Anh (chị) cho biết, trước "Trích diễm thi tập" đã có ý kiến nào nói về văn hiến dân tộc.
Đọc hai đoạn trích (trang 26, 27 SGK Ngữ văn 11 tập 2) và trả lời các câu hỏi.
- Chỉ ra ý kiến, quan điểm mà Nguyễn Dữ và Nguyễn Đình Thi đã bác bỏ ở hai đoạn trích trên.
- Cách bác bỏ và giọng văn của hai tác giả có những nét gì khác nhau?
- Anh (chị) rút ra được những bài học gì về cách bác bỏ?
- Nguyễn Dữ bác bỏ ý kiến “Cứng quá thì gãy”
- Nguyễn Đình Thi bác bỏ những ý kiến không chính xác về thơ
* Cách bác bỏ và giọng văn của hai tác giả có nét khác nhau:
- Nguyễn Dữ dùng lí lẽ và dẫn chứng để trực tiếp bác bỏ ý kiến sai lầm. Cách lập luận bác bỏ của đoạn văn
+ Nêu ý kiến sai lầm: “ Cứng quá thì gãy”
+ Dùng lí lẽ để bác bỏ “Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được... chịu đổi cứng ra mềm”
+ Dùng dẫn chứng: “Ngô Tử Văn... thật là xứng đáng”
- Bác bỏ luận điểm: thơ là những lời đẹp, đề tài đẹp
- Bác bỏ bằng cách đưa ra những bằng chứng thực tế: có những bài thơ không đẹp như Hồ Xuân Hương, một số câu thơ của Nguyễn Du, có những bài thơ đề tài không đẹp như trong Bô-đơ-le, đề tài trong thơ kháng chiến
Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức:
– Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. – Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam. – Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam. Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi ý sau: a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu nhất của từng thể loại. b) Chọn phân tích một số tác phẩm (hoặc trích đoạn tác phẩm) văn học dân gian đã học (hoặc đã đọc) để làm nổi bật đặc điểm nội dung và nghệ thuật của sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện thơ, truyện cười, ca dao, tục ngữ. c) Kể lại một số truyện dân gian, đọc thuộc một số câu ca dao, tục ngữ mà anh (chị) thích.a, Những đặc điểm cơ bản của nền văn học dân gian. Các thể loại, đặc trưng chủ yếu của từng thể loại
- Các thể loại chủ yếu của văn học dân gian là: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ...
+ Truyền thuyết thuộc thể loại văn học dân gian nhằm lí giải các hiện tượng tự nhiên, lịch sử, xã hội. Sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo để kể chuyện.
+ Truyện cổ tích: kể về các kiểu nhân vật thông minh, ngốc nghếch, bất hạnh... nhằm thể hiện ước mơ cái thiện thắng ác, sự công bằng xã hội... Truyện cũng sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo.
...
b, Phân tích truyện cổ tích Sọ Dừa:
- Kiểu nhân vật bất hạnh
- Thể hiện ước mơ cái thiện thắng cái ác, ước mơ về hạnh phúc
- Các yếu tố hoang đường kì ảo:
+ Bà mẹ uống nước trong một chiếc sọ dừa về mang thai
+ Sinh ra Sọ Dừa tròn lông lốc, không tay chân
+ So Dừa thoát khỏi lốt trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú
+ Vợ Sọ Dừa bị cá kình nuốt vào bụng, tự mổ bụng cá, trôi dạt vào đảo và sống sót.
c, Một số tác phẩm văn học dân gian đã học: truyện truyền thuyết Con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, truyện cổ tích Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Sọ Dừa, truyện cười Treo biển, lợn cưới áo mới...
Câu 1. (2 điểm) Từ đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về trách nhiệm của thế hệ trẻ với đất nước, dân tộc trong thời đại ngày nay.
Câu 2. (5 điểm) Bàn về kết thúc đoạn trích “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài (SGK Ngữ văn 12, tập 2), có ý kiến cho rằng: hành động cắt nút dây mây cởi trói cứu A Phủ rồi chạy theo A Phủ của nhân vật Mị thật bất ngờ, đột ngột, không thể dự đoán trước; lại có người khẳng định: Đó là một kết thúc tự nhiên, tất yếu.
Bằng hiểu biết về tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, anh chị hãy bình luận các ý kiến trên.
Câu 1:
Từ thuở xa xưa thanh niên Việt Nam đã ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình đối với đất nước. Trong thời chiến họ luôn là lực lượng tiên phong trong các phong trào đánh giặc cứu nước, luôn là lực lượng nòng cốt của cách mạng, xả thân vì tổ quốc mà không tiếc thời tuổi trẻ. Vậy chúng ta những thanh niên may mắn được sinh ra trong thời bình, chúng là phải có trách nhiệm như thế nào để gìn giữ và bảo vệ tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng đã được đổi bằng xương máu của biết bao thế hệ đi trước, phải làm gì để xứng đáng hưởng được những thành quả ngày hôm nay. Mỗi chúng ta phải xác định cho mình một lí tưởng sống cao đẹp, phải có ước mơ và hoạch định ra cho mình một kế hoạch cụ thể, phải rèn đức luyện tài, phải hiểu được vai trò đất nước đối với chúng ta, có như vậy chúng ta mới xác định được đúng đắn nhiệm vụ của mình đối với đất nước. Chúng ta ra sức học tập cũng là đang thực hiện nhiệm của của mình với đất nước, nó không phải là một cái gì đó sâu xa như các bạn nghĩ nó chỉ đơn giản là làm tốt bổn phận của mình để phấn đấu trở thành một công dân tốt góp phần xây dựng một đất nước giàu đẹp vững mạnh. Như vậy trách nhiệm của thanh niên ở thời chiến hay thời bình đều do ý thức mỗi con người tuy nhiên nó lại được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau.
