Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đỗ Minh Nguyệt
Xem chi tiết
Thảo Phương
13 tháng 10 2016 lúc 20:53

-Tác giả tả rất thực về cuộc sống của người lính. Nhà thơ không che giấu mà như còn muốn nhấn mạnh để rồi khắc hoạ rõ nét hơn cuộc sống gian lao thiếu thốn của họ. Và phải là người trong cuộc thì mới vẽ lên bức tranh hiện thực sống động về người lính với một sự đồng cảm sâu sắc như vậy

-Toàn bài “Đồng chí” từ chi tiết cuộc sống đến cảm giác của tác giả đều rất thật, không một chút tô vẽ đắp điểm, không bình luận, thuyết minh. Bài thơ thiên về khai thác đời sống nội tâm, tình cảm người lính, vẻ đẹp của “Đồng chí” là vẻ đẹp của đời sống tâm hồn người lính mà nơi phát ra vầng ánh sáng lung linh nhất là mối tình đồng đội, đồng chí hoà quyện vào tình giai cấp. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” ở cuối bài nâng vẻ đẹp người lính lên đến đỉnh cao khái quát trong đó có sự hài hoà giữa hiện thực và lãng mạn đồng thời mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc.
 

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
31 tháng 8 2019 lúc 4:37

Đó là tên một tình cảm mới, đặc biệt xuất hiện và phổ biến trong những năm cách mạng và kháng chiến. Đó là cách xưng hô phổ biến của những người lính, công nhân, cán bộ từ sau Cách mạng. Đó là biểu tượng của tình cảm cách mạng, của con người cách mạng trong thời đại mới.

NguyễnNhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 9 2017 lúc 2:01

Tác giả đặt nhan đề “Đồng chí” vì toàn bộ nội dung bài thơ đều tập trung làm nổi bật vẻ đẹp của những người đồng chí, là những người cùng chí hướng, cùng lí tưởng, cùng tình yêu nước.

tran thai vinh
Xem chi tiết
I don
27 tháng 6 2018 lúc 20:14

1)

- Tác giả của bài " Tiếng gà trưa" Là Xuân Quỳnh

- Hình ảnh chủ yếu trong bài thơ là tiếng gà trưa ( hình ảnh đó thật thân thuộc, gần gũi với miền quê. Nó làm cho người chiến sĩ nhớ lại tuổi thơ ấu của mình, tiếp thêm sức mạnh cho đôi anh đỡ mỏi, cho lòng anh xúc động dạt dào)

2)

* Giống: Đều thể hiện tinh thần yêu nước, yêu quê hương, yêu đồng chí và thể hiện tinh thần lạc quan của người lính

* Khác: - Đồng chí:  Hình ảnh người lính nông dân thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà sâu sắc. Tình đồng chí thiềng liêng hòa quyện với tình giao tiếp khi lý tưởng chiến đấu đãa rực sáng trong tâm hồn.

- Tiểu đội xe không kính: Người lính lái xe trong cuộc kháng chiến chống Mỹ với vẻ đẹp trẻ trung, ngang tàng. Đây là thế hệ những người lính có học vấn, có bản lĩnh chiến đấu, có tâm hồm nhạy cảm, có tính cách riêng mang chất “lính”đáng yêu. Họ tất cả vì miền Nam ruột thịt với trái tim yêu nước cháy bỏng.

