Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Khôi Nguyên
Xem chi tiết
Cherry Xanh
Xem chi tiết
♡ sandy ♡
27 tháng 4 2020 lúc 14:52

1 . Khái niệm

Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.

2. Đặc điểm của văn nghị luận:

          - Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Một bài văn thường có các luận điểm: luận điểm chính, luận điểm xuất phát, luận điểm khai triển, luận điểm kết luận.

          - Luận cứ: là những lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Luân điểm là kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó.

                   Luận cứ trả lời các câu hỏi: Vì sao phải nêu luận điểm? Nêu ra để làm gì? Luận điểm ấy có đáng tin cậy không?

3. Cấu trúc :

- Mở bài (đặt vấn đề): Giới thiệu vấn đề, tầm quan trọng của vấn đề, nêu được luận điểm cơ bản cần giải quyết.

- Thân bài ( giải quyết vấn đề): Triển khai các luận điểm, dùng lí lẽ dẫn chứng lập luận để thuyết phục người nghe theo quan điểm đã trình bày.

- Kết bài ( kết thúc vấn đề): Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề đã nêu.

4. Các phương pháp lập luận :

- Phương pháp chứng minh: mục đích làm sáng tỏ vấn đề, dùng lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định tính đúng đắn của vấn đề.

- Phương pháp giải thích: chỉ ra nguyên nhân, lí do, quy luật của sự việc hiện tượng được nêu trong luận điểm. Trong văn nghị luận, giải thích là làm sáng tỏ một từ, một câu, một nhận định.

- Phương pháp phân tích: là cách lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của một sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh đối chiếu,… và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.

- Phương pháp tổng hợp: là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản.

Khách vãng lai đã xóa
♡ sandy ♡
27 tháng 4 2020 lúc 15:00

Về nội dung: Phải làm rõ được sự viêc, hiện tượng chứa vấn đề; phân tích mặt sai đúng, mặt lợi hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ ý kiến, nhận định của người viết. ... Về hình thức: Bài viết phải có bố cục mạch lạc, có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp; lời văn chính xác, sống động.

Khách vãng lai đã xóa
♡ sandy ♡
27 tháng 4 2020 lúc 15:25

I : Mở bài

Dẫn dắt và giới thiệu về câu tục ngữ

“Sống ở trên đời người cũng vậy

Gian nan rèn luyện mới thành công”

Không bao giờ có một thành công nào có thể đến dễ dàng nếu mà chúng ta không có ý chí phấn đấu để tìm lấy nó thì không đời nào nó bỗng nhiên đến với ta. Hiểu được điều này, ông cha ta đã đúc kết thành câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Đây là một chân lý hoàn toàn đúng đắn và đây là đạo lý rất dễ hiểu nhưng lại rất ít người làm được.

II : Thân bài

1. Giải thích

Sắt là 1 loại kim loại cứng, khó gọt đẽo khó mài.

Kim là dụng cụ để khâu, vá có hình dáng rất nhỏ bé, mảnh mai cũng chỉ to hơn cây tăm một tý.

Ý nghĩa: Nói về quá trình mài sắt thành cây kim tinh xảo nhỏ bé - một việc làm tưởng như không thể và không bao giờ làm được, câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ cho chúng ta ý chí nghị lực và lòng kiên trì của 1 con người. Có nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ để có thể lên được đỉnh của thành công thì khó khăn dù lớn đến mấy thì cũng có thể vượt qua.

2. Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ

Cuộc sống giống như một bông hoa hồng đẹp nhưng nhiều gai. Để đạt được thành công của cuộc đời thì con người phải trải qua nhiều gian nan thử thách.

Cách duy nhất để gạt bỏ vật cản và đi tới đỉnh cao của thành công là phải có ý chí, sự nỗ lực và kiên trì nữa.

Sau cơn mưa mới có cầu vồng tuyệt đẹp nhưng chúng ta phải vượt qua được cơn mưa và mây đen thì mới xem được cầu vồng cũng như con người phải cố gắng chịu thương, chịu khó và nhẫn lại vượt qua khó khăn thì mới trưởng thành được. Càng gian nan thì thành quả đạt được càng đáng tự hào.

Từ xa xưa, ông cha ta đã dạy cho con cháu bài học tương tự về lòng kiên trì như “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”, “Thất bại là mẹ thành công", vv....

Cao Bá Quát xưa kia viết chữ xấu như gà bới nhưng nhờ chăm chỉ rèn luyện viết chữ, ông đã được tôn làm “Thánh Quát” với biệt tài văn hay chữ tốt.

Những cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm hay cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ là bằng chứng sống cho chân lý : có ý chí, lòng phải quyết tâm thì mới có thắng lợi. Nếu nhân dân ta không kiên cường, chịu khó chịu khổ đấu tranh, nhẫn nại thì ta giờ chắc không được như bây giờ, thì liệu ngày hôm nay của chúng ta có được sống trong hòa bình độc lập và hạnh phúc hay không?

Người nông dân Việt Nam đã phải “hai sương một nắng”, “đầu tắt mặt tối” ở ngoài đồng ruộng với mong ước mơ có một vụ mùa bội thu. Cho dù hạn hán và có dù lũ lụt nhưng ý chí vươn lên thay đổi thoát nghèo của họ vẫn không thay đổi bao giờ nghiêng ngả.

Edison đã phải miệt mài thực hiện đến 1000 thí nghiệm thì mới tìm ra được chất làm nên dây tóc bóng đèn. Nếu không có niềm say mê, kiên trì, nhẫn nại của ông thì chắc giờ đây nhân loại vẫn còn chìm trong bóng tối mù mịt.

3. Bài học

Câu tục ngữ là bài học về 1 phẩm chất đáng quý của con người.

