Hãy xác định trên bản đồ các huyện đảo:
Hãy xác định trên bản đồ các đảo và quần đảo
Các đảo Cái Bầu, Cát Bà, Lý Sơn, Phú Quý, Phú Quốc; quần đảo gồm các đảo Vân Đồn, Cô Tô, Cát Bà; quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, quần đào Côn Đảo (còn gọi là quần đảo Côn Sơn), quần đảo Nam Du, quần đảo Thổ Chu.
Dựa vào các hình 2.1, 14.1, 14.4, bảng 2.1, kiến thức đã học và thông tin trong bài, em hãy:
- Xác định vị trí địa lí và phạm vi các vùng biển Việt Nam (theo Luật Biển Việt Nam).
- Nêu tên và xác định trên bản đồ các huyện đảo của Việt Nam.
tham khảo
- Vị trí địa lí của Vùng biển Việt Nam:
+ Vùng biển của Việt Nam là một phần của Biển Đông.
+ Biển nước ta tiếp giáp với vùng biển các nước Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Cam-pu-chia.
- Phạm vi của vùng biển Việt Nam:
+ Vùng biển nước ta có diện tích khoảng 1 triệu km2, bao gồm 5 bộ phận là: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.
+ Đối với vịnh Bắc Bộ, Việt Nam và Trung Quốc đã thống nhất về đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước, được xác định bằng 21 điểm nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng với tọa độ địa lí xác định.
+ Vùng biển miền Trung mở rộng ra Biển Đông, bao gồm nhiều đảo, quần đảo ven bờ và hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hoà).
+ Vùng biển Nam Bộ bao gồm một phần vịnh Thái Lan, có nhiều đảo và quần đảo như Phú Quốc, Côn Sơn,...
* Nêu tên các huyện đảo của Việt Nam
- Huyện đảo Vân Đồn và Cô Tô - thuộc tỉnh Quảng Ninh
- Huyện đảo Cát Hải và Bạch Long Vĩ - thuộc thành phố Hải Phòng.
- Huyện đảo Cồn Cỏ - thuộc tỉnh Quảng Trị.
- Huyện đảo Hoàng Sa - thuộc thành phố Đà Nẵng.
- Huyện đảo Lý Sơn - thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
- Huyện đảo Trường Sa - thuộc tỉnh Khánh Hòa.
- Huyện đảo Phú Quý - thuộc tỉnh Bình Thuận.
- Huyện đảo Côn Đảo - thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Huyện đảo Kiên Hải và Phú Quốc - thuộc tỉnh Kiên Giang.
Tham khảo
♦ Phạm vi:
- Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2, là một phần của Biển Đông.
- Theo Luật biển Việt Nam năm 2012 (phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982), vùng biển Việt Nam bao gồm 5 bộ phận là: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.
♦ Vị trí:
- Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của các nước: Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Cam-pu-chia.
- Các đảo và quần đảo phân bố rộng khắp trên vùng biển nước ta.
+ Các đảo và quần đảo gần bờ tập trung nhiều ở vùng biển đông bắc (tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng) và vùng biển tây nam (tỉnh Kiên Giang).
+ Hai quần đảo xa bờ là quần đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) nằm giữa Biển Đông.
- Vùng biển và hải đảo Việt Nam còn có vị trí chiến lược do nằm trên đường hàng hải và hàng không quốc tế hoạt động rất nhộn nhịp, nối liền các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, châu Á và các châu lục khác.
- Vùng biển và hải đảo nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối giữa các vùng lãnh thổ trong nước, cho việc giao thương mở đường ra Biển Đông của một số nước và khu vực xung quanh.
Các huyện đảo của Việt Nam:
- Huyện đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng);
- Huyện đảo Cát Hải (Hải Phòng);
- Huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh);
- Huyện đảo Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu);
- Huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị);
- Huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng);
- Huyện đảo Kiên Hải (Kiên Giang);
- Huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi);
- Phú Quý (Bình Thuận);
- Phú Quốc (Kiên Giang);
- Trường Sa (Khánh Hòa);
- Vân Đồn (Quảng Ninh).
Xác định trên bản đồ vị trí của các bán đảo, các dãy núi ở khu vực Nam Âu.
Dựa vào kí hiệu và kênh chữ trên bản đồ để xác định.
- Các bán đảo: I-rê-bích, I-ta-li-a, Ban-căng.
- Các dãy núi: Pi-rê-nê (nằm giữa Pháp và Tây Ban Nha), An-pơ (nằm giữa Nam Âu), An-pơ Đi-na-rich (nằm trên bán đảo Ban Căng) .
Quan sát hình 1, em hãy:
- Kể tên các yếu tố của bản đồ và xác định các hướng: bắc, nam, đông, tây trên bản đồ.