#

Suu ARMY
27 tháng 6 2018 lúc 19:43

1/Tiếng gà trưa là của t/ g Xuân Quỳnh

2/  Người lính trong bài thơ “Đồng chí” -> Người lính trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”-> Điểm giống và khác nhau về hình ảnh anh bộ đội trong hai bài thơ:
a. Người lính trong bài thơ “Đồng chí”: 
* Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu thể hiện người lính nông dân thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà vô cùng cao quí.
- Những người lính xuất thân từ nông dân, ở những miền quê nghèo khó “nước mặn đồng chua”,”đất cày lên sỏi đá”. Họ “chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung”.
- Họ đến với cuộc kháng chiến với tinh thần yêu nước thật giản dị: nghe theo tiếng gọi cứu nước mà tự nguyện lên đường. Phía sau họ là bao cảnh ngộ: xa nhà, xa quê hương, phó mặc nhà cửa, ruộng vườn cho vợ con để sống cuộc đời người lính. Chữ “mặc kệ” trong câu thơ “Gian nhà không mặc kệ gió lung lay” đã lột tả được tinh thần “mến nghĩa” của những người nghĩa binh nông dân trong thơ Nguyễn Đình Chiểu, tinh thần “Ra đi không vương thê nhi” của các đấng trượng phu xưa và tinh thần “Quyết tự cho Tổ quốc quyết sinh” của những người tự vệ Thủ đô những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Nhưng khi đặt cạnh hình ảnh “gian nhà không” và chữ “gió lung lay” thì có gì đó cảm động quá. Người lính không hoàn toàn “mặc kệ” như khẩu khí đâu. Đó là đức hi sinh. Hi sinh cho quê hương đất nước. Một đức hi sinh giản dị làm cảm động lòng người.
- Trải qua những ngày gian lao kháng chiến đã ngời lên phẩm chất anh hùng ở những người nông dân mặc áo lính hiền hậu ấy
+ Cái nhìn hiện thực đã giúp nhà thơ ghi lại được những nét chân thực về cuộc đời đi chiến đấu của người lính. Hình ảnh họ lam lũ với “áo rách vai”, “quần có vài mảnh vá”, với”chân không giày". Đói,rét, gian khổ khắc nghiệt đã khiến người lính phải chịu đựng những cơn sốt rét:“miệng cười buốt giá”,”sốt run người”,”vừng trán ướt mồ hôi”. Trong hoàn cảnh đầy thử thách đó, sống được đã là kì tích. Chính Hữu còn ghi được hình ảnh người lính can trường vượt lên vững vàng trên vị trí của mình: “Đêm nay rừng hoang sương muối/Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. 
- Họ có một đời sống tình cảm đẹp đẽ, sâu sắc:
+ Lòng yêu quê hương và gia đình thể hiện qua nỗi nhớ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”, niềm thương “gian nhà không”, qua ý thức về cảnh ngộ “quê hương anh nước mặn đồng chua” và “làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”.
+ Từ hiện thực cuộc sống gian lao thiếu thốn, họ vun đắp được tình đồng chí keo sơn, gắn bó. Không phải vô cớ Chính Hữu đặt tên bài thơ là “Đồng chí” và nhiều lần trong bài thơ hai tiếng ấy đã vang lên. Tình đồng chí, đồng đội như là sự hội tụ, tập trung tất cả những tình cảm, những phẩm chất của người lính: Lòng yêu thương giữa những con người cùng cảnh ngộ, tinh thần đồng cam cộng khổ, tinh thần kề vai sát cánh trong chiến đấu, sự gắn kết giữa những người cung chung lí tưởng, chung mục đích và ước mơ. Gian lao thử thách khiến tình đồng chí, đồng đội thêm keo sơn, sâu sắc. Ngược lại, tình đồng chí ấy lại giúp người lính có sức mạnh để vượt qua gian lao thử thách. 
=> Hình ảnh người lính Cụ Hồ trong những ngày kháng chiến chống Pháp được Chính Hữu khắc họa trong tình đồng chí cao đẹp, tình cảm mới của thời đại cách mạng.
=> Họ được khắc họa và ngợi ca bằng cảm hứng hiện thực, bằng những chất thơ trong đời thường,được nâng lên thành những hình ảnh biểu tượng nên vừa chân thực, mộc mạc, vừa gợi cảm lung linh.
b. Người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”:
* Nếu như những người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp xuất thân từ những người nông dân nghèo khổ, quê hương họ là những nơi “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá” thì những chiến sĩ lái xe Trường Sơn lại là những thanh niên có học vấn, có tri thức, đã được sống trong thời bình, được giác ngộ lí tưởng cách mạng cao cả, họ ra đi trong niềm vui phơi phới của sức trẻ hồn nhiên, yêu đời, yêu đất nước.
- Hình ảnh người lính lái xe – hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam những năm chống Mỹ phơi phới, dũng cảm, yêu thương được khắc họa qua hình ảnh những chiếc xe không có kính và một giọng điệu thơ ngang tàn, trẻ trung, gần gũi.
- Những chiếc xe không có kính là hình ảnh để triển khai tứ thơ về tuổi trẻ thời chống Mỹ anh hùng. Đây là một thành công đặc sắc của Phạm Tiến Duật. Qua hình ảnh chiếc xe bị bom giặc tàn phá, nhà thơ làm hiện lên một hiện thực chiến trường ác liệt, dữ dội. Nhưng cũng “chính sự ác liệt ấy lại làm cái tứ, làm nền để nhà thơ ghi lại những khám phá của mình về những người lính, về tinh thần dũng cảm, hiên ngang, lòng yêu đời và sức mạnh tinh thần cao đẹp của lí tưởng sống chạy bỏng trong họ”. Phân tích các dẫn chứng: tư thế thật bình tĩnh, tự tin “Ung dung buồng lái ta ngồi”, rất hiên ngang, hào sảng “Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”. Một cái nhìn cuộc đời chiến đấu thật lãng mạn, bay bổng, trẻ trung: “Thấy sao trời và đột ngột cánh chim”. Và độc đáo hơn nữa là tinh thần hóa rủi thành may, biến những thách thức thành gia vị hấp dẫn cho cuộc đối đầu, khiến cho lòng yêu đời được nhận ra và miêu tả thật độc đáo: các câu thơ “ừ thì có bụi”,”ừ thì ướt áo” và thái độ coi nhẹ thiếu thốn gian nguy “gió vào xoa mắt đắng”. Họ đã lấy cái bất biến của lòng dũng cảm, thái độ hiên ngang để thắng cái vạn biến của chiến trường gian khổ và ác liệt. 
- Sâu sắc hơn, nhà thơ bằng ống kính điện ảnh ghi lại được những khoảnh khắc “bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”,”nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”. Đó là khoảnh khắc người ta trao nhau và nhà thơ nhận ra sức mạnh của tình đồng đội, của sự sẻ chia giữa những con người cùng trong thử thách. Nó rất giống với ý của câu thơ “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” của Chính Hữu, nhưng hồn nhiên hơn, trẻ trung hơn.
- Hai câu kết bài thơ làm sáng ngời tứ thơ “Xe vẫn chạy…” về tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mỹ: Họ mang trong mình sức mạnh của tình yêu với miền Nam, với lí tưởng độc lập tự do và thống nhất đất nước.
c. Điểm giống và khác nhau về hình ảnh anh bộ đội trong hai bài thơ:
* Giống nhau:
+ Mục đích chiến đấu: Vì nền độc lập của dân tộc.
+ Đều có tinh thần vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.
+ Họ rất kiên cường, dũng cảm trong chiến đấu.
+ Họ có tình cảm đồng chí, đồng đội sâu nặng.
* Khác nhau: 
+ Người lính trong bài thơ “Đồng chí” mamg vẻ đẹp chân chất, mộc mạc của người lính xuất thân từ nông dân.
+ Người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” luôn trẻ trung sôi nổi, vui nhộn với khí thế mới mang tinh thần thời đại. 

           Hơi dài , mh ms lớp 7 chỉ ngắn gọn dc câu 1 , thông cảm

     Tk nha , mơn nhìu !!!

~ HOK TỐT ~

Le Hong Khanh
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Bảo
9 tháng 4 2020 lúc 11:46
Để cảm nhận cần lưu ý tình đồng đội keo sơn gắn bó với nhau,cho dù 2 người cách xa nhau một người ở Bắc,còn người kia ở Nam
Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Như Quảng
9 tháng 4 2020 lúc 19:39

Đồng chí

--------------------------------------------------------------------------------------------Chính Hữu.

I. Vài nét về tác giả, tác phẩm

Tác giả

- Chính Hữu,tên khai sinh Trần Đình Đắc(1926-2007), quê:Can Lộc,Hà Tĩnh.

- 1946,ông gia nhập Trung đoàn Thủ đô và tham gia hai cuộc k/c chống Pháp và chống Mỹ.

- 1947,ông bắt đầu sáng tác thơ và thơ ông chủ yếu viết về người lính và chiến tranh với cảm xúc dồn nén,ngôn ngữ cô đọng.

- 2000, ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng HCM về văn học – nghệ thuật.

- Tác phẩm chính: Đầu súng trăng treo(1966), Ngọn đèn đứng gác….

Tác phẩm

- Sáng tác năm 1948 – giai đoạn đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Thời điểm ấy, bộ đội, nhân dân ta sống và chiến đấu trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, gian khổ, thiếu thốn.

- Bài thơ xuất hiện lần đầu tiên trên tờ bích báo của đại đội in trong tập “Đầu súng trăng treo” (1966).

