Chất có công thức phân tử C6H12O6 là
A. mantozơ
B. saccarozơ
C. glucozơ
D. tinh bột
Dùng phương pháp hóa học phân biệt các chất sau:
a. C6H6, C2H5OH, CH3COOH (benzen, rượu etylic, axit axetic)
b. CH3COOH, C6H12O6, C12H22O11 ( Axit axetic, glucozơ, saccarozơ)
c. Glucozơ, xenlulozơ, tinh bột.
a)
Trích mẫu thử
Cho mẫu thử vào nước
- mẫu thử nào không tan là $C_6H_6$
Cho giấy quỳ tím vào hai mẫu thử còn lại :
- mẫu thử nào làm quỳ tím hóa đỏ là $CH_3COOH$
- mẫu thử nào không đổi màu quỳ tím là $C_2H_5OH$
b)
Trích mẫu thử
Cho giấy quỳ tím vào các mẫu thử :
- mẫu thử nào làm quỳ tím hóa đỏ là $CH_3COOH$
Cho dung dịch $AgNO_3/NH_3$ vào mẫu thử còn :
- mẫu thử nào tạo kết tủa trắng bạc là Glucozo
$C_6H_{12}O_6 + Ag_2O \xrightarrow{NH_3} 2Ag + C_6H_{12}O_7$
- mẫu thử nào không hiện tượng là saccarozo
c)
Trích mẫu thử
Cho dung dịch $AgNO_3/NH_3$ vào mẫu thử :
- mẫu thử nào tạo kết tủa trắng bạc là Glucozo
$C_6H_{12}O_6 + Ag_2O \xrightarrow{NH_3} 2Ag + C_6H_{12}O_7$
Cho dung dịch Iot vào mẫu thử còn :
- mẫu thử nào xuất hiện màu xanh tím là tinh bột
- mẫu thử không hiện tượng là xenlulozo
Cho các phát biểu sau:
(a) Glucozơ và saccarozơ đều được dùng để pha chế thuốc trong y học.
(b) Ở dạng mạch hở, phân tử glucozơ và fructozơ đều có 5 nhóm OH liền kề nhau.
(c) Xenlulozơ và tinh bột đều có cùng công thức đơn giản nhất.
(d) Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ chỉ thu được glucozơ.
(e) Saccarozơ là nguyên liệu ban đầu trong kĩ thuật tráng gương, tráng ruột phích.
Số phát biểu đúng là
A. 3.
B. 5.
C. 4.
D. 2.
Chọn đáp án A
các phát biểu đúng gồm các phát biểu (a); (c); (e).
(➤ ý (e) saccarozơ được thủy phân tạo glucozơ + fructozơ rồi sau đó đem tráng bạc,
vì nguồn nguyên liệu tự nhiên nhiều và rẻ,... nên được dùng trong CN).
Còn: (b) sai do fructozơ ở dạng mạch hở chỉ có 4 nhóm OH liền kề nhau.
(d) sai vì thủy phân saccarozơ ngoài thu được glucozơ còn thu được cả fructozơ
Theo đó, có 3 phát biểu đúng
Trong các chất: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, mantozơ, tinh bột, xenlulozơ. Số chất có thể khử được phức bạc amoniac (a) và số chất có tính chất của poliol (b) là.
A. (a) ba; (b) bốn
B. (a) bốn; (b) ba
C. (a) ba; (b) năm
D. (a) bốn; (b) bốn
Đáp án C
(a) glucozo, fructozo, mantozo
(b) tất cả trừ tinh bột
Trong các chất: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, mantozơ, tinh bột, xenlulozơ. Số chất có thể khử được phức bạc amoniac (a) và số chất có tính chất của ancol đa chức (b) là
A. (a) ba ; (b) bốn
B. (a) bốn ; (b) ba.
C. (a) ba ; (b) năm
D. (a) bốn ; (b) bốn
Chọn đáp án C
Số chất có thể khử được phức bạc amoniac ( thuốc thử Tollens AgNO3/NH3 ) là những chất có chứa nhóm -CHO.
Đó là các chất glucozơ, mantozơ. Đặc biệt chú ý fructôzơ, trong môi trường kiềm thì nhóm xêtôn sẽ chuyển hoá thành anđêhit -CHO, do đó fruc cũng phản ứng tráng bạc.
