Bố cục bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm
Những khám phá riêng của mỗi bài thơ về đất nước, quê hương qua bài thơ Đất nước (Nguyễn Đình Thi) với đoạn trích Đất nước trong trường ca Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm).
Những khám phá riêng của hai nhà thơ Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điềm
- Nội dung:
+ Nguyễn Đình Thi khắc họa hình tượng đất nước: đặt trong mối quan hệ với quá khứ, tương lai
+ Nguyễn Khoa Điềm đưa ra quan niệm mới về đất nước: đất nước của nhân dân
Nghệ thuật:
+ Đất nước (Nguyễn Đình Thi) hiện đại, có cảm hứng sử thi với giọng trầm hùng, sau lắng, hình ảnh đẹp…
+ Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm): đậm màu dân gian với nhiều góc cạnh văn hóa: lịch sử, địa lý, phong tục, mang tính triết lý, suy tư
1. Nêu những biểu hiện về con người tác giả được thể hiện trong tác phẩm Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm. 2. Nêu những hiểu biết thêm về tác giả qua việc đọc hiểu bài thơ Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm.
Phân tích và so sánh hình tượng đất nước trong đoạn trích Đất nước (trong trường ca Mặt Đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm) và bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi.
1. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về hai bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi và Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.
- Giới thiệu vấn đề nghị luận : Hình tượng đất nước trong hai bài thơ
2. Thân bài:
- Làm rõ đối tượng thứ nhất: Hình tượng đất nước trong bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi
- Làm rõ đối tượng thứ hai: Hình tượng đất nước trong Bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
- So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật
Những đặc điểm giống nhau về hình tượng đất nước của 2 bài thơ:
Nguyễn Đình Thi khởi đầu bài thơ bằng những xúc cảm trước vẻ đẹp mùa thu. Đây là một quyết định khéo léo bởi vì trước kia mùa thu bao giờ cũng là thu thảm thu sầu còn từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 trở đi thì mùa thu vui – mùa thu cách mạng, mùa thu khai sinh ra đất nước.
Khởi đầu bằng những cảm xúc trước vẻ đẹp mùa thu giúp cho Nguyễn Đình Thi có được những suy tư về đất nước một cách tự nhiên và thoải mái hơn.
Nguyễn Khoa Điềm khắc họa hình tượng đất nước mình bằng cách đặt hình tượng này trong mối liên hệ với thời gian và không gian cụ thể còn về sau là thời gian không gian trừu tượng.
Đất nước được nhìn qua chiều dài của thời gian và mặt khác đất nước được xác định bởi những không gian có thể là những không gian nhỏ, không gian cụ thể và cũng có thể là những không gian mênh mông không gian trừu tượng trong lòng người.
Hình tượng đất nước sẽ rất hoàn thiện khi nó được đặt trong 2 mối liên hệ này.
Về phương diện nghệ thuật: hình tượng đất nước trong 2 bài thơ của Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điềm có khá nhiều nét tương đồng.
Vì đây là hình tượng đất nước được khắc họa trong thơ ca mà hình tượng thơ lại là hình tượng cảm xúc, cho nên cả 2 tác giả đều viết về đất nước bằng niềm tự hào sâu sắc, bằng những nhận thức thấm thía về lịch sử về truyền thống dân tộc.
Nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã khắc họa hình tượng đất nước của mình với 2 đặc điểm rất lớn, vừa trái ngược nhau lại vừa rất hài hòa với nhau.
Đấy là một đất nước vất vả đau thương với những cảnh đồng quê chảy máu dây thép gai đâm nát trời chiều, với cái cảnh "bát cơm chan đầy .... còn giằng khỏi miệng ta". Tuy nhiên đất nước chúng ta còn là một đất nước anh hùng quật khởi và một cái đất nước quật cường đã khiến cho kẻ thù bất lực.
Xiềng xích chúng bay .... ....Lòng dân ta yêu nước thương nhàNhà thơ Nguyễn Khoa Điềm còn miêu tả những hình ảnh dân tộc bằng cách nối liền hiện tại với quá khứ và tương lai. Từ điểm nhìn hiện tại, Nguyễn Đình Thi lắng nghe những tiếng rì rầm trong lòng đất của quá khứ vọng về.
Đấy là tiếng nói hình ảnh của đất nước chưa bao giờ khuất. Đồng thời cảm hứng thơ còn đưa Nguyễn Đình Thi hướng tới tương lai. Ông như nhìn trước một nước Việt Nam từ trong máu lửa rũ bùn đứng dậy sáng lòa.