II. Đọc – hiểu văn bản

Tìm hiểu chung:- Thể thơ: Tự do – câu ngắn dài đan xen (20 câu thơ)- Cảm xúc bao trùm: “Đồng chí” là bài ca về tình đồng chí, đồng đội gắn bó sâu nặng và hình ảnh người lính Cách mạng trong kháng chiến chống Pháp.- Bố cục: 3 phần

+ Bảy câu thơ đầu : Cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính

+ Mười câu thơ tiếp: Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí.

+ Ba câu thơ cuối: Bức tranh đẹp về tình đồng chí, biểu tượng cao cả của cuộc đời người chiến sĩ.

Tìm hiểu chi tiết:

1. Cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính:

a,Tình đồng chí của người lính bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân:

- Ngay từ những câu thơ mở đầu, tác giả đã lí giải cơ sở hình thành tình đồng chí thắm thiết, sâu nặng của anh và tôi – của những người lính Cách mạng:

“Quê hương tôi nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.”

+ Thành ngữ “nước mặn đồng chua”, hình ảnh “đất cày lên sỏi đá”

+ Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình như lời kể chuyện

ð     Các anh ra đi từ những miền quê nghèo đói, lam lũ - miền biển nước mặn, trung du đồi núi, và gặp gỡ nhau ở tình yêu Tổ quốc lớn lao. Các anh là những người nông dân mặc áo lính – đó là sự đồng cảm về giai cấp.

- Cũng như giọng thơ, ngôn ngữ thơ ở đây là ngôn ngữ của đời sống dân dã, mộc mạc:

“Anh với tôi đôi người xa lạ

 Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”.

ð     Đến từ mọi miền đất nước, vốn là những người xa lạ, các anh đã cùng tập hợp trong một đội ngũ và trở nên thân quen.

b. Cùng chung mục đích,lí tưởng chiến đấu:

“Súng bên súng, đầu sát bên đầu”

-         Điệp từ, hình ảnh sóng đôi mang ý nghĩa tượng trưng.

=> Tình đồng chí, đồng đội được hình thành trên cơ sở cùng chung nhiệm vụ và lí tưởng cao đẹp. Theo tiếng gọi thiêng liêng  của Tổ quốc thân yêu, các anh đã cùng tập hợp dưới quân kì, cùng kề vai sát cánh trong đội ngũ chiến đấu để thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng của thời đại.

c. Cùng chia sẻ mọi gian lao, thiếu thốn:

- Mối tính tri kỉ của những người bạn chí cốt được biểu hiện bằng một hìn ảnh cụ thể, giản dị, gợi cảm:

“Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”.

ð     Chính trong những ngày gian khó, các anh đã trở thành tri kỉ của nhau,để cùng chung nhau cái giá lạnh mùa đông, chia nhau cái khó khăn trong một cuộc sống đầy gian nan.

*Câu hỏi 1: Dòng thứ bảy  của bài thơ có gì đặc biệt?Mạch cảm xúc và suy nghĩ trong bài thơ được triển khai như thế nào trước và sau dòng thơ đó?

Trả lời: - Dòng thơ thứ bảy  trong bài thơ “Đồng chí” là một điểm sáng tạo, một nét độc đáo qua ngòi bút của Chính Hữu. Dòng thơ được tác riêng độc lập, là một câu đặc biệt gồm từ hai âm tiết đi cùng dấu chấm than, ngân vang như tiếng gọi tha thiết, tạo một nút nhấn, lắng lại. Hai tiếng “Đống chí” thật giản dị, đẹp đẽ, là điểm hội tụ, là nơi kết tinh bao tình cảm đẹp: tình giai cấp, tình bạn,tình người trong chiến tranh. Dòng thơ thứ bảy có ý nghĩa như một bản lề gắn kết đoạn đầu và đoạn thứ hai của bài thơ, là điểm nhấn, là mạch cảm xúc chung cho toàn bài. Có thể nói, hai tiếng “Đồng chí” vang lên thật giản dị và mang ý nghĩa vô cùng thiêng liêng trong thơ ca kháng chiến.

2. Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí:

a. Tình đồng chí của người lính Cách mạng được biểu hiện qua sự thấu hiểu những tâm tư, nỗi lòng của nhau:

- Các anh là những người lính gác tình riêng, ra đi vì nghĩa lớn, để lại sau lưng mảnh trời quê hương với bao băn khoăn, trăn trở.

- Hai chữ “mặc kệ” => Thái độ dứt khoát của người ra đi khi lí tưởng đã rõ ràng, mục đích đã chọn lựa:

“Anh trai làng quyết đi giết giặc lập công”.