- Nêu tên và xác định thủ đô của nước ta trên bản đồ.
Tham khảo!
- Yêu cầu số 1:
+ Các yếu tố của bản đồ là: tên bản đồ; phương hướng trên bản đồ; tỉ lệ bản đồ; kí hiệu trên bản đồ.
+ Xác định các hướng: bắc, nam, đông, tây (học sinh quan sát hình 1 và tự thực hiện).
- Yêu cầu số 2: Kể tên các dãy núi và cao nguyên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
+ Dãy núi: Hoàng Liên Sơn; cánh cung Sông Gâm; cánh cung Ngân Sơn; cánh cung Bắc Sơn; cánh cung Đông Triều.
+ Cao nguyên: cao nguyên Sơn La; cao nguyên Mộc Châu.
Đọc thông tin và quan sát hình 22.1, hãy:
- Xác định bốn đảo lớn của Nhật Bản trên bản đồ.
- Trình bày vị trí địa lí của Nhật Bản.
- Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản.
Tham khảo
Bốn đảo lớn của Nhật Bản: Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.
Vị trí địa lí của Nhật Bản:
+ Nhật Bản là một quốc đảo, diện tích khoảng 378 nghìn km2, nằm phía đông châu Á, kéo dài từ 20°25’B - 45°33’B và từ 123°Đ - 154°Đ. Bao gồm 4 đảo lớn (Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu) và hàng nghìn đảo nhỏ, trải dài theo vòng cung dài khoảng 3800 km.
+ Nằm trong khu vực kinh tế phát triển năng động, gần Liên bang Nga và Trung Quốc là 2 nền kinh tế lớn trên thế giới.
+ Nằm trong “vành đai lửa Thái Bình Dương” nên thường xuyên có động đất, sóng thần, núi lửa.
Ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản:
+ Vị trí địa lí đã tạo thuận lợi cho Nhật Bản giao thương, mở rộng các mối liên kết, hợp tác kinh tế và phát triển mạnh các ngành kinh tế biển.
+ Thường xuyên gặp thiên tai nên gây những khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt của người dân.
cậu tham khảo câu trả lời này nha
– Lục địa Bắc Mĩ: đảo Grơn-len.
– Lục địa Nam Mĩ: quần đảo Ảng-ti, đảo Đất Lửa
– Lục địa Phi: đảo Ma-đa-ga-xca.
– Lục địa Á – Âu: đảo Anh, đảo Ai-xơ-len, đảo Ai-len , quần đảo Nhật Bản
– Lục địa Ô-xtrây-li-a: đảo Niu Ghi-nê, quần đảo Niu Di – len
– Lục địa Nam cực: quần đảo Ben – le – ni, quần đảo Ooc – ni Nam…
Chúc cậu học tốt :)))))))))))))))))
nội dung 1:
Em hãy:
+mô tả vị trí và phạm vi của huyện / thành phố nơi em sinh sống .
+kể tên và xác định trên bản đồ một số loại tài nguyên thiên nhiên chính của địa phương em.
nội dung 2 :
dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, em hãy nêu đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của huyện / thành phố nơi em đang sinh sống thông qua việc hoàn thành bảng sau :
số thứ tự | điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên | đặc điểm nổi bật |
1 | địa hình | ? |
2 | khí hậu | ? |
3 | sông, hồ | ? |
4 | đất | ? |
5 | khoáng sản | ? |
6 | sinh vật | ? |
giúp mình với . mình đang vội .
Hãy xác định trên bản đồ các trung tâm công nghiệp quan trọng của vùng.
Trung tâm công nghiệp quan trọng: Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lạng Sơn.
Dựa vào hình 2.1 và thông tin trong bài, em hãy xác định:
- Hai huyện đảo xa bờ nhất nước ta.
- Huyện đảo có diện tích lớn nhất trong vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.
Tham khảo
- Hai huyện đảo xa bờ nhất của Việt Nam hiện nay là:
+ Huyện đảo Hoàng Sa (trực thuộc thành phố Đà Nẵng)
+ Huyện đảo Trường Sa (trực thuộc thành phố Khánh Hòa).
- Huyện đảo có diện tích lớn nhất trong vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan là:
+ Huyện đảo có diện tích lớn nhất trong Vịnh Bắc Bộ là: Vân Đồn (551,3 km2).
+ Huyện đảo có diện tích lớn nhất trong Vịnh Thái Lan là: Phú Quốc (589,23 km2).
Tham khảo
- Hai huyện đảo xa bờ nhất nước ta là huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa.
- Huyện đảo cso diện tích lớn nhất vịnh Bắc Bộ là huyện đảo Cô Tô; Huyện đảo có diện tích lớn nhất vịnh Thái Lan là huyện đảo Phú Quốc.