong các cuộc thi khi người này khi người kia thắng, nhưng ai phi ngựa nhanh hơn, các cuộc tranh luận đều không phân giải được. Cuối cùng Grisco đề nghị một cuộc thi: ngựa của ai về sau thì người đó thắng. Oponos chấp thuận.
Cuộc thi được tổ chức, người xem khá đông. Khi trọng tài nổ sung phát hiệu lệnh thì kỳ lạ thay cả hai kỵ sỹ đều chỉ đúng ở vị trí xuất phát. Khán giá chờ đợi, hò hét huyên náo, nhưng xem ra cuộc thi không bao giờ chấm dứt.
Vừa lúc đó có một cụ già tóc bạc đi tới. Thấy chuyện lạ, cụ hỏi, người ta nói cho cụ hiểu thì cụ lớn tiếng nói:
- Xin quá vị hãy bình tĩnh, tôi sẽ nói thầm một điều với cả hai kỵ sỹ thì họ sẽ phi như bay về đích cho mà xem.
Quả vậy cuh già gọi hai chàng trai đến bên cụ, cầm lấy tay họ và nói thầm vào tai từng người. Khi cụ bỏ tay ra thì cả hai kỵ sĩ đều chạy như bay tới ngựa, nhảy lên và phóng như bay về đích. Người thắng là người có ngựa về sau. Vậy cụ già đã nói thầm điều gì với cả hai kỵ sỹ.
Cụ già nói:" Chạy ngay đi! Nhà vua đang đem quân dến giết hai ngươi đó!"
Nói rằng 2 người hãy đổi ngựa cho nhau mà thi
1. CỤ GIÀ NÓI THẦM ĐIỀU GÌ?
Có hai chàng trai Kozak và Grisko và Oponos đều là những kỵ sỹ tài ba. Trong các cuộc thi khi người này thắng , khi thì người kia thắng, nhưng ai phi ngựa nhanh hơn, các cuộc tranh luận đều không phân giải được. Cuối cùng Grisko đề nghị một cuộc thi: Ngựa của ai về sau thì người đó thắng. Oponos chấp thuận.
Cuộc thi như vậy được tổ chức, người xem khá đông. Khi trọng tài nổ súng phát hiệu lệnh thì lạ thay: cả hai kỵ sỹ đều chỉ đứng nguyên ở vị trí xuất phát. Khán giả chờ đợi, hò hét huyên náo. Xem ra cuộc thi không bao giờ chấm dứt.
Vừa lúc đó có một cụ già tóc bạc đi tới. Thấy chuyện lạ, cụ hỏi, người ta nói cho cụ hiểu thì cụ lớn tiếng nói:
- Xin quý khán giả hãy bình tĩnh, tôi sẽ nói thầm một điều với cả hai kỵ sỹ thì họ sẽ phi như bay về đích cho mà xem.
Quả vậy, cụ già gọi hai chàng trai đến bên cụ, cầm lấy tay họ và nói thầm vào tai từng người. Khi cụ bỏ tay họ ra thì cả hai kỵ sỹ đều chạy như bay tới ngựa, nhảy lên và phóng như bay về đích.
Cuối cùng, người thắng vẫn là người có ngựa về sau.
Vậy cụ già đã nói thầm điều gì với cả hai kỵ sỹ?
Để ngựa của ai về sau thì người đó thắng thì phải làm cho ngựa đối phương nhanh hơn.
=> Người này không cưỡi ngựa mình mà phải cưỡi ngựa người khác thì mới thắng cuộc
Vậy câu nói đó là:
"Hãy trèo lên ngựa của người kia rồi chạy về đích".
LƯU Ý
Các bạn học sinh KHÔNG ĐƯỢC đăng các câu hỏi không liên quan đến Toán, hoặc các bài toán linh tinh gây nhiễu diễn đàn. Online Math có thể áp dụng các biện pháp như trừ điểm, thậm chí khóa vĩnh viễn tài khoản của bạn nếu vi phạm nội quy nhiều lần.
Chuyên mục Giúp tôi giải toán dành cho những bạn gặp bài toán khó hoặc có bài toán hay muốn chia sẻ. Bởi vậy các bạn học sinh chú ý không nên gửi bài linh tinh, không được có các hành vi nhằm gian lận điểm hỏi đáp như tạo câu hỏi và tự trả lời rồi chọn đúng.
Mỗi thành viên được gửi tối đa 5 câu hỏi trong 1 ngày
Các câu hỏi không liên quan đến toán lớp 1 - 9 các bạn có thể gửi lên trang web h.vn để được giải đáp tốt hơn.