Như vậy có 3 chất có thể khử được phức bạc amoniac. (a) = 3. Loại B, D.
Tính chất của ancol đa chức thể hiện ở phản ứng vs thuốc thử Felling Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh đặc trưng.
► Ngoài ra, TH xenlulozơ không có phản ứng vs thuốc thử Felling nhưng có phản ứng của ancol đa chức thể hiện ở phản ứng với HNO3, (CH3CO)2O,........
Như vậy là có 5 chất thoả mãn. (b) = 5
Cho các phát biểu sau:
(1) Phân tử mantozơ do hai gốc a–glucozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi giữa C1 ở gốc thứ nhất và C4 ở gốc thứ hai (liên kết a–C1–O–C4).
(2) Phân tử saccarozơ do một gốc a–glucozơ và một gốc β–fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi giữa C1 của gốc a–glucozơ và C4 của gốc β–fructozơ (C1–O–C4).
(3) Tinh bột có hai loại liên kết a–[1,4]–glicozit và a–[1,6]–glicozit.
(4) Xenlulozơ có các liên kết β–[1,4]–glicozit.
(5) Tất cả các cacbohiđrat đều có phản ứng thủy phân trong môi trường axit.
(6) Glucozơ và mantozơ làm mất màu dung dịch Br2/CCl4.
(7) Dung dịch glucozơ bị khử bởi AgNO3 trong NH3 tạo ra Ag.
(8) Saccarozơ và mantozơ chỉ có cấu tạo mạch vòng.
(9) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.
(10) Trong cơ thể người, tinh bột có thể bị chuyển hóa thành đextrin, mantozơ, glucozơ, glicozen.
Số phát biểu đúng là:
A. 6
B. 3
C. 5
D. 4
Đáp án D
(1) .Chuẩn .Theo SGK lớp 12.
(2).Sai.Phân tử saccarozơ do một gốc a–glucozơ và một gốc β–fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi giữa C1 của gốc a–glucozơ và C2 của gốc β–fructozơ (C1–O–C2).
(3).Chuẩn .Theo SGK lớp 12. liên kết a–[1,4]–glicozit ứng với amilozo (mạch không phân nhánh) .a–[1,6]–glicozit ứng với aminopectin có mạch phân nhánh.
(4).Chuẩn theo SGK lớp 12.
(5).Sai các monosaccarit không bị thủy phân
(6).Sai.Chú ý hợp chất có nhóm – CHO chỉ làm mất màu dung dịch Brom khi trong nước còn trong CCl4 thì không .
(7).Sai. Dung dịch glucozơ bị oxi hóa bởi AgNO3 trong NH3 tạo ra Ag.
(8) Sai.Trong dung dịch mantozo có thể mở vòng (tạo ra nhóm CHO)
(9).Sai. Chú ý :Tinh bột và xenlulozơ có cách viết giống nhau nhưng chữ n (mắt xích) rất khác nhau.
(10) .Đúng.Theo SGK lớp 12.
Cho các chất sau: Tinh bột, saccarozơ, fructozơ, xenlulozơ, glucozơ, mantozơ. Số chất bị thuỷ phân trong môi trường axit?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Đáp án C
Các disaccarit và polisaccarit mới có phản ứng thủy phân, monosaccarit không bị thủy phân
Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, mantozơ. Số chất tham gia phản ứng tráng gương là
A. 3
B. 2
C. 4
D. 5
Cho dãy các chất: glucozơ; xenlulozơ; saccarozơ; tinh bột; mantozơ. Số chất trong tham gia phản ứng tráng gương là
A. 3
B. 5
C. 4
D. 2
Đáp án D
Các chất tham gia phản ứng tráng gương là: glucozơ và mantozơ
Cho dãy các chất: glucozơ; xenlulozơ; saccarozơ; tinh bột; mantozơ. Số chất trong tham gia phản ứng tráng gương là
A. 3
B. 5
C. 4
D. 2
Chọn đáp án D
Số chất trong tham gia phản ứng tráng gương là : glucozơ và mantozơ
Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, mantozơ. Số chất trong dãy tham gia phản úng tráng gương là:
A. 3
B. 4
C. 2
D. 5