Câu 2:
Bàn về kết thúc đoạn trích "Vợ chồng A Phủ"
– Ý kiến thứ nhất: hành động cắt nút dây mây cởi trói cứu A Phủ rồi chạy theo A Phủ của nhân vật Mị thật bất ngờ, đột ngột, không thể dự đoán trước: Đánh giá kết thúc của truyện Vợ chồng A Phủ là bất ngờ với mạch truyện, tâm trạng nhân vật Mị và cả người đọc.
– Ý kiến thứ hai: Đó là là một kết thúc tự nhiên, tất yếu: ý kiến này nhìn nhận, đánh giá kết thúc của tác phẩm trong mối quan hệ với lô gíc diễn biến tâm trạng nhân vật Mị và mạch vận động tất yếu của đời sống con người: khi bị dồn đẩy đến bước đường cùng, con người sẽ vùng lên tìm ánh sáng cho mình.
Bình luận các ý kiến:
Cả hai ý kiến đều đúng, không đối lập mà bổ sung cho nhau, giúp người đọc hiểu rõ hơn về tài năng kể chuyện, miêu tả nội tâm nhân vật của nhà văn Tô Hoài. Đồng thời, ta càng trân trọng hơn .tấm lòng yêu thương, đồng cảm của tác giả đối với người dân nơi đây.
Dạ, cho em hỏi: anh chị nào đã thi học sinh giỏi môn tiếng anh lớp 8 thì cho em hỏi :
a) mấy anh chị luyện nghe file nghe nào KET hay PET????
b) thi viết thường thi những đề viết nào? có bài mẫu không ạ?
c) thi nói những topic nào ???
d) và các anh chị có bí quyết gì trong việc viết bài không ạ? ví dụ như về những câu nào ghi mở đầu, kết thúc ... thì được điểm? nên sử dụng những từ vựng nào, từ nào khi viết????
Mong các anh chị cho em xin ý kiến để có thể ôn thi thật tốt, em cảm ơn trước ạ!!!
tui chỉ thi toelf junior thôi nhé
Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố nào?
Nhiều ý kiến cho rằng ý thức dân tộc ở đoạn trích Nước Đại Việt ta là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài thơ Sông núi nước Nam vì sao? Để trả lời câu hỏi này, hãy tìm hiểu xem những yếu tố nào đã được nói tới trong Sông núi nước Nam và những yếu tố nào mới được bổ sung trong Nước Đại Việt ta.
Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, tác giả dựa vào những yếu tố:
+ Nền văn hiến từ lâu đời: nền văn hiến đã lâu
+ Phong tục tập quán
+ Lịch sử hình thành và phát triển riêng
+ Chế độ nhà nước riêng, bình đẳng, ngang tầm với các triều đại Trung Quốc
- Bài thơ Sông núi nước Nam của tác giả Lý Thường Kiệt đề cập tới sự độc lập lãnh thổ và chủ quyền nước Nam- vua Nam ở.
- Tới Bình Ngô Đại cáo Nguyễn Trãi vẫn khẳng định về lãnh thổ, chủ quyền. Có mở rộng, khẳng định nền văn hiến lâu đời, phong tục, lịch sử triều đại.
+ Thể loại văn biền ngẫu giúp cho việc diễn giải ý thơ được chi tiết và kỹ càng hơn.
Chị M là người dân tộc H’ Mông và anh H là người dân tộc Kinh. Họ đã yêu nhau được 2 năm và quyết định kết hôn. Nhưng gia đình chị M không đồng ý và kiến quyết không cho hai người lấy nhau vì lí do anh H không phải là người dân tộc H’ Mông. Hành vi cản trở của gia đình chị M đã vi phạm quyền gì của công dân?
A. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
B. Quyền tự do giữa các dân tộc.
C. Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo.
D. Quyền tự do ngôn luận.
Câu 1: Trình bày ý nghĩa của cuộc Cách mạng tháng 10 năm 1917 ở Nga. Phát biểu ý kiến của anh chị về nhận định :" Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 đã mở ra cho các dân tộc bị áp bức thời đại giải phóng dân tộc".
Câu 2: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 có tác động như thế nào đến Việt Nam ?
Mng giúp mình với, mình cần gấp hicc
Câu 1: Trình bày ý nghĩa của cuộc Cách mạng tháng 10 năm 1917 ở Nga. Phát biểu ý kiến của anh chị về nhận định :" Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 đã mở ra cho các dân tộc bị áp bức thời đại giải phóng dân tộc".
Câu 2: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 có tác động như thế nào đến Việt Nam ? Giúp mình với hicc mình cần gấp
Trước khi được ban hành, Hiến pháp năm 2013 đã được đưa ra thảo luận, lấy ý kiến trong nhân dân. Việc nhân dân tham gia góp ý kiến vào dự thảo Hiến pháp năm 2013 là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tự do ngôn luận
B. Quyền tự do dân chủ
C. Quyền tham gia xây dựng đất nước
D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội