Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hoàn Mai thị
Xem chi tiết
Vũ Trọng Hiếu
1 tháng 5 2022 lúc 21:56

Câu 1. Môi trường có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, nên chúng ta cần phải

A. bảo vệ môi trường sống.

B. sử dụng tiết kiệm tài nguyên.

C. tạo ra các môi trường mới

 D. hạn chế khai thác tài nguyên.

Câu 2. Cơ sở của phát triển bền vững không phải là

A. bảo tồn tính đa dạng sinh học và quản lí tốt phương thức sản xuất.

B. bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, phục hồi môi trường đã suy thoái.

C. sử dụng tối đa, khai thác nhiều tài nguyên không thể tái tạo được.

D. giảm đến mức thấp nhất của sự cạn kiệt tài nguyên và môi trường.

Câu 3. Nguyên tắc của sự phát triển bền vững ở nước ta không phải là

A. hạn chế phát triển công nghiệp để giảm phát khí thải.

B. phát triển đảm bảo an ninh lương thực và năng lượng.

C. đảm bảo công bằng cho nhu cầu hiện tại và tương lai.

D. con người là trung tâm của sự phát triển bền vững.

ChiChu
Xem chi tiết
Trần Đình Sanh1
25 tháng 4 2022 lúc 4:52

cho ví dụ về việc làm ô nhiễm môi trường?

 

ngann kimm
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Diệp
16 tháng 12 2022 lúc 19:27

Để có một môi trường xanh - sạch - đẹp , không bị ô nhiễm ,/ mỗi người chúng ta / phải có ý thức và tham gia bảo vệ môi trư 

Để có một môi trường xanh - sạch - đẹp , không bị ô nhiễm : trạng từ

mỗi người chúng ta phải : chủ ngữ

có ý thức và tham gia bảo vệ môi trường. : vị ngữ

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
19 tháng 9 2023 lúc 10:50

(Em có thể chọn 1 trong 3 nhiệm vụ để ghi vào vở, không cần ghi tất cả)

1. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước và giải pháp bảo vệ môi trường nước ở châu Âu

- Nguyên nhân gây ô nhiễm: do các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt hàng ngày của người dân,…

- Giải pháp bảo vệ môi trường nước:

+ Thực hiện các dự án kiểm soát nguồn nước thải.

+ Đầu tư công nghệ tiên tiến, làm sạch nguồn nước.

+ Nâng cao nhận thức của người dân.

+ Hợp tác giữa các quốc gia để cùng kiểm soát ô nhiễm trên các sông và các vùng biển.

+ Đối với các vùng biển, châu Âu đã thành lập các khu bảo tồn biển, quản lí chất thải nhựa, áp dụng công nghệ vận tải sạch,…

+ Cuối năm 2019, châu Âu thực hiện dự án quản lí nước thông minh với sự hỗ trợ của công nghệ viễn thám nhằm mục tiêu phát triển bền vững.

2. Phát triển năng lượng tái tạo đã mang đến lợi ích cho châu Âu trong bảo vệ môi trường không khí 

- Hạn chế phát thải khí nhà kính.

- Cải thiện chất lượng không khí.

- Giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nguyên nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí đốt, than,…

3. Biện pháp bảo vệ và phát triển rừng bền vững ở châu Âu

- Tất cả các quốc gia ở châu Âu đều thực hiện luật bảo vệ rừng.

- Năm 2015, Liên minh Châu Âu (EU) đã đưa ra “Chiến lược rừng” nhằm phục hồi các hệ sinh thái rừng. EU đã chi 82 tỉ Ơ-rô để trồng mới và phục hồi các hệ sinh thái rừng, áp dụng công nghệ tiên tiến để kiểm soát và ngăn ngừa cháy rừng.

- Áp dụng nhiều biện pháp trong khai thác gỗ như: quy định những vùng được phép khai thác, dán nhãn sinh thái lên các cây gỗ được khai thác nhằm đáp ứng nguyên tắc “đúng cây, đúng nơi, đúng mục đích”.

Nguyễn Mai Phương
12 tháng 10 2023 lúc 19:40

Nguyên nhân: 

Các chất thải từ HĐ SX môi trường

Giải pháp 

-Tăng cường kiểm soát đầu ra của nguồn rác thải,hoá chất đọc hại từ SX nông nghiệp

-Đảm bảo xử lí rác thải,NC thải từ s hoạt và SX trước khi thải ra mt

- Kiểm soát và xử lí các nguồn gây ô nhiễm môi trường từ HĐ kinh tế biển 

- Nâng cao ý thức của ng dân trong BV mt nc

 

 

 

luong hong anh
Xem chi tiết
lạc lạc
11 tháng 2 2022 lúc 19:26

refer:

 

Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên đối với sức khỏe và đời sống vật chất, tình thần của con người:

Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.Tạo cho con người phương tiện sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.

.Hành vi bảo vệ môi trường:

Xả chất thải nhà máy vào nơi quy định

 Trồng cây trên đồi trọc

quét dọn sách sẽ trong nhà ngoài ngõ.

Vũ Quang Huy
12 tháng 2 2022 lúc 11:49

tham khảo :

Môi trường là không gian, nơi ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, cung cấp tài nguyên thiên nhiên phục vụ cuộc sống của con người. Chính vì sự quan trọng đó vấn đề sống còn của toàn nhân loại, nên cần có các biện pháp bảo vệ môi trường để duy trì sự sống của chúng ta.

 

Vậy môi trường là gì?

Môi trường chính là không gian sống của con người và các loài sinh vật. Đây chính là nơi cung cấp những tài nguyên thiên nhiên như rừng, khoáng sản, động thực vật quý hiếm,… và những yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mặt thiết với nhau, phục vụ, ảnh hưởng tới đời sống, quá trình tồn tại và phát triển của cuộc sống của con người. Nhưng đây cũng chính là nơi chứa những chất thải mà con người tạo ra.

1. Phân loại môi trường 

Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hóa học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, ít nhiều cũng sẽ chịu tác động của con người. Đây là nơi cung cấp cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải, nơi giải trí…

Môi trường xã hội: đây là tổng thể các mối quan hệ của con người, đó là những cam kết, luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định ở cá cấp khác nhau. Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển.

Không chỉ có 2 môi trường trên, còn có môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm tiện nghi cho cuộc sống như nhà ở, phương tiện đi lại, công viên, khu vui chơi…

 

Theo những ý trên, theo nghĩa rộng thì mọi người có thể hiệu là tất cả các yếu tố như tài nguyên, không khí đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội.

Từ khái niệm trên cho thấy, môi trường có vai trò cực kì quan trọng và mang tính sống còn với con người.

2. Vai trò của môi trường

Thứ nhất, môi trường cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết như đất nước, rừng, khoáng sản, vệ sinh biển cho cuộc sống và cách hoạt động sản xuất.

Thứ hai, môi trường chứa đựng các chất thải và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất và sinh sống của con người.

Thứ ba, môi trường cung cấp các dịch vụ môi trường hay hệ sinh thái (đa dạng, toàn vẹn hệ sinh thái, và ngăn cản bức xạ tai cực tím) giúp hỗ trợ các sự sống trên Trái Đất mà không cần bất kỳ hành động của con người.

Thứ tư, môi trường là nơi tạo nên các giá trị tâm lý, thẩm mỹ và tinh thần của môi trường.

Vai trò to lớn của môi trường đối với sự sống

Môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, chắc hẳn đây là điều mà ai cũng biết. Đặc biệt là ô nhiễm không khi, ô nhiễm nguồn nước, đất,… điều đó đã và đang đe dọa tới cuộc sống của con người. Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, việc khai thác bừa bãi các nguồn lợi từ thiên nhiên đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên. Và ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường. Chính điều đó càng đồng nghĩa với việc cuộc sống của con người sẽ thêm khó khăn hơn.

Biểu hiện của sự ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người, sự sống của các loài sinh vật, làm giảm chất lượng môi trường.

Môi trường ô nhiễm điển hình như khi thiên nhiên, khí hậu ngày càng khắc nghiệt,nắng nóng nhiệt độ cao, mưa bão, lũ quét xuất hiện thất thường, suy giảm nguồn tài nguyên rừng, ô nhiễm môi trường xảy ra trên diện rộng, hàng loạt loài động vật bị tuyệt chủng hay đứng trước bờ vực tuyệt chủng, cháy rừng trên diện rộng… Đó là các vấn đề về môi trường mà chúng ta đã và đang phải đối mặt.

Con người đã ngày càng tác động quá nhiều đến môi trường, việc khai thác đến mức cạn kiệt các nguồn tài nguyên, thải nhiều chất độc làm cho môi trường không còn khả năng tự tái sinh. Biểu hiện dễ thấy nhất là các hậu quả như cháy rừng, biến đổi khí hậu, hiện tượng hiệu ứng nhà kính, băng tan, mưa axit,…

Với tình trạng ô nhiễm môi trường đến mức trầm trọng như hiện nay thì muốn bảo vệ môi trường cần có sự chung tay giúp sức của tất cả mọi người. Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại để giữ gìn và bảo vệ cuộc sống của toàn thể mọi người. Mỗi chúng ta hãy cùng chung tay vì một môi trường xanh và không ô nhiễm.

 

Môi trường đang ngày càng bị hủy hoại bởi công nghiệp hóa

Môi trường sống ngày càng ô nhiễm, nếu chúng ta không có những biện pháp hành động tích cực sẽ đẩy tình trạng này càng nghiêm trọng hơn. Cần có cách bảo vệ môi trường thiết thực nhất.

Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người, mất đa dạng sinh học, tầng ozon bị suy yếu, những ảnh hưởng đến quần thể sinh vật và môi trường của chúng, ảnh hưởng đến ngành du lịch, ảnh hưởng đến ngành kinh tế

Môi trường sống ngày càng ô nhiễm, nếu chúng ta không có những biện pháp hành động tích cực sẽ đẩy tình trạng này càng nghiêm trọng hơn. Cần có cách bảo vệ môi trường thiết thực nhất.

Vậy những biện pháp bảo vệ môi trường nào hiệu quả?

Để có các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường chúng ta cần thực hiện lâu dài, không phải ngày một ngày 2 mà cần thời gian dài. Các giải pháp bảo vệ môi trường có thể kể đến như:

1.Trồng nhiều cây xanh

Cây xanh chính là nguồn cung cấp oxi cho bầu khí không khí và là nguồn hấp thụ khí cacbon, giảm xói mòn đất và hệ sinh thái.

Vì thể nên trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà để được hưởng những không khí trong lành do cây tạo ra nên giữ gìn không chặt phá bừa bãi.

 

Môi trường trong lành khi trồng nhiều cây xanh

2. Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên

Nếu tất cả chúng ta sử dụng năng lượng, vận chuyển các dịch vụ khác nhau cẩn thận hơn, chúng có thể giảm lượng khí thải độc hại cho không khí, đất và nước. Bằng các lập kế hoạch bảo vệ môi trường, chúng ta có thể tạo nên sự khác biệt và giúp môi trường xanh, sạch, đẹp hơn.

Thuốc bảo vệ thực vật như các loại thuốc trừ sâu,…hay các loại hóa chất sử dụng trong vệ sinh hàng ngày là một trong những nguyên nhân gây ra các căn bệnh như ung thư Parkinson và các bệnh liên quan đến não. Vì vậy, nên sử dụng các loại dụng cụ, chất liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên để bảo vệ sức khỏe và bảo vệ môi trường.