- Hình ảnh “gian nhà không” vừa gợi cái nghèo, cái xơ xác của những miền quê lam lũ, vừa gợi sự trống trải trong lòng người ở lại.

“Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” là cách nói tế nhị, giàu sức gợi. Quê hương nhớ người đi lính hay chính những người ra đi luôn nhớ về quê hương. Thủ pháp nhân hóa và hai hình ảnh hoán dụ đã biểu đạt sâu sắc tâm trạng, nỗi niềm của những người lính nơi chiến tuyến. Nhớ về quê hương cũng chính là cách tự vượt lên mình, vượt lên tình riêng vì sự nghiệp chung của đất nước.

b. Là đồng chí của nhau, họ cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời quân ngũ:

- Tôi với anh cùng chịu đựng những cơn sốt rét rừng, cùng trải qua những ốm đâu bệnh tật. Anh với tôi cùng chia nhau sự thiếu thốn trong cuộc đời quân ngũ:

“Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày”.

ð     Những chi tiết tả thực, hình ảnh sóng đôi đã góp phần tái hiện chân thực những khó khăn, gian khổ của cuộc đời người lính trong buổi đầu kháng chiến. Các anh đã cùng nhau gánh vác, cùng nhau chịu đựng…Chính tình đồng đội đã giúp họ lên cái “buốt giá” của mùa đông chiến đầu để rồi tỏa sáng nụ cười và càng thương nhau hơn.

-         Hình ảnh “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” có sức gợi nhiều hơn tả với nhịp thơ chảy dài. Đây là cách thể hiện tình cảm rất lính. “Tay nắm lấy bàn tay” để truyền cho nhau hơi ấm của tình đồng đội, truyền cho nhau sức mạnh của tình đồng chí. Cái nắm tay ấy còn là lời hứa hẹn lập công.

3. Biểu tượng của tình đồng chí:

*Câu hỏi: Viết đoạn văn từ 7-10 câu trình bày cảm nhận về ba câu thơ cuối trong bài “Đồng chí” của Chính Hữu.

Trả lời:

Đoạn văn:

 Tình đồng đội trong bài “Đồng chí” được Chính Hữu thể hiện thật đẹp qua những câu thơ cuối bài:

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

                                                        Đầu súng trăng treo”.

Đây là bức tranh đẹp về tình đồng chí, là biểu tượng cao cả về cuộc đời người chiến sĩ. Đêm khuya,nơi rừng hoang,dưới làn sương muối, những người lính đứng cạnh bên nhau phục kích chờ giặc. Sức mạnh của tình đồng chí đã giúp họ vượt lên trên sự khắc nghiệt của thời tiết, của gian khổ;đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang; giúp họ phát hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, ý nghĩa cuộc chiến đấu. “Đầu súng trăng treo”  là hình ảnh rất thực và cũng rất lãng mạn. “Súng” và “trăng” – hai hình ảnh tưởng như đối lập song lại thống nhất hòa quyện – là cứng rắn và dịu êm – là gần và xa – là thực tại và mơ mộng – là chất chiến đấu và chất trữ tình – là chiến sĩ và thi sĩ. Hiếm thấy một hình tượng nào vừa đẹp,vừa mang đầy đủ ý nghĩa như “Đầu súng trăng treo” của Chính Hữu. Đây là một phát hiện, một sáng tạo bất ngờ về vẻ đẹp bình dị và cao cả trong tâm hồn người chiến sĩ. Hình tượng này góp phần nâng cao giá trị bài thơ và trở thành nhan đề cho cả tập thơ “Đầu súng trăng treo”.

Câu hỏi:Qua bài thơ này, em có cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp?

Trả lời: Qua bài thơ về tình đồng chí, ta thấy hiện lên vẻ đẹp bình dị mà cao cả của người lính Cách mạng – anh vệ quốc Đoàn năm xưa:

- Họ xuất thân từ nông dân…

- Họ đã trải qua những gian lao, thiếu thốn tột cùng.

- Ở họ đẹp nhất là tình đồng đội, đồng chí keo sơn, gắn bó…

=> Tình đồng chí là tình cảm vô cùng thiêng liêng, là cội nguồn sức mạnh giúp người lính CM trong k/c chống Pháp “khoét nui,ngủ hầm,mưa dầm,cơm vắt” làm nên chiến thắng “lẫy lừng năm châu,chấn động địa cầu”. Tình đồng chí ấy được phát huy và thể hiện sức mạnh qua hình ảnh anh giải phóng quân trong cuộc k/c chống Mỹ làm nên đại thắng mùa xuân 1975. Các anh – những người lính cách mạng – anh bộ đội Cụ Hồ và tình đồng chí cao đẹp mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc ta.

III. Tổng kết:

Nghệ thuật

-Thể thơ tự do với những câu dài ngắn đan xen đã giúp cho nhà thơ diễn tả hiện thực và bộc lộ cảm xúc một cách linh hoạt.

- Hình ảnh thơ cụ thể,xác thực mà giàu sức khái quát.Ngôn ngữ thơ hàm súc,cô đọng,giàu sức biểu cảm.

Khách vãng lai đã xóa
Bui thi nhu quynh
15 tháng 4 2020 lúc 21:55

,,,,,sáng tác vào mùa xuân năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài thơ được đánh giá là tiêu biểu của thơ ca kháng chiến giai đoạn 1946 – 1954, nó đã làm sang trọng một tâm hồn thơ chiến sĩ của Chính Hữu.

,,,,

Khách vãng lai đã xóa
tran thai vinh
Xem chi tiết
❤  Hoa ❤
14 tháng 6 2018 lúc 10:13

theo mik :

1. Bài thơ đã khắc họa hình ảnh một chú bé hồn nhiên, đã dũng cảm hy sinh trong nhiệm vụ kháng chiến. Đó là một hình tượng cao đẹp trong thơ Tố Hữu. Đồng thời bài thơ đã nói lên chân thật tình cảm mến thương, cảm phục của tác giả với cậu bé Lượm nói riêng và các em bé yêu nước khác nói chung.

2. tác giả : Lê Anh Trà

đoạn 1 : từ đầu đến rất hiện đại : Quá trình hình thành và điều kì lạ của phong cách văn hóa Hồ Chí MInh 

đoạn 2 : tiếp theo đến Hạ tắm ao : những vẻ đẹp cụ thể của phong cách sống và lm việc của Bác 

đoạn 3 : Còn lại : Bình luận và khẳng định ý nghĩa của phong cách Hồ Chí MInh 

3. Bài thơ của Tố Hữu 

nội dung : 

 Nội dung: Khi con tu hú gọi bầy cũng là khi đất trời chuyển sang hè, trong không gian lao tù bức bối, ngột ngạt, người chiến sĩ cách mạng lắng nghe mùa hè đang rạo rực càng thêm cháy bỏng niềm yêu sống, khao khát tự do.

- Tiếng tu hú kêu tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ vì nó gợi nhắc về mùa hè phóng khoáng, tưng bừng với bao cảnh sắc quyến rũ đối lập với cảnh tù chật chội.

mk hok lp 7 nên .... ko bít nhiều ! 

hok tốt

Suu ARMY
14 tháng 6 2018 lúc 10:05

1. Nội dung chính bài Lượm của Tố Hữu : Lượm - một chú bé hồn nhiên, dũng cảm hi sinh vì nhiệm vụ cao cả. Đó là hình tượng cao đẹp trong bộ thơ Tố Hữu, là sự cảm phục, mến thương của tác giả dành cho Lượm và các chú bé yêu nước. 

2. Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của tác giả Lê Anh Trà, gồm ba đoạn.

3. Bài thơ Khi con tu hú của tác giả Tố Hữu, nội dung : Khi con tu hú gọi bầy cx là lúc thời gian chuyển sang hè, trong không gian lao tù bức bối, ngột ngạt, người chiến sĩ cách mạng lắng nghe mùa hè đang rạo rực càng thêm cháy bỏng lòng yêu sống, khao khát tự do.  Tiếng tu hú kêu tác động mãnh liệt đến tâm hồn nhà thơ vì nó gợi nhắc đến mùa hè phóng khoáng, tưng bừng vs bao khoảnh khắc quyến rũ đối lập vs cảnh tù chật chội.

   Nhớ ủng hộ mh nha

 ~ HOK TỐT ~

    

Thái Bảo
Xem chi tiết
Lý Hồng Phúc
Xem chi tiết
S - Sakura Vietnam
18 tháng 8 2023 lúc 21:12

-Tác phẩm : Làng ( 1948)

-Tác giả : Kim Lân

Hius.t2
19 tháng 8 2023 lúc 12:50

Làng của Kim Lân (

1948)