Cho tam giác ABC vuông tại A biết bán kính đường tròn ngoại tiếp là 37 ; bán kính đường tròn nội tiếp là 5 . Tính các cạnh của tam giác ABC
Cho tam giác ABC vuông tại A biết bán kính đường tròn ngoại tiếp là 37 ; bán kính đường tròn nội tiếp là 5 . Tính các cạnh của tam giác ABC
a) Vì tam giác ABC vuông tại A nên đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC là đường tròn đường kính BC
=> BC = 2.Rngoại tiếp = 2.37 = 74
b) Gọi I là đường tròn nội tiếp tam giác ABC => đường tròn (I) tiếp xúc với 3 cạnh của tam giác ABC
Kẻ IM; IN; IP lần lượt vuông góc với AB; AC; BC => IM = IN = IP = bán kính đường tròn nội tiếp = 5
Gọi a; b là độ dài 2 cạnh AB; AC
Ta có: AB2 + AC2 = BC2 (Định lí Pi ta go) => a2 + b2 = 5476 (*)
Ta có: SABC = AB.AC : 2 = \(\frac{ab}{2}\) (1)
Mặt khác, SABC = SIAB + SIAC + SIBC = IM.AB/2 + IN.AC/2 + IP.BC/2
= \(\frac{5a}{2}+\frac{5b}{2}+\frac{5.74}{2}=\frac{5a+5b+370}{2}\) (2)
Từ (1)(2) => ab = 5a + 5b + 370 => ab = 5(a + b) + 370 (**)
Từ (*) => (a + b)2 - 2ab = 5476 . Thay (**) vào ta được:
(a+ b)2 - 10(a + b) -740 = 5476
=> (a + b)2 - 10(a+ b) - 6216 = 0
<=> (a + b)2 - 84(a + b) + 74(a + b) - 6216 = 0
<=> (a + b - 84).(a + b + 74) = 0
<=> a + b - 84 = 0 (Vì a; b là độ dài đoạn thẳng nên a + b + 74 > 0)
=> a + b = 84. Thay vào (**) => ab = 790
=> a. (84 - a) = 790 => a2 - 84a + 790 = 0 => (a2 - 84a + 422) -974 = 0 <=> (a - 42)2 = 974 <=> a - 42 = \(\sqrt{974}\) hoặc - \(\sqrt{974}\)
=> a = 42 + \(\sqrt{974}\) hoặc a = 42 - \(\sqrt{974}\)
=> b = ...
Vậy.....
Bán kính đường tròn ngoại tiếp là 37 suy ra BC=74
Bán kính đường tròn nội tiếp là 5 suy ra \(\frac{AB+AC-BC}{2}\)=5 suy ra AB +AC = 84
suy ra AB2 +AC2 +2AB.AC= 7056 suy ra AB.AC=790
suy ra AB = 42 -\(\sqrt{974}\)
AC = 42 + \(\sqrt{974}\)
Cho tam giác ABC vuông tại A . Gọi r và R lần lượt là bán kính đường tròn nội tiếp và ngoại tiếp và ngoại tiếp tam giác ABC . Biết r = 5cm , R = 37 cm . Diện tích tam giác ABC là ... cm2
cho tam giác abc vuông tại a, gọi r và R lần lượt là bán kính đường tròn nội tiếp và ngoại tiếp của (O), biết r=54, R=37, diện tích tam giác abc là
R=a/2;r=(b+c-a)/2 đối vs tam giac vuông thôi.
Cho tam giác ABC vuông tại A. Gọi R là bán kính của đường tròn ngoại tiếp. r là bán kính của đường tròn nội tiếp tam giác ABC. Chứng minh rằng: AB + AC = 2(R + r)
Vì tam giác ABC vuông tại A nên tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC là trung điểm của cạnh huyền BC.
Ta có: BC = 2R
Giả sử đường tròn (O) tiếp với AB tại D, AC tại E và BC tại F
Theo kết quả câu a) bài 58, ta có ADOE là hình vuông.
Suy ra: AD = AE = EO = OD = r
Theo tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau ta có:
AD = AE
BD = BF
CE = CF
Ta có: 2R + 2r = BF + FC + AD + AE
= (BD + AD) + (AE + CE)
= AB + AC
Vậy AB = AC = 2(R + r)
Cho tam giác ABC vuông tại A . Gọi r và R lần lượt là bán kính đường tròn nội tiếp và ngoại tiếp tam giác ABC . Biết r = 5 cm , R = 37 cm . Đường cao xuất phát từ đỉnh A của tam giác ABC có độ dài là ...cm
(làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy )
KQ là 10,68 bạn nhé tớ tính cẩn thận rồi
vao link :http://olm.vn/hoi-dap/question/285129.html?auto=1 roi tu giai tiep
Cho tam giác ABC vuông tại A. Vẽ đường tròn ngoại tiếp bán kính R và nội tiếp bán kính r của tam giác đó. Biết R = 5cm; r = 2cm. Tính AB + AC.
Tam giác ABC vuông tại A => R=\(\frac{BC}{2}\) => BC=10
Ta có: r =\(\frac{2S}{AB+BC+AC}\) => \(\frac{AB.AC}{AB+AC+10}\) =2
AB2+AC2=100 (Pytago)
Giải pt ra, ta được: (AB;AC)=(6;8)
=> AB+AC=14
cho tam giác ABC vuông tại A đường cao AH . Biết AH=12cm ,HB=8cm .Tính bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC
Vì ΔABC vuông tại A nên ΔABC nội tiếp đường tròn đường kính BC
hay R=BC/2
\(AH^2=HB\cdot HC\)
=>HC=144:8=18(cm)
=>BC=26(cm)
=>R=13(cm)
cho tam giác ABC vuông tại A, Gọi r và R lần lượt là bán kính của đường tròn nội tiếp và ngoại tiếp của tam giác ABC. Biết r=5cm, R=37cm. tính diện tích tam giác ABC?
Cho tam giác ABC vuông tại A. Gọi r và R lần lượt là bán kính đường tròn nội tiếp và ngoại tiếp tam giác ABC. Biết r =5 cm ; R = 37cm. Diện tích tam giác ABC là ... cm2.
@phantuananh cho mình cách giải đc ko?