3. Sử dụng năng lượng sạch

Chúng ta nên và cần thay đổi thói quen về việc sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo. Bất cứ khi nào con người cũng có thể sử dụng các năng lượng từ gió, ánh nắng mặt trời…

Đó đều là các loại năng lượng sạch vì việc sản xuất và tiêu thụ chúng không làm phát sinh khí thải gây hiệu ứng nhà kính như sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch.

4.Tiết kiệm điện

 

Nhiều người có thói quen để nguyên phích cắm trong ổ điện ngay cả khi không dùng đến các thiết bị điện (TV, quạt, sạc điện thoại, máy tính…) Hành động này vô tình gây lãng phí một lượng điện tương đối lớn vì ngay cả trong chế độ chờ các thiết bị này cũng làm tiêu hao năng lượng điện. Do đó, tốt hơn hết, các bạn nên nhớ rút phích cắm ra khỏi ổ hoặc tắt nguồn tất cả các thiết bị điện khi không sử dụng.

5.Giảm sử dụng túi nilon

Túi nilon phải mất đến hàng trăm, hàng nghìn năm mới có thể bị phân hủy sinh học, nên chúng có thể tồn tại trong môi trường và gây hại cho loài người cũng như rất nhiều sinh vật sống trong nước, trong đại dương… Hàng ngày, hàng năm để sản xuất ra 100 triệu túi nhựa phải tiêu tốn 12 triệu barrel dầu hỏa. Vì vậy hãy sử dụng giấy hay các loại lá, giỏ tre, nứa… để gói sản phẩm thay vì sử dụng loại túi này.

6. Tiết kiệm giấy

Tiết kiệm giấy giúp bảo vệ môi trường như thế nào?

Hạn chế sử dụng giấy giúp cho tần suất chặt phá cây để sản xuất giấy sẽ giảm, từ đó giảm lượng khí thải CO2 để giúp bảo vệ rừng tự nhiên và hệ sinh thái rừng cung cấp. Giảm chất thải rắn ra ngoài môi trường, hãy tiết kiệm giấy bằng cách tái sử dụng khoảng 6 lần trước khi chôn lấp hoặc đốt bỏ chúng. Lúc này sẽ làm giảm thiểu nước thải, cải thiện chất lượng nước hiệu quả. 7. Ưu tiên sản phẩm tái chế

Đây là một trong những cách phổ biến và được ưu tiên nhiều nhất để giúp bảo vệ môi trường hiện nay, với cách này ta có thể tận dụng chất thải nhựa để tạo ra những sản phẩm mới có ích trong cuộc sống. 

Việc ưu tiên sử dụng các sản phẩm tái chế sẽ làm sạch môi trường hiệu quả, tái sử dụng tài nguyên đồng thời tạo việc làm cho người lao động. 

8. Sử dụng các tiến bộ của khoa học

Môi trường sống ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe con người và sự phát triển của xã hội. Vì thế, sử dụng các tiến bộ của khoa học và công nghệ để bảo vệ môi trường là hoàn toàn cần thiết. 

Thủ tướng chính phủ Việt Nam đã phê duyệt hoạt động này là một trong năm nhóm công nghệ ưu tiên trong định hướng phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2020. Do vậy, ở nước ta đang từng bước quan tâm ứng dụng các giải pháp khoa học, công nghệ trong lĩnh vực môi trường để góp phần giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.

9. Xử lý ô nhiễm trong nước thải trước khi xả ra môi trường

Cần có những biện pháp để xử lý ngay tình trạng ô nhiễm nguồn nước thải từ các khu đô thị lớn, khu công nghiệp tập trung, những nơi xả nước thải nhiều… để khắc phục được tình trạng ô nhiễm nguồn nước, góp phần lấy lại được sự trong sạch cho môi trường sống. 

10. Sử dụng năng lượng mặt trời và những nguồn năng lượng sạch

Trước thực trạng môi trường ngày càng ô nhiễm mà nguyên nhân chính từ việc sử dụng các nguồn năng lượng không thân thiện với môi trường, đó là lý do năng lượng sạch đang được quan tâm đầu tư hơn bao giờ hết. 

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 428/QĐ-TTg phê duyệt Đề án điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, với quan điểm phát triển năng lượng tái tạo là khâu đột phá để bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và giảm thiểu những tác động tiêu cực tới môi trường.

Trên đây, là những giải đáp về môi trường và những biện pháp bảo vệ môi trường mà VIETCHEM muốn đưa đến bạn đọc, hy vọng bài viết hữu ích và giúp mọi người hiểu được tác hại của môi trường khi bị ô nhiễm, mọi người hãy cùng chung tay để bảo vệ môi trường trong sạch hơn.

Truong Luan
Xem chi tiết
children2011
4 tháng 2 2022 lúc 20:33
 tham khảo 

                                      bài làm

Để có một môi trường xanh, sạch, đẹp, không bị ô nhiễm, mỗi người chúng ta phải có ý thức tham gia bảo vệ môi trường. Tôi cũng có một việc làm tốt góp phần bảo vệ môi trường, đó là tham gia trồng cây đầu xuân ở trường. Sáng chủ nhật đầu xuân, chúng tôi đã có mặt đầy đủ ở vườn trường. Trên tay chúng tôi là những dụng cụ để trồng cây, nào là xẻng, cuốc.... Rồi cô giáo chủ nghiệm lớp tôi phân công từng công việc cho chúng tôi. Song, chúng tôi hào hứng bắt tay vào trồng cây luôn, vì ai cũng muốn góp phần bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp. Rồi nhóm một bắt đầu dùng những cái chép đào từng cái hố nhỏ một thẳng hàng để trồng những cái cây non vào. Còn tôi là thành viên trong nhóm hai, tôi cùng các bạn đặt những cây non nớt vào cái hố nhỏ và dùng đôi bàn tay mềm mại của mình vun đất vào gốc cây. Rồi lần lượt, lần lượt... nhóm hai chúng tôi đã phủ xanh cả khu vườn trường. Nhưng để những cái cây non thêm xanh tốt, tươi lớn hơn là phải nhờ đến nhóm ba. Các bạn đã cùng nhau tưới nước lên cả mảnh vườn cây nonxanh mơn mởn. Chắc hẳn những cái cây non sẽ cảm ơn chúng tôi nhiều lắm vì đã trồng ra chúng và còn chăm sóc chúng nữa. Chúng tôi làm việc tuy mô hôi đầm đìa nhưng vẫn vui vẻ tươi cười trò chuyện ríu ran, vui vẻ. Tôi rất vui và hạnh phúc khi đã làm được một việc tốt, bảo vệ môi trường thêm xanh tốt hơn nữa.

                         HỌC TỐT!!                                  

Lê Phương Mai
4 tháng 2 2022 lúc 20:40

                                               Bài làm

                                                          Thanh Hóa, ngày 04 tháng 02 năm 2022

Minh Anh thân mến!