Cần rèn luyện cho mình ý chí và nghị lực và học tập những tấm gương dám sống và dám đi đến thành công.

Đó cũng là lời phê phán những còn người thiếu ý chí quyết tâm, dễ dàng buông bỏ đi ước mơ, mục tiêu của mình.

III : Kết bài

Nêu suy nghĩ của em về vấn đề.

Bác Hồ đã dạy thanh niên rằng “Không có việc gì khó // Chỉ sợ lòng không bền // Đào núi và lấp biển // Quyết chí ắt làm nên”. Trên đời này không có việc khó, chỉ là bản thân mình đã chịu khó chưa mà thôi. Vậy bạn đã sẵn sàng cho công cuộc mài sắt thành kim của chính bản thân mình hay chưa?

Khách vãng lai đã xóa
Lê Vũ
Xem chi tiết
Tuyen Nguyen
Xem chi tiết
Tuyen Nguyen
27 tháng 9 2023 lúc 20:54

giúp vói ạ

 

:))))))))))
Xem chi tiết
minh nguyet
29 tháng 11 2021 lúc 10:20

1. PTBĐ: Miêu tả và biểu cảm

2. Đoạn trích nói về cảnh sinh hoạt náo nhiệt và tình cảm của mọi người với Sài Gòn.

Vũ Thanh Hà
Xem chi tiết
Vũ Thanh Hà
29 tháng 11 2021 lúc 15:29

mình cần gấp helpppp!!

Khách vãng lai đã xóa
Tạ Thảo Vy
Xem chi tiết
Lâm Quang Vũ
23 tháng 9 2021 lúc 21:04

1 ông lão tên hạc có con chó màu vàng đc đặt tên là cậu vàng của người con để lại vì lấy vợ ko đc nên bỏ nhà vào Nam làm đồn điền cao su để có tiền lấy vợ (SIMP)

cạnh nhà (có thể ) là nhà của Ông Giáo mà lão hạc hay sang nhà hút thuốc và ăn khoai 
1 hôm lão nói vs ÔG là muốn bán CV 

Lão hạc hết cái ăn do bão vườn chả còn j việc làm cũng hết nên có j ăn nấy có khoai ane khoai có sắn ăn sắn,...
Lão Hạc thg nó như thg con của chính mik hay nói chuyện cho ăn bằng bát như ng 
1 hôm lão bán thật lão tự trách bản thân 
1 hôm ÔG sang nhà binh tư nói chuyện hay LH định đánh bả để có ăn 
lão hạc ăn bả mà chết để lại mảnh vườn và số tiền tiết kiệm đc để lại cho con trai 

Khách vãng lai đã xóa

- Qua đoạn trích tác giả đã thể hiện sự chân thực và cảm động về số phận đau thương của người nông dân trong xã hội phong kiến cũ và ca ngợi những phẩm chất cao quí của họ. Đồng thời cũng cho thấy sự yêu thương trân trọng của Nam Cao đối với những người nông dân như thế

thế này đúng k ah

đúng nh k ch mik nhaaaaaaaaaaaaaaaaa thank nhiều nhiều un á

︵✰ŦO꙰rᎬv̤̈єŕ๑A͙ʟ0ɲéȸ  

Forever Alone

Khách vãng lai đã xóa
phuongtran
Xem chi tiết
Sun Trần
26 tháng 10 2021 lúc 20:28

Tham khảo 
https://doctailieu.com/noi-dung-va-nghe-thuat-bai-song-nui-nuoc-nam

Nguyễn Hà Giang
26 tháng 10 2021 lúc 20:34

*Nội dung ý nghĩa:

- Khẳng định nước Nam là của người Nam, điều này đã được sách trời định sẵn.

Hai câu sau

*Nội dung ý nghĩa:

- Khẳng định kẻ thù không được xâm lược, nếu còn khôn sẽ bị thất bại ê chề.

Nguyễn Quốc Huy
Xem chi tiết
Nhã Uyênn
15 tháng 11 2021 lúc 18:05

Một trong những nhân vật để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất trong tiến trình văn học Việt Nam đó chính là nhân vật Lão Hạc của nhà văn Nam Cao. Ông là một người nông dân nghèo, vợ mất sớm, con bỏ đi làm đồn điền cao su, lão sống lủi thủi với con chó và chỉ có nó bầu bạn với lão hằng ngày, cái nghèo đói khiến lão rau cháo qua ngày cuối cùng bần quá nên đã bán chó; vì quá ăn năn hối hận nên lão đã tìm đến cách ăn bả chó để tự tử. Thật đáng thương cho một kiếp người. Một con người hiền lành, chất phác, giàu tình yêu thương lại có một cái kết vô cùng đáng thương. Nhân vật đã mang đến cho chúng ta nhiều cảm xúc vô cùng đặc biệt: sự cảm thông với một người nghèo khổ, tình yêu thương dành cho một người bất hạnh, sự nể phục dành cho một người cha yêu con, một người chủ yêu chó. Hình ảnh lão Hạc là đại diện cho người nông dân ở giai đoạn đó bị xã hội đẩy vào bước đường cùng, để giữ lại phẩm giá của mình họ đã phải tìm đến cái chết kết thúc một kiếp người đầy tội nghiệp. Không chỉ lão Hạc mà những nhân vật khác trong giai đoạn này cũng xứng đáng nhận được tình yêu thương của độc giả mọi thời kì. Nhân vật lão Hạc nói riêng và người nông dân nói chung là một đề tài quen thuộc đã và đang là chủ đề được khai thác nhận được sự quan tâm đặc biệt từ bạn đọc. Nhiều năm qua đi nhưng lão Hạc vẫn sống mãi trong lòng bạn đọc và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc.