Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
3 tháng 2 2019 lúc 8:35

- Tình hình ở nhiều khu vực trên thế giới trở nên bất ổn, ở nhiều quốc gia quần chúng nhân dân lo lắng, sợ hãi.

- Về thiệt hại kinh tế: theo báo cáo của IEP, tổng chi phí cho cuộc chiến chống khủng bố năm 2014 đã lên đến mức cao nhất trong lịch sử với 52.9 tỉ USD. Con số này cao hơn 61% so với năm 2013 và gấp hơn 10 lần so với năm 2000. Số liệu này chưa bao gồm các tác động từ vị khủng bố ngày 13/11/2014 tại thủ đô Pari (Pháp).

Đáp án cần chọn là: B

Nguyễn Tiến Mạnh
Xem chi tiết
Phạm Thị Bích Thạch
23 tháng 2 2016 lúc 13:54

A. Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới

 

quách an kahng
Xem chi tiết
Nguyễn Thành Đạt
Xem chi tiết
Sad boy
29 tháng 7 2021 lúc 16:19

. Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX là:

A. Chính trị không ổn định, kinh tế phát triển  

B. Khủng hoảng trầm trọng, toàn diện  

C. Chính trị ổn định, kinh tế khủng hoảng 

D. Mầm mồng tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh

Vì tuấn
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
7 tháng 1 2022 lúc 8:30

Câu 3: B

Câu 4: D

Câu 5: A

Câu 6: B

Câu 7: D

Câu 8: B

Võ Thị Thanh Thảo
Xem chi tiết
Đỗ Xuân Long
23 tháng 2 2016 lúc 13:55

B. Thực hiện cải cách kinh tế - xã hội, tìm cách duy trì trật tự Véc-xai -  Oa-sinh-tơn

Văn Toàn
Xem chi tiết
Cao Hoàng Minh Nguyệt
21 tháng 6 2016 lúc 11:25

Em ms lp 7 =_=

Đỗ Nguyễn Như Bình
21 tháng 6 2016 lúc 17:58

em mới lớp 6 thui sorry 

vũ tiến đạt
22 tháng 10 2017 lúc 15:33

Hầu hết các quan điểm đó đều bám lấy chiều hướng dài hạn trong chính sách đối ngoại của Mỹ, và nhiều trong số đó vẫn được Tổng thống Barack Obama thực hiện. Cho dù vị trí của nó có nằm ở đâu, thì cũng đã đến lúc nên đặt thời kỳ này trong một bối cảnh nhất định và đánh giá nó càng thận trọng càng tốt. Trước và sau 11-9 Trước ngày 11-9, chính quyền Bush tập trung chính sách đối ngoại của mình vào Trung Quốc và Nga; vào việc quyết định liệu việc giải quyết vấn đề hòa bình ở Trung Đông có thể thực hiện được; hay tập trung vào hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo; và xem xét cách thức quan hệ với các quốc gia “cứng đầu” như Iran, Iraq, Libya và Triều Tiên. Trong nhiều cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ, các quan chức đã tranh cãi về cái thuận và không thuận khi áp đặt lệnh cấm vận mới lên chính quyền “độc tài” Saddam Hussein ở Baghdad; đồng thời thảo luận về những vấn đề tiếp theo nếu máy bay Mỹ thực hiện vùng cấm bay trên vùng trời Iraq. Tuy nhiên số ít những vấn đề đó nhận được sự ủng hộ. Các quan chức cấp cao không coi chủ nghĩa khủng bố hay chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan là ưu tiên hàng đầu. Richard Clarke, trưởng nhóm chuyên gia chống khủng bố của HĐBA đã lên tiếng mạnh mẽ trước mối nguy cơ này, Giám đốc CIA Director George Tenet cũng đã nâng mức báo động đỏ. Tuy nhiên Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell, Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld và Cố vấn an ninh quốc gia Condoleezza Rice đã không thực sự quan tâm. Và ngay cả Tổng thống Mỹ Bush cũng vậy. Vào tháng 8-2001, ông Bush về nghỉ mát ở trang trại. Osama Bin laden chẳng phải là mối bận tâm lớn của Bush. Bush, Cheney và Rumsfeld thì cũng không tự nghĩ ra được cuộc chiến phủ đầu và đánh chặn, bởi chính sách đối ngoại của Mỹ được hình thành trong một thời gian dài lịch sử. Các chuyên gia cố vấn chính sách đối ngoại và quốc phòng của Bush đã cố xác định một khuôn khổ chiến lược và buộc quân đội Mỹ phải thích ứng vào cái gọi là “cách mạng” trong lĩnh vực quân đội. Tổng thống Mỹ lúc đó cũng nói nhiều về vấn đề tự do hóa thương mại và tái cơ cấu viện trợ nước ngoài của Mỹ. Trong suốt chiến dịch tranh cử, ông ta nói về một chính sách đối ngoại không nổi trội và việc thiết lập một hệ thống quốc phòng hùng mạnh, thậm chí cả cách thức mà ông dự tính hài hòa các mục tiêu vẫn còn không rõ ràng. Sự thật là, trọng tâm của ông Bush ở khắp nơi, ở trong nước, là vấn đề giảm thuế, cải cách giáo dục, chính sách năng lượng, và đột nhiên tai họa ập đến. Đáp lại các vụ tấn công ngày 11-9, chính quyền Bush đã tiến hành ngay một “cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố”. Cuộc chiến không chỉ nhắm đến lực lượng Al Qaeda mà còn tập trung vào nguy cơ khủng bố toàn cầu nói chung. Cuộc chiến không chỉ hướng mục tiêu đến các chủ thể phi quốc gia nguy hiểm mà còn là các chế độ có ý định nuôi dưỡng hoặc viện trợ cho chúng. Để lấy được những thông tin có thể làm bằng chứng, Mỹ đã tìm cách giam cầm, buộc đầu hàng và trong một số trường hợp đã tra tấn tù binh. Chính quyền Bush đã loan tin về việc áp dụng một chính sách dự liệu tự phòng vệ - nói cách khác, đó là chiến tranh đánh đòn phủ đầu. Bush đã tuyên bố rằng ông ta sẽ thực hiện hành động cần thiết nhằm ngăn chặn không chỉ các nguy cơ sắp xảy đến mà còn tập hợp các nguy cơ đó, và sẽ hành động một mình nếu thấy cần thiết. Bush đã nhấn mạnh đến vấn đề dân chủ hóa và việc ghi nhận một nền hòa bình dân chủ. Những hành động này đã trở thành những thành tố cơ bản trong học thuyết Bush, đặc biệt sau khi Mỹ không thể tìm thấy vũ khí hủy diệt hàng loạt ở Iraq. Bush nói rằng “Các sự kiện và nhận thức chung đã đưa chúng ta đến kết luận cuối cùng”, và “Sự tồn tại của tự do ở Mỹ phụ thuộc vào thành tựu tự do ở các vùng đất khác”. Ba năm sau đó, khi chuẩn bị rời nhiệm sở, bà Rice đã giới thiệu vị trí của mình thông qua việc phát biểu rằng bà ta và đồng nghiệp đã nhận ra “việc xây dựng các quốc gia dân chủ là một trong những yếu tố cấp bách hợp thành lợi ích của Mỹ”. Sau ngày 11-9, Mỹ đã gia tăng xây dựng lực lượng quân sự và tình báo. Chi phí quốc phòng của nước này đã tăng một cách chóng mặt, các sáng kiến phản kích ngày càng mở rộng, các căn cứ mới được xây dựng từ Trung Á đến Tây Nam Á, thiết lập chỉ huy quân sự mới ở châu Phi. Cuộc chiến chống khủng bố trở thành mối bận tâm trong chính sách an ninh quốc gia của chính quyền Bush. Bên cạnh chính sách an ninh của mình, chính quyền Bush vẫn ấp ủ các thị trường tự do, tự do hóa thương mại và phát triển kinh tế. Mỹ đã tái cơ cấu và gia tăng cam kết viện trợ nước ngoài, tăng cường hỗ trợ kinh tế từ 13 tỷ USD Mỹ năm 2000 lên đến 34 tỷ USD năm 2008. Chính quyền Bush cũng tìm cách chống lại bệnh tật, trở thành nhà tài trợ lớn nhất cho Quỹ toàn cầu chống dịch bệnh AIDS, bệnh lao và sốt rét. Mỹ cũng đã đàm phán thương lượng trong việc cắt giảm đầu đạn chiến lược với Nga, tái định hình quan hệ Mỹ-Ấn, hòa nhã hơn trong quan hệ với Trung Quốc. Mỹ tiếp tục cố gây trở ngại việc phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, trong khi vẫn củng cố xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo. Những nỗ lực đó phần nào bổ sung cho nhau, dù cho chính quyền Bush có ý định không muốn để việc phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt gây cản trở quyền tự do hành động trong khu vực mà Mỹ thấy là cần thiết. Mỹ cũng không muốn liều lĩnh với khả năng các quốc gia “cứng đầu” muốn bán hay trao đổi vũ khí hủy diệt hàng loạt cho các lực lượng khủng bố. Hầu hết các chính sách đó – bao gồm đánh phủ đầu (ngăn chặn), đơn phương, tạo uy thế quân sự, dân chủ hóa, tự do hóa thương mại, tăng trưởng kinh tế, tăng cường liên kết đồng minh và quan hệ đối tác giữa các cường quốc – đã được vạch ra trong Chiến lược an ninh quốc gia năm 2002 của chính quyền Bush. Ngày 11-9 đã “kích động” chính quyền Bush và buộc nó phải thay đổi trọng tâm của mình. Lo ngại đã dẫn đến hành động, điều thường thấy trong quyền lực của Mỹ, một “niềm tự hào” trong thể chế và giá trị quốc gia, tính trách nhiệm trước sự an toàn của công chúng, cảm giác tội lỗi khi để đất nước bị tấn công. Trước ngày đó, vị trí đứng đầu và an ninh của Mỹ được xem là lẽ dĩ nhiên phải thế. Nhưng sau sự kiện 11-9, Washington đã nhận thấy vấn đề của việc bảo vệ nước Mỹ, ủng hộ đồng minh, giám sát một nền kinh tế thế giới mở và truyền bá thể chế nước Mỹ. Ưu tiên của nước Mỹ Một số nhà học giả so sánh tác động của sự kiện 11-9 trong chính sách của Mỹ với tác động của chính sách của Mỹ trong cuộc tấn công của Triều Tiên vào Hàn Quốc năm 1950. Ngay sau đó, chính quyền Truman cũng bị choáng váng và đã đưa ra các ý tưởng mới, nhưng ông Truman lúc đó vẫn còn nói nhiều hơn làm. Ông đã thông qua báo cáo Hội đồng an ninh quốc gia, NSC-68, nhưng lại không sẵn sàng thực thi, việc xây dựng quân đội cũng không rõ ràng, tình hình Chiến tranh lạnh trên toàn cầu vẫn không được cải thiện. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mỹ lúc đó và giám đốc hoạch định chính sách của Bộ Ngoại giao Mỹ, Paul Nitze, hiểu rằng họ phải khẳng định ưu thế quyền lực của Mỹ, nhất là sau vụ Liên Xô thử thành công vụ nổ hạt nhân đầu tiên. Họ hiểu rằng họ phải tăng cường năng lực quân sự, giành lại được sự quả quyết của quốc gia, tránh thoái chí, đồng thời phải nhận lấy trách nhiệm dẫn dắt tự do thương mại toàn cầu và tái thiết nền kinh tế Tây Đức và Nhật Bản. Một điều không thể chối cãi là Bush và các cố vấn của ông ta đã bị bế tắc. Họ đã tìm cách duy trì và đánh giá lại vị thế vượt trội của Mỹ nhưng họ đã phải vất vả tìm cách ngăn chặn bất cứ một cuộc tấn công nào tiếp sau lên người dân hay lãnh thổ của Mỹ. Cũng giống như Acheson và Nitze, họ tự tin với cách họ bảo vệ cuộc sống, rằng việc định hình quyền lực trên trường quốc tế và giảm thiểu nguy cơ toàn cầu là tối quan trọng đối với việc duy trì tự do của Mỹ. Tuy nhiên các cố vấn của Bush đã gặp khó khăn trong việc đưa các yếu tố chính sách cần thiết của Mỹ vào một chiến lược thống nhất nhằm ngăn chặn thách thức mà họ coi là cấp bách nhất. Rõ ràng, nhiều sáng kiến trong chính sách đối ngoại, cùng với việc giảm thuế và bất đắc dĩ phải kêu gọi hy sinh trong nước, đã hạn chế lại mục tiêu mà họ muốn đạt được. Sự vượt trội của Mỹ đã bị tổn hại bởi sự thất bại trong việc tiến hành xâm lược Afghanisan và Iraq và bởi chủ nghĩa chống Mỹ đang ngày càng phổ biến. Các cuộc thăm dò dự luận trong thế giới Hồi giáo đã cho thấy, các hoạt động của Mỹ ở Iraq và sự ủng hộ đối với Israel là một sự kết hợp chết người. Khi sự tự do biến thành xâm lược và phản kích, nước Mỹ và quyền lực của nó ngày càng bị tai tiếng. Ưu thế vượt trội của Mỹ bị tổn thất bởi những chi phí không lường trước được của các cuộc chiến kéo dài, với 1,3 nghìn tỷ USD Mỹ, theo đánh giá của Cơ quan nghiên cứu Quốc hội Mỹ, kéo theo đó là các khoản nợ tích lũy dần từ hệ quả của việc cắt giảm thuế và tăng chi tiêu nội địa. Chi phí quốc phòng tăng từ 304 tỷ USD Mỹ năm 2001 lên đến 616 tỷ USD Mỹ năm 2008. Nợ liên bang tăng 32,5% năm 2001 lên 53,5% năm 2009. Trong khi đó, nợ của Mỹ do các chính phủ nước ngoài nắm giữ tăng đột biến, từ 13% vào thời điểm kết thúc Chiến tranh lạnh lên 30% vào thời điểm Bush hết nhiệm kỳ. Năng lực tài chính và tính linh hoạt của Mỹ đã bị xói mòn một cách trầm trọng. Thay vì việc ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh nổi lên, sự can thiệp ở nước ngoài và nỗi lo kinh tế, ngân sách của Mỹ ở trong nước đang đặt Washington vào một vị trí bất lợi so với các đối thủ của nước này, đáng chú ý nhất Bắc Kinh. Trong khi các lực lượng của Mỹ đang sa lầy ở Tây Nam Á thì sự gia tăng năng lực quân sự của Trung Quốc, đặc biệt trong các lĩnh vực tàu ngầm và tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo đang đe dọa đến vị thế của Mỹ ở Đông Á và Đông Nam Á. Đồng thời, thâm hụt thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc đã tăng từ 83 tỷ USD năm 2001 lên 273 tỷ USD năm 2003, tổng số nợ của Mỹ phải trả cho Trung Quốc đã tăng từ 78 tỷ USD năm 2001 lên 1,1 nghìn tỷ USD năm 2011. Thay vì việc duy trì cân bằng khu vực, các hoạt động của Mỹ đã gây đảo lộn cân bằng trong khu vực mà Mỹ có lợi ích nhất, đặc biệt ở vịnh Ba Tư và Trung Đông. Có thể thấy, sự tín nhiệm của Mỹ trong khu vực này đã héo mòn, Iraq phần lớn đã bị loại trừ trong đối trọng với Iran, khả năng của Iran trong việc can thiệp ra ngoài biên giới nước này ngày càng tăng, và năng lực của Mỹ trong việc hòa giải quan hệ Israel-Palestine ngày càng giảm rõ rệt. Thay vì việc ngăn chặn không phổ biến vũ khí hạt nhân, sự can thiệp của Mỹ nhằm thay đổi chế độ đã càng tạo cơ sở cho các quốc gia mà Mỹ coi là “cứng đầu” theo đuổi mục đích vũ khí hủy diệt hàng loạt. Các nhà lãnh đạo Iran và Triều Tiên có vẻ đã dự liệu được rằng sự tồn vong của đất nước họ phụ thuộc vào việc sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt. Thay vì thúc đẩy thị trường tự do, những lo ngại về kinh tế của Mỹ đã khiến Mỹ phải thực hiện cách chính sách bảo hộ trong nước và gây phức tạp hóa đàm phán thương mại ngoài nước. Nỗ lực nhằm xúc tiến vòng đàm phán Đô-ha ngày càng trở nên chật vật, trong khi các hiệp định tự do song phương với Colombia và Hàn Quốc bị trì hoãn. Đó cũng không phải là sự thúc đẩy tự do mà chính là cuộc chiến chống khủng bố đi liền với sự vi phạm nghiêm trọng dân chủ trên toàn cầu. Và thay vì ngăn chặn khủng bố hay chủ nghĩa hồi giáo cực đoàn, các hoạt động của Mỹ đã gây kích động chúng. Trong suốt cuộc chiến chống khủng bố, con số các cuộc khủng bố và chiến binh hồi giáo cũng gia tăng. Báo cáo năm 2008 về chống khủng bố của một học giả trung lập ở Trung tâm đánh giá ngân sách và chiến lược, đã chỉ rõ “kể từ năm 2002 đến năm 2003, vai trò của Mỹ trong cuộc chiến này ngày càng trượt giảm. Mặc dù Mỹ đã bắt giữ và tiêu diệt được những kẻ cầm đầu các hoạt động khủng bố, phá hủy các mạng lưới khủng bố, tịch thu tài sản và xây dựng quan hệ đối tác với các cơ quan chống khủng bố ở nước ngoài, một điều đáng chú ý là những gì mà Mỹ đạt được lại là sự chuyển hướng của tổ chức Al Qaeda thành một phong trào toàn cầu, mở rộng và tăng cường tư tưởng Salafi-Jihadi, làm hồi sinh ảnh hưởng khu vực của Iran, gia tăng số lượng và ảnh hưởng của các đảng chính trị theo trào lưu Hồi giáo chính thống trên toàn thế giới. Có thể sự tiêu diệt Bin Laden sẽ đảo ngược khuynh hướng này, nhưng điều này không xóa được hoài nghi đang lan rộng về chủ nghĩa khủng bố. Những thành công đó phần nào che đi thất bại của Mỹ trong việc để được hầu hết các mục tiêu quan trọng. Nhưng những nhà chỉ trích đã sai khi nói rằng các chính sách đó đã thất bại hoàn toàn. Những chính sách này đều bắt nguồn từ trong quá khứ của nước Mỹ. Sau sự kiện 11-9, Mỹ đã phải đối mặt với một một loạt các thách thức và lựa chọn khó khăn. Trong bối cảnh lo sợ tột cùng và đe dọa thực sự, Mỹ cũng đã kiềm chế được Al Qaeda và các tổ chức khủng bố khác, ngăn chặn thành công một số cuộc tấn công, buộc Lybia phải từ bỏ theo đuổi chương trình hạt nhân, tạo lập quan hệ vững chắc với các cường quốc mới nổi như Ấn Độ, giữ được quan hệ với Trung Quốc và Nga ở mức độ cần thiết. Mỹ cũng đã cải tổ và tái thiết viện trợ nước ngoài, đẩy mạnh vai trò đi đầu toàn cầu trong cuộc chiến chống dịch bệnh truyền nhiễm, giữ vòng đàm phán Đô-ha theo hướng đi lên, thúc đẩy được dân chủ ở một số khía cạnh nhất định và đóng góp vào tình hình hiện tại ở Trung Đông. 11-9 trong cách nhìn lịch sử Các hành động đánh chặn và phủ đầu không phải do ông Bush, cố vấn tổng thống của ông, Dick Cheney hay Rumsfeld nghĩ ra mà chúng đã cómột lịch sử lâu dài trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Một thế kỷ trước, “hệ quả” của Tổng thống Theodore Roosevelt từ Học thuyết Monroe là một chính sách can thiệp đánh chặn ở châu Mỹ, như một kết quả của các hành động chiếm đóng quân sự ở các nước như Haiti và Cộng hòa Dominica. Tiếp theo, Tổng thống Franklin Roosevelt đã điều chỉnh kế hoạch của ông nhằm phòng vệ ngăn chặn chống lại các tàu của Đức ở biển Đại tây dương đang hướng tới nước Mỹ trong Thế chiến thứ II bằng câu nói: “Khi bạn nhìn thấy một con rắn chuông mang nọc độc sẽ tấn công mình, thì hãy tiêu diệt nó trước khi nó tấn công bạn”. 20 năm sau, Tổng thống John F.Kenedy đã quyết định rằng ông không thể để Liên Xô dàn trận vũ khí tấn công cách bờ biển nước Mỹ 90 dặm, và ông đã đơn phương áp đặt lệnh cô lập - về cơ bản là lệnh phong tỏa bao vây và một hành động của sự thù địch - chung quanh Cuba trong suốt cuộc khủng hoảng tên lửa (1962). Trong quan điểm của Kenedy, đó là một bước ngăn chặn hợp lý, mặc dù thực tế là việc này đã đưa nước Mỹ tới bờ vực của chiến tranh hạt nhân. Đối phó với mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố vào giữa những năm 1990, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã ký một tuyên bố hướng dẫn an ninh quốc gia rằng “nước Mỹ sẽ theo đuổi những nỗ lực mạnh mẽ để ngăn chặn và phủ đầu, bắt giữ và truy tố… những cá nhân phạm tội hay đặt kế hoạch các cuộc tấn công như vậy”. Vậy là, cả Roosevelts, Kenedy và Clinton trong suốt nhiệm kỳ của mình đều đồng ý với tuyên bố trong Chiến lược an ninh quốc gia 2002 của Bush, chiến lược nói tới bất kỳ một mối đe dọa hiện hữu nào, rằng “lịch sử sẽ phán xét khắc nghiệt với những kẻ đã thấy trước hiểm nguy mà không hành động. Trong một thế giới mới mà chúng ta đang sống, chỉ có một con đường an toàn duy nhất là con đường của hành động”. Hơn thế nữa, Bush và những cố vấn của ông ta, hiếm khi đơn độc trong việc tìm cách thay đổi chế độ bên ngoài sau cơn chấn động ngày 11-9. Hai tuần sau bài phát biểu “trục ma quỷ” của Tổng thống Bush vào tháng 1-2002, cựu Phó Tổng thống Al Gore tuyên bố, “Thực tế, đôi khi việc gạt vấn đề ngoại giao sang bên và chơi bài ngửa sẽ đặt ra một số vấn đề nhất định.”, “Thậm chí nếu chúng ta đưa việc phá hủy các mạng lưới khủng bố lên ưu tiên hàng đầu và nếu chúng ta thành công, sẽ vẫn có những chính phủ có thể mang lại mối hiểm họa to lớn.”và theo ông Al Gore, một trong số những chính phủ gây hiểm họa đó cho nước Mỹ là Iraq.Nhiều ngày sau đó, Nghị sĩ Joe Biden hay cựu cố vấn an ninh quốc gia dưới thời Bill Clinton, Sandy Berger cũng lên tiếng rằng Saddam phải bị lật đổ và đó là công việc của nước Mỹ. Người ta thường cho rằng các quan chức của đảng Dân chủ có thể đã hành động khác nhau sau sự kiện 11-9, và dường như họ đã quá mẫn cán trong việc hợp tác với những đồng minh của mình ở châu Âu. Song, việc sử dụng lực lượng của chính quyền Bush làm thay đổi chế độ ở các nước được coi là mối đe dọa sau vụ tấn công 11-9 phù hợp với hầu hết những nguyện vọng của người Mỹ vào thời điểm đó.Trong khi đó, việc tăng cường quân sự của chính quyền Bush không đặc biệt chú trọng cũng như không nổi bật. Việc tăng cường quân sự chỉ để tránh các đối thủ cạnh tranh ngang hàng giống với nỗ lực duy trì thế độc quyền nguyên tử của Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ II; để đạt được sự vượt trội quân sự trong bối cảnh cuộc chiến tranh Triều Tiên, duy trì ưu thế quân sự trong những năm cầm quyền của Kenned, giành lại thế ưu việt trong thời Reagan, và nuôi dưỡng trật tự đơn cực sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ... Trong thời Clinton, không phải dưới thời Bush, Mỹ đã bắt đầu chi nhiều tiền hơn cho quốc phòng so với hầu như các quốc gia khác cộng lại. Các học giả và những nhà hoạt động đã thấy được tính liên tục hơn là sự khác biệt trong các mục tiêu chiến lược và các hoạt động quân sự của tất cả các chính quyền Mỹ hậu chiến tranh lạnh. Sự tương đồng giữa các chính quyền Mỹ thời hậu chiến tranh lạnh còn mở rộng sang cả lối nói hoa mỹ và tư tưởng ý thức hệ. Nó đã trở thành mốt trong chu trình phê phán ý thức hệ của chính quyền Bush. Tuy nhiên, việc khẳng định các giá trị dân chủ hầu như không mới mẻ. Các giá trị dân chủ kiểu Mỹ không thể thiếu trong những tầm nhìn thế giới Wilson và Acheson, hay của Henry Kissinger và Tổng thống Mỹ Richard Nixon. Ta phải nhớ lại bài phát biểu của Kenedy trước người dân Berlin hay Liên minh vì sự Tiến bộ, cách giải thích của Tổng thống Johnson về những hành độngcủa Mỹ ở Việt Nam, Tổng thống Jimmy Carter nói về nhân quyền, và Tổng thống Robald Reagan ca tụng vai trò của nước Mỹ trên thế giới. Những lối nói hoa mỹ của họ giống với những bài phát biểu gần đây của ông Bush hay ông Obama. Nhiều người tranh luận rằng chính sách của Mỹ sau sự kiện 11-9 khác biệt bởi học thuyết đơn phương. Song, bản năng hành động độc lập, và đơn phương lãnh đạo thế giới, là hoàn toàn phù hợp với lịch sử lâu dài của chính sách đối ngoại Mỹ, tồn tại từ Bản tuyên ngôn độc lập của George Washington và bài phát biểu nhậm chức đầu tiên của Tổng thống Thomas Jefferson. Trong suốt Chiến tranh lạnh, các quan chức Mỹ luôn duy trì quyền hành động đơn phương. Chiến lược an ninh quốc gia cuối cùng của Clinton, và Chiến lược an ninh quốc gia đầu tiên của ông Obama cũng tương tự như vậy. Có rất ít những nghi ngờ rằng các cố vấn của ông Bush,do sự sợ hãi và ngạo mạn cũng như ý thức trách nhiệm và sự day dứt tội lỗi, có xu hướng hành động đơn phương hơn những người tiền nhiệm hay những người kế nhiệm đảng Dân chủ. Chiến lược an ninh quốc gia 2002 của ông Bush, nổi tiếng với việc loại bỏ chính sách ngăn chặn và răn đe và theo đuổi việc tự vệ phủ đầu, cũng chứa đựng các phần dài thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu, tăng cường thị trường tự do, mở cửa xã hội, và xây dựng cơ sở hạ tầng nền dân chủ. Những chính sách này của Mỹ có một di sản lâu dài, từ “những ghi chú mở cửa” của Ngoại trưởng Mỹ John Hay, Mười bốn điểm của Tổng thống Woodorow Wilson, và Hiến chương Đại Tây Dương của Franklin Roosevelt, và chúng đều là một cơ sở cho nhiều tuyên bố gần đây của ông Clinton hay ông Obama. Ý nghĩa lâu dài của sự kiện 11-9 trong chính sách đối ngoại của Mỹ, vì thế, không nên được đánh giá quá cao. Vụ tấn công ngày hôm đó là một thảm kịch kinh hoàng, một vụ tấn công phi nghĩa vào những người dân vô tội, và là một sự khiêu khích táo tợn. Nhưng chúng không làm thay đổi thế giới hay làm chuyển dịch hướng đi dài hạn trong chiến lược chính của nước Mỹ. Mục đích dành được sự vượt trội của Mỹ, tham vọng lãnh đạo thế giới của Mỹ, mong muốn các thị trường tự do và mở cửa của Mỹ, mối quan tâm với quyền quân sự tối cao của Mỹ, sẵn sàng hành động đơn phương khi xét thấy cần thiết của Mỹ, sự liên kết mở rộng các giá trị và lợi ích của Mỹ;… tất cả vẫn được duy trì, vẫn còn đó, và không thay đổi. Điều mà các vụ tấn công ngày hôm đó đã làm được là sự thay đổi quan niệm mối đe dọa của nước Mỹ và nhấn mạnh ý nghĩa toàn cầu của các chủ thể phi quốc gia và chủ nghĩa Hồi gi