Chào bạn Minh Anh, mình là Mie đây. Dạo này bạn có khỏe không?  Bạn cùng gia đình bạn như thế nào rồi? Còn mình thì vẫn khỏe. Trong thời gian vừa qua, mình đã có làm một việc làm tốt góp phần bảo vệ môi trường đấy. Trong bức thư lần này, mình sẽ kể cho bạn nghe việc làm đó của mình. Bạn biết đấy để có một môi trường xanh, sạch, đẹp, không bị ô nhiễm, ai cũng phải có ý thức tham gia bảo vệ môi trường. Và mình cũng có một việc làm tốt góp phần bảo vệ môi trường, đó là tham gia trồng cây đầu xuân ở trường. Sáng chủ nhật đầu xuân, mình cùng các bạn trong lớp đã có mặt đầy đủ ở vườn trường. Trên tay của mình và mọi người đều là những dụng cụ để trồng cây, nào là xẻng, cuốc.... Rồi cô giáo chủ nhiệm lớp mình phân công từng công việc cho bọn mình.Bọn tớ đều rất hào hứng bắt tay vào trồng cây luôn, vì mọi người ai cũng muốn góp phần bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp. Rồi nhóm một bắt đầu dùng những cái xẻng đào từng cái hố nhỏ một thẳng hàng để trồng những cái cây non vào. Còn mình là thành viên trong nhóm hai, và mình cùng các bạn có nhiệm vụ là  đặt những cây non nớt vào cái hố nhỏ và dùng những đôi bàn tay mềm mại của bọn mình vun đất vào gốc cây. Rồi lần lượt, lần lượt... nhóm hai chúng mình đã phủ xanh cả khu vườn trường. Nhưng để những cái cây non thêm xanh tốt, tươi lớn hơn là phải nhờ đến nhóm ba. Các bạn đã cùng nhau tưới nước lên cả mảnh vườn cây nonxanh mơn mởn. Chắc hẳn những cái cây non sẽ cảm ơn chúng mình nhiều lắm vì đã trồng ra chúng và còn chăm sóc chúng nữa. Chúng mình đã làm việc hơi vất vả và mồ hôi rơi nhiều nhưng vẫn vui vẻ, hạnh phúc vì bọn mình có thể làm một việc dù rất nhỏ nhưng đã góp phần làm cho môi trường xanh, sạch, đệp. Mình rất vui và hạnh phúc khi đã làm được một việc tốt, bảo vệ môi trường thêm xanh tốt hơn nữa.Bạn thấy thế nào về việc làm của mình và các bạn cùng. Mình xin dừng bút tại đây. Mong bạn trả lời và phản hồi thư của mình. 

                                                                                       Ký tên

                                                                                         Mie

(Em  thay chỗ in đâm đi nhé, chị có lấy trên mạng í nhưng cũng đã thay đổi vài chỗ)

