Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Cô Chủ Nhỏ
31 tháng 3 2017 lúc 22:26

Tại sao nói: Sự phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện đảo có ý nghĩa chiến lược hết sức to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện tại cũng như trong tương lai?

Sự phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện đảo có ý nghĩa chiến lược hết sức to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện tại cũng như trong tương lai, thể hiện qua các đặc điểm:

- Các huyện đảo nước ta giàu tiềm năng, cho phép phát triển nhiều hoạt động kinh tế khác nhau, đặc biệt là đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, du lịch. Đây cũng là căn cứ để bảo vệ an ninh, quốc phòng trên các vùng biển và thềm lục địa của nước ta.

- Các huyện đảo là một bộ phận lãnh thổ không thể chia cắt.

- Việc đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội ở các huyện đảo sẽ xóa bỏ dần sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa hải đảo và đất liền, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

- Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.

Linh Diệu
31 tháng 3 2017 lúc 22:26

Sự phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện đảo có ý nghĩa chiến lược hết sức to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện tại cũng như trong tương lai, thể hiện qua các đặc điểm:

- Các huyện đảo nước ta giàu tiềm năng, cho phép phát triển nhiều hoạt động kinh tế khác nhau, đặc biệt là đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, du lịch. Đây cũng là căn cứ để bảo vệ an ninh, quốc phòng trên các vùng biển và thềm lục địa của nước ta.

- Các huyện đảo là một bộ phận lãnh thổ không thể chia cắt.

- Việc đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội ở các huyện đảo sẽ xóa bỏ dần sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa hải đảo và đất liền, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

- Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.


Doraemon
31 tháng 3 2017 lúc 22:26

- Sự phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện đảo có ý nghĩa chiến lược hết sức to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện tại cũng như trong tương lai:
+Các huyện đảo giàu tiềm năng,cho phép phát triển nhiều hoạt động kinh tế biển:đánh bắt,nuôi trồng thủy sản,giai thông vận tải biển,du lịch biển,khai thác khoáng sản.
+Các huyện đảo là một bộ phận ko thể chia cắt được.
+Việc phát triển kinh tế các huyện đảo sẽ xóa dần sự cách biệt đất liền và hải đảo.
+Các đảo,quần đảo,huyện đảo là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền,là căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương khai thác có hiệu quả các nguồi lợi vùng biển,hải đảo,thểm lục địa.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
28 tháng 3 2018 lúc 3:19

Đáp án D

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
5 tháng 6 2017 lúc 2:23

Đáp án D

Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
13 tháng 5 2017 lúc 10:05

Đáp án là A

Minh Đức Phạm
Xem chi tiết
Đỗ Thị Minh Ngọc
19 tháng 4 2022 lúc 20:58

Tham khảo:

Biểu hiện của sự phát triển kinh tế thời Lý,Trần, Lê là :

* Thủ công nghiệp:

- Thủ công nghiệp dân gian:

+ Các nghề thủ công cổ truyền như: đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm sứ, ươm tơ dệt lụa ngày càng phát triển.

+ Chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao.

+ Việc khai thác tài nguyên trong lòng đất (mỏ vàng, bạc, đồng,…) ngày càng phát triển.

+ Các làng nghề thủ công được hình thành như Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà (Bắc Giang), Chu Đậu (Hải Dương),…

- Thủ công nghiệp nhà nước:

+ Nhà nước thành lập các xưởng thủ công chuyên lo việc đúc tiền, rèn đúc vũ khí, đóng thuyền chiến, may mũ áo cho vua quan, góp phần xây dựng các cung điện, dinh thự.

+ Đầu thế kỉ XV, chế tạo được súng thần cơ và đóng được thuyền chiến có lầu.

* Thương nghiệp:

- Nội thương:

+ Các chợ làng, chợ chùa, chợ huyện mọc lên ở nhiều nơi.

+ Giao lưu buôn bán các sản phẩm nông nghiệp, thủ công ngày càng nhộn nhịp.

+ Kinh đô Thăng Long trở thành đô thị lớn là trung tâm buôn bán và làng nghề thủ công.

- Ngoại thương:

+ Giao lưu buôn bán với nước ngoài phát triển, chủ yếu là với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.

+ Nhiều bến cảng được xây dựng và hoạt động tấp nập như: Vân Đồn (Quảng Ninh), Lạch Trường (Thanh Hóa), Thị Nại (Bình Định),…

+ Ở vùng biên giới Việt - Trung hình thành nhiều điểm trao đổi hàng hóa. Các mặt hàng trao đổi phong phú: lụa là, giấy bút, hương liệu, vàng ngọc,…

+ Tuy nhiên, vào thời Lê sơ, nhà nước không chủ trương phát triển ngoại thương. Thuyền bè nước ngoài chỉ được cập bến một số cảng và bị khám xét nghiêm ngặt.

=> Như vậy, ở cả hai thời kì nền kinh tế đều phát triển, đạt được nhiều thành tựu trên các mặt nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp.

 

Lê Ngọc Toàn
Xem chi tiết
Mai Thị Xuân Bình
13 tháng 2 2016 lúc 10:58

- Các đảo và quần đảo là cơ sở khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa, tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế biển : khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản, đặc sản, khai thác khoáng sản, giao thông biển, du lịch biển.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
28 tháng 1 2018 lúc 4:57

Thủy sản là ngành kinh tế quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đối với các vùng ven biển và vấn đề an ninh quốc phòng của nước ta vì:
- Nước ta có đường bờ biển dài, với 28/63 tỉnh (thành phố) giáp biển, vùng biển rộng lớn và giàu có -> thuận lợi cho phát triển thủy sản. Do vậy ngành thủy sản đóng góp rất lớn trong cơ cấu kinh tế của các vùng ven biển nước ta.

- Với 28/63 tỉnh (thành phố) giáp biển, dân cư nước ta lại tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng ven biển, vì vậy thủy sản là ngành kinh tế chủ đảo và là nguồn thu nhập quan trọng của ngư dân vùng ven biển nước ta, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

- Vùng biển nước ta có hàng nghìn hòn đảo và quần đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa đồng thời là hai ngư trường lớn, ven các đảo có nhiều bãi tôm bãi cá -> hoạt động đánh bắt xa bờ phát triển, góp phần khẳng định chủ quyền lãnh thổ nước ta trên vùng biển ngoài khơi xa, bảo vệ biên giới trên biển.

=> Như vậy,  thủy sản là ngành kinh tế quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng ven biển và an ninh quốc phòng của cả nước

Đáp án cần chọn là: C

Pham Thi Diep
Xem chi tiết
Tiêu Dao Du
Xem chi tiết