Trần Hồ Hoàng My
Xem chi tiết
Minh Nhân
4 tháng 2 2021 lúc 11:00

Nhận xét nào dưới đây là đúng về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới?( 1919-1939)

A. Phát triển mạnh nhưng không bền vững.

B. Phát triển chậm chạp và liên tục suy thoái.

C. Phát triển nhanh nhưng khủng hoảng trầm trọng

D. Phát triển mạnh nhưng không đều giữa các nước đế quốc.

Ngũ Thị Yến Nhi
Xem chi tiết
Huỳnh Thị Thiên Kim
25 tháng 12 2016 lúc 7:01
Khủng bố đã xuất hiện và tồn tại từ hàng nghìn năm nay, nhưng sự kiện ngày 11-9-2001 mới là mốc đen tang tóc đánh dấu sự hiện diện rất nguy hiểm của khủng bố trong đời sống xã hội quốc tế. Cũng từ thời điểm này, việc nghiên cứu chủ nghĩa khủng bố được triển khai rộng và sâu hơn.Khái niệm Chủ nghĩa khủng bố, Khủng bố, Hoạt động khủng bố, trong nhiều trường hợp được các nhà nghiên cứu, các học giả, sử dụng với ý nghĩa tương đương, bởi lẽ, có quan điểm khá phổ biến cho rằng với chủ nghĩa khủng bố, tư tưởng được hòa tan trong hành động. Trong hầu hết các nghiên cứu, những khái niệm trên được dùng theo nghĩa song trùng. Tuy nhiên, nếu nhìn chủ nghĩa khủng bố dưới góc độ hệ tư tưởng, theo tiến sĩ luật học N. N.A-pha-na-sép thì: "đặc trưng của hệ tư tưởng của chủ nghĩa khủng bố như là một phức thể các nguyên tắc tư tưởng cực kỳ cấp tiến (cực tả, cực hữu, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, ly khai, chủ nghĩa nước lớn,…), là sự luận chứng cho việc áp dụng bạo lực dưới những hình thức khác nhau một cách bất hợp pháp để đạt đến các mục tiêu xã hội, chủ yếu là về mặt chính trị, của các cơ cấu trên đây".Lần đầu tiên người ta bắt gặp thuật ngữ chủ nghĩa khủng bố (terrorism) vào năm 1798; thuật ngữ này do nhà triết học người Đức Ê-ma-nu-en Căng sử dụng. Cũng năm ấy, thuật ngữ này xuất hiện trong một phụ lục của Đại từ điển Viện Hàn lâm Pháp.Khái niệm về chủ nghĩa khủng bố thay đổi theo thời gian. Theo một nghiên cứu của CIA, thì từ năm 1936 đến 1981, có không ít hơn 109 định nghĩa khác nhau về chủ nghĩa khủng bố, và nghiên cứu này cũng bất đồng quan điểm với các định nghĩa đã thu thập được(1). Thực tế cho thấy, do cách nhìn nhận khủng bố từ nhiều góc độ khác nhau, do nhiều nguyên nhân chủ quan (có thể theo một ý đồ nào đó) hoặc khách quan, do các mối quan hệ chính trị biến đổi theo thời gian, nên các định nghĩa về chủ nghĩa khủng bố dễ sai lệch nhau, thậm chí trái ngược nhau. Dưới đây là một vài định nghĩa được nhiều người chấp nhận.Các cơ quan hữu quan của Liên hợp quốc định nghĩa hoạt động khủng bố như sau: "Hoạt động khủng bố là hoạt động huỷ hoại nhân quyền, quyền dân chủ và tự do cá nhân, uy hiếp sự an toàn và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia, tạo sức ép lên quốc gia, phá vỡ văn minh xã hội, là hành vi phạm tội với việc gây hậu quả bất lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội"(2). Tuyên ngôn về vấn đề chủ nghĩa khủng bố của Liên hợp quốc nêu rõ: "Tất cả các hình thức của chủ nghĩa khủng bố, dù xảy ra ở nơi nào, ai là kẻ chủ mưu, và hành vi phạm tội ra sao, cũng không thể thanh minh, cho nên thông qua các điều của Hiệp ước Quốc tế, cần tăng thêm mức độ xử phạt"(3).Định nghĩa về khủng bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (1998) cho rằng: "Hoạt động khủng bố là một hành động bạo lực có mưu tính trước, nhằm những mục đích chính trị, thực hiện hướng vào những mục tiêu phi quân sự, bởi những tổ chức dưới cấp nhà nước hay bởi những cá nhân bí mật, thường với mục đích gây ảnh hưởng với một đối tượng nào đó" (4).Theo nhiều nhà nghiên cứu, các loại hình khủng bố có thể kể tới vào thời điểm hiện nay là: 1- Khủng bố nhà nước; 2- Khủng bố mang tính tôn giáo; 3- Khủng bố mang tính chất chính trị; 4- Khủng bố mang mầu sắc chủ nghĩa ly khai; 5- Khủng bố mang tính chất phản kháng, trả thù.Nói chung, cách phân loại này chỉ mang tính tương đối, bởi trong nhiều trường hợp, các loại hình khủng bố có thể lồng vào nhau, đan xen nhau, và ta khó có thể phân biệt rạch ròi, đâu là loại hình này, đâu là loại hình kia. Chẳng hạn, các hoạt động khủng bố ở Tre-xni-a vừa mang mầu sắc tôn giáo, vừa mang mầu sắc của chủ nghĩa ly khai. Có thể đưa thêm vào loại hình thứ 6: Tổ hợp của các loại hình khủng bố đã nêu trên. Cố nhà báo Eqbal Ahmad (1939-1999), biên tập trị sự của báo Chủng tộc và Giai cấp, còn xem xét hai loại hình nữa của chủ nghĩa khủng bố: chủ nghĩa khủng bố hình sự, và chủ nghĩa khủng bố của (phe) đối lập(5). Tuy nhiên, hai loại hình này dường như đã được bao hàm trong năm loại hình đã nêu.Nguyên nhân phát sinh và dung dưỡng chủ nghĩa khủng bốSẽ là sai lầm nếu cố gắng quy lý do bùng phát chủ nghĩa khủng bố vào một hoặc hai nguyên nhân nào đó. Do hoạt động khủng bố đa dạng và xuất hiện ở nhiều vùng khác nhau, với những điều kiện địa chính trị, xã hội khác nhau, nên nguyên nhân gây ra chúng cũng có thể khác nhau. Về đại thể, giới nghiên cứu lý luận đề cập đến các nguyên nhân cơ bản sau:1 - Các hệ quả tiêu cực của toàn cầu hóa. Trong khi toàn cầu hóa mang lại cho các nước phát triển những lợi ích to lớn, những cơ hội phát triển mạnh mẽ thì nó mang lại cho các nước đang phát triển đầy những thách thức và rất nhiều khó khăn. Hệ quả của sự kiện này là khoảng cách giầu nghèo ngày càng mở rộng, mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế với tình trạng phân phối không công bằng ngày một tăng. Sự bần cùng về kinh tế gạt một bộ phận không nhỏ dân chúng ra bên lề của tiến trình phát triển, và nó góp phần làm suy thoái đạo đức, tư tưởng, tạo ra một khoảng trống về mặt tinh thần, để chủ nghĩa khủng bố có điều kiện xâm nhập. Toàn cầu hóa về văn hóa, bên cạnh những mặt tích cực, cũng có những tác động tiêu cực, nó làm phai nhạt bản sắc văn hóa của dân tộc, tôn giáo, lợi dụng mối đe dọa hiện hữu này rồi thổi phồng nó lên; một số tổ chức Hồi giáo cực đoan đã vận động, tuyên truyền dân chúng, để tạo nên sự phản kháng mạnh mẽ, thậm chí là quá khích. Toàn cầu hóa với mặt trái đầy mâu thuẫn đã tạo ra môi trường dung dưỡng và phát triển cho chủ nghĩa khủng bố. Và, đến lượt mình, chủ nghĩa khủng bố cũng đang trong quá trình toàn cầu hóa.Mặt tiêu cực của toàn cầu hóa không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra sự bùng phát của chủ nghĩa khủng bố, nhưng nó là một trong những nguyên nhân chủ chốt, không thể xem nhẹ(6).2 - Tình trạng nghèo đói toàn cầu. Cuối thế kỷ XX đã đi vào lịch sử thế giới như là một thời kỳ bần cùng hoá trên cấp độ toàn cầu. Toàn cầu hoá sự nghèo đói - điều đã xoá bỏ phần lớn những thành tựu của tiến trình phi thực dân hoá sau chiến tranh - bắt nguồn tại Thế giới thứ ba trùng với sự tấn công dữ dội của cuộc khủng hoảng nợ. Từ những năm 90 của thế kỷ XX, tình trạng này đã lan ra nhiều vùng quan trọng trên thế giới, bao gồm cả Bắc Mỹ, Tây Âu, các nước thuộc Liên Xô, cũng như Đông Nam Á và Viễn Đông(7). Tình trạng toàn cầu hoá nghèo đói đã đẩy một phần không nhỏ nhân loại vào cảnh khốn cùng (theo một đánh giá của Liên hợp quốc, tại Đông Phi, 23 triệu người, mà nhiều người trong số đó đã chết, đang ở trong vòng nguy cơ của nạn đói). Những người khốn khổ này sẽ làm gì trên con đường đói khát?. Phản ứng lại xã hội, cái xã hội mà họ cho rằng đã mang đến cho họ đói khổ, là phản ứng tự nhiên. Những thủ lĩnh khủng bố đã và đang tận dụng tâm lý khủng hoảng này để gieo rắc tư tưởng phản kháng, thù hận, và trong nhiều trường hợp chúng đã thành công. Nghèo đói, tuyệt vọng, mất lòng tin vào tương lai, vào xã hội, thế hệ trẻ dễ ngả theo sự dẫn dụ của các tổ chức khủng bố, các tổ chức tội phạm. Chẳng hạn, sự kiện đẫm máu ngày 28-4-2004 tại Thái Lan đã cho thấy lớp trẻ bị lợi dụng và bị đẩy vào một cuộc bạo động không có khả năng chiến thắng. Những kẻ tham gia bạo động mới chỉ từ 15 đến 20 tuổi (có 2 người khoảng 40 tuổi), được trang bị bằng dao rựa, gậy gộc, tấn công hết sức liều lĩnh vào 10 trạm kiểm soát và đồn cảnh sát tại 3 tỉnh miền nam Thái Lan, kết quả là 127 người chết mà hầu hết là thuộc lực lượng nổi dậy.Nạn nghèo đói có thể được xem là một trong những nguyên nhân quan trọng đưa tới sự phản kháng, đưa tới tình trạng bạo lực - môi trường thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa khủng bố. Cựu tổng thống Mỹ Bin Clin-tơn cho rằng, xã hội Mỹ đang ngày càng giàu, nhưng vấn đề nghèo đói của thế giới lại ngày càng nghiêm trọng. Trong tình hình này, đói nghèo rất dễ trở thành mảnh đất để chủ nghĩa khủng bố phát sinh. Trong thế giới phụ thuộc lẫn nhau, một bài học mà người Mỹ cần ghi nhớ là "hoa thơm không thể hưởng một mình"3 - Chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Chủ nghĩa dân tộc mang tính chất bành trướng có thể sinh ra chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa bá quyền. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan kiểu bảo thủ có thể dẫn đến chủ nghĩa bài ngoại, hoặc chủ nghĩa ly khai. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan được coi là một trong những nguồn gốc dai dẳng nhất, mạnh mẽ nhất và chết người nhất đẻ ra chủ nghĩa khủng bố(8). Tuy nhiên, ở đây cần có sự phân biệt giữa chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa khủng bố. Chủ nghĩa cực đoan sinh ra từ cách cảm nhận cực đoan về các hiện tượng của đời sống xã hội, còn chủ nghĩa khủng bố ra đời từ những cực đoan của chủ nghĩa cực đoan. Khi kẻ cực đoan ném đá, thì kẻ khủng bố bắt đầu đánh bom; khi kẻ cực đoan mới chỉ đe dọa giết người thì kẻ khủng bố đã ra tay sát hại trên thực tế(9).4 –Chủ nghĩa Tôn giáo cực đoan. Có một số học giả và cả chính khách trên thế giới cho rằng tôn giáo là vườn ươm để chủ nghĩa khủng bố sinh sôi. Có người còn đánh đồng Hồi giáo với chủ nghĩa khủng bố, cho rằng Hồi giáo là nguyên nhân đẻ ra chủ nghĩa khủng bố, rằng trong tình hình hiện nay, khi các hình thức tôn giáo đi tới chủ nghĩa cực đoan thì chúng càng dễ trực tiếp đẻ ra chủ nghĩa khủng bố. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến phản bác lại các mệnh đề trên.Việc đánh đồng chủ nghĩa khủng bố với Hồi giáo là không thể chấp nhận được, nhưng cũng không thể phủ định một thực tế là không ít hoạt động khủng bố có nguồn gốc từ tôn giáo. Có thể nhận xét một cách không quá đáng rằng, mọi thứ tư tưởng hệ nuôi dưỡng chủ nghĩa khủng bố về mặt thế giới quan đều có thể quy về chủ nghĩa cực đoan (cực đoan dân tộc, cực đoan tôn giáo,…).5 - Sự thiếu vắng hệ tư tưởng cách mạng. Theo Eqbal Ahmad, việc thiếu vắng hệ tư tưởng cách mạng đã làm cho khủng bố bành trướng trong thời đại của chúng ta(10).Sự thiếu vắng một hệ tư tưởng cách mạng đã tạo ra một khoảng trống, mà chủ nghĩa khủng bố có thể lợi dụng để xâm nhập, lôi cuốn, phủ dụ, và đưa không ít người vào con đường lầm lạc. Dĩ nhiên công tác tuyên truyền của các tổ chức khủng bố, các giáo phái cực đoan, quá khích, đóng một vai trò không nhỏ trên lĩnh vực đó.6 - Chủ nghĩa cường quyền và bá quyền. Dù về mặt lý luận, người ta vẫn chưa thống nhất với quan điểm cho rằng chủ nghĩa cường quyền và bá quyền là một trong những nguyên nhân đưa đến chủ nghĩa khủng bố. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, chủ nghĩa cường quyền, bá quyền là nguyên nhân gây ra sự phản kháng, thậm chí sự phản kháng của cả một dân tộc. Hoạt động khủng bố, trong nhiều trường hợp là thủ đoạn của sự phản kháng. Có thể lấy trường hợp của Bin La-den để phân tích. Vào những năm 80 của thế kỷ XX, Mỹ đã huy động người Hồi giáo chống lại việc Liên Xô can thiệp vào Áp-ga-ni-xtan, Bin La-den là một trong những nhân vật quan trọng được CIA tuyển mộ đầu tiên. Bin La-den đã bôn ba khắp nơi để chiêu binh mãi mã cho cuộc Jihad (chiến đấu) chống chủ nghĩa cộng sản. Nhưng đến năm 1990, Mỹ đưa quân vào A-rập Xê-út, đây là thánh địa của Hồi giáo (quê hương của Mô-ha-mét), để tiến hành Chiến tranh Vùng Vịnh, và sau đó, khi đã kết thúc cuộc chiến tranh này, Mỹ không chịu rút quân, mặc dù đã nhiều lần Bin La-den đề nghị Mỹ "hãy rút đi". Sau đó, như người ta đã biết, để phản kháng lại sự bội tín của ông chủ cũ của mình, Bin La-den lại tiến hành một cuộc Jihad mới, nhưng lần này là để chống Mỹ. Không loại trừ còn có những nguyên nhân khác đưa đến sự phản kháng và hoạt động khủng bố của Bin La-den, song rõ ràng, trong trường hợp này, hậu quả tiêu cực của chủ nghĩa cường quyền, bá quyền đóng vai trò không nhỏ.Chống chủ nghĩa khủng bố - Cuộc chiến đầy gian nanChống chủ nghĩa khủng bố là vấn đề lớn, cấp bách được đặt ra trước toàn nhân loại, nhưng việc giải quyết nó lại không thể nhanh gọn, thời gian không thể tính theo đơn vị tháng, năm, mà phải cần tới cả thập kỷ, nhiều thập kỷ, hoặc lâu hơn thế rất nhiều!. Bởi lẽ, loại trừ chủ nghĩa khủng bố có nghĩa là phải loại trừ mọi căn nguyên sinh ra chủ nghĩa khủng bố, đó là nạn nghèo đói, là những hậu quả tiêu cực của toàn cầu hoá, những mâu thuẫn trong quan hệ Bắc - Nam, là sự biến thái cực đoan của mọi thứ chủ nghĩa cực đoan, là chủ nghĩa cường quyền, bá quyền, v.v.. Bên cạnh đó, việc củng cố và phát huy vai trò của các tổ chức an ninh chống khủng bố như In-ter-pon, tăng cường công tác truyền thông, giáo dục đối với thế hệ trẻ cũng hết sức cần thiết.Tuy nhiên, đã có nhiều hiện tượng tiêu cực phát sinh từ thực tiễn của cuộc đấu tranh chống khủng bố mà các học giả chuyên nghiên cứu về chủ nghĩa khủng bố đã cảnh báo.Trước hết, đó là sự lợi dụng chủ nghĩa khủng bố để thực hiện những mưu đồ cá nhân. Có quốc gia đã uỷ thác cho chủ nghĩa khủng bố những vấn đề mà mình khó giải quyết, lại có quốc gia cần tới chủ nghĩa khủng bố như một cái cớ để thực thi chính sách nhà nước. Chủ nghĩa khủng bố trở thành vật hiến tế cho cuộc đấu tranh vì lợi ích(11).Thứ hai, hiện tượng quốc gia này vì một lý do nào đó đã dung túng cho các tổ chức khủng bố, mà các tổ chức này đã tiến hành khủng bố ở quốc gia khác, đã tạo ra một tình trạng không lành mạnh, thiếu tin tưởng lẫn nhau trong công cuộc chống khủng bố nói riêng, và trong quan hệ quốc tế nói chung.Không thể chống khủng bố, khi có những thành viên của "liên minh" chống khủng bố lại cần đến khủng bố như một thứ công cụ để thực hiện ý đồ riêng tư.Chủ nghĩa khủng bố chống lại nhân loại, cho nên việc loại bỏ chủ nghĩa khủng bố ra khỏi đời sống xã hội quốc tế là công việc chẳng của riêng ai. Đây là một quá trình gian nan, phức tạp, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ dựa trên sự tin cậy lẫn nhau của cộng đồng quốc tế. Đây là một quá trình lâu dài, và về một phương diện nào đó, nó gắn bó hữu cơ với việc thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ mà Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỷ vào tháng 9-2000 đã đề ra. Đây là một quá trình phải mang tính phi mâu thuẫn, bởi nếu vừa chống khủng bố, vừa nuôi dưỡng khủng bố thì khủng bố sẽ vẫn tồn tại..

"Nói một cách gián tiếp thì cần có một chính sách ngoại giao, sẽ gây sức ép cho các nước để hỗ trợ chống khủng bố", chuyên gia an ninh người Pháp này cho hay.

"Đầu tiên, chúng ta phải đảm bảo thực thi luật pháp tốt hơn nữa ở những khu vực mà các lái buôn thuốc phiện và vũ khí hoạt động. Chính phủ nên chuyển trọng tâm chú ý từ các vấn đề xã hội và kinh tế và tập trung đảm bảo an ninh cho các công dân, đó mới là vấn đề cốt lõi", ông Pinatel nói thêm.

"Chúng ta cũng cần phải xử mạnh tay hơn với những thiếu niên tái phạm tội lỗi. Chúng ta cũng cần loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi NATO và nói với họ rằng các vị có một quân đội đủ mạnh để đóng cửa biên giới".