Còn ở trong bài thơ đất nước của mình, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm lại bộc lộ niềm tin sâu sắc của ông về những hình ảnh văn hóa lâu đời.
Để viết nên bài thơ đất nước của mình, Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng với một mật độ rất cao các chất liệu văn hóa dân gian. Dựa trên rất nhiều câu ca dao tục ngữ, để viết nên những câu thơ của mình.
Ông còn đưa vào bài thơ rất nhiều truyền thuyết, những sinh hoạt phong tục tập quán đậm đà bản sắc dân tộc. Nguyễn Khoa Điềm còn ý thức một cách rất sâu sắc về những đóng góp lớn lao của nhân dân cho đất nước.
Đó là những đóng góp từ nhỏ nhặt cho đến lớn lao, những đóng góp được ghi lại trong sử sách và cả những đóng góp âm thầm lặng lẽ không ai biết. Đó còn là những đóng góp kiên nhẫn, bền bỉ truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Những điểm khác nhau của hình tượng đất nước ở 2 tác phẩm
Đây là 2 bài thơ được ra đời ở 2 thời điểm rất khác nhau và chính điều đó đã khiến cho hình tượng đất nước ở 2 bài thơ này có nhiều chỗ khác biệt.
Nguyễn Đình Thi thì khắc họa hình tượng đất nước với 2 đặc điểm và đặt hình tượng đất nước trong mối quan hệ với quá khứ và tương lai.
Trong khi ấy Nguyễn Khoa Điềm lại viết bài thơ này theo một định hướng tư tưởng nhằm chứng minh: "đất nước này là đất nước của người dân", mà tư tưởng cơ bản này đã chi phối toàn bộ bài thơ và nó qui định bút pháp, nó buộc Nguyễn Khoa Điềm phải chọn cái giải pháp đi từ cụ thể đến khái quát.
Điều này là rất dễ giải thích bởi vì bản thân tư tưởng đất nước của người dân vốn đã là trừu tượng. Để cho sáng tỏ nó chỉ có một cách là đi từ rất nhiều những hình ảnh cụ thể, những đóng góp của người dân cho đất nước, những chất liệu văn hóa dân gian… để rồi từ rất nhiều hình ảnh cụ thể ấy tư tưởng đất nước của người dân mới được làm sáng tỏ.
Lí giải sự khác biệt: Thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học ...
- Do sự khác biệt về phong cách: Thơ Nguyễn Đình Thi thường giàu nhạc tính có chất hội họa và điều đặc sắc nhất là có cả những suy tư sâu sắc của một tư duy triết học.
Còn thơ Nguyễn Khoa Điềm thường viết về cuộc đấu tranh cách mạng. Ông hay đề cao phẩm chất của những bà mẹ anh hùng, những chiến sĩ giải phóng kiên cường… Đặc biệt ông có những cảm nhận rất phong phú và sâu sắc về đất nước trong những năm chống Mĩ.
- Về phương diện bố cục: Chúng ta rất dễ dàng nhận thấy ở 2 bài thơ đất nước đều chia làm 2 phần nhưng sự liên kết 2 phần ở mỗi bài lại rất khác nhau.
Bài đất nước của Nguyễn Đình Thi được bắt đầu bằng những xúc cảm trước vẻ đẹp của mùa thu, mùa thu Hà Nội trong hồi tưởng và mùa thu Việt Bắc trong hiện tại. Để rồi sau đó mới chuyển sang quá khứ 2 thời điểm để diễn tả những suy tư cả tác giả đối với đất nước.
Trong khi ấy thì bố cục 2 phần của bài thơ đất nước của Nguyễn Khoa Điềm lại theo một cách hoàn toàn khác. Phần 1 dành cho việc khắc họa hình tượng đất nước trong mối liên hệ với thời gian. Để rồi toàn bộ phần 2 nhằm chứng minh cho tư tưởng với đất nước của người dân.
3. Kết bài:
- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.
- Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.
viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
lưu ý : đoạn văn
Bài thơ "Đất Nước" của Nguyễn Khoa Điềm là một tác phẩm đầy cảm xúc với những hình ảnh và những câu từ đơn giản nhưng sâu sắc. Bài thơ mang lại cho người đọc một cái nhìn tổng quan về quê hương, về đất nước và những người dân sống trong nó. Bài thơ bắt đầu bằng việc miêu tả về quê hương, về quá trình lớn lên của mỗi người. Đất Nước là nơi mà người ta đến trường, tắm, hò hẹn và kỷ niệm và là nơi gắn kết tình yêu thương gia đình. Đất Nước cũng được nhắc đến qua những địa danh như núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, sông Hạ Long, đồng bào ta trong bọc trứng do Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra. Bài thơ cũng nhắc đến những người dân đã góp phần xây dựng và bảo vệ Đất Nước, từ những người vợ nhớ chồng tới những người dân nghèo giúp đỡ đất nước. Bài thơ nhấn mạnh sự đoàn kết, sự tự hào và tình yêu thương dành cho quê hương. Nhờ những cảm nhận sâu sắc và hình ảnh tươi đẹp, bài thơ "Đất Nước" của Nguyễn Khoa Điềm đã truyền tải được những giá trị văn hóa và lòng yêu nước sâu sắc của người Việt Nam.
Nhận xét dưới đây về bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm đúng hay sai?
“Dù viết nhiều lần nhưng bài thơ vẫn là một chỉnh thể nghệ thuật và là một trong những bài thơ hay nhất của Nguyễn Đình Thi và văn học Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám”
A. Đúng
B. Sai
- Sai
- Bài thơ "Đất nước" ra đời sau Cách mạng Tháng Tám
Tìm sự khác nhau trong cảm nhận về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm và Nguyễn Đình Thi qua bài Đất Nước
Bạn tham khảo:
Sự khác biệt trong cảm nhận và biểu hiện: Mỗi người đều có những khám phá riêng về Đất nước của mình.
+, Với "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi, cảm nhân về đất nước của ông mở rộng từ quá khứ tới tương lai về một đất nước kiên cường, bất khuất, vươn dậy trở thành "những anh hùng áo vải", đem đến một tương lai huy hoàng. Bài thơ của Nguyễn Đình Thi mang màu sắc hiện đại, trẻ trung, pha chút u buồn, trầm lắng, nhưng không thiếu đi nét dân tộc, truyền thống. Tính dân tộc trong bài thơ được thể hiện qua hình ảnh của mùa thu xử sở với gió heo may, với "hương cốm mới", với cảm giác "chớm lạnh" giữa "những phố dài" của Hà Nội thủ đô. Mạch nguồn của truyền thống kết nối với hiện tại để làm nên một đất nước anh hùng. Truyền thống đó được lớp lớp người con Việt Nam kế cận, không chỉ là về văn hóa, phong tục mà còn về truyền thống anh dũng, quyết tâm chiến đấu bảo vệ quê hương mình
+, Nguyễn Khoa Điềm lại vẽ lên hình tượng một đất nước với đầy màu sắc văn hóa dân gian. Không như Nguyễn Đình Thi dùng mùa thu để nói về hình tượng đất nước, Nguyễn Khoa Điềm đã dùng chất liệu dân gian, của ca dao và thần thoại để tạo nên hình tượng đất nước, đồng thời thể hiện tư tưởng "đất nước của nhân dân". Đây là một tư duy tư tưởng vừa mới mẻ lại vừa hết sức quen thuộc. Bởi dân gian cũng chính là nhân dân, nhân dân là phần cơ bản nhất, rõ ràng nhất để nhận ra đất nước. Nhưng nó cũng vô cùng mởi mẻ bởi chất liệu dân gian dựng lên hình tượng đất nước gợi ra một đất nước bình dị, gần gũi, hiền hòa, đầy chất thơ, luôn sống mãi cùng con người và dân tộc.
Đoạn trích thể hiện sự cảm nhận và lí giải của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước. Hãy chia bố cục, gọi tên nội dung trữ tình từng phần và tìm hiểu trình tự triển khai mạch suy nghĩ và cảm xúc của tác giả.
ĐẤT NƯỚC - NGUYỄN KHOA ĐIỀM 1. Chỉ ra ngôn ngữ được sử dụng để sáng tác bài thơ. 2. Cắt nghĩa một số từ ngữ, hình ảnh trong câu thơ. 3.Đánh giá việc sử dụng ngôn ngữ của tác giả trong bài thơ.
ĐẤT NƯỚC - NGUYỄN KHOA ĐIỀM. 1. Phân tích tác động của hoàn cảnh ra đời đến việc thể hiện nội dung tư tưởng của bài thơ. 2. Nêu những việc sẽ làm nếu ở hoàn cảnh tương tự của tác giả.