Vũ Nguyễn Anh
9 tháng 7 lúc 14:45

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng trên các mặt báo và nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân. Trong đó, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Thông qua các phương tiện truyền thông, chúng ta có thể dễ dàng thấy được các hình ảnh, cũng như các bài báo phản ánh về thực trạng môi trường hiện nay. Mặc dù các ban ngành, đoàn thể ra sức kêu gọi bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước,... nhưng có vẻ là chưa đủ để cải thiện tình trạng ô nhiễm ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn liền với vấn đề xử lý chất thải, xử lý nước thải,... vẫn còn tồn đọng nên tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị,...ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động. Theo ước tính, trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước thì có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tại các đô thị, chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa thể đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Hầu hết lượng nước thải bị nhiễm dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hóa phẩm nhuộm,... chưa được xử lý đều đổ thẳng ra các sông, hồ tự nhiên. Một ví dụ đã từng được dư luận quan tâm thì trường hợp sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hóa chất thải ra từ nhà máy của công ty bột ngọt Vedan suốt 14 năm liền. Các nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay Ý thức của người dân Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân. Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của các cấp chính quyền...trong khi số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì cũng "chẳng ăn thua", và ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng đến mình nhiều. Và chính những suy nghĩ này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục cũng như tư duy bảo vệ môi trường của các thế hệ trẻ về sau. Người dân thờ ơ và thiếu ý thức trong việc bảo vệ môi trường, khó làm gương cho trẻ em. Thật vậy, người lớn không làm gương để giáo dục trẻ em. Theo quan sát, tại các trường học, chúng tôi nhiều lần chứng kiến phụ huynh đưa con đi học đến cổng trường dừng lại ăn sáng và sau khi ăn xong, thay vì bỏ hộp xôi, hộp bánh vào thùng rác thì họ lại vứt ngay tại chỗ. Mặc dù, các trường học có treo rất nhiều tấm biến, khẩu hiệu cấm xả rác bừa bãi nhưng phụ huynh vẫn thản nhiên xả rác nơi công cộng thì rất khó hình thành ý thức tốt cho thế hệ trẻ. Việc phá hoại môi trường của một người chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng nếu gọp nhiều người lại thì rất lớn. Một tờ giấy, vỏ hộp sữa, túi ni-lông,... tuy nhỏ nhưng tích tụ lại lâu ngày sẽ gây ô nhiễm, mất mỹ quan, rác thải đọng lại trong các lô-cốt gây ra tình trạng cống thoát nước bị nghẹt mỗi khi mưa lớn hay thủy triều lên. Các doanh nghiệp thiếu trách nhiệm, quan liêu, thiếu chặt chẽ Nguyên nhân thứ hai gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần gây ô nhiễm môi trường đáng kể. Mặt khác, hệ thống xử lý nước thải tại một số khu công nghiệp chưa hoạt động hiệu quả, nước thải sinh hoạt bị ô nhiễm được thải liên tục ra sông, hồ gây nhiễm độc nguồn nước tự nhiên. Bên cạnh đó, chính sự quan liêu, thiếu chặt chẽ trong công tác quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đang tiếp tay cho hành vi phá hoại môi trường. Ngoài ra, lượng xe cộ lưu thông ngày càng nhiều ở nước ta cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm bầu không khí. Những hạn chế, bất cập trong bảo vệ môi trường Theo thống kê của Bộ Tư Pháp, hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế, các quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất,... Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định không cao, tình trạng văn bản mới được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế... trong việc bảo vệ môi trường. Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó có những chế tài xử phạt phải thực sự mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tổ chức giám sát chặc chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp hơn. Tại các khu du lịch, khu đông dân cư, tuyến đường lớn,... nên bổ sung thêm nhiều thùng rác và các nhà vệ sinh công cộng. Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, giám sát về môi trường. Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác môi trường và trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả cho các lực lượng này. Cuối cùng, phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội tạo ra sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường. Tóm lại, tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn còn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Hãy hô vang khẩu hiệu "Vì môi trường xanh - sạch - đẹp" và cũng là vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như các thế hệ sau.

 

Khánh Ân Phạm
Xem chi tiết
彡★ Trần Nhật Huy 彡★
Xem chi tiết
Tiểu Anh Đào cute ^v^
Xem chi tiết
Demo:))
2 tháng 5 2023 lúc 21:38

Câu 17: Những việc làm nào ở địa phương em có thể dẫn đến việc gây ô nhiễm môi trường không khí và nước? Để góp phần bảo vệ môi trường chúng ta cần phải làm gì?

-đốt rừng, chặt gỗ, lãng phí năng lượng nước điện...chúng ta phải trồng cây trồng rừng, sử lí rác thải, rác thải công nghiệp...

Câu 18: Nếu bác hàng xóm của em thường xuyên vứt rác bừa bãi gây ra mùi hôi, làm ô nhiễm môi trường xung quanh thì em sẽ làm gì?

- em sẽ nói với bác là không được vứt rác bừa bãi, nếu bác còn vứt thì sẽ nói cho người khác biết hoặc báo công an phường....

Ko biết có đúng khum nữa=))

Huyền Phan Thị
Xem chi tiết
Cô Châu Hạnh
28 tháng 12 2022 lúc 9:38

Câu chủ đề này có thể đặt ở đầu đoạn hoặc cuối đoạn tùy vào cách triển khai đoạn văn của em.

Nội dung đoạn:

- Nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ bao bì ni lông thế nào?

- Ý thức của con người trong việc bảo vệ môi trường ngày nay ra sao?

- Vì sao